Đặc Điểm Cấu Tạo Và Mối Liên Hệ Với Vùng Dưới Đồi


sau tuyến yên

3. TUYẾN YÊN

3.1. Đặc điểm cấu tạo và mối liên hệ với vùng dưới đồi

3.1.1. Vị trí và mối liên hệ với vùng dưới đồi

- Tuyến yên là một tuyến nhỏ đường kính khoảng 1 cm, nặng từ 0,5 - 1 gam. Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ. Tuyến yên gồm hai thùy đó là thùy trước và thùy sau. Tuyến yên liên quan mật thiết với vùng dưới đồi qua đường mạch máu và đường thần kinh

3.1.2. Đặc điểm cấu tạo của tuyến yên

3.1.2.1. Thùy trước tuyến yên (thùy tuyến)

Thùy trước tuyến yên được cấu tạo bởi những tế bào chế tiết.Những tế bào này có nhiều loại, mỗi loại tổng hợp và bài tiết một loại hormon.

3.1.2.2. Thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thùy sau tuyến yên được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào giống tế bào thần kinh đệm xen kẽ các sợi trục và cúc tận cùng sợi trục khu trú ở thùy sau tuyến yên mà thân nơron nằm ở nhân trên thị và nhân cạnh não thất. Trong cúc tận cùng của những sợi thần kinh này có các túi chứa hai hormon là ADH và oxytocin.

3.2. Các hormon thùy trước tuyến yên

Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 16

3.2.1. Hormon phát triển cơ thể - GH (hGH)

3.2.1.1. Tác dụng

GH làm phát triển hầu hết các mô có khả năng tăng trưởng trong cơ thể. Nó vừa làm tăng kích thước tế bào, vừa làm tăng quá trình phân chia tế bào, do đó làm tăng khối lượng cơ thể, làm tăng kích thước các phủ tạng.

- Kích thích mô sụn và xương phát triển do tăng lắng đọng protein ở các tế bào sụn và tế bào tạo xương, tăng tốc độ sinh sản các tế bào sụn và tế bào tạo xương, tăng chuyển các tế bào sụn thành các tế bào tạo xương.

- Kích thích sinh tổng hợp protein do tăng vận chuyển acid amin qua màng tế bào, tăng quá trình sao chép DNA và tăng tạo RNA thông tin.

- Tăng tạo năng lượng từ nguồn lipid do làm tăng thoái hoá lipid.

- Tác dụng lên chuyển hoá carbohydrat:

+ Giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng.

+ Tăng dự trữ glycogen ở tế bào.


+ Giảm vận chuyển glucose vào tế bào và tăng nồng độ glucose trong máu.

3.2.1.2. Điều hoà bài tiết

- Vùng dưới đồi: GH được bài tiết dưới sự điều khiển gần như hoàn toàn của hai hormon vùng dưới đồi là GHRH và GHIH.

- Nồng độ glucose trong máu giảm, nồng độ acid béo trong máu giảm, thiếu protein nặng và kéo dài, tình trạng stress, chấn thương, luyện tập sẽ làm tăng bài tiết GH.

3.2.2. Hormon kích thích tuyến giáp - TSH

3.2.2.1. Tác dụng

- Tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp: Tăng số lượng và kích thước tế bào nang giáp, tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp.

- Tác dụng lên chức năng tuyến giáp

+ Tăng hoạt động bơm iod do đó làm tăng khả năng bắt iod của tế bào tuyến giáp.

+ Tăng gắn iod vào tyrosin để tạo hormon tuyến giáp.

+ Tăng phân giải thyroglobulin được dự trữ trong lòng nang để giải phóng hormon tuyến giáp vào máu và do đó làm giảm chất keo trong lòng nang giáp.

3.2.2.2. Điều hoà bài tiết

Mức bài tiết TSH của tuyến yên chịu sự điều khiển từ trên xuống của TRH vùng dưới đồi và chịu sự điều hoà ngược của tuyến đích là tuyến giáp.

- Nếu nồng độ TRH vùng dưới đồi tăng thì tuyến yên sẽ bài tiết nhiều TSH và ngược lại nếu TRH giảm thì nồng độ TSH giảm. Khi hệ thống dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương, mức bài tiết TSH của tuyến yên có thể giảm tới mức bằng không.

- Nồng độ hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến sự bài tiết TSH của tuyến yên theo cơ chế điều hoà ngược âm tính và dương tính.

