Vai Trò Của Tmđt Trong Kinh Doanh Lĩnh Vực Hàng Không.


vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Khách hàng trong nước và quốc tế có thể truy cập vào những trang web này để tìm kiếm thông tin về tour du lịch, giá cả, khách sạn, mô tả về các danh lam thắng cảnh cùng nhiều dạng dịch vụ khác, đặc biệt khách hàng có thể đặt phòng khách sạn trực tuyến, đặt tour du lịch trực tuyến, mua vé máy bay trực tuyến …

Ngoài sự nở rộ website của các công ty lữ hành, khách sạn nhà hàng, năm 2006 còn chứng kiến sự tăng trưởng dịch vụ trên nhiều cổng thông tin du lịch tổng hợp. Các website này thường do các doanh nghiệp TMĐT xây dựng và vận hành, nơi hội tụ thông tin về nhiều nhà cung cấp khác nhau trong dây chuyền dịch vụ liên quan đến du lịch như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, đặt tour, thuê xe v.v… Một thành công điển hình cho mô hình này là cổng thông tin khách sạn www.hotels.com.vn do công ty Hi-tek quản lý. Tính tới hết quý II năm 2006, tổng số khách sạn được hiển thị trên website này là 264, trong đó miền Bắc có 130 khách sạn và miền Nam có 134 khách sạn. Tổng doanh thu đặt phòng qua cổng thông tin khách sạn là khá cao.


Tháng

Doanh thu đặt phòng qua mạng ($)

1

28.486

2

16.904

3

27.990

4

34.096

5

9.662

6

8.336

Tổng

125.474

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Hình 5. Bảng doanh thu đặt phòng qua hotels.com.vn

2 quý đầu năm 2006


Hình 6 Trang chủ website www hotels com vn Với giao diện thân thiện và sự bố trí 1


Hình 6. Trang chủ website www.hotels.com.vn

Với giao diện thân thiện và sự bố trí hợp lý công cụ tìm kiếm nằm ngay giữa trang (Search hotels, Search Resorts v.v…), khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nơi ở phù hợp túi tiền và sở thích của mình. Ngoài ra danh sách thành viên của cổng thông tin du lịch này cũng được cập nhật thường xuyên trên trang chủ.

- Dịch vụ tư vấn

Trong lĩnh vực tư vấn, hầu hết các công ty mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng trang web nhằm giới thiệu hoạt động của mình, và thậm chí đôi khi không cập nhật thông tin lên trang web, tin tức trên web không song hành với tình hình thực tế của công ty. Họ chưa coi Internet như một công cụ cho phép tương tác với khách hàng. Việc tư vấn thu phí qua Internet chưa phát triển.Việc tư vấn trực tuyến chỉ mang tính hình thức, trên trang web có những phần để khách hàng đặt và gửi câu hỏi cho doanh nghiệp, nhưng dường như rất ít khi có hồi đáp.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở TP HCM tỏ ra năng động hơn trong việc khai thác Internet như một kênh quảng cáo thông tin và tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, rất nhiều trang web của những trung tâm tư vấn nhà đất đã được xây dựng với lượng thông tin phong phú như www.nhadat.com/hochiminh , www.ttbatdongsan.com, còn trong lĩnh vực tư


vấn pháp lý, công ty Tư vấn Luật Việt www.luatviet.com , www.luatgiapham.com – hãng luật chuyên Luật kinh doanh và Luật sở hữu trí tuệ v.v…

- Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến.

Đào tạo trực tuyến là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình giao tiếp giữa người dạy và người học trên các phương tiện điện tử, được coi là một phương thức đào tạo mới đem lại nhiều lợi ích cho người học như tiết kiệm thời gian, chi phí, không bị giới hạn về không gian, tận dụng công nghệ, lựa chọn được thứ mình cần học, nâng cao khả năng tổng hợp kiến thức, tiếp cận dễ dàng với những mô hình đào tạo hiện đại.

Cho đến nay trên cả nước có hơn 300 trang web cung cấp thông tin tư vấn về giáo dục, luyện thi trực tuyến, đào tạo từ xa, thí điểm thi trực tuyến, phục vụ tuyển sinh…. Ví dụ công ty cung cấp nhiều hình thức đào tạo tiếng Anh qua mạng như www.cleverlearn.com.vn, www.globalenglish.com.vn, và những công ty cung cấp các khóa học chuyên môn nghiệp vụ như Quản trị kinh doanh, Kỹ năng bán hàng, Kỹ năng lãnh đạo, điều hành … tiêu biểu là www.vietnamlearning.com.vn

- Dịch vụ trực tuyến dịch vụ công.

