thị xã cũng cần chủ động trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính để giải quyết kịp thời những lo lắng, vướng mắc của người dân. Tránh tình trạng trì trệ không giải quyết để chờ các chỉ đạo, hướng dẫn hoặc thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên. Các vụ việc khiếu nại khó dứt điểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã trực tiếp chỉ đạo Phòng Thanh tra thị xã phối hợp với các ngành liên quan giải quyết dứt điểm. Khi cần thiết thì đề nghị Thanh tra tỉnh và các sở ngành liên quan hỗ trợ cùng các cơ quan thị xã giải quyết.
Ba là, các ngành chức năng của thị xã, các phường tiến hành rà soát các vụ việc khiếu nại còn tồn đọng trên địa bàn thuộc lĩnh vức quản lý. Chủ động phân loại số vụ việc giải quyết, số vụ việc đang giải quyết, số vụ việc chưa giải quyết, vụ việc giải quyết rồi nhưng còn tiếp tục khiếu nại, nhằm giải quyết từng vụ việc hợp lý, đúng quy định của pháp luật.
Bốn là, trong quá trình giải quyết khiếu nại, đặc biệt là trong các buổi tiếp công dân, Ủy ban nhân dân nên đề nghị Đoàn luật sư cử luật sư tham gia với tư cách đứng về phía người dân, bảo vệ quyền lợi của dân và tư vấn khách quan, độc lập. Đây là kinh nghiệm được một số địa phương áp dụng và đã thu được những kết quả tích cực, bởi vì có luật sư tham gia giải quyết khiếu nại nên người dân tin tưởng hơn vào các quyết định giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong trường hợp không có luật sư đại diện thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm mời đại diện của một hoặc một số tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp như: Hội luật gia, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... tham gia giải quyết để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại.
Năm là, tăng cường năng lực đội ngũ các cán bộ tiếp dân và cán bộ tham mưu giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại thì song song với việc hoàn thiện pháp luật, cần có những giải pháp đồng bộ để củng cố, kiện toàn tổ chức của đội ngũ cán bộ
làm công tác này. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, các công tác xác minh, đối thoại, xem xét tham mưu giải quyết khiếu nại sao cho đội ngũ cán bộ này phải nắm vững các quy định của pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại, nhiệt tình làm công tác tiếp dân và hướng dẫn chu đáo cho công dân đến khiếu nại.
Sáu là, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở và các ngành có liên quan như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... tổ chức tuyên truyền, phổ biến, pháp luật, vận động, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời tham gia với chính quyền địa phương về biện pháp giải quyết, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, giảm bớt hiện tượng khiếu nại đông người ở từng vụ việc. Tập trung phổ biến vào các nội dung về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân đối với đất đai như Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, chính sách giải phóng mặt bằng... Gắn việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân, để từ đó dân hiểu và tự giác chấp hành pháp luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã cần chỉ đạo các bộ phận chức năng tiếp tục tuyên truyền pháp luật khiếu nại, pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức phong phú, tăng thêm thời lượng phát thanh trên hệ thống loa đài ở khu dân cư về các quy định của pháp luật với nội dung hấp dẫn, gây chú ý cho người dân. Có kế hoạch triển khai các cơ sở dữ liệu về thông tin liên quan đến đất đai và khiếu nại về đất đai trên chuyên trang của thị xã để người dân có thể tìm hiểu cụ thể và dễ dàng hơn về các vấn đề khiếu nại họ quan tâm.
Kết luận chương 3
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình ở các chương 1, chương 2 và nhu cầu cấp bách đang đặt ra đòi hỏi phải xác định được những định hướng và đưa ra giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn thị xã nói chung và trên cả nước nói chung.
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt nam và Nhà nước ta về bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền khiếu nại hành chính nói riêng đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai
- Tôn Trọng Và Bảo Vệ Quyền Con Người, Quyền Công Dân
- Đề Xuất Cụ Thể Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thị Xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình
- Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai – Qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 11
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp tập trung vào nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cần được thực hiện một cách đồng bộ liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.
KẾT LUẬN
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, đặc biệt là giải quyết khiếu nại trong các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai. Để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, nhất là phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân trong quá trình xây dựng Đảng, chính quyền; Đảng và Nhà nước ta khẳng định giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, là trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Giải quyết tốt khiếu nại của công dân đồng thời cũng thể hiện năng lực lãnh đạo và vai trò của cấp uỷ Đảng, hiệu lực điều hành của các cấp chính quyền đối với đời sống xã hội.
