3.1. Kết quả đạt được.
Qua thực tế hoạt động kinh doanh và thực tế ứng dụng Công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng TMĐT nói riêng vào hoạt động kinh doanh tại Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines cho thấy Hãng đã đạt được thành công như sau:
- Thành công lớn nhất phải kể đến đó là Hãng đã thanh toán được hết nợ nần, đang dần xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Và ứng dụng TMĐT hiệu quả cũng là lý do tập đoàn Qantas lựa chọn khi họ muốn vươn tầm ảnh hưởng đến khu vực châu Á.
- Website riêng của Hãng hoạt động ổn định và hiệu quả, cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về các chuyến bay, giá vé, chính sách, khuyến mãi, hình thức thanh toán trực tuyến, đặt giữ chỗ linh hoạt, đa dạng.
- Hãng đã xây dựng và lắp đặt mạng LAN cho nội bộ các phòng ban làm việc của Hãng, đồng thời luôn duy trì hệ thống mạng hoạt động tốt để phục vụ công việc kinh doanh.
- Lượng khách truy cập website của Hãng ngày càng tăng cao, thậm chí những đợt Hãng tung ra chương trình bán vé giá siêu rẻ chỉ 10000-15000 chưa bao gồm thuế và phụ phí như hôm 28/5/2008, trong giờ cao điểm đã có hơn 27000 người truy cập cùng lúc để mua vé.
- Có thể nói việc Hãng chuyển đổi thành mô hình hàng không giá rẻ và cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng là một trong những lý do khiến thị trường thẻ của ngân hàng 2 năm qua có sự tăng trưởng, bởi đôi khi khách hàng làm thẻ tại ngân hàng chỉ để mua vé máy bay của Hãng và “rình” chờ những đợt giá siêu rẻ có thể tận dụng ngay.
3.2. Chiến lược phát triển:
- Luôn hướng đến việc đưa ra giá vé máy bay thấp hơn giá vé truyền thống 30% và thương hiệu mới không làm tăng giá vé: Tất nhiên khi ra mắt một thương
hiệu mới thì việc quảng bá cho hình ảnh mới là điều không thể không làm. Chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu mới của Hãng dự kiến sẽ kéo dài 2,5 tháng từ giữa tháng 5 đến hết tháng 7. Ngân sách cho chương trình này dự kiến là 5 triệu đôla Mỹ. Giá vé máy bay của Jetstar Pacific Airlines dựa trên sự chấp nhận của thị trường và nhu cầu cạnh trah, cũng như mục tiêu phát triển thị trường. Việc Hãng chi một khoản tiền lớn cho thương hiệu mới Jetstar được coi là khoản đầu tư dài hạn, nên sẽ không làm tăng giá vé.
- Tinh giản bộ máy và tiết kiệm chi phí: Khi trở thành Jetstar Pacific, giữa Pacific Airlines và Jetstar Airways có sự phân công công việc để tinh giản bộ máy và tiết kiệm chi phí cho cả hai bên. Một số công việc Hãng sẽ bàn giao cho Jetstar Airways và ngược lại. Theo đó, Hãng sẽ đảm nhiệm một số công việc tại Việt Nam cho tất cả các Hãng hàng không mang thương hiệu của Jetstar. Cơ cấu giá vé của Jetstar Pacific sẽ được điều chỉnh do Pacific Airlines thực hiện việc đồng nhất các chính sách thương mại, dịch vụ, phân phối với Jetstar.
Trong thời gian tới, Hãng sẽ thực hiện kế hoạch 6 điểmbao gồm: Điều hành hãng hàng không giá rẻ nhất và lợi nhuận cao ở khu vực Châu Ấ - Thái Bình Dương, tạo cho Jetstar Pacific có thể bán giá vé thấp lâu dài và ổn định; Hoạt động có hiệu quả và thực hiện các chuyến bay đúng giờ; Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho tất cả các hành khách; Cải tiến liên tục hãng thông qua phát triển và đổi mới; Tiêu chuẩn an toàn cao và môi trường làm việc an toàn; Thân thiện với môi trường và cộng đồng.