Năm 2006, trong bối cảnh hội nhập, Nhà nước cũng cần thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua quyết tâm hiện đại hóa nền hành chính, xâu dựng chính phủ điện tử để phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. Các cơ quan nhà nước trong thời gian qua đã bước đầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giao tiếp với doanh nghiệp, công dân. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đều đã có website riêng trong đó cung cấp nhiều thông tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp (ví dụ Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang www.hagiang.gov.vn). Một số cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương bắt đầu cung cấp trực tuyến dịch vụ công ở mức đơn giản như cấp giấy đăng ký kinh doanh điện tử, đấu thầu mua sắm công, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, cấp phép xây dựng, tra


cứu trạng thái hồ sơ, tra cứu thông tin quy hoạch, khai hải quan điện tử ( GVNET – một đơn vị thuộc Công ty Hệ thống thông tin FPT đã được Tổng cục Hải quan Việt Nam chọn làm đối tác triển khai thành công dịch vụ thông quan điện tử tại 2 chi cục Hải quan Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh với phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS ).


3. Các sàn giao dịch.

Tính đến cuối năm 2006, có khoảng 30 sàn giao dịch TMĐT B2B của Việt Nam đang hoạt động với cơ hội kinh doanh và số lượng thành viên tương đối lớn. Điểm đáng lưu ý là các ban quản lý các sàn giao dịch này đã có chiến lược kinh doanh rõ nét và đầu tư mạnh hơn cho phát triển sàn cả về công nghệ như phần mềm, máy chủ, mạng cũng như nguồn nhân lực, quảng bá hình ảnh, hỗ trợ thông tin.

Bên cạnh việc đăng tải các cơ hội kinh doanh mua bán hàng hóa dịch vụ, các sàn giao dịch đã cung cấp các hỗ trợ khác như đấu giá, đấu thầu trực tuyến, hỗ trợ thành viên trực tuyến , các bản tin điện tử. Tuy nhiên tiện ích lớn nhất của phần lớn các sàn TMĐT B2B ở Việt Nam mới giới hạn ở đăng tải nhu cầu mua bán và làm một trung tâm thương mại trưng bày và giới thiệu sản phẩm, việc đàm phán và ký kết hợp đồng trên sàn TMĐT hiện nay chưa phổ biến do tính năng hỗ trợ của các sàn chưa cao, giao dịch trên sàn cũng là một yếu tố khó lượng hóa được. Một số sàn tiêu biểu trong bảng xếp hạng các sàn TMĐT B2B hoạt động có uy tín nhất của năm 2006:


6 tháng đầu năm

Cả năm 2006

www.ecvn.gov.vn www.vnemart.com

www.gophatdat.com

www.ecvn.gov.vn www.vnemart.com

www.gophatdat.com


www.vietoffer.com

www.thuonghieuviet.com

www.e-vietnamlife.com

www.laocai.com.vn


(Nguồn: Báo cáo TMĐT 2006 – Bộ Thương mại)

Còn đối với sàn giao dịch TMĐT B2C, tính đến cuối năm 2006 Việt Nam có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch B2C. Họ kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận, khác với một số sàn TMĐT B2B do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận hành với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp làm quen với TMĐT.

Các doanh nghiệp kinh doanh các sàn TMĐT B2C đã bắt đầu quan tâm đến đảm bảo an toàn thông tin dù mức độ an toàn thông tin còn thấp và hầu hết các sàn chưa có giải pháp tốt cho thanh toán trực tuyến.

Trong năm 2006, số lượng hàng hóa giao dịch trên các sàn B2C đã tăng lên đáng kể, chất lượng phục vụ của các sàn cũng có đã có nhiều tiến bộ. Phần lớn các sàn TMĐT B2C hoạt động theo dạng siêu thị điện tử tổng hợp kinh doanh nhiều mặt hàng trong đó chủ yếu là mặt hàng có tiêu chuẩn cao nhưn hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang… và một số sàn cung cấp dịch vụ qua mạng như cung cấp vé máy bay, vé đường sắt, tuyển dụng lao động v.v..

Bảng xếp hàng một số sàn TMĐT B2C tiêu biểu năm 2006:


6 tháng đầu năm

Cả năm 2006

www.megabuy.com.vnwww.vdctravel.vnn.vnwww.vnet.com.vnwww.btsplaza.com.vnwww.tienphong-vdc.com.vn www.vdcsieuthi.vnn.vn

www.golmart.com.vn

www.btsplaza.com.vnwww.megabuy.com.vnwww.duylinhmobile.com.vnwww.123mua.com.vnwww.cleverlearn.com www.saigontourist.net

www.tienphong-vdc.com.vn

(Nguồn: Báo cáo TMĐT 2006 – Bộ Thương mại)


