Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 16


- Tài sản so với GDP (Assets to GDP): Chỉ số này được tính bằng cách lấy giá trị tổng tài sản tài chính của các công ty tài chính khác chia cho tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số này đo lường vai trò của các tổ chức tài chính khác đối với nền kinh tế.


3. Các chỉ số về tổ chức phi tài chính (Nonfinancial Corporations)


- Tổng nợ so với vốn chủ sở hữu (Total debt to equity): Là một chỉ số đo lường đòn bẩy tài chính của tổ chức phi tài chính - các hoạt động được tài trợ bởi vốn vay.

- Doanh thu trên vốn chủ sở hữu (Return on equity): Đây là một chỉ số về lợi nhuận, thường được sử dụng để tính hiệu quả sử dụng vốn của các tổ chức phi tài chính.

- Thu nhập so với chi phí trả lãi và nợ gốc (Earnings to interest and principal expenses): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy giá trị các khoản thu nhập (thu nhập ròng) trước lãi phải trả và thuế cộng với lãi từ hoạt động phi tài chính khác chia cho giá trị khoản nợ phải thanh toán cùng kỳ. Chỉ tiêu này đo lường năng lực của tổ chức phi tài chính trong việc trả nợ (lãi và tiền gốc). Chỉ số này được xem như một chỉ báo quan trọng về nguy cơ không thể trả được nợ của tổ chức phi tài chính.

- Nguy cơ rủi ro ngoại hối so với vốn chủ sở hữu (Net foreign exchange exposure to equity): Chỉ số này đo lường “nguy cơ rủi ro nguồn ngoại tệ” của tổ chức phi tài chính. Nguy cơ rủi ro ngoại tệ càng lớn thì áp lực lành mạnh tài chính càng tăng, thường sẽ dẫn đến hệ quả là phá giá đồng tiền.

- Số bước hay số các thủ tục cần thiết được áp dụng khi phá sản (Number of bankcruptcy proceedings initated): Đây là số bước cần thiết để xử lý một tổ chức phi tài chính phá sản. Chỉ số này là một chỉ số đo lường xu hướng phá sản, nó chịu tác động của các quy định pháp lý liên quan và đặc trưng về phá sản của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


4. Các chỉ số về hộ gia đình:

Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 16


- Nợ của hộ gia đình so với GDP (Household debt to GDP): Chỉ số này đo lường tổng nợ của hộ gia đình cư trú trong nước so với GDP (thường liên quan đến nợ tiêu dùng và nợ bất động sản).

- Nợ phải trả của hộ gia đình so với thu nhập (Household debt service and principal payment to income): Chỉ số này được tính toán bằng cách lấy nợ phải trả của hộ gia đình chia cho tổng thu nhập của hộ gia đình trong cùng một thời kỳ. Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình (gồm cả trả lãi và trả nợ gốc).


5. Các chỉ số về thanh khoản của thị trường:


- Chênh lệch trung bình giữa giá chào mua và giá chào bán trên thị trường chứng khoán (Average bid-ask spread in the securities market1): Chỉ số này là chênh lệch giữa giá chào mua tốt/cao nhất và giá chào bán tốt/thấp nhất trên thị trường chứng khoán. Chênh lệnh giữa giá chào mua và giá chào bán có xu hướng được thu hẹp trong thị trường chứng khoán thanh khoản cao và hiệu quả. Đây là một chỉ số đo lường tính hiệu quả của thị trường chứng khoán.

- Tỷ lệ doanh thu bình quân hàng ngày trên thị trường chứng khoán (Average daily turnover ratio in the securities market): Chỉ số này được tính toán bằng cách lấy số lượng chứng khoán được mua và bán trong phiên giao dịch chia cho trung bình số chứng khoán tại thời điểm mở và đóng cửa phiên giao dịch. Chỉ số này là thước đo độ sâu của thị trường- tức là khả năng hấp thụ khối lượng lớn chứng khoán giao dịch mà không làm ảnh hưởng đến mức giá thị trường.


6. Các chỉ số về thị trường bất động sản:


- Giá bất động sản của khu vực dân cư (Residential real estate prices): Chỉ số này bao gồm các chỉ số giá bất động sản của khu vực dân cư. Hiện nay, kinh nghiệm quốc tế còn hạn chế trong việc xây dựng chỉ số bất động sản đại diện vì các thị trường bất động sản là không đồng nhất. Nếu sự tăng giá bất động sản đi kèm với


suy thoái kinh tế mạnh có thể có ảnh hưởng bất lợi đến tính lành mạnh của lĩnh vực tài chính vì nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và giá trị của tài sản thế chấp.

- Giá bất động sản của khu vực thương mại (Commercial real estate prices): Chỉ số này có ý nghĩa tương tự như với chỉ số giá bất động sản của khu vực dân cư, nghĩa là nếu sự tăng giá bất động sản khu vực thương mại đi kèm với suy thoái kinh tế sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của hệ thống tài chính vì nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và giá trị của tài sản thế chấp.

- Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản dành cho khu dân cư so với tổng dư nợ (Residential real estate loans to total loans): Đây là chỉ số dùng để xác định áp lực của tổ chức nhận tiền gửi đối với lĩnh vực bất động sản dân cư. Nếu nguồn vốn tập trung cao cho lĩnh vực bất động sản dân cư sẽ là tín hiệu dẫn đến sự bất ổn định trên thị trường tài chính.

- Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản dành cho khu thương mại so với tổng dư nợ (Commercial real estate loans to total): Đây là chỉ số dùng để xác định áp lực của tổ chức nhận tiền gửi đối với lĩnh vực bất động sản thương mại, cũng như khả năng gây ra bất ổn cho thị trường tài chính khi các tổ chức nhận tiền gửi tập trung quá nhiều vốn cho vay lĩnh vực này.

Hiện nay, trên thế giới có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đang công bố Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của quốc gia mình trên website của IMF2 với định kỳ quý, 6 tháng, năm. Những nước phát triển thường công bố đầy đủ 40 chỉ số trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính, còn các nước đang phát triển và mới nổi chưa công bố được đầy đủ 40 chỉ số nêu trên, nhất là đối với các chỉ số khuyến khích của tổ chức nhận tiền gửi (nêu tại điểm 1.2 của bài viết). Khu vực Châu Á có 11 quốc gia công bố Bộ chỉ số này trên website của IMF, trong đó có 7 nước đang phát triển gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philipines và Thái Lan.


Phụ lục 7: Nguyên tắc về quản lý nợ xấu của Ủy ban Basel


Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 1975. Uỷ ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, Thụy Điển và Bỉ.

Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận. Điều này có thể thực hiện được nhờ việc xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Sau đây là 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu của ủy ban Basel, đây là những định hướng trong việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp:


Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…)

Nguyên tắc 2: Trên cơ sở nguyên tắc 1, ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hướng mà HĐQT phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dòi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư.

Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm của mình. Đối với các sản phẩm mới, các ngân hàng cũng cần được định


lượng rủi ro, đưa ra được các chính sách phát triển sản phẩm và phòng ngừa rủi ro phù hợp và phải được HĐQT phê duyệt trước khi đưa vào hoạt động.


Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh


Nguyên tắc 4: Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rò ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rò thị trường mục tiêu của ngân hàng, đồng thời phải hiểu rò khách hàng vay vốn cũng như mục đích và cơ cấu khoản tín dụng.

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn múc tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dòi được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.

Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần có quy trình rò ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại.

Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt các khoản tín dụng cho các công ty và các cá nhân có liên quan được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ phải được theo dòi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để loại trừ rủi ro.


Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dòi tín dụng phù hợp:


Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng. Việc quản lý tín dụng là một yếu tố quan trọng nhằm duy trì sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng. Khi đã cấp tín dụng, trách nhiệm của bộ phận kinh doanh kết hợp với đội ngũ quản lý hỗ trợ tín dụng là phải đảm bảo cho khoản tín dụng được duy trì.


Việc này gồm cập nhât hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính từ phía khách hàng tại thời điểm hiện hành, gửi đi các thông báo về gia hạn và soạn thảo hợp đồng vay. Với phạm vi trách nhiệm của công tác quản lý tín dụng, cơ cấu tổ chức của bộ phận này thay đổi tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của từng ngân hàng.

- Tại các ngân hàng lớn, trách nhiệm đối với bộ phận quản lý tín dụng khác nhau thường được giao cho các phòng ban khác nhau.

- Tại các ngân hàng nhỏ, một số cá nhân có thể giải quyết công việc của vài bộ phận nghiệp vụ.

Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần có hệ thống theo dòi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ.

Nguyên tắc 10: Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng cần nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động ngân hàng.

Nguyên tắc 11: Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục cho vay, bao gồm cả sự xác định của tập trung rủi ro.

Nguyên tắc 12: Ngân hàng phải có hệ thống theo dòi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.

Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần tính đến các thay đổi trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng liên quan và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện phức tạp.

Nguyên tắc 14: Xây dựng hệ thống đánh giá cập nhật và độc lập về quá trình quản lý rủi ro tín dụng và kết quả đánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho HĐQT và ban giám đốc.


Nguyên tắc 15: Chức năng tín dụng của ngân hàng cần được quản lý hiệu quả và rủi ro tín dụng được nằm trong hệ thống tiêu chuẩn về thận trọng và các giới hạn nội bộ. Ngân hàng cần xây dựng hệ thống và tăng cường kiểm soát nội bộ và các hoạt động khác nhằm đảm bảo việc báo cáo kịp thời với các cấp lãnh đạo về các vi phạm chính sách, thủ tục và giới hạn tín dụng.

Nguyên tắc 16: Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Nguyên tắc 17: Các cơ quan giám sát yêu cầu ngân hàng có hệ thống phát hiện, đo lường, theo dòi , kiểm tra và xử lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, tiến hành đánh giá độc lập về các chiến lược, chính sách, thủ tục và thực hành có liên quan đến việc cấp tín dụng và quản lý liên tục đối với danh mục đầu tư, xem xét việc đặt ra các giới hạn thận trọng để hạn chế rủi ro của các ngân hàng đối với từng bên vay hay một nhóm đối tác liên quan.


Phụ lục 8: Danh mục một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của NHTM

(i) Luật dân sự số33/2005/QH11 ngày 16 tháng 06 năm 2006 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(ii) Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(iii) Luật thi hành án dân sự số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(iv) Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(v) Luật đất đai 2003 số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(vi) Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(vii) Luật kinh doanh BĐS số 63/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(ix) Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(x) Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

* Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng Việt Nam


(i) Luật các TCTD năm 2010 (Luật số: 47/2010/QH12) được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

(ii) Luật ngân hàng nhà nước Vệt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010.


(iii) Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM do Chính phủ ban hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022