Ứng Dụng Tmđt Trong Ngành Hàng Không Trên Thế Giới.


chính thức đầu tiên phải đợi đến cuối năm 2008, đã xây dựng cho mình website riêng để quảng bá hình ảnh.


5. Lợi thế cạnh tranh.

Với phương thức kinh doanh truyền thống, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc quảng bá để tìm kiếm khách hàng, khả năng đáp ứng các dịch vụ, nhu cầu của khách hàng. Lợi thế sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết quảng bá tốt hơn, cơ sở vật chất tốt hơn, đáp ứng dịch vụ tốt hơn, sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn, giá cả phải chăng, có chiến lược kinh doanh tốt hơn, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao.

Khi TMĐT nhập cuộc, các doanh nghiệp biết tận dụng sức mạnh của nó, thì thắng lợi sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết tạo ra nét đặc trưng nhất cho doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình và ghi lại được hình ảnh đó vào tâm trí khách hàng (chẳng hạn như hình ảnh về website hãng Hàng không Cathay Pacific của Hồng Kông là một màu xanh ngọc rất đặc trưng của Hãng với hình ảnh những trung tâm thương mại tràn ngập sắc màu đúng “chất” của đất Hồng Kông). Khi đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh rồi, việc nhất thiết phải làm để dành tiếp lợi thế cạnh tranh về mình là giảm tiếp các chi phí khác vì khách hàng ngày một khó tính, đòi hỏi giá cả các dịch vụ phải mềm hơn.

Ngoài ra, chi phí để triển khai TMĐT (mức cơ bản nhất là xây dựng website) không phải quá cao nên hầu như doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng không nào cũng có thể áp dụng, dẫn đến cạnh tranh gay gắt hơn trong lĩnh vực này. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải quan tâm đến tiếp thị mạng, các tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo được bản sắc riêng của mình.


II. Ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không trên thế giới.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, ngành hàng không trên thế giới luôn có những bước tiến không ngừng. Ngoài việc máy bay ngày càng hiện đại, chất lượng phục vụ trên máy bay ngày càng được cải tiến, thì sự phát triển ngành của hàng không còn được giúp sức bởi TMĐT. TMĐT không chỉ tác động tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này mà còn tác động tới cả quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp (là Hãng hàng không và các công ty cung cấp linh kiện máy bay và phần mềm chuyên dụng dùng trong hàng không)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


1. Mối quan hệ doanh nghiệp – khách hàng.

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu gần đây, việc đi lại bằng đường hàng không sẽ gia tăng mạnh mẽ trong vòng 2 thập kỷ tới, ngay ở các nước phát triển, số lượng chuyến bay được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Đó là chưa kể sự bùng nổ của ngành hàng không tại các nước đang phát triển ở khu vưc châu Á, Nam và Trung Mỹ, Trung Đông. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các Hãng sẽ ngày càng lớn. Hãng nào mang lại thông tin cho khách hàng sớm, đầy đủ, giá vé cạnh tranh, thì sẽ thu hút được họ, và TMĐT chính là công cụ tốt giúp các Hãng thực hiện điều này.

Theo nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, hiện trên thế giới có khoảng hơn 300 Hãng hàng không lớn nhỏ đang hoạt động trên thế giới. Trước đây, con số này còn lớn hơn nhiều, đa số những hãng hàng không lớn là do các quốc gia thành lập, được hỗ trợ từ phía Chính phủ và được bảo vệ khỏi các cuộc cạnh tranh. Từ đó, những thỏa thuận về hiệp định “Bầu trời mở” đã tạo ra nhiều sự lựa chọn cho hành khách và tạo ra những cuộc tranh giành thị phần mới, cùng với sự cạnh tranh là giá vé hàng không cũng giảm xuống. Do giá nhiên liệu tăng, giá vé thấp, tiền lương cho nhân viên tăng cao, cuộc khủng hoảng trong ngành hàng không sau sự kiện 11/9/2001 và dịch bệnh Sars đã khiến cho các hãng hàng


không lớn phải nhờ đến chính phủ bù lỗ, hoặc sát nhập hoặc phá sản, chính điều này làm cho số lượng Hãng hàng không hiện nay còn hoạt động giảm đi so với giai đoạn thập niên 70. Tuy nhiên, dù có sự sụt giảm về số lượng này đi nữa thì sự cạnh tranh giữa các hãng bây giờ vẫn là rất lớn. Chính vì vậy, các Hãng đã chọn cho mình con đường ứng dụng TMĐT là lập website cho Hãng của mình để có sự tương tác tốt nhất với khách hàng, thu hút khách hàng, phục vụ khách hàng, tìm kiếm khách hàng trước “một rừng” đối thủ cạnh tranh.

