Trình Bày Được Triệu Chứng Lâm Sàng Của Gãy Đầu Dưới Xương Quay Kiểu Pouteau - Colles

Mất cơ năng hoàn toàn: Tay lành luôn đỡ lấy tay đau.

D- Đau: Đau nhức cẳng tay, nhất là khi làm động tác sấp ngửa cẳng tay.

Giảm một phần cơ năng.

Câu 2: Mục đích kiểm tra các tổn thương phối hợp ở bệnh nhân gãy 2 xương cẳng tay: A- Đề phòng biến chứng liệt thần kinh quay và thần kinh trụ.

B- Đề phòng biến chứng hoại tử chi do thiểu dưỡng.

C- Đề phòng các biến chứng chèn ép hoặc đứt mạch máu và thần kinh. D- Để có cách xử trí thích hợp.

Câu 3: Biến chứng sớm của gãy 2 xương cẳng tay: A- Sốc. Gãy kín thành gãy hở.

B- Gãy kín thành gãy hở. Tổn thương các tổ chức xung quanh. C- Sốc. Tổn thương các tổ chức xung quanh.

D- Rối loạn dinh dưỡng. Sốc.

Câu 4: Biến chứng muộn của gãy 2 xương cẳng tay: A- Can lệch. Khớp giả.

B- Can lệch. Di lệch thứ phát.

C- Khớp giả. Di lệch thứ phát.D- Teo cơ. Cứng khớp.

Bài 61

GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY KIỂU POUTEAU – COLLES



MỤC TIÊU

1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau - Colles

2. Trình bày được các phương pháp xử trí gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau - Colles ở tuyến y tế cơ sở


NỘI DUNG

1. Đại cương

Định nghĩa: Gãy xương quay kiểu Pouteau - Colles là gãy đầu dưới xương quay cách nếp lằn cổ tay từ 1,5 – 2,5 cm ; trên khớp. Đầu dưới di lệch ra sau, ra ngoài và lên trên.

Hình 61 1 Di lệch trong gãy Pouteau Colles 2 Nguyên nhân 2 1 Nguyên nhân trực tiếp Do 1

Hình 61.1. Di lệch trong gãy Pouteau - Colles


2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân trực tiếp

Do chấn thương đập trực tiếp vào như quay Maniven bị bật trở lại đập vào cổ

tay.

2.2. Nguyên nhân gián tiếp

Do ngã chống tay (bàn tay duỗi hết sức), đầu dưới xương quay bị ép giữa mặt đất và sức nặng của cơ thể. Nguyên nhân này hay gặp ở người cao tuổi.

Hình 60.2. Các nguyên nhân thường gặp gây gãy Pouteau - Lolles


3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng cơ năng

3.1.1. Đau: Đau nhiều ở vùng gãy, đặc biệt khi cử động.

3.1.2. Giảm vận động: ít.

3.2. Triệu chứng thực thể

3.2.1. Nhìn thẳng: Bàn tay vẹo ra ngoài. Trục cẳng tay không qua ngón giữa mà trục chếch vào ngón4, ngón 5 vì đầu dưới chuyển ra ngoài. Bờ ngoài cẳng tay và bàn tay tạo thành hình lưỡi lê.

3.2.2. Nhìn nghiêng: Bàn tay đưa ra sau. Đoạn dưới gồ ra sau, đoạn trên gồ ra trước tạo thành hình lưng dĩa ở trên khớp cổ tay.

3.2.3. Sờ nắn: Mỏm trâm quay lên cao. Bình thường mỏm trâm quay ở thấp hơn mỏm trâm trụ 1 – 1,5 cm. Khi gãy mỏm trân quay bị kéo lên cao hơn hoặc bằng mỏm trâm trụ. Cần kiểm tra tổn thương phối hợp: Mạch máu và thần kinh


Hình 61 3 Ấn vào ổ gãy đa Hình 61 4 Hình lưng đĩa Hình 61 5 Hình lưỡi lê 3 2 4 X 2Hình 61 3 Ấn vào ổ gãy đa Hình 61 4 Hình lưng đĩa Hình 61 5 Hình lưỡi lê 3 2 4 X 3Hình 61 3 Ấn vào ổ gãy đa Hình 61 4 Hình lưng đĩa Hình 61 5 Hình lưỡi lê 3 2 4 X 4

Hình 61.3. Ấn vào ổ gãy đa Hình 61.4. Hình lưng đĩa Hình 61.5. Hình lưỡi lê


3.2.4. X quang: Chụp 2 phim thẳng và nghiêng để xác định vị trí của ổ gãy và di lệch của 2 đầu xương.

4. Xử trí


Hình 61 6 Cố định và treo tay tư thế cơ năng bột Phóng bế Novocain 0 5 –1 tại 5

Hình 61.6. Cố định và treo tay tư thế cơ năng



bột.

