Sơ Lược Về Giải Phẫu Hệ Thần Kinh:


- Tăng tái hấp thu ion calci và magie ở ống thận, đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp.

- Giảm tái hấp thu ion phosphat ở ống lượn gần, do đó làm tăng đào thải ion phosphat ra nước tiểu.

7.2.3. Tác dụng lên ruột

Do PTH hoạt hoá quá trình tạo 1,25 dihydroxycholecalciferol từ vitamin D3 (cholecalciferol) nên PTH có những tác dụng lên ruột như sau:

- Tăng tạo enzym ATPase ở diềm bàn chải của tế bào biểu mô niêm mạc ruột.

- Tăng tạo chất vận tải ion calci ở niêm mạc ruột.

- Tăng hoạt tính enzym phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột.

Cả ba tác dụng trên dẫn tới kết quả là tăng hấp thu ion calci và phosphat ở ruột.

7.3. Điều hoà bài tiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Nồng độ PTH bình thường trong máu vào khoảng dưới 50 pg/ml. PTH được bài tiết nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nồng độ ion calci và phosphat trong máu, đặc biệt là nồng độ ion calci. Chỉ cần giảm nhẹ nồng độ ion calci trong máu thì tuyến cận giáp đã tăng bài tiết PTH. Nếu tình trạng giảm nồng độ ion calci kéo dài thì tuyến cận giáp sẽ nở to đôi khi to gấp 5 lần hoặc hơn. Ngược lại, nếu nồng độ ion calci trong máu tăng thì hoạt động và kích thước của tuyến cận giáp sẽ giảm.

GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ THẦN KINH


Mục tiêu học tập:

1. Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong của não

2. Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong của tuỷ sống

3. Trình bày được chức năng sinh lý của noron

4. Trình bày được chức năng sinh lý phản xạ của tuỷ sống


I. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH:

Hệ thần kinh gồm có 3 phần:

Hệ thần kinh trung ương: não và tuỷ sống

Hệ thần kinh ngoại biên: 12 đôi dây thần kinh sọ và 31 đôi dây tuỷ gai Hệ thần kinh tự chủ: giao cảm và phó giao cảm

1. Não:


a. Đại não: gồm 2 bán cầu đại não được phân cách nhau bởi khe gian bán cầu, nối với nhau bằng các mép gian bán cầu. Chúng chiếm 83% tổng trọng lượng bộ não, bề mặt có rất nhiều nếp gấp.

Trên mặt trên ngoài của đại não có các rãnh chính là rãnh bên, rãnh trung tâm, rãnh đỉnh chẩm chia não thành 5 thùy: trán, đỉnh, chẩm, thái dương và đảo.

Đại não có chức năng điều hoà hoạt động cơ vân, giúp phân tích và nhận thức các cảm giác, kiểm soát các hoạt động thần kinh cấp cao như trí nhớ, học tập, cảm xúc…Ngoài ra, đa số vùng Broca (vùng nói) và vùng Wernicke (vùng hiểu lời nói) đều nằm ở bán cầu não trái.

Hình 17 5 Mặt ngoài đại não 1 Thùy trán 2 Rãnh trung tâm 3 Thùy chẩm 4 Rãnh bên 1

Hình 17. 5. Mặt ngoài đại não

1. Thùy trán 2. Rãnh trung tâm 3. Thùy chẩm

4. Rãnh bên 5. Thùy thái dương


Hình 17 6 Mặt dưới đại não 1 Thùy trán 2 Cầu não 3 Hành não 4 Tiểu não 2


Hình 17. 6. Mặt dưới đại não

1. Thùy trán 2. Cầu não 3. Hành não 4. Tiểu não



Hình 17 7 Mặt trong đại não 1 Vùng hạ đồi 2 Tuyến yên 3 Cầu não 4 Thể chai 5 3


Hình 17. 7. Mặt trong đại não

1. Vùng hạ đồi 2. Tuyến yên 3. Cầu não

4. Thể chai 5. Đồi thị 6. Trung não


b. Gian não: nằm ở giữa và nối 2 bán cầu đại não lại với nhau, bao gồm vùng đồi thị và vùng dưới đồi.

Đồi thị chính là trạm dừng của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác và sau đó dẫn truyền chúng lên vùng vỏ não tương ứng

Vùng dưới đồi có khả năng liên kết với hệ thần kinh và hệ nội tiết (đặc biệt là tuyến yên) do đó có khả năng điều hoà cân bằng nội môi. Vùng dưới đồi còn là trung tâm điều hoà thân nhiệt và trung tâm ngủ.

c. Trung não: nằm phía trước tiểu não, ngay phía dưới gian não và trên cầu não. Mặt trước trung não có cuống đại não, mặt sau có củ não sinh tư. Chức năng chính của não giữa là chức năng dẫn truyền vận động, cảm giác và chức năng phản xạ. Là nơi xuất phát của dây thần kinh III và IV.

d. Hành não: nằm phía trên tuỷ sống và phía dưới cầu não. Mặt trước có rãnh hành – cầu (có dây thần kinh VI, VII, VIII), rãnh bên trước (dây thần kinh XII), rãnh bên sau (dây thần kinh IX, X, XI), khe giữa, bắt chéo tháp, tháp hành và trám hành. Mặt sau có cuống tiểu não dưới, củ nhân chêm và củ nhân thon.