Lấy ngẫu nhiên 30 Hãng hàng không trong danh sách hơn 300 Hãng hàng không hiện đang hoạt động trên thế giới trong đó có cả những Hãng bé gần như chỉ được biết đến trong khu vực lân cận nước đó, số lượng Hãng có website đạt đến 26 trên tổng số 30 (những Hãng gần như chỉ hoạt động trong nước và các vùng phụ cận như Hãng Chukotavia của Nga, DiAir của Montenegro, Direct Fly của Ba Lan, v.v..), có thể thấy tầm quan trọng của ứng dụng TMĐT được các Hãng nhận thức hết sức sâu sắc. Dù có những website của các Hãng nhỏ như ví dụ ở trên mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin cơ bản cho khách hàng như lịch sử của Hãng, tôn chỉ của Hãng, thông tin các đường bay trong mạng lưới của Hãng, sự tương tác với khách hàng chưa cao, khách muốn đặt mua vé sẽ gọi điện tới tổng đài hoặc đại lý của Hãng nhưng bù lại, giao diện của các website này lại được đầu tư công phu, bắt mắt nhằm giữ chân khách hàng, các Hãng có sự đầu tư hợp lý trong việc duy trì website của mình.

Nói chung, hầu hết các website của các Hãng hàng không khác đều đã và đang cung cấp gần như đầy đủ các dịch vụ mà hãng có trên mạng từ đặt mua vé và thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng, ví điện tử, tiền điện tử; đặt khách sạn (không chỉ trong nước mà cả nước ngoài); đặt thuê xe ô tô, taxi; vận chuyển hàng hóa v.v… Khách hàng khi có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, chỉ cần lên mạng truy cập trang web của Hãng, và có thể truy cập vào mấy Hãng để có thể tìm ra mức giá phù hợp cho mình. Sauk hi hoàn tất thủ tục đặt mua vé và thanh toán vé trực tuyến, họ có thể đặt trước cho mình chỗ ở, tìm tour du lịch


mong muốn và thuê xe sử dụng ở nơi mình sẽ đến, tất cả các bước chuẩn bị cho một chuyến đi được rút ngắn rất nhiều, giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức, thông tin nhận được phong phú đa dạng. Giờ đây với việc sử dụng vé điện tử, khách hàng chỉ cần nhớ code vé (mã vé) mà không cần những giấy tờ thủ tục lằng nhằng là đã có thể chuẩn bị lên máy bay.

Vào thăm một website của Hãng hàng không Blue Air của Rumani, không cần là Hãng “đại gia”, khách hàng vẫn nhận được những dịch vụ hàng không hết sức hoàn hảo.


Hình 7 Trang chủ của BlueAir Trang chủ của BlueAir được thiết kế hết sức khoa 1

Hình 7. Trang chủ của BlueAir


Trang chủ của BlueAir được thiết kế hết sức khoa học, thân thiện với người sử dụng. Cột bên phải là mục đặt mua vé trực tuyến với công cụ Tìm kiếm theo các tiêu chí nơi đi, nơi đến, một chiều hay hai chiều, ngày khởi hành và ngày trở về, mức giá muốn mua Cao, Trung Bình, Rẻ và loại tiền tệ thanh toán. Chính giữa trang chủ là mạng lưới các tuyến bay của BlueAir, chỉ cần nhìn vào đó khách hàng có thể thấy được Hãng có phát triển hay không qua mạng lưới bay dày hay mỏng. Và cột bên trái là các dịch vụ mà BlueAir cung cấp cho


khách hàng của mình bao gồm: Lịch bay, đặt chuyến, đặt khách sạn, thuê xe, cung cấp thông tin, vận chuyển hàng hóa. Có thể thấy website đã marketing hình ảnh của BlueAir rất hiệu quả trong việc ghi dấu ấn về một Hãng hàng không biểu tượng xanh-trắng bắt mắt và dịch vụ hỗ trợ khách hàng hiệu quả.