- Phóng bế Novocain 0,5 –1% tại ổ gãy để giảm đau.

- Cố định tạm thời bằng nẹp và treo cẳng tay vuông góc với cánh tay bằng băng vải.

- Tiêm thuốc trợ tim, trợ sức.

- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình rồi chuyển lên tuyến trên để nắn và bó


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Triệu chứng cơ năng gãy Pouteau – Colles:

A- Đau: Đau ít ở vùng gãy, đau tăng khi cử động.

Mất vận động hoàn toàn.

B - Đau: Đau nhiều ở vùng gãy, đau tăng khi cử động.

Mất vận động hoàn toàn.

C- Đau: Đau nhiều ở vùng gãy, đau tăng khi cử động.

Giảm vận động: ít.

D- Đau: Đau ít ở vùng gãy, đau tăng khi cử động.

Giảm vận động: ít.

Câu 2: Hình ảnh lưỡi lê trong gãy Poauteau – Colles:

A- Nhìn thẳng: Bàn tay vẹo ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa mà chếch vào ngón I, II vì đầu dưới chuyển ra ngoài.

B- Nhìn nghiêng: Bàn tay vẹo ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa mà chếch vào ngón I, II vì đầu dưới chuyển vào trong.

C- Nhìn thẳng: Bàn tay vẹo ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa mà chếch vào ngón IV, V vì đầu dưới chuyển ra ngoài.

D- Nhìn thẳng: Bàn tay vẹo ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa mà chếch vào ngón IV, V vì đầu dưới chuyển vào trong.

Câu 3: Hình ảnh lưng đĩa trong gãy Poauteau – Colles:

A- Nhìn thẳng: Bàn tay vẹo ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa mà chếch vào ngón IV, V vì đầu dưới chuyển ra ngoài.

B- Nhìn nghiêng: Bàn tay đưa ra sau, đoạn dưới gồ ra sau, đoạn trên gồ ra trước.

C- Nhìn nghiêng: Bàn tay vẹo ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa mà chếch vào ngón I, II vì đầu dưới chuyển vào trong.

D- Nhìn thẳng: Bàn tay đưa ra sau, đoạn dưới gồ ra sau, đoạn trên gồ ra trước.

Câu 4: Xử trí gãy Poateau – colles ở y tế cơ sở: A- Giảm đau bằng Mocphin.

Cố định tạm thời bằng nẹp và treo cẳng tay vuông góc với cánh tay bằng băng vải.

Tiêm thuốc trợ tim, trợ sức. Kéo nắn, bó bột cẳng bàn tay.

B- Phóng bế Novocain tại chố để giảm đau.

Cố định tạm thời bằng nẹp và treo cẳng tay vuông góc với cánh tay bằng băng vải.

Tiêm thuốc trợ tim, trợ sức. Kéo nắn, bó bột cẳng bàn tay.

C- Phóng bế Novocain tại chỗ để giảm đau.

Cố định tạm thời bằng nẹp và treo cẳng tay vuông góc với cánh tay bằng băng vải.

Tiêm thuốc trợ tim, trợ sức.

Giải thích cho bệnh nhân và gia đình rồi chuyển lên tuyến trên.

D- Phóng bế Novocain tại chố để giảm đau.

Cố định tạm thời bằng nẹp và treo cẳng tay vuông góc với cánh tay bằng băng vải.

Tiêm thuốc trợ tim, trợ sức.Kéo nắn, bó bột cẳng bàn tay

Bài 62

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của chấn thương sọ não kín. Đặc biệt là triệu chứng của khối máu tụ ngoài màng cứng.

2. Trình bày được các nguyên tắc vận chuyển nạn nhân bị chấn thương sọ não

kín.


