Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12


được thành công, theo VAFI, trong vai trò đồng chủ nợ các ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, các ngân hàng nên sử dụng các công ty con của mình như công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khoán hóa.

Cấp phép cho ngân hàng nước ngoài tham gia vào hoạt động mua bán nợ xấu. Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những nhà băng yếu kém.

3.2.2 Nhóm giải pháp vi mô‌


3.2.2.1 Đối với NHTM


Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM.


Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM là một vấn đề lớn cần xem xét xây dựng trong cả một quá trình dài, tuy nhiên, việc quan trọng đầu tiên trong việc nâng cao năng lực rủi ro của các NHTM đó là cần phải gấp rút xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ dựa trên các thông tư, hướng dẫn của các ban ngành. Trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định cho vay, phân loại nợ chính xác nhất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cho nhân viên tín dụng.


Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Trước thực trạng ý thức đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên tín dụng kém như hiện nay thì việc tuyên truyền, giáo dục họ nâng cao ý thức là cần thiết nhưng chưa đủ, cần có chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Có như thế thì mới có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên tín dụng. Đồng thời mỗi NHTM phải có chế độ đào tạo, lương thưởng hợp lý cho các nhân viên tín dụng.

Tiếp tục xác định đúng thực trạng nợ xấu để có giải pháp xử lý phù hợp.


Chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ.

NHTM tiếp tục tăng cường trích lập, phân loại nợ chính xác, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.

Các NHTM nên tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất tiền vay đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác

Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng.


Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy các ngân hàng phải thường xuyên theo dòi, đổi mới các công nghệ hiện đại, áp dụng vào lĩnh vực ngân hàng. Ứng dụng hệ thống công nghệ ngân hàng vào việc quản lý và theo dòi, giám sát tín dụng. Các tiêu chuẩn phân loại nợ mới, tiêu chuẩn Basel II đòi hỏi phải có hệ thống công nghệ tiên tiến mới đáp ứng được. Việc áp dụng các công nghệ mới cũng giúp tránh được tình trạng chủ quan của các cá nhân trong hoạt động cho vay và giám sát. Thông qua một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại cũng sẽ giúp các NHTM có thể thấy rò hơn mức độ nghiêm trọng nợ xấu tại ngân hàng để có phương án xử lý và ngăn ngừa thích hợp. Việc quản lý rủi ro tín dụng cũng được nâng cao

3.2.2.2 Đối với các Doanh Nghiệp


Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, bố trí vốn đúng nguyên tắc, sử dụng vốn có hiệu quả, ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán, cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ sở hữu (D/E) không vượt quá trung bình của ngành, thường xuyên đánh giá thực trạng tài chính DN thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng


chẳng hạn như chỉ tiêu ROA, ROE .. để đưa ra các kiến nghị cảnh báo về tình hình tài chính là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là xử lý và ngăn ngừa nợ xấu.

Thực hiện tái cơ cấu DNNN (là nhóm khách hàng có số dư nợ lớn nhất của ngân hàng), Nhà Nước, Chính phủ không nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này, để các DN hoạt động theo cơ chế thị trường, DN nào không cạnh tranh được thì sẽ tự đào thải. Bên cạch đó, các DN cần tái cơ cấu tài chính DN được tiến hành theo đề án mà Chính phủ đã phê duyệt, nhằm nâng cao năng lực của các DNNN được coi là giải pháp tích cực. Xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD, các ngân hàng phải đi đôi với việc tiến hành tái cơ cấu DN. Không thể tồn tại một hệ thống ngân hàng mạnh trên cơ sở một nền kinh tế có các DN yếu kém

Các DN phải thay đổi hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ, hạn chế đầu tư dàn trải, đầu tư vào các ngành nhiều khó khăn như BĐS, vật liệu xây dựng. Thay đổi phương thức bán hàng, hạn chế những khoản công nợ khó thu hồi (việc trả sau chỉ nên thực hiện cho các đối tác nhiều uy tín, khả năng thanh toán tốt). Hạn chế việc mua nguyên vật liệu quá nhiều dẫn đến hàng tồn kho nhiều, dễ bị ứ đọng vốn

Các DN cùng ngành hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nên lập các Hiệp hội Ngành, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để có được tiếng nói chung của các DN trong ngành, cũng như trao đổi kinh nghiệm, hướng phát triển trong tương lai. Việc thành lập các diễn đàn Ngành là nơi trao đổi, tìm và gặp gỡ đối tác, hình thành thị trường đầu vào, đầu ra, giúp các DN dễ dàng tìm đến với nhau hơn.

Xây dựng kế hoạch huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng, cũng như nguồn vốn vay khác, nhằm giúp các DN được tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Việc làm này thật sự cần thiết trong tình hình kinh tế tài chính nhiều khó khăn và bất ổn hiện nay.

Phát triển nguồn nhân lực cho các DN, tập trung nâng cao năng lực quản trị cho các DN. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Rà soát và kết hợp các


giải pháp tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật

3.2.3 Nhóm giải pháp dựa trên mô hình nghiên cứu


Qua mô hình nghiên cứu thì nợ xấu biến động cùng chiều với dư nợ tín dụng, do đó dư nợ quá lớn, tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tăng trưởng huy động kéo theo việc các ngân hàng ồ ạt cho vay, dẫn đến nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng. Vì vậy, việc quan trọng cần làm là đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý. Trong quá trình cấp tín dụng phải thẩm định khả năng thu hồi vốn, tránh cho vay tràn lan chạy theo chỉ tiêu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khoản vay.

