Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


HÌNH 2.1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG

NGHỀ 19

HÌNH 2.2: MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20

HÌNH 2.3: MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

……………………………………………..……………………...……………….21

HÌNH 2.4: MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HOẶC SUY THOÁI CÁC LÀNG NGHỀ 22

HÌNH 2.5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ KẾT HỢP DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 23

HÌNH 2.6: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

HÌNH 3.1: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 28

HÌNH 4.1: MÔ HÌNH HIỆU CHỈNH SAU EFA 45

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang - 2

HÌNH 4.2: MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ BÁNH PHỒNG CÁI BÈ, TIỀN GIANG 48

HÌNH 4.3: BIỂU ĐỒ SCATTER CHO PHẦN DƯ CHUẨN HÓA 51

HÌNH 4.4: BIỂU ĐỒ HISTOGRAM CỦA PHẦN DƯ CHUẨN HÓA 52

HÌNH 4.5: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIỮA CÁC NHÓM CƠ SỞ KINH DOANH THEO SỐ LAO ĐỘNG THAM GIA 55

HÌNH 4.6: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIỮA CÁC NHÓM CƠ SỞ KINH DOANH THEO VỐN ĐẦU TƯ 57


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Với vai trò, tầm quan trọng của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thực tiễn phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay, năm 2009 Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Một trong những mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Chính vì vậy, việc phát triển làng nghề hiện nay là khâu quan trọng nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao bộ mặt kinh tế vùng nông thôn.

Làng nghề là một đặc trưng độc đáo của nông thôn Việt Nam. Làng nghề có vai trò quan trọng trong xã hội nông thôn trong việc phát triển kinh tế và góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển làng nghề góp phần xóa đói giảm nghèo và xoá đói ở nông thôn, cung cấp việc làm trong thời gian rảnh rỗi, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống. Mặc dù có lịch sử lâu đời, các làng nghề của Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất tại làng nghề chủ yếu sử dụng thiết bị điều khiển bằng tay và công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề vẫn chưa được bền vững và quan tâm từ chính các hộ sản xuất kinh doanh và chính quyền địa phương.

Huyện Cái Bè đã và đang triển khai mục tiêu xây dựng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng chung về giá trị sản xuất luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tuy nhiên ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn phát triển chậm, hoạt động làng nghề, nghề truyền thống còn nhiều mặt hạn chế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn ở huyện đã dẫn đến những


hệ quả tất yếu về sự phát triển của làng nghề truyền thống, làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một, làng nghề bánh phồng huyện Cái Bè cũng không nằm ngoài hệ lụy đó.

Nghề làm bánh phồng ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã có từ năm 1940, chủ yếu sản xuất để tiêu thụ trong những dịp lễ Tết. Về sau nghề làm bánh phồng ngày càng phát triển về quy mô cũng như về thị trường tiêu thụ. Số lượng hộ chuyên làm bánh phồng là khoảng hơn 400 hộ trong đó có các thương hiệu từ lâu đã được sự tin dùng của khách hang. Những hộ, cơ sở trong làng nghể đang có cơ hội và thách thức mới, làm thế nào để làng nghề bánh phồng Cái Bè tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh của thị trường mà vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thông lâu đời.

Việc bảo tồn và phát triển làng nghề là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế huyện Cái Bè; đồng thời duy trì, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của địa phương; xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập làm thay đổi bộ mặt nông thôn và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới - đó là định hướng phát triển làng nghề bánh phồng trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang" làm đề tài luận án Thạc sĩ.

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu đề xuất là lý thuyết về phát triển làng nghề.

Cơ sở thực tiễn cho mô hình nghiên cứu đề xuất, đặc biệt là cơ sở cho nội dung của các biến quan sát là đặc điểm của sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

Cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất là 05 nghiên cứu trước đây có liên quan. Trong đó, bài nghiên cứu gốc cho đề tài là Mai Văn Nam (2013). Đồng thời, là 04 bài nghiên cứu trong và ngoài nước : Đặng Kim Chi và các cộng


sự, 2005; Kiều Mai Hương, 2010; Vũ Ngọc Hoàng, 2016) và 01 bài nghiên cứu nước ngoài (Naoto Suzuki, 2006).

Từ 05 bài nghiên cứu này, tác giả đã đúc kết được các nhân tố có ý nghĩa phổ biến trong các bài nghiên cứu và một số hạn chế của các đề tài để đề xuất mô hình nghiên cứu và phần nào giảm thiểu hạn chế trong nghiên cứu cho đề tài.

1.3. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

- Đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

- Từ kết quả phân tích được, đề xuất một số gợi ý nhằm giúp hộ dân làng nghề, cùng nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong việc phát triển làng nghề bền vững, giải quyết hài hòa lợi ích giữa hộ dân làng nghề, nhà đầu tư và chính quyền địa phương.

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Trên những mục tiêu này, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài là:

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang?

- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang?