Nếu những Hãng như Blue Air mới dừng ở việc cung cấp các dịch vụ trên cho khách hàng, thì những ông lớn như Air France US lại có một sự cải tiến vượt bậc hơn trong ứng dụng TMĐT, đó là Hãng cung cấp hẳn 1 gói dịch vụ điện tử hoàn hảo (e-services) cho khách hàng của mình bao gồm: vé điện tử (electronic ticketing), làm thủ tục lên máy bay trên mạng (Internet check-in), tự làm thủ tục lên máy bay tại Kiốt của Hãng, Mobile Internet check-in, mobile internet và dịch vụ sử dụng điện thoại di dộng trên máy bay. Một trong những dịch vụ nổi trội đó là Internet check-in. Thông thường hành khách rất ngại chuyện phải đứng xếp hàng làm thủ tục lên máy bay, nhất là các chuyến bay quốc tế. Giờ đây với dịch vụ điện tử của Air France US, họ chỉ cần ngồi nhà, truy cập tài khoản của mình để hoàn tất thủ tục lên máy bay, đặt số ghế theo ý mình muốn, sau đó chỉ việc in thẻ lên máy bay trước giờ khởi hành 30 tiếng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể mua sắm những đồ lưu niệm của Hãng trong mục online shopping được tích hợp sẵn trên website với các mặt hàng đa dạng từ mỹ phẩm, quần áo, đa số đều là hàng cao cấp.

Ngoài ra, Hãng hàng không này còn tận dụng những phương tiện điện tử đắc lực khác để hỗ trợ khách hàng với mục đích tiết kiệm tối đa thời gian cho họ, đó chính là điện thoại di động, PDA, Pocket PC, Palm OS. Đây là những phương tiện điện tử hết sức thông dụng hiện nay. Hành khách có thể sử dụng những phương tiện này để check-in ở bất kỳ nơi đâu họ muốn thay vì phải ngồi trước màn hình máy tính thông thường. Dịch vụ này càng cần thiết cho những người bận rộn.

Chưa dừng ở đó, Air France kết hợp với KLM của Hà Lan còn cung cấp một dịch vụ trực tuyến độc đáo và thiết thực đó là tính lượng khí thải CO2 của


mỗi hành khách trên mỗi chuyến bay ( CO2 calculator ). Lượng khí thải CO2 tỷ lệ thuận với lượng dầu tiêu thụ của máy bay, và việc tính toán dựa vào số liệu thực tế được ghi lại sau mỗi chuyến bay bao gồm: loại máy bay sử dụng trong hành trình, tổng lượng dầu tiêu thụ thực tế trong mỗi chuyến, số hành khách được chuyên chở trong hành trình, cân nặng của hành lý và hàng hóa được vận chuyển trên chuyến bay đó. Từ cách tính trên có thể thấy, mục đích của việc cung cấp dịch vụ tính lượng khí thải CO2 trực tuyến của Air France và KLM là nhằm nỗ lực bảo vệ môi trường ủng hộ Hiệp định thư Kyoto, nhắc nhở hành khách về lượng hàng họ mang đi quá lớn có thể góp phần làm tăng khí thải độc hại. Cathay Pacific của Hồng Kông cũng có dịch vụ tương tự.


Hình 8 Website của Air France US với e services Dịch vụ điện tử Tóm lại 2

Hình 8. Website của Air France US với “e-services” Dịch vụ điện tử


Tóm lại, có thể thấy nếu không có sự ứng dụng TMĐT, ngành hàng không thế giới không thể phát triển. mở rộng được như hiện nay bởi nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng lớn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không có ứng dụng TMĐT, các Hãng hàng không không thể thu hút được nhiều khách hàng và hình ảnh của họ không thể được quảng bá, được biết đến rộng rãi như


bây giờ. TMĐT giúp xóa nhòa ranh giới, hành khách biết được rằng họ có thể đến khắp nơi đâu trên thế giới bằng Hãng hàng không nào và họ nhận được những dịch vụ một cách nhanh nhất, rẻ nhất, hiệu quả nhất.