3.3. Phương hướng mở rộng mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng.
Hiện nay, Hãng đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về các khách sạn ở Việt Nam để đưa lên website của Jetstar Pacific Airlines. Đồng thời, Hãng cũng xúc tiến việc hợp tác với các công ty du lịch, công ty bảo hiểm, công ty vận tải một cách chặt chẽ để trong thời gian tới, hành khách có thể kết hợp mua vé máy bay, thanh toán tiền khách sạn, mua tour du lịch, thuê xe ô tô, mua bảo hiểm du
lịch cùng trong một giao dịch mua vé qua website của Jetstar Pacific hoặc các trung tâm phục vụ khách hàng, phòng vé và đại lý của Jetstar Pacific (Hiện nay, trên website của Hãng đã có những dịch vụ này nhưng mới ở nước ngoài, chưa có ở Việt Nam do việc chuyển sang thương hiệu mới mới diễn ra chưa đầy 2 tháng).
Ngoài ra trong tương lai, hành khách sẽ có thể đặt chỗ và thanh toán cho một hành trình bay nhiều chặng của nhiều thành viên Jetstar khai thác trong một vé máy bay, và thậm chí hành trình gồm các chặng của các Hãng hàng không khác nhau, bởi không một Hãng hàng không nào có thể bay đến cả thế giới. Tuy nhiên để làm được điều này thì còn cần thời gian bởi xây dựng hệ thống thanh toán liên kết được các Hãng là việc không dễ dàng.
4. Những khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng TMĐT của Hãng.
Phải khẳng định rằng việc Hãng chuyển từ sử dụng vé giấy sang vé điện tử đã là cả một bước tiến quan trọng. Ngoài ra Hãng là còn nơi đầu tiên ở Việt Nam cho phép thanh toán online, tuy nhiên muốn thanh toán online liên quan đến sự phát triển của cả một hệ thống ngân hàng, những tiện ích, những dịch vụ ngân hàng cung cấp. Muốn vậy cần có sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng và xem xét tình hình thực tế ở Việt Nam. Muốn bán vé online nhưng đường bay chủ yếu hiện nay Hãng Jetstar Pacific đang khai thác là đường bay nội địa, vì vậy lượng người trong nước có thẻ tín dụng thanh toán không nhiều, vấn đề an ninh và an toàn thông tin cá nhân vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Trong quá trình triển khai thanh toán online bằng thẻ tín dụng, Hãng đã gặp phải tình huống khó khăn đó là hiện tượng khách sử dụng thẻ tín dụng “chùa”. Do trong quy định của ngân hàng, trong vòng 45 ngày, chủ thẻ có quyền từ chối thanh toán giao dịch nếu chủ thẻ chứng minh được không liên quan đến giao dịch đó, chính vì vậy mà từ ngày đưa hình thức TMĐT vào hoạt động đến ngày 12/9/2007, Hãng được Ngân hàng Ngoại thương thông báo có 545 giao
dịch với tổng số tiền trên 1 tỉ đồng và hơn $14000 bị chủ thẻ khiếu nại không thực hiện giao dịch; đồng thời tổ chức phát hành thẻ quốc tế chính thức từ chối thanh toán cho Hãng , với số tiền trên 440 triệu đồng và hơn $2600 cũng với lý do chủ thẻ không thực hiện các giao dịch này. Thực ra đây là một dạng tội phạm công nghệ cao cũng ko mấy xa lạ trong kinh doanh trực tuyến khi cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng, đặc biệt rộ lên khi các Hãng hàng không giá rẻ vào Việt Nam, Hãng Tiger Airways và Asian Air đều đã gặp phải tình trạng này nhưng chưa có biện pháp phòng trừ. Để đối phó với dạng tội phạm này, Hãng đã điều động một đội ngũ nhân viên chỉ để rà soát thông tin thẻ của khách hàng. Nếu có dấu hiệu khả nghi như: tên chủ thẻ tín dụng khi khai báo trên mạng là người nước ngoài nhưng hành khách đi lại là người Việt Nam, nhân viên sẽ ghi lại và yêu cầu ra sân bay kiểm tra thẻ, yêu cầu trình thẻ; hoặc nhân viên Hãng sẽ ghi lại những đối tượng sử dụng thẻ tín dụng mua vé với giá cao nhất, sau đó mấy ngày yêu cầu Hãng hoàn lại vé, vì họ làm như vậy với mục đích lấy tiền, ko phải là vé v.v…