3.2.3. Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận - ACTH

3.2.3.1. Tác dụng

- Tác dụng lên cấu trúc vỏ thượng thận: ACTH làm tăng sinh tế bào vỏ thượng thận đặc biệt là tế bào của lớp bó và lưới, là những tế bào bài tiết cortisol và androgen do đó làm hai lớp này nở to. Thiếu ACTH vỏ thượng thận sẽ bị teo lại.

- Tác dụng lên chức năng vỏ thượng thận: ACTH có tác dụng kích thích vỏ thượng thận tổng hợp và bài tiết hormon do hoạt hoá các enzym proteinkinase A


là enzym thúc đẩy chặng đầu tiên của quá trình sinh tổng hợp hormon vỏ thượng thận.

- Tác dụng lên não: ACTH có vai trò làm tăng quá trình học tập và trí nhớ, tăng cảm xúc sợ hãi.

- Tác dụng lên tế bào sắc tố: ACTH kích thích tế bào sắc tố sản xuất sắc tố melanin rồi phân tán sắc tố này trên bề mặt biểu bì da. Thiếu ACTH sẽ làm cho da không có sắc tố (người bạch tạng). Ngược lại, thừa ACTH làm cho da có những mảng sắc tố.

3.2.3.2. Điều hoà bài tiết

- Do nồng độ CRH của vùng dưới đồi quyết định, khi nồng độ CRH tăng thì ACTH được bài tiết nhiều ngược lại khi vắng mặt CRH, tuyến yên chỉ bài tiết một lượng rất ít ACTH.

- Do tác dụng điều hoà ngược âm tính và dương tính của cortisol.

- Nồng độ ACTH còn được điều hoà theo nhịp sinh học. Trong ngày, nồng độ ACTH cao nhất vào khoảng từ 6 - 8 giờ sáng sau đó giảm dần và thấp nhất vào khoảng 23 giờ rồi lại tăng dần về sáng.

3.2.4. Hormon kích thích tuyến sinh dục: FSH và LH

3.2.4.1. Tác dụng

- Tác dụng lên tuyến sinh dục nam (tinh hoàn):

+ FSH


n và bài tiết các

chất tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.

+ LH



- Tác dụng trên tuyến sinh dục nữ (buồng trứng):

+ FSH: Kích thích các nang noãn phát triển, đặc biệt là kích thích tăng sinh lớp tế bào hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo) của nang noãn.

+ LH




ng tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể.


progesteron.

3.2.4.2. Nồng độ FSH và LH

- Hai hormon FSH và LH chỉ bắt đầu được bài tiết từ tuyến yên của trẻ em ở lứa tuổi 9 - 10 tuổi. Lượng bài tiết hai hormon này tăng dần và có mức cao nhất vào tuổi dậy thì.

Bình thường nồng độ FSH và LH ở nữ dao động trong chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) còn ở nam giới thì không thấy hiện tượng này.

3.2.4.3. Điều hoà bài tiết

- Do tác dụng kích thích của hormon vùng dưới đồi GnRH.

- Do tác dụng điều hoà ngược âm tính và dương tính của các hormon sinh dục.

3.2.5. Hormon kích thích bài tiết sữa - Prolactin (PRL)

3.2.5.1. Tác dụng

- Prolactin có tác dụng kích thích bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron.

- Prolactin bình thường được bài tiết với nồng độ rất thấp nhưng khi người phụ nữ có thai, nồng độ prolactin được bài tiết tăng dần từ tuần thứ 5 của thai nhi cho tới lúc sinh. Nồng độ prolactin trong thời kỳ này tăng gấp 10 - 20 lần so với bình thường.

3.2.5.3. Điều hoà bài tiết

Sự bài tiết prolactin được điều hoà dưới ảnh hưởng của hormon vùng dưới đồi và một số yếu tố khác.

- Vai trò của hormon vùng dưới đồi: TRH kích thích tuyến yên bài tiết prolactin, còn PIH thì ức chế bài tiết.

- Prolactin được bài tiết khi có các kích thích trực tiếp vào núm vú (động tác mút vú của trẻ).

3.3. Các hormon thùy sau tuyến yên

Hai hormon được bài tiết từ thùy sau tuyến yên có nguồn gốc từ vùng dưới đồi.

Hai hormon đó là hormon oxytocin và ADH (Antidiuretic Hormone).

3.3.1. Hormon ADH

3.3.1.1. Tác dụng


- Với nồng độ bình thường, ADH làm tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Do tác dụng này mà ADH được gọi là hormon chống bài niệu.

- Với nồng độ cao, ADH có tác dụng co mạnh các tiểu động mạch ở toàn cơ thể do đó làm tăng huyết áp. Chính vì lý do này mà ADH còn có tên thứ hai là vasopressin.