Hành não là trung tâm điều khiển của hô hấp, tuần hoàn, nhai, nuốt, phản xạ nôn…

e. Cầu não: nằm ngay phía trên hành não, cầu não có 4 mặt: mặt trước có rãnh nền, mặt sau có cuống tiểu não giữa, 2 mặt trước bên có dây thần kinh V. Cũng như hành não, trong cầu não có một số nơron tập trung lại thành các trung khu điều khiển, điều hòa một số hoạt động quan trọng như trung khu ức chế hô hấp ở cầu não, trung khu thần kinh vận mạch, trung khu ăn uống, trung khu nôn, trung khu tiết mồ hôi, trung khu tiết nước mắt, trung khu hắt hơi, trung khu hô hấp, trung khu nhấp nháy mắt.

f. Tiểu não: nằm phía sau cầu não và hành não, phía dưới 2 bán cầu đại não. Giống như đại não, bề mặt tiểu não có rất nhiều nếp gấp làm tăng diện tích bề mặt chứa được nhiều tế bào thần kinh. Chức năng của tiểu não là điều hoà trương lực cơ, điều hoà sự thăng bằng của cơ thể và điều hoà các cử động tuỳ ý.

2. Tuỷ sống:

a. Hình thể ngoài:

Tuỷ sống nằm trong ống sống, phía trên tiếp giáp với hành não, đi từ bờ trên C1 đến bờ dưới L1 hay bờ trên L2, kết thúc bằng nón tuỷ.

Tuỷ sống có 2 chỗ phình là phình cổ (tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay chi phối chi trên) và chỗ phình thắt lưng (tương ứng với đám rối thần kinh thắt lưng chi phối chi dưới)

Tuỷ sống được chia làm 2 mặt: mặt trước thoát ra các rễ thần kinh vận động, mặt sau thoát ra các rễ thần kinh cảm giác.


Hình Tủy gai vị trí và các đoạn cong b Hình thể trong  Chất xám do các 4

Hình Tủy gai: vị trí và các đoạn cong

b. Hình thể trong:

Chất xám: do các thân nơron và các sợi không có myelin tạo nên. Chất xám có dạng hình chữ H, gồm một phần ngang ở giữa và 2 phần dọc ở 2 bên

Phần ngang: là khu giao cảm, ở giữa có lỗ của ống tuỷ

Sừng trước là sừng vận động

Sừng sau là sừng cảm giác

Chất trắng: do sợi dẫn truyền thần kinh tạo nên và hợp thành từng bó. Chức năng chính là dẫn truyền cảm giác đi lên và dẫn truyền vận động đi xuống.


Hình 17 2 Tủy gai 1 Chất xám 2 Chất trắng 3 Màng não tuỷ 4 Rễ sau của dây 5

Hình 17.2. Tủy gai

1. Chất xám 2. Chất trắng 3. Màng não tuỷ

4. Rễ sau của dây thần kinh tuỷ gai

5. Rễ trước của dây thần kinh tuỷ gai 6. Nhánh trước


II. CÁC ĐÔI DÂY THẦN KINH SỌ

Dây thần kinh sọ gồm 12 đôi dây có nguyên uỷ hư ở não bộ, gồm có ba loại:

Các dây thần kinh cảm giác (giác quan): dây thần kinh sọ số I, II, VIII.

Các dây thần kinh vận động: dây thần kinh sọ số III, IV, VI, XI, XII. (Dây III, IV và VI được gọi là dây thần kinh vận nhãn)

Các dây thần kinh hỗn hợp: dây thần kinh sọ số V, VII, IX, X.

Các dây thần kinh sọ số III, VII, IX, X còn có các sợi thần kinh đối giao cảm.

Một dây thần kinh sọ gồm có:

Một nhân trung ương: nhân này là nguyên uỷ thật của nhánh vận động và là tận cùng của nhánh cảm giác dây thần kinh sọ.

Một chỗ đi ra khỏi bề mặt của não bộ: chỗ này gọi là nguyên uỷ hư của dây thần kinh sọ.

Đối với dây thần kinh số VIII và nhánh cảm giác của các dây thần kinh hỗn hợp có hạch ngoại biên là nơi tập trung nhân của các tế bào cảm giác, ở bên ngoài não bộ, đó chính là nguyên uỷ thật của phần cảm giác.