Lãi suất là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến nợ xấu. Lãi suất cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng làm gia tăng nợ xấu. Các ngân hàng muốn giảm nợ xấu thì nên xem xét lãi suất một cách hợp lý, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận. NHNN nên cập nhật thường xuyên các mức lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát đi ngược chiều với nợ xấu, khi tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định thì tỷ lệ nợ xấu giảm xuống vì các doanh nghiệp có môi trường hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận nên các khoản nợ ngân hàng được hoàn trả đúng cam kết. Vì vậy, các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế cũng có thể giải quyết phần nào tình hình nợ xấu hiện nay. Để đạt được kết quả tích cực trên thì Chính phủ cần phối hợp các chính sách vĩ mô tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững.

Ngoài các yếu tố định lượng, nợ xấu còn ảnh hưởng bởi các yếu tố định tính nên việc đề xuất các giải pháp cũng nên xét tới ảnh hưởng của các yếu tố này để đạt được kết quả cao trong công tác xử lý nợ xấu.

3.2.4 Nhóm giải pháp về con người (nhân viên ngân hàng)


Về tổ chức, điều hành công tác thẩm định.

Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Mỗi bộ phận nên có cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.

Về công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ thẩm định.

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó, cán bộ thẩm định cần: nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNN. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng và có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng

Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên giám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

Về công tác kiểm tra, kiểm soát.

Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó:

- Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.


- Kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác

3.3 KIẾN NGHỊ‌


3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ


Cần có giải pháp về phòng chống tham nhũng


Tham nhũng, trục lợi cũng gián tiếp ảnh hưởng đến vấn đề nợ xấu hiện nay. Việc thực hiện xử lý nợ xấu hiển nhiên sẽ tốn rất nhiều chi phí, vì vậy không tránh khỏi tình trạng một bộ phận cán bộ, viên chức nhà nước lợi dụng sơ hở, đục khoét của công. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến yêu cầu xử lý nợ xấu và quan trọng hơn hết là niềm tin của công chúng vào cách chính sách của Chính phủ

Miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…), có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp

Việc này giúp các doanh nghiệp mau chóng phục hồi hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất. Doanh nghiệp phát triển thì mới có tiềm lực để thanh toán các nghĩa vụ nợ vay cho Ngân hàng. Đến lượt ngân hàng, lại là kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp tái hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan hệ chặt chẽ và luôn được xem trọng. Việc miễn thuế cho các doanh nghiệp cần được xem xét cân nhắc thỏa đáng, tránh tình trạng lãng phí, ảnh hưởng đến nợ công và các chính sách tài khóa, tiền tệ khác.

Chính phủ cần hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu


Hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý tài sản đảm bảo nhằm giúp các ngân hàng thu hồi được vốn vay, đồng thời quy định rò các điều luật trong các văn bản ban hành kèm theo. Cơ sở pháp lý của việc xử lý các tài sản đảm bảo được quy định hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp hơn 10 năm vẫn chưa phát mãi được tài sản để thanh lý khoản vay. Hiện nay, số lượng tài sản đảm bảo thế chấp tại các ngân hàng là rất lớn.


Vì vậy, việc xử lý các tài sản đảm bảo này sẽ làm tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng giảm đi đáng kể. Tránh tình trạng ban hành các văn bản chồng chéo dẫn đến việc xử lý, phát mãi các tài sản đảm bảo khó khăn, tốn thời gian và chi phí, hiệu quả lại không cao.

Sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ vào công cuộc xử lý nợ xấu.


Quan sát quá trình xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, thì dù ở hình thức nào và dù thành công hay thất bại đều có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ dưới dạng trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu hay tiền mặt. Việc hỗ trợ nguồn vốn từ Chính Phủ giúp các NHTM có thêm một kênh tài trợ để xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn.

Cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Việc tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sẽ kích thích nhiều ngành kinh tế phát triển, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước‌


NHNN làm đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn các NHTM hoàn thiện hệ thống chấm điểm nội bộ, quy trình cảnh báo nợ sớm theo một chuẩn mực chung. Trên cơ sở đó, tiến tới kết nối thông tin của các ngân hàng về danh mục các khách hàng của toàn hệ thống, giúp các NHTM có cơ sở để kiểm tra sức khỏe của các doanh nghiệp trước khi cho vay, đồng thời giúp NHNN giám sát hoạt động cho vay của các ngân hàng dễ dàng hơn. Hiện nay việc này đã được thực hiện thông qua trung tâm CIC nhưng chỉ dừng lại ở việc các ngân hàng báo nhóm nợ lên cho CIC, chứ chưa có một chuẩn mực để đánh giá. Hơn nữa, việc gửi nhóm nợ của các ngân hàng còn có độ trễ khác nhau ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cũng cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác, bao gồm:


Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu

Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, giảm nợ xấu và có cơ sở để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế

Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này

Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.

NHNN cần tiến hành thanh tra cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam từ đây đên hết 2015. Việc thanh tra giám sát sẽ giúp NHNN có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng “sức khỏe” của các NHTM, thực hư số dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng. Từ đó, tiến hành các biện pháp hỗ trợ, nghiêm khắc phê bình, xử phạt những trường hợp vi phạm

Việc áp dụng thông tư 02 có thể sẽ làm tỷ lệ nợ xấu cũng như số tiền trích lập dự phòng gia tăng nhưng đây là việc làm cần thiết để NHNN bắt buộc các NHTM phải minh bạch, công khai hóa các khoản nợ xấu, giúp các ngân hàng nâng cao tính an toàn trong hoạt động, phát triển hoạt động kinh doanh bền vững, tránh được tình trạng tăng trưởng nóng tín dụng trong thời gian vừa qua.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022