- Những hàm ý quản lý nào nhằm giúp hộ dân làng nghề, cùng nhà đầu tư và chính quyền địa phương phát triển làng nghề bền vững, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan?


1.4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

Cụ thể, luận văn kiểm định 4 nhân tố: (1) Khả năng tài chính của các nông hộ, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Điều kiện sản xuất các nông hộ, (4) Khả năng hiểu biết của các nông hộ.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Trên không gian nghiên cứu này, phạm vi khảo sát là hộ sản xuất, kinh

doanh Bánh Phồng ở huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang

Mặt khác, phạm vi thời gian khảo sát là từ ngày 01/8/2017 đến ngày 31/10/2017.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn là bài nghiên cứu định lượng có vận dụng kết hợp với nghiên cứu định tính.

Nghiên cứu định tính nhằm:

- Đề xuất mô hình nghiên cứu: trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm và đặc thù của Làng nghề Bánh Phồng; tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, tham khảo ý kiến chuyên gia để điểu chỉnh mô hình, đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức.

- Xây dựng thang đo: trên cơ sở nội dung các biến độc lập, biến phụ thuộc và tham khảo thang đo từ các nghiên cứu trước; tác giả thiết kế thang đo, tham khảo ý kiến chuyên gia, phỏng vấn thử, kiểm định thang đo.

- Thảo luận kết quả nghiên cứu.

- Đề xuất các hàm ý chính sách.

Nghiên cứu định lượng, sử dụng phần mềm SPSS để:

- Kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’Alpha.

- Phân tích yếu tố khám phá EFA: kiểm định Bartlet, hệ số KMO để xem xét độ thích hợp của EFA.


- Phân tích mối tương quan giữa các biến.

- Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

- Thực hiện các kiểm định.

1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đem lại những ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp hộ dân làng nghề, cùng nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong việc phát triển làng nghề bền vững, giải quyết hài hòa lợi ích giữa hộ dân làng nghề, nhà đầu tư và chính quyền địa phương.

1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được chia làm 5 chương như sau: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Nêu tổng quan về nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, trình bày mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Giới thiệu các khái niệm liên quan đến động lực làm việc của nhân viên. Tổng kết các nghiên cứu có liên quan nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu, thang đo và đề xuất mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trình bày quá trình thu thập dữ liệu và kết quả nghiên cứu sơ bộ. Phân tích dữ liệu khảo sát: mô tả mẫu, kiểm đinh thang đo và phân tích yếu tố khám phá.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trình bày phương pháp phân tích thông tin và thảo luận kết quả nghiên cứu. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN LÝ


Gợi ý chính sách, tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, gợi ý hướng sử dụng kết quả nghiên cứu cũng như những hạn chế để định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tác giả đã trình bày lý do chọn tên đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang”. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu của đề tài cần đạt được. Tác giả cũng xác định được phương pháp nghiên cứu, xác định phạm vi, đối tượng cùng ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Bố cục của nghiên cứu gồm 5 chương sẽ thực hiện.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

ĐỀ XUẤT

Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây trong nước và nước ngoài liên quan đến sự phát triển của Làng nghề. Từ đó, chương này sẽ làm nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất trong chương 3, về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang.

2.1. LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

2.1.1. Lý thuyết chung về phát triển

Theo Harrison thuật ngữ sự phát triển bao gồm nhiều ý nghĩa như tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu, công nghiệp hóa, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, tự hiện thực hoá và sự tự do cá nhân, quốc gia, khu vực và văn hoá.

Sự phát triển được Goldsworthy; Ingham mở rộng hơn, bên cạnh ý nghĩa về tăng trưởng kinh tế thì còn phải kết hợp với xã hội, đạo đức và các cân nhắc về môi trường. Mục đích cuối cùng của sự phát triển nhằm cải thiện và hoàn thiện cho cuộc sống con người thông qua việc lựa chọn các giải pháp.

Còn theo Todaro thì đưa ra ba giá trị cốt lõi và ba mục tiêu hàng đầu của sự phát triển. Giá trị cốt lõi của sự phát triển là nuôi dưỡng, lòng tự trọng và tự do. Ba mục tiêu của sự phát triển bao gồm:

(1) Đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người;

(2) Nâng cao thu nhập, giáo dục tốt hơn, đảm bảo việc làm và quan tâm đến các giá trị văn hoá và nhân bản, lòng tự trọng của dân tộc;

(3) Lựa chọn hình thức kinh tế và xã hội để cá nhân được tự do, quốc gia không phụ thuộc vào quốc gia khác.

Redclift đã mở rộng thêm cho thuật ngữ sự phát triển, sự phát triển còn được đề cập đến vấn đề phát triển bền vững. Theo WCED (Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển), sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng chi phí để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.

Cách thức đo lường sự phát triển cũng đã thay đổi theo thời gian. Các quan niệm truyền thống về sự phát triển như chất lượng cuộc sống, thu nhập bình quân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023