NỘI DUNG

Chấn thương sọ não kín là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Tổn thương thường phức tạp. Điều trị khó khăn nên cần khám kỹ để phát hiện sớm.


Hình 62 1 Tai nạn giao thông Hình 62 2 Mê sau chấn thương 1 Triệu chứng và các 6Hình 62 1 Tai nạn giao thông Hình 62 2 Mê sau chấn thương 1 Triệu chứng và các 7

Hình 62.1. Tai nạn giao thông Hình 62.2. Mê sau chấn thương

1. Triệu chứng và các thể lâm sàng

Tuỳ theo mức độ tổn thương mà có một số thể lâm sàng.

1.1. Chấn động não

- Là thể hay gặp nhất

- Sau một chấn thương vào đầu bệnh nhân bị mê khoảng vài phút đến vài giờ sau tỉnh lại. Kêu đau đầu, chóng mặt buồn nôn hoặc nôn. Sau 7 đến10 ngày các triệu chứng trên hết không còn di chứng.

1.2. Phù não

- Có 2 loại phù não: phù não do căn nguyên mạch và phù não do nhiễm độc tế bào. Trong phù não do căn nguyên mạch, do tế bào nội mạc các mạch máu bị tổn thương, ảnh hưởng tới quá trình lọc của huyết tương, nước thoát khỏi lòng mạch, tràn vào khoang gian bào, dẫn đến phù tế bào. Đối với phù não do nhiễm độc tế bào, nước bị tích lại trong lòng tế bào gây tổn thương màng tế bào. Ngoài ra còn do thiếu ôxy, nhiễm độc nội sinh do các ổ hoại tử não gây nên.

- Những triệu chứng làm cho ta có thể nghĩ tới một hiện tượng phù não (kèm theo dập não hay máu tụ): Sau một chấn thương nặng, bệnh nhân hôn mê (hoặc có khoảng tỉnh) rồi tiếp đó mê nặng hơn kèm theo những cơn co cứng người, cứng tay chân, sốt cao, thở nhanh và rống lên, miệng sùi bọt mép, khó thở. Hoặc lúc đầu có liệt (do dập não) rồi sau đó liệt nặng hơn kèm theo những cơn giật cục bộ và mê nặng dần.

1.3. Giập não

- Nhẹ: Bệnh nhân mê sau chấn thương, rồi tỉnh lại dần.

- Nặng: Bệnh nhân hôn mê sâu có rối loạn nhịp thở, nhiệt độ tăng. Hoặc giẫy giụa, la hét. Nôn nhiều, có dấu hiệu cứng gáy. Có khi liệt nửa người.

1.4. Khối máu tụ trong sọ: (Có 3 trường hợp sau)

1.4.1. Máu tụ ngoài màng cứng (1)

1.4.2. Máu tụ dưới màng cứng (2)

1.4.3. Máu tụ trong não (3)

* Máu tụ ngoài màng cứng hay gặp nhất. Có dấu hiệu sau:

- Khoảng tỉnh là triệu chứng quan trọng. Sau chấn thương bệnh nhân mê ngay độ 5 đến 10 phút rồi tỉnh lại dần. Nhưng sau một vài giờ bệnh nhân kêu nhức đầu nôn rồi mê dần đi.

- Cũng có khi sau một chấn thương bệnh nhân bị choáng váng nhưng vẫn tỉnh, sau đó đi vào hôn mê dần dần.


Hình 62.3. Khối máu tụ trong sọ

- Dấu hiệu não bị chèn ép:

+ Nhức đầu: Đây là dấu hiệu đầu tiên.

+ Nôn.

+ Tri giác giảm dần, bệnh nhân đi vào trạng trái hôn mê .

+ Rối loạn thần kinh thực vật như: Mạch chậm (80 - 60 - 50 lần / phút), rối loạn nhịp thở hoặc thở khò khè.

+ Huyết áp cao dần, sốt cao.

+ Áp lực não tuỷ tăng.

- Dấu hiệu thần kinh khu trú (chèn ép vỏ não):

+ Liệt nửa người đối diện với bên tổn thương tăng dần

+ Đồng tử giãn từ từ cùng bên với bên tổn thương.

+ Rối loạn cảm giác.

+ Ngoài ra còn có thể có những dấu hiệu khác như: Phản xạ gân xương tăng, dấu hiệu Babinski một bên hoặc soi đáy mắt thấy phù gai thị một bên...