Chương 2.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG PACIFIC AIRLINES


Nói đến ứng dụng TMĐT người ta thường nghĩ ngay đến lĩnh vực hàng hóa, nhưng nếu chỉ thế thì không đủ. Hai năm qua Việt Nam đã chứng kiến ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn rất thành công và ngành hàng không cũng không nằm ngoài sân chơi này. Vì vậy trong chương 2, khóa luận sẽ nghiên cứu trước hết là vai trò của TMĐT đối với ngành hàng không, tiếp theo là xem xét tình hình ứng dụng TMĐT của ngành hàng không trên thế giới, cuối cùng sẽ đi vào phân tích mô hình ứng dụng TMĐT của Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines (nay với tên mới là Jetstar Pacific Airlines), so sánh với việc triển khai TMĐT của Vietnam Airlines, từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và hạn chế để làm mục đích cho việc xây dựng giải pháp ở chương 3. Ở đây khái niệm doanh nghiệp trong lĩnh vực Hàng không không chỉ có các Hãng hàng không mà còn cả các doanh nghiệp chế tạo máy bay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng máy bay và các doanh nghiệp khác liên quan đến ngành hàng không.‌


I. Vai trò của TMĐT trong kinh doanh lĩnh vực hàng không.

1. Quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin và tiếp thị cho thị trường với chi phí thấp.

Khi chưa ứng dụng TMĐT, để khách hàng biết và tìm đến doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức marketing truyền thống là quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông như qua truyền hình, báo chí và các ấn phẩm về du lịch về những đường bay mới, chương trình khuyến mãi mới dành cho hành khách v.v… Việc trao đổi thông tin được thực hiện thông qua các


cuộc giao dịch bằng điện thoại hay khách hàng phải đến tận công ty (hoặc đại lý). Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, chính vì thế nhu cầu tận hưởng cuộc sống bằng cách du lịch và nhu cầu đi lại của người dân cũng ngày càng tăng, đây là một trong những lý do khiến cho ngành hàng không ngày càng phát triển. Khi nhu cầu này cao thì sự cần thiết của việc cập nhật thông tin về các Hãng hàng không cũng tăng lên, khi đó hình thức marketing truyền thống là không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là marketing trên mạng.

Doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một chi phí nhỏ hơn chi phí quảng cáo trên báo là đã có thể đưa thông tin quảng bá đến với người xem trên khắp thế giới, đây là điều mà chỉ có TMĐT mới làm được.


2. Giảm chi phí.

Trước hết dễ thấy nhất là TMĐT giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng như giảm chi phí giấy tờ, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống, khâu in ấn gần như được bỏ hẳn. Các nhân viên sẽ được giải phóng khỏi nhiều công đoạn làm bằng tay như trước kia và có thể áp dụng vào nghiên cứu phát triển, từ đó đem đến những lợi ích to lớn lâu dài.

Nhờ TMĐT, doanh nghiệp không phải bỏ chi nhiều cho việc thuê mặt bằng lập đại lý, nhân viên phục vụ. Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền xây dựng website, chi phí vận hành duy trì web. Nếu website của doanh nghiệp chỉ trưng bày thông tin, hình ảnh (máy bay, linh kiện, phụ tùng v.v…) và dịch vụ, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí in ấn brochure, catalogue và chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và từ đó có thể tiết kiệm chi phí trong việc quản lý dữ liệu, tài liệu.


3. Tăng doanh thu.


Nhờ TMĐT, khả năng tìm kiếm khách hàng (hành khách đi máy bay) sẽ nhanh và thuận tiện hơn, giờ đây đối tượng khách hàng của doanh nghiệp không còn bị giới hạn về mặt địa lý, các doanh nghiệp (hay Hãng hàng không) sẽ cớ cơ hội thu hút khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới và khi đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc để thu hút khách hàng. Khi số lượng khách hàng đến với doanh nghiệp tăng lên đáng kể, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng.‌


4. Xây dựng, mở rộng quan hệ với các đối tác.

Khi đã ứng dụng TMĐT, các bên không nhất thiết phải gặp gỡ trực tiếp để tiến hành giao dịch: khách hàng không nhất thiết phải đến đại lý bán vé máy bay để mua vé hay phải gọi điện để hỏi thông tin, các đối tác tương lai không cần phải gặp trực tiếp mới có thể biết được sản phẩm, dịch vụ của nhau; các giao dịch được thực hiện lúc này chủ yếu là chuyển tiền, séc, vận đơn, hóa đơn … còn các phương tiện viễn thông khác như máy fax, telex chỉ được sử dụng để trao đổi tài liệu thông thường.

TMĐT tạo điều kiện thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa nhiều bên tham gia vào quá trình thương mại thay vì như trong thương mại truyền thống, việc sử dụng phương tiện điện tử chỉ là truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp tham gia TMĐT có thể giao tiếp trực tuyến và liên tục, hầu như không có khoảng cách về địa lý và thời gian, nhờ đó sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ bền chặt hơn. Tức là doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn như một số Hãng hàng không mới thành lập của Việt Nam như VietJet Air, hay Air Speedup sẽ càng cần tìm những đối tác trước hết là trong nước và dần dần sẽ mở rộng ra khu vực. Và những Hãng này ngay từ bây giờ, tuy chuyến bay

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí