Phân Tích Mô Hình Ứng Dụng Tmđt Của Hãng Hàng Không Pacific Airlines .


Hình 9 Trang e commerce demo của Aerosup Bản thân các Hãng hàng không cũng là những 1


Hình 9. Trang e-commerce demo của Aerosup


Bản thân các Hãng hàng không cũng là những đối tác của nhau trong việc mua đi bán lại máy bay, và TMĐT cũng giúp họ thực hiện điều này một cách dễ dàng khi mà những trang web như www.globalair.com ra đời. Tại đây, không chỉ các Hãng máy bay có thể mua bán, trao đổi máy bay của mình mà cả những tư nhân có máy bay cũng hoàn toàn có thể tham gia giao dịch. Trang web này có đủ tính năng để việc giao dịch trở nên dễ dàng, từ việc cung cấp danh sách máy bay cần giao dịch được cập nhật hàng ngày và được chia theo chủng loại, chức năng, kích cỡ nhằm đơn giản hóa quá trình tìm kiếm cho khách hàng. Chẳng hạn như chia theo máy bay mới và cũ, đã qua sử dụng, máy bay thương mại, máy bay trực thăng, máy bay phản lực, máy bay 1 turbine, máy bay 1 piston, 2 turbine, 2 piston, máy bay đời cũ, v.v... Đồng thời, trang web cũng luôn cập nhật những giao dịch thành công mới nhất lên trang chủ trong phần Hot Deals!


Hình 10 Trang chủ của Globalair com Ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không trên thế 2


Hình 10. Trang chủ của Globalair.com

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không trên thế giới trong quan hệ doanh nghiệp – doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ: kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên website Hãng Hàng không của mình. Đối tượng hướng đến chính là những doanh nghiệp du lịch, bảo hiểm, những ngành liên quan trực tiếp đến ngành hàng không vì đi lại bằng đường hàng không ra quốc tế không thế thiếu bảo hiểm – điều kiện bắt buộc. Chính vì thế mà trên các website của các Hãng hàng không thường không bao giờ thiếu phần Quảng cáo (Advertising). Đây cũng là mảnh đất mảnh mỡ để các Hãng hàng không khai thác.‌


III. Phân tích mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng hàng không Pacific Airlines.

1. Giới thiệu chung về Pacific Airlines.

Công ty cổ phần Hàng không Pacific (Pacific Airlines) được thành lập ngày 12/12/1990 và chính thức hoạt động vào tháng 4/1991. Tính đến năm 2004, Pacific Airlines có 7 cổ đông gồm Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty du lịch Sài Gòn, Công ty xăng dầu Hàng


không Việt Nam, Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty bay dịch vụ Hàng không Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu Hàng không và Công ty Thương mại và đầu ư Giao thông vận tải. Vietnam Airlines từng là cổ đông lớn nhất nắm giữ 86,49% cổ phần của Pacific Airlines. Theo một quyết định của thủ tướng Việt Nam tất cả số cổ phẩn của Vietnam Airlines trong công ty này đã được chuyển cho Bộ tài chính vào tháng 1 năm 2005 và sau đó cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC – State Capital Investment Corporation).


1.1. Thời gian khủng hoảng.

Sau gần 14 năm hoạt động (tức là tính đến khoảng 2004), công ty cổ phần Hàng không Pacific (Pacific Airlines) công khai khoản lỗ 215 tỉ đồng. Số vốn 39 tỉ đồng của 7 cổ đông Pacific Airlines mới đạt hơn 50% vốn điều lệ, trong đó Vietnam Airlines cùng 4 cổ đông khác trong VNA chiếm đến 94%. Ít vốn nên không có tiền đặt cọc, Pacific Airlines phải tìm đến những hãng cho thuê máy bay giá cao “cắt cổ” trong lúc ngành hàng không thế giới khủng hoảng trầm trọng sau vụ 11/9/2001.