Hình 61 4 Chấn thương sọ não kín có rách da đầu 1 5 Vỡ xương sọ Lún xương 8

Hình 61.4. Chấn thương sọ não kín có rách da đầu

1.5. Vỡ xương sọ

- Lún xương sọ: Cần mổ để nâng xương.

- Vỡ nền sọ: Có máu và dịch não tuỷ chảy ra mũi và tai.

- Hai hố mắt bị bầm tím (Gọi là dấu hiệu đeo kính râm)

2. Tiên lượng: Dựa vào bảng Glasgow để tiên lượng

- Giá trị tiên lượng: Nặng dưới 7 điểm

- Theo dõi tiến triển của tri giác từ khi bị tai nạn cho tới khi đến bệnh viện.

Bảng theo dõi Glassgow:

Mở mắt (M)

Tự nhiên Gọi mở

Cấu mở Không mở

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

Vận động(V)

Bảo làm được Bấu

- Gạt đúng

- Gạt sai

Co cứng vỏ não( co 2 tay) Co cứng mất não (co chân tay)

Không cử động được

6 điểm


5 điểm


4 điểm


3 điểm


2 điểm


1 điểm

Trả lời (N)

Đúng

5 điểm

Tri giác

Lẫn lộn

4 điểm


Không chính xác

3 điểm


Không rõ

2 điểm


Không trả lời

1 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.


- Tổng số điểm từ 3 đến 15 điểm

- Điểm trung bình từ 7 trở lên tiên lượng khá

- Nếu dưới 7 nặng không nên chuyển viện.

- Số điểm có thể thay đổi tuỳ theo thời gian.

Hình 62 5 Hình cắt dọc máu tụ trong sọ 3 Xử trí ở tuyến y tế cơ sở Khi 9

Hình 62.5. Hình cắt dọc máu tụ trong sọ

3. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở

- Khi bệnh nhân còn tỉnh (glasgow > 7đ), các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường, nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa để theo dõi và điều trị.

- Khi bệnh nhân đang bị mê cần đặt bệnh nhân nằm đầu nghiêng đề phòng lưỡi bị tụt hoặc dịch trong dạ dày nôn ra trào ngược tràn vào đường thở.

- Dùng bơm tiêm to hút sạch đờm dãi.

- Cho thở oxy (nếu có)

- Nếu đường hô hấp trên bị tắc do máu và đờm dãi phải hút, nếu không có kết quả thì mở khí quản.

- Theo dõi tri giác và vận động theo thang điểm Glassgow.

- Theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp và nhiệt độ.

- Tiêm kháng sinh phòng bội nhiễm.

- Khi di chuyển bệnh nhân nằm ngửa. Có cố định vào cáng để khi giẫy khỏi bị ngã.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Các thể lâm sàng chấn thương sọ não.

A- Gồm 4 thể: + Chấn động não.

+ Giập não.

+ Nhũn não.

+ Vỡ não.

B- Gồm 3 thể: + Máu tụ trong não.

+ Máu tụ dưới màng cứng.

+ Máu tụ ngoài màng cứng.

C- Gồm 4 thể: + Chấn động não.

+ Dập não.

+ Khối máu tụ trong não.

+ Vỡ xương sọ.

D- Gồm 3 thể: + Máu tụ trong não

+ Máu tụ dưới màng cứng.

+ Máu tụ trong màng cứng.

Câu 2: Dấu hiệu não bị chèn ép do chấn thương sọ não:

A- Nhức mắt, buồn nôn, nôn, tri giác giảm, rối loạn thần kinh trung ương. B- Nhức mắt, buồn nôn, nôn, tri giác giảm, rối loạn thần kinh thực vật.

C- Đau đầu, nôn, tri giác giảm, rối loạn thần kinh trung ương. D- Đau đầu, nôn, tri giác giảm. rối loạn thần kinh thực vật.

Câu 3: Chỉ định mổ cấp cứu chấn thương sọ não.

A- Tụ máu trong, vỡ sọ có lún xương

B- tụ máu dưới màng cứng, vỡ sọ có lún xương. C- Tụ máu trong, vỡ sọ có lún xương.

D- Tụ máu ngoài màng cứng, vỡ sọ có lún xương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024