Một khó khăn về công nghệ khác mà Hãng gặp phải đó là do giá cả của Jetstar Pacific rất cạnh tranh và hợp lý, ngày càng nhiều người tìm đến Hãng hàng không giá rẻ, do đó tình trạng mạng quá tải những đợt cao điểm là thường xuyên xảy ra, đến mức nhiều người nghi ngờ rằng có phải những đợt khuyến mãi giá vé siêu rẻ là để “đánh bóng thương hiệu” hay không, thực chất có bao nhiêu vé được bán ra, ai mua được vé v.v… Thực chất nguyên nhân sự cố này là hệ thống bán vé điện tử của Jetstar Pacific có máy chủ đặt ở Úc, việc kết nối đường truyền Internet ra nước ngoài được thực hiện thông qua thuê đường truyền từ các nhà cung cấp ISP tại Việt Nam, Trước tình trạng này, Jetstar Pacific đã tìm cách khắc phục bằng cách ký hợp đồng với nhà cung cấp Telstra của Úc thuê thêm đường truyền tốc độ cao để sử dụng hoặc có thể tiến tới lắp đặt máy chủ tại Việt Nam nếu tình hình không được cải thiện.
Nói chung những trở ngại Hãng gặp phải trong quá trình triển khi ứng dụng TMĐT trải đều trên các khía cạnh như nhân sự (cần có đội ngũ kỹ thuật thật giỏi), vấn đề an toàn bảo mật, tâm lý, văn hóa người sử dụng Internet, công nghệ, chính sách Nhà nước hỗ trợ thúc đẩy TMĐT v.v…
5. So sánh mô hình ứng dụng TMĐT của Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines) và Vietnam Airlines.
5.1. Đôi nét về Vietnam Airlines.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao và yêu cầu hội nhập giữa hàng không dân dụng các nước, vào tháng 4/1993, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines được thành lập trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của Đoàn bay 919 và Hàng không dân dụng Việt Nam.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Vietnam Airlines đã có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt đặc biệt là việc mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ hiện đại. Vietnam Airlines đã trở thành thành viên chính thức của của Tố chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vân tải Hàng không quốc tế (IATA) và đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn khai thác hàng không IOSA – bộ tiêu chuẩn được đánh giá vô cùng khắt khe do tổ chức AQS (Aviation Quality Services) được IATA chỉ định thực hiện.
Hiện Hãng đang khai thác và hợp tác khai thác đến 18 thành phố trong nước và 41 điểm trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ. Năm 2007, hãng đã vận chuyển được trên 8 triệu hành khách, tăng 16%, trong đó vân chuyển nội địa tăng 21% và vận chuyển quốc tế tăng 6,2% so với năm 2006.
Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, Vietnam Airlines phấn đấu trở thành một hãng hàng không tầm cỡ, có bản
sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
5.2. So sánh mô hình ứng dụng TMĐT của hai Hãng hàng không.
Như đã trình bày ở phần giới thiệu về lịch sử ra đời Hãng hàng không Pacific Airlines, trước đây Vietnam Airlines chiếm đa số cổ phần trong Pacific Airlines. Vai trò của Pacific Airlines trong hệ thống các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam từng chỉ được xem là phối hợp, hỗ trợ Vietnam Airlines trên các thị trường nội địa, truyến trục và quốc tế khu vực. Nhiều người cho rằng khi đó, Vietnam Airlines đối xử với Pacific Airlines như một “công ty con” trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Vì vậy, việc so sánh mô hình ứng dụng TMĐT của 2 Hãng có ý nghĩa trong việc tách Pacific Airlines (nay là Jetstar Pacific Airlines) ra khỏi “cái bóng” của Vietnam Airlines. Nếu để so sánh về nguồn lực, về danh tiếng, về vị trí trong nước và khu vực thì lẽ dĩ nhiên Vietnam Airlines có ưu thế vượt trội. Vietnam Airlines luôn chiếm thị phần chuyến bay nội địa cao nhất, vã lẽ tất nhiên, theo xu hướng hội nhập, TMĐT phát triển thì Vietnam Airlines cũng không thể làm ngơ.