3.3.1.2. Điều hoà bài tiết

- Điều hoà bằng áp suất thẩm thấu: Khi áp suất thẩm thấu tăng, ADH sẽ được bài tiết nhiều làm tăng tái hấp thu nước do đó điều chỉnh được áp suất thẩm thấu.

- Điều hoà bằng thể tích máu: Thể tích máu giảm là một tác nhân mạnh gây bài tiết ADH (vasopressin). Tác dụng này đặc biệt mạnh khi thể tích máu giảm từ 15 - 25%, khi đó nồng độ ADH có thể tăng tới 50 lần cao hơn bình thường.

3.3.2. Oxytocin

3.3.2.1. Tác dụng

- Tác dụng lên tử cung

+ Oxytocin có tác dụng co tử cung mạnh khi đang mang thai, đặc biệt càng gần cuối thời kỳ có thai tác dụng co tử cung của oxytocin càng mạnh. Vì tác dụng này mà nhiều người cho rằng oxytocin có liên quan đến cơ chế đẻ.

+ Ở người, nồng độ oxytocin tăng trong khi đẻ, đặc biệt tăng trong giai đoạn cuối. Ở những người đẻ khó, do cơn co tử cung yếu người ta thường tiêm truyền oxytocin để làm tăng cơn co tử cung (đẻ chỉ huy).

- Tác dụng bài xuất sữa: Oxytocin có tác dụng co các tế bào biểu mô cơ là những tế bào nằm thành hàng rào bao quanh nang tuyến sữa. Những tế bào này co lại sẽ ép vào nang tuyến với áp lực 10 – 20mmHg và đẩy sữa ra ống tuyến, khi đứa trẻ bú thì nhận được sữa. Tác dụng này của oxytocin được gọi là bài xuất sữa, khác với tác dụng gây bài tiết sữa của PRL.

3.3.2.2. Điều hoà bài tiết

- Kích thích trực tiếp vào núm vú: Chính động tác mút núm vú của đứa trẻ là những tín hiệu kích thích được truyền về tủy sống rồi vùng dưới đồi làm kích thích các nơron ở nhân cạnh não thất và nhân trên thị. Những tín hiệu này được truyền xuống thùy sau tuyến yên để gây bài tiết oxytocin.

- Kích thích tâm lý hoặc kích thích hệ giao cảm có liên quan đến hoạt động cảm


xúc đều có ảnh hưởng đến vùng dưới đồi làm tăng bài tiết oxytocin và do vậy tăng bài xuất sữa. Tuy nhiên, nếu những kích thích này quá mạnh hoặc kéo dài thì có thể ức chế bài tiết oxytocin và làm mất sữa ở các bà mẹ đang nuôi con.

4. TUYẾN GIÁP

4.1. Đặc điểm cấu tạo

- Tuyến giáp nằm ngay dưới thanh quản và ở trước khí quản, gồm hai thùy trái và phải. Ở người trưởng thành tuyến giáp nặng 20 - 50g.

- Các tế bào của nang giáp bài tiết hai hormon là triiodothyronin (T3) và tetraiodothyronin (T4). Những hormon này có nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là chức năng chuyển hoá.

- Ngoài ra cạnh các nang giáp, các tế bào cạnh nang bài tiết ra hormon calcitonin là hormon tham gia trong chuyển hoá calci.

4.2. Tác dụng của T3 - T4

4.2.1. Tác dụng lên sự phát triển cơ thể

- Làm tăng tốc độ phát triển

+ Những đứa trẻ bị ưu năng tuyến giáp, thời kỳ trưởng thành của đứa trẻ ngắn lại và đứa trẻ có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn.

+ Ở những đứa trẻ bị nhược năng tuyến giáp, mức phát triển sẽ chậm lại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm đứa trẻ sẽ bị lùn.

- Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển não trong thời kỳ bào thai và trong vài năm đầu sau khi sinh. Nếu lượng hormon tuyến giáp không được bài tiết đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển và trưởng thành của não sẽ chậm lại, não của đứa trẻ sẽ nhỏ hơn bình thường. Nếu không được điều trị bằng hormon tuyến giáp ngay vài ngày đến vài tuần sau khi sinh thì trí tuệ của đứa trẻ sẽ không phát triển.

4.2.2. Tác dụng lên chuyển hoá tế bào

- Tăng hoạt động chuyển hoá của hầu hết các mô trong cơ thể. Mức chuyển hoá cơ sở có thể tăng từ 60 - 100% trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều.

- Tăng tốc độ các phản ứng hoá học, tăng tiêu thụ và thoái hoá thức ăn để cung cấp năng lượng.