Cái giá $3550/giờ “thuê ướt” mấy năm trước đó đã làm cho Pacific mất 70-80 tỉ đồng một năm nên thu chẳng bù được chi vì chi quá lớn. Đã vậy, Pacific Airlines còn liên tục mở đường bay mới như tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – Hồng Kông, Macao, thành phố HCM – Hải Phòng với mục đích “khai thác triệt để giờ bay”. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch SARS, của chiến tranh và giá xăng dầu, chi phí an ninh tăng, cộng với việc điều tra, nghiên cứu thị trường không sát nên lượng hành khách đi trên các chuyến bay này quá ít. Càng bay càng lỗ, ban điều hành không kịp thời cắt bỏ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là các đường bay mới chịu lỗ 20-30 tỉ, hơn 3 năm lỗ gần trăm tỉ.

Khó khăn đến với hãng không dừng ở đó, các đường bay tới Đài Bắc, Cao Hùng (Đài Loan) có lãi một chút thì lại phải cạnh tranh với các Hãng Eva Air,


China Airlines và cả với Vietnam Airlines nên cuộc mưu sinh càng trở nên phức tạp. Những tổn thất do lỗ trong kinh doanh và khai thác máy bay khiến cho Pacific Airlines suy sụp từ năm 2001 đến cuối 2004 không gượng được. Nợ phải trả ngay cho hãng Region Air, Công ty xăng dầu hàng không, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác cộng lại hơn 200 tỉ đồng. Điều này dẫn tới cơn khủng hoảng tài chính của Pacific Airlines vì khó có thể vay mượn của ngân hàng hoặc Vietnam Airlines để trang trải nợ nần, đặc biệt là khoản thuê máy bay. Có vài triệu USD, Pacific Airlines mới mong thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn nợ nần mà Region Air đang buộc chặt cánh bay của Pacific Airlines.


1.2. Thời gian khôi phục và phát triển.

Đến tháng 1 năm 2005, nhờ việc luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước, con đường mới dành cho Pacific Airlines bắt đầu mở ra. Cùng lúc này, Pacific Airlines đã tích cực tái cơ cấu lại, cắt bớt đường bay không hiệu quả và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó hãng đã phần nào giảm bớt được các khoản lỗ.

Từ 13 tháng 2 năm 2007, Pacific Airlines chuyển đổi đồng bộ thành Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam. Việc chuyển đổi này cho phép công ty tổ chức kinh doanh phù hợp hơn với thị trường hàng không nội địa và khu vực trong phạm vi 5 giờ bay phản lực. Đối với thị trường này, các yếu tố giá vé rẻ và tần suất bay cao của Pacific Airlines trở nên quan trọng trong việc kích thích thị trường tăng trưởng nhanh và biến vận tải hàng không thành phương tiện giao thông công cộng cho nhiều đối tượng hành khách. Các biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí theo mô hình hàng không giá rẻ cho phép Pacific Airlines kinh doanh hiệu quả, đồng thời hành khách của Pacific Airlines được hưởng lợi ích thiết thực từ giá vé máy bay rẻ hơn nhiều so với hàng không truyền thống. Giá rẻ không có nghĩa là chất lượng kém mà là giảm những dịch vụ không cần thiết


do bay chặng bay ngắn, và máy bay hãng khai thác luôn phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế về mặt kỹ thuật, trên thế giới không có quy định nào về việc máy bay nào dùng riêng cho hãng hàng không giá rẻ.

Ngày 26/4/2007, tập đoàn Qantas của Úc đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước SCIC về việc mua 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa điểm đặt chân vào châu Á, nhất là Đông Nam Á – một thị trường “béo bở” cho hãng hàng không giá rẻ kiếm lời. ( Năm 2007, Jetstar được bình chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới ).

Giờ đây, Pacific Airlines đang tiến hành tái cơ cấu thành hãng hàng không đa sở hữu đầu tiên ở Việt Nam, bao gồm các cổ đông thuộc Nhà nước là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC, cổ đông liên kết Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigon Touris – doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lớn nhất Việt Nam), nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Qantas Airways (Úc). Mục tiêu đa dạng hóa sở hữu là để Pacific Airlines tạo dựng năng lực tài chính mạnh mẽ và tổ chức quản trị - điều hành theo các chuẩn mực quốc tế tốt nhất. Trên nền tảng đó, Pacific Airlines phát triển nhanh đội máy bay và các nguồn nhân lực cần thiết khác, mở rộng mạng lưới đường bay nội địa và quốc tế, tạo khả năng cạnh tranh cao, kinh doanh đạt hiệu quả và mang lại những lợi ích thiết thực cho các cổ đông.