Jetstar Pacific Airlines | Vietnam Airlines | |
Giống nhau | Hiện nay đều đang sử dụng vé điện tử thay thế vé giấy tiết kiệm chi phí cho cả 2 Hãng rất nhiều. Đều tỏ ra năng động trong việc tận dụng và khai thác kênh thông tin tiếp thị Internet, cả hai Hãng đều đã xây dựng được website để sản phẩm và dịch vụ của mình và chịu khó duy trì, cập nhật thông tin về Hãng, về các chính sách ưu đãi cho khách hàng, tra cứu giá vé, tra cứu vé điện tử, tra cứu Lịch bay v.v… Thực hiện quảng cáo trực tuyến qua các website du |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Tmđt Trong Ngành Hàng Không Trên Thế Giới.
- Phân Tích Mô Hình Ứng Dụng Tmđt Của Hãng Hàng Không Pacific Airlines .
- Trang Hiển Thị Kết Quả Tìm Kiếm Chuyến Bay Của Jetstar Pacific
- Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của Pacific Airlines - 10
- Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của Pacific Airlines - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
lịch, báo mạng bằng việc thuê chỗ đặt banner quảng cáo và logo lên các website đó. | ||
Khác nhau | - Cho phép thanh toán trực tuyến khi khách hàng muốn mua vé của Hãng với 3 hình thức thanh toán trực tuyến đa dạng, thuận tiện cho khách hàng, đặc biệt là hình thức thanh toán qua ngân hàng Techcombank, việc thanh toán càng trở nên dễ dàng hơn với SMS-banking, Internet Banking … - Có kế hoạch liên kết các công ty du lịch, bảo hiểm, vận tải để tiến tới cung cấp dịch vụ “tất cả trong 1” trực tuyến cho khách hàng. | - Chưa cho phép thanh toán trực tuyến. Hiện nay khách hàng mới chỉ có thể vào website của Vietnam Airlines, tìm kiếm chuyến bay rồi tra cứu giá, sau đó họ muốn mua sẽ phải ra đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines. Hiện nay Vietnam Airlines cũng đang xúc tiến triển khai thanh toán trực tuyến. - Chưa có kế hoạch cung cấp các dịch vụ tương tự cho khách hàng. |
Kết luận: Nếu xét riêng trên góc độ ứng dụng TMĐT thì rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận rằng Jetstar Pacific Airlines đang đi trước Vietnam Airlines một bước khi xây dựng được hệ thống thanh toán trực tuyến hiệu quả cùng phương hướng phát triển mô hình ứng dụng TMĐT mạnh hơn nữa trong tương lai.
Chương 3
GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG
Ở VIỆT NAM
Dù việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Pacific Airlines (nay là Jetstar Pacific Airlines) đạt được những thành công đáng kể nhưng những trở ngại khó khăn gặp phải thì cũng không ít. Có thể nói những khó khăn trở ngại đó cũng là khó khăn chung cho ngành hàng không Việt Nam khi bước vào quá trình hội nhập với TMĐT, nhất là mới đây đã có thêm một số Hãng hàng không tư nhân được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, việc đưa ra được những giải pháp hữu ích giúp cho người đi sau tránh được những khó khăn của người đí trước là vô cùng cần thiết. Chính từ những thực tế đó, chương 3 sẽ đưa ra một số giải pháp từ giải pháp vĩ mô cấp Nhà nước tới giải pháp vi mô tầm doanh nghiệp với mục đích tạo điều kiện cho TMĐT được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ vào ngành hàng không – một ngành đang rất phát triển tại Việt Nam trên con đường hội nhập. Chính phủ cũng thể hiện những nỗ lực trong việc khuyến khích thúc đẩy TMĐT phát triển thông qua việc ra quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thế phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, ứng dụng TMĐT dù trong ngành nào cũng phải phù hợp với kế hoạch chung của quốc gia.
I. Giải pháp vĩ mô.
1. Tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cho TMĐT, tạo môi trường pháp lý linh hoạt.
Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động TMĐT, cần quy định và hướng dẫn chi tiết hơn nữa về việc ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực hoạt