Trong số các dây thần kinh sọ thì dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh thị giác (II): thật ra là phần phát triển dài ra của não bộ, nên khác với


các dây thần kinh cảm giác và hỗn hợp khác là không có hạch thần kinh ngoại biên.


1. Các dây thần kinh giác quan

1.1. Dây thần kinh khứu giác (I)

Dây thần kinh số I gồm những sợi trục của tế bào khứu giác nằm ở vùng khứu niêm mạc mũi, các sợi này tập trung lại thành 15 - 20 sợi đi qua lỗ sàng của mảnh sàng và tận cùng ở hành khứu (là một phần của khứu não), từ đây tiếp nối với các tế bào thần kinh của hành khứu.

1.2. Dây thần kinh thị giác (II)

Dây thần kinh số II là tập hợp sợi trục của các tế bào nằm ở tầng tế bào hạch của võng mạc, các sợi này hội tụ lại ở đĩa thị giác (điểm mù) gần cực sau của nhãn cầu. Từ đây đi qua vỏ nhãn cầu, dây thần kinh đi ra sau qua lớp mỡ sau nhãn cầu, sau đó qua ống thị giác để vào hố sọ giữa, ở đây hai dây thần kinh phải và trái bắt chéo nhau tạo thành giao thị. Từ giao thị cho ra hai dãi thị vòng quanh cuống đại não để tận cùng ở thể gối ngoài và lồi não trên (trung khu thị giác dưới vỏ). Ở đây có các sợi liên hợp với nhân dây thần kinh sọ số III, và sừng trước tủy gai. Từ trung tâm thị giác dưới vỏ, đường dẫn truyền thị giác được tiếp tục bởi các tế bào thần kinh khác tạo nên tia thị chạy trong chất trắng của vỏ não để tận cùng ở thùy chẩm của đoan não (vùng trung khu thị giác của vỏ não).

Dây thần kinh số II thật ra là sự phát triển dài ra của não nên cũng có ba lớp màng não bao dọc dây thần kinh, giới hạn một khoang dưới màng nhện chứa dịch não tủy bao xung quanh dây thần kinh thị giác (ở trung tâm dây thần kinh này có động mạch trung tâm võng mạc), do đó người ta có thể đánh giá tình trạng áp lực nội sọ bằng cách soi đáy mắt.

1.3. Dây thần kinh tiền đình - ốc tai (VIII)

Dây thần kinh số VIII được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt:

Phần ốc tai: thuộc cơ quan tiếp nhận âm thanh (nghe).

Phần tiền đình: thuộc cơ quan thăng bằng (giữ thăng bằng cho cơ thể)


Cả hai phần trên đều có hạch thần kinh ngoại biên nằm ở tai trong: hạch tiền đình và hạch xoắn ốc tai.

2. Các dây thần kinh vận động

2.1. Dây thần kinh vận nhãn (III)

Gồm có hai phần: vận động có ý thức và các sợi đối giao cảm. Nguyên ủy thật ở nhân chính (vận động có ý thức) và nhân phụ (đối giao cảm), nằm ở trung não ngang mức lồi não trên.

Dây thần kinh vận nhãn cho ra các sợi sau:

Những sợi vận động: để vận động cho năm cơ vân của nhãn cầu: cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ chéo dưới và cơ nâng mi trên => Vận động nhãn cầu và mi mắt.

Những sợi đối giao cảm: chạy đến hạch mi, hạch này nằm ở phần sau ổ mắt, và từ hạch mi cho các sợi đi đến vận động cho cơ co đồng tử

2.2. Dây thần kinh ròng rọc (IV)

Dây thần kinh số IV có nguyên uỷ thật là nhân thần kinh ròng rọc, nằm ở trung não và chi phối vận động cho cơ chéo trên của nhãn cầu.

2.3. Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI)

Dây thần kinh số VI có nguyên ủy thật là nhân thần kinh vận nhãn ngòai, nằm ở cầu não, nguyên ủy hư ở rãnh hành cầu, từ đây chạy ra trước qua xoang tĩnh mạch hang, vào ổ mắt qua khe ổ mắt trên để vận động cho cơ thẳng ngoài của nhãn cầu.

2.4. Dây thần kinh phụ (XI)

Dây thần kinh số XI có nguyên ủy thật gồm hai phần: nhân hoài nghi của hành não và đoạn đầu của tủy gai. Dây thần kinh số XI vận động cho cơ ức đòn chũm và cơ thang (giúp xoay đầu và nâng vai).

2.5. Dây thần kinh hạ thiệt (XII)

Dây thần kinh số XII có nguyên ủy thật là nhân vận động của dây thần kinh hạ thiệt nằm ở hành não, nguyên ủy hư ở rãnh bên trước của hành não. Dây thần kinh đi qua ống thần kinh hạ thiệt để ra khỏi sọ, vòng ra trước để vận động cho tất cả các cơ của lưỡi.

3. Các dây thần kinh hỗn hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023