Pacific Airlines khai thác Boeing B737-400 của Mỹ, B737 là một trong những dòng máy bay thành công nhất trong lịch sử hàng không thế giới, được sản xuất ra với số lượng lớn hơn bất kỳ dòng máy bay nào khác (hơn 5000 chiếc, chiếm ¼ số lượng máy bay phản lực đã xuất xưởng). Các hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng trên thế giới khai thác B737 bao gồm Southwest Airlines (Mỹ), Ryan Air và Easy Jet (Châu Âu), Virgin Blue (Úc), GOL (Brazil) và nhiều hãng


hàng không khác nữa. Các máy bay Boeing B737- 400 của Pacific Airlines có 168 ghế bọc da đồng hạng phổ thông (economy class leather seats).


1.3. Chiến lược kinh doanh

Pacific Airlines nhận thấy rằng đối với các chuyến bay nội địa và quốc tế dưới 5 giờ bay thì dịch vụ hạng thương gia (business class) là không thực sự cần thiết, lãng phí cho cả hành khách lẫn hãng hàng không, làm phức tạp quy trình phục vụ và kết quả là giá vé máy bay đắt hơn cho mọi hành khách, vì kể cả hành khách hạng phổ thông cũng phải chia sẻ chi phí chung của chuyến bay với hành khách hạng thương gia.

Pacific Airlines quan niệm rằng họ kinh doanh “không phải bán cái họ có, mà là bán cái khách hàng cần”. Pacific Airlines tin rằng đối với mội hành trình ngắn thì những điều hành khách thực sự cần lại là việc bay đúng giờ , tần suất bay dày để hành khách có nhiều sự lựa chọn hơn, thời gian làm thủ tục nhanh gọn tại sân bay đi và đến, giá vé máy bay rẻ, cách mua vé đơn giản và thái độ phục vụ tận tình, thân thiện. Những giá trị này chính là cơ sở để Pacific Airlines lựa chọn mô hình hàng không giá rẻ với dòng máy bay Boeing B737-400, và cách thức để đến với khách hàng nhanh nhất, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu như trên của khách nhanh chóng, thuận tiện mà lại tiết kiệm được chi phí – điều vô cùng ý nghĩa với Pacific Airlines đang trong giai đoạn khó khăn nợ nần, chính là ứng dụng TMĐT – con đường hợp lý nhất, hiệu quả nhất mà Hãng đã chọn .Cụ thể việc ứng dụng chính là Pacific Airlines sử dụng vé điện tử (E- ticket) thay cho vé giấy thông thường thông qua website www.pacificairlines.com.vn cung cấp, cập nhật các chuyến bay, các dịch vụ của hãng đồng thời là hãng hàng không đầu tiên ở Việt Nam cho phép thanh toán trực tuyến.

Pacific Airlines là thương hiệu tốt ở Việt Nam, nhưng chưa đủ mạnh để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế theo chiến lược và kế hoạch mà hội


đồng quản trị đã đặt ra. Bản thân “nội dung” chất lượng thực tế của Pacific Airlines đã vượt qua “hình thức” của thương hiệu hiện nay, vì vậy cần có một thương hiệu mạnh hơn để phát triển nhanh và hiệu quả. Việc đầu tư vào thương hiệu hiện có vừa tốn kém tiền bạc, vừa làm lỡ cơ hội phát triển. Đó chính là lý do tại sao Pacific Airlines lựa chọn phương án nhượng quyền thương hiệu (franchising) mà họ là người mua để sử dụng thương hiệu nổi tiếng Jetstar mà cổ đông chiến lược của Pacific Airlines là Qantas đang sở hữu. Đây là sự thay đổi toàn diện và đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Kể từ ngày 23/5/2008, Pacific Airlines bắt đầu mang thương hiệu Jetstar Pacific, tất cả mọi thứ từ nội dùng đến hình thức đều sẽ thay đổi để phù hợp với Jetstar, trong đó bao gồm cả website của Hãng, chuyển thành www.jetstar.com/vn/index.html cùng với cam kết “Giá rẻ hàng ngày. Mọi người cùng bay”.


2. Thực trạng ứng dụng TMĐT của Pacific Airlines

2.1. Giới thiệu website của Hãng và các chức năng của website.

2.1.1. Trang chủ và chức năng các thanh thực đơn chính.

Như đã trình bày ở phần trước, do hãng đã mang thương hiệu mới là Jetstar Pacific nên trang web của Hãng www.pacificairlines.com.vn với màu xanh da trời và trắng – 2 màu chủ đạo đã được dỡ bỏ. Kể từ giữa năm 2008, tất cả các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar, bao gồm cả Jetstar Pacific và các đại lý bán vé máy bay sẽ cùng sử dụng và khai thác chung một trang web trên internet tại địa chỉ www.jetstar.com(Từ phần này, khóa luận xin sử dụng tên gọi Jetstar Pacific Airlines thay cho Pacific Airlines như trên). Với Jetstar Pacific Airlines, trang chủ sẽ được giới thiệu bằng tiếng Việt để thuận tiện cho người sử dụng tại địa chỉ www.jetstar.com/vn/index.html. Website nhìn chung được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ theo dõi, có thể theo dõi thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm các thông tin:


- Giá vé rẻ: bao gồm các thông tin khuyến mãi về giá vé được cập nhật hàng ngày; giới thiệu thông tin về 3 loại giá vé mà hãng cung cấp theo mức giá giảm dần, đó là: Giá StarClass , Giá Jetflex và Giá JetSaver / JetSaver Light cùng các điều kiện, điều khoản đi kèm như khả năng hoàn lại vé, phí hoàn vé, thời gian làm thủ tục, số lượng hành lý ký gửi và hành lý xách tay v.v…

- Khách sạn và tour: giới thiệu thông tin về các khách sạn và các tour du lịch cho hành khách, dịch vụ cho thuê xe ô tô. Tuy nhiên hiện nay khi click vào mục này mới có thông tin về các khách sạn của Úc và New Zealand.

- Bảo hiểm du lịch: liên kết trực tiếp tới Công ty Bảo hiểm AIG – đối tác của Jetstar, giúp khách hàng có thể dễ dàng mua bảo hiểm du lịch khi có nhu cầu và họ được giới thiệu thêm các loại hình bảo hiểm khác của AIG.

- Về Jetstar: giới thiệu cho hành khách lịch sử của hãng hàng không Jetstar, thương hiệu Jetstar trên toàn cầu và thông tin về Jetstar Pacific. Ngoài ra, mục này còn cung cấp những bản tin mới nhất về Hãng, giới thiệu đội máy bay Hãng khai thác, đội ngũ nhân viên và những cơ hội tuyển dụng cho những ai quan tâm.

- Chính sách: mục rất được hành khách quan tâm chỉ sau giá vé, đó là cung cấp thông tin về việc Thưởng gấp đôi chênh lệch giá vé – một cam kết, một chính sách hỗ trợ khách hàng rất tốt và Jetstar Pacifc đang áp dụng, nghĩa là nếu khách hàng tìm thấy một giá vé bán trên Internet của Hãng hàng không nào thấp hơn giá vé JetSaver thấp nhất của Jetstar trên Jetstar.com cho một chuyến bay thẳng cùng hành trình vào thời điểm tương đương, và khách hàng vẫn mua giá vé JetSaver qua mạng hoặc qua Trung tâm phục vụ Khách hàng của Hãng, Hãng sẽ gửi cho khách hàng một Phiếu thưởng của Jetstar qua email vói trị giá gấp đôi chênh lệch giá vé, với điều kiện là Hãng có thể xác minh được giá vé thấp hơn đó khi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022