Từ khi xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân đến nay, Đảng và Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền khiếu nại cũng như rất quan tâm tới việc giải quyết khiếu nại và luôn coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, liên tục và thường xuyên của các cấp, các ngành. Nhờ đó mà quyền dân chủ của nhân dân được phát huy, nhân dân đã tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên, của chính quyền. Thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo của công dân, Đảng và Nhà nước ta hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức mình, mặt tích cực, hạn chế; cũng như tư cách, phẩm chất của cán bộ, đảng viên. Thời gian qua, sự kiện ở một số địa phương cho thấy khiếu nại, tố cáo đã góp phần phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, tổ chức Đảng và chính quyền, thiết thực củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, góp phần giữ vững an ninh và ổn định chính trị, xã hội.
Những năm qua, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, với những nguyên nhân khách quan, chủ quan, ở một số nơi trong toàn quốc đã xuất hiện tình trạng khiếu nại phức tạp, kéo dài, đông người, là những nhân tố gây bất ổn định về chính trị - xã hội. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực trạng về khiếu nại hành chính, công tác giải quyết khiếu nại hành chính cũng như các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Từ đó chúng ta có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp khắc phục, đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế phát triển bền vững.
Pháp luật khiếu nại và pháp luật đất đai đã không ngừng phát triển và hoàn thiện qua các thời kỳ, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thông qua công tác giải quyết khiếu nại.
Trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, mặc dù pháp luật khiếu nại và pháp luật đất đai đã có những bước tiến đáng ghi nhận song vẫn còn tồn tại một số hạn chế bất cập. Một số quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan làm cho hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chưa được cao như mong muốn, chưa đảm bảo đầy đủ quyền khiếu nại của công dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác giải quyết khiếu nại hành chínhvề đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn vẫn khá gay gắt. Tình hình khiếu nại phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ điều kiện quản lý sử dụng đất tại địa bàn cũng như các nguyên nhân chủ quan từ năng lực chuyên môn, trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại. Một số vụ việc khiếu nại đông
người vẫn chưa được giải quyết gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân.
Để khắc phục tình trạng khiếu nại và tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp về sự tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân thị xã với các ngành có liên quan và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Tăng cường tư vấn khiếu nại, phối hợp với đoàn luật sư hỗ trợ người dân trong quá trình đối thoại. Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai cần chủ động, nâng cao năng lực chuyên môn để giải quyết thấu đáo hợp tình hợp lý các khiếu nại của nhân dân.
Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về khiếu nại, giải quyết khiếu nại nói chung và công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, từ đó chỉ ra những vấn đề đã làm được, những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những vấn đề đó và kiến nghị một số giải pháp khắc phục. Công tác giải quyết khiếu nại của công dân là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, tạo ra khả năng bền chặt các mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Ngô Thị Thanh An (2009), Giải quyết khiếu nại hành chính ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương (2005), Báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 09 – CT/TW và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Ban Nội chính Trung ương (2004), Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư về "Một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay”.
4. Chính phủ (2012), Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, Hà Nội.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.
6. Kiều Cao Chung (2003), “Mấy vấn đề xung quanh việc hoàn thiện quyết định giải quyết khiếu nại”, Tạp chí Thanh tra, (10), tr.5.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
9. Đoàn xác minh (2013), Báo cáo số 19/BC-ĐXM ngày 16/05/2013 của Thanh tra thị xã Tam Điệp về kết quả thẩm tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Trần Văn Toàn, thường trú tại xóm 6, xã Đông Sơn.
10. Hoàng Ngọc Giao (2010), Một số vấn đề cần được xem xét nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, Kỷ yếu Hội thảo về dự án Luật Khiếu nại, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
11. Nguyễn Huy Hòa (2006), “Trao đổi một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Thanh tra, (5), tr.24-26.
12. TS. Nguyễn Quốc Hiệp, Một số kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại Nhật Bản, ngày 04/12/2014, http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010073/0/7645/Mot_so_kinh_nghi em_ve_khieu_nai_va_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_tai_Nhat_Ban.
13. TS. Đinh Văn Minh, Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, ngày 07/01/2015, http://giri.ac.vn/mot-so-kinh-nghiem-cua-han-quoc-trong- cong-tac-thanh-tra-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-va-phong-chong-tham- nhung_t164c2717n1945tn.aspx?currentpage=1.
14. Phạm Tuấn Khải, “Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ”, Tạp chí Thanh tra, (7), tr.10.
15. Nguyễn Tuấn Khanh (2008), “Việc áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại về đất đai”, Tạp chí Thanh tra, (5), tr.40-41
16. Nguyễn Tuấn Khanh (2012), “Một số suy nghĩ về xây dựng quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính”, Tạp chí Thanh tra, (4), tr.8-11.
17. Nguyễn Tuấn Khanh (2013), Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiễn sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Luật Đất đai năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Luật Khiếu nại năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.