- Tăng số lượng và kích thước các ty thể do đó làm tăng tổng hợp ATP để cung


cấp năng lượng cho các hoạt động chức năng của cơ thể.

Khi nồng độ hormon tuyến giáp quá cao, các ty thể phồng to sẽ gây ra tình trạng mất cân xứng giữa quá trình oxy hoá và phosphoryl hoá nên một lượng lớn năng lượng sẽ thải ra dưới dạng nhiệt chứ không được tổng hợp dưới dạng ATP.

4.2.3. Tác dụng lên chuyển hoá carbohydrat

- Tăng nhanh thoái hoá glucose ở các tế bào.

- Tăng phân giải glycogen.

- Tăng tạo đường mới.

- Tăng hấp thu glucose ở ruột.

- Tăng bài tiết insulin.

Do những tác dụng trên nên hormon tuyến giáp làm tăng nồng độ glucose trong máu nhưng chỉ tăng nhẹ.

4.2.4. Tác dụng lên chuyển hoá lipid

- Tăng thoái hoá lipid ở các mô mỡ dự trữ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong máu.

- Tăng oxy hoá acid béo tự do ở mô.

- Giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerid ở huyết tương, do vậy người bị nhược năng tuyến giáp kéo dài có thể có tình trạng xơ vữa động mạch.

4.2.5. Tác dụng lên chuyển hoá protein

Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái hoá protein.Trong thời kỳ đang phát triển, tác dụng tăng tổng hợp protein mạnh hơn nên làm tăng tốc độ phát triển. Ngược lại khi hormon tuyến giáp được bài tiết quá nhiều, các kho protein dự trữ bị huy động và giải phóng acid amin vào máu.

4.2.6. Tác dụng lên hệ thống tim mạch

- Giãn mạch ở hầu hết các mô do hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hoá, tăng tiêu thụ oxy đồng thời tăng giải phóng các sản phẩm chuyển hoá.

- Tăng nhịp tim và tăng sức co bóp của cơ tim có lẽ do hormon tuyến giáp kích thích trực tiếp lên tim. Tác dụng này thường được các nhà lâm sàng ứng dụng để đánh giá mức độ bài tiết hormon tuyến giáp.

Chính vì những tác dụng lên mạch và lên tim nên huyết áp trung bình không thay đổi.


4.2.7. Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ

- Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: kích thích sự phát triển cả về kích thước và về chức năng của não.

+ Nhược năng tuyến giáp gây tình trạng chậm chạp trong suy nghĩ, ngủ nhiều. Nếu nhược năng xảy ra lúc mới sinh hoặc vài năm đầu sau khi sinh mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến kém phát triển về trí tuệ.

+ Ưu năng tuyến giáp lại gây trạng thái căng thẳng và khuynh hướng rối loạn tâm thần như lo lắng quá mức, hoang tưởng, mệt mỏi, khó ngủ.

- Tác dụng lên chức năng cơ

+ Thiếu hormon tuyến giáp, cơ trở nên chậm chạp nhất là giãn ra chậm sau khi co.

+ Thừa hormon tuyến giáp lại có biểu hiện run cơ. Đây không phải là loại run cơ biên độ lớn như run cơ của Parkinson mà là loại run cơ nhanh nhưng nhẹ với tần số 10 - 15 lần trong một phút. Run là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá mức độ tác dụng của hormon tuyến giáp đối với hệ thần kinh trung ương.

4.2.8. Tác dụng lên cơ quan sinh dục

Hormon tuyến giáp cần cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục.

Ở nam giới thiếu hormon tuyến giáp có thể mất dục tính hoàn toàn, nhưng nếu bài tiết quá nhiều lại gây bất lực.

Ở nữ giới thiếu hormon tuyến giáp thường gây băng kinh, đa kinh nhưng thừa hormon tuyến giáp lại gây ít kinh hoặc vô kinh và giảm dục tính.

4.3. Điều hoà bài tiết hormon tuyến giáp

- Do nồng độ TSH của tuyến yên: TSH của tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4; do vậy nếu TSH tăng thì T3,T4 sẽ được bài tiết nhiều và ngược lại nếu TSH giảm thì T3,T4 sẽ được bài tiết ít.

- Khi bị lạnh hoặc stress nồng độ T3,T4 sẽ được bài tiết nhiều.

- Cơ chế tự điều hoà.

+ Nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế bài tiết T3,T4.

+ Nồng độ iod hữu cơ cao dẫn tới giảm thu nhận iod và do đó làm giảm tổng hợp T3, T4.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023