2. Quan hệ doanh nghiệp – doanh nghiệp

Ngành hàng không được coi là một ngành dịch vụ, và ứng dụng TMĐT vào ngành hàng không như phân tích ở phần trên là ứng dụng mô hình TMĐT B2C, phải chăng tác động của TMĐT trong ngành này chỉ có thế?

Câu trả lời là hoàn toàn không. TMĐT len lỏi đến từng ngõ ngách của các lĩnh vực, trên thế giới ít doanh nghiệp nào không nhận ra tầm quan trọng của nó, và các nhà sản xuất chế tạo máy bay, chế tạo động cơ máy bay cũng không phải ngoại lệ, và ở đây, ngành hàng không đang thể hiện sự ứng dụng TMĐT đa dạng của mình ở cả mô hình B2C và B2B.

Trong quá khứ có rất nhiều hãng chế tạo máy bay dân dụng, nhưng hiện nay chỉ có 5 hãng chế tạo chính chia nhau thị phần máy bay vận chuyển dân dụng, đó là: Airbus - trụ sở ở Châu Âu, Boeing – trụ sở ở Hoa Kỳ, Bombardier – trụ sở ở Canada, Embraer – trụ sở ở Brazil và Tupolev – trụ sở ở Nga. Còn các hãng chế tạo động cơ, linh kiện máy bay thì có rất nhiều. Do ngành hàng không ngày càng phát triển nên nhu cầu về máy bay của các Hãng là rất lớn. Ví dụ mới đây, chỉ riêng ba Hãng hàng không lớn của Trung Đông là Emirates, Etihad và Qatar Airways đã đặt mua 237 chiếc máy bay. Như vậy là sắp tới, sự hợp tác làm ăn giữa các công ty chế tạo máy bay với các công ty chế tạo động cơ và linh kiện máy bay càng được mở rộng. Thay vì chỉ hợp tác với những đối tác đã làm việc lâu năm theo cách truyền thống, giờ đây, các công ty hoàn toàn có thể tìm cho mình những đối tác tiềm năng mới, có thể có những sản phẩm ưu việt hơn bằng việc ứng dụng TMĐT, thể hiện ở việc thành lập những sàn B2B cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.


Một ví dụ điển hình đó là sàn B2B của công ty Aerosup của Mỹ. Đây là nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng máy bay hàng đầu trên thế giới. Đối tác của họ rộng khắp toàn cầu. Trong chiến lược kinh doanh của mình, họ thấy rằng cần thiết phải xây dựng một không gian cho phép các công ty chế tạo máy bay và sản xuất phụ tùng máy bay gặp nhau.Và từ đó, bản demo sàn giao dịch B2B của Aerosup ra đời và tới đây họ sẽ chính thức khai trường hệ thống TMĐT của mình. Hệ thống này của Aerosup sẽ mang lại những cơ hội và sự hỗ trợ tuyệt vời từ việc đặt mua linh kiện, hỗ trợ kỹ thuật và sửa chữa những máy móc mới hỏng nhưng còn sử dụng được, các bộ phận khung máy bay và các yêu cầu về hệ thống.

Trong hệ thống này sẽ có hai bên là bên mua và bên bán. Người mua có thể đặt hàng, kiểm tra tình hình đặt hàng của mình (Giỏ hàng), xem hóa đơn, thông tin vận chuyển và nhiều hơn thế nữa từ bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trên thế giới, qua điện thoại (call center) và qua hệ thống TMĐT của Aerosup (e-commerce system). Về phía người bán, hệ thống này cho phép hàng ngàn người mua vào xem và đặt hàng từ kho hàng của người bán vào bất cứ lúc nào trong ngày, bất cứ ngày nào trong tuần. Aerosup cũng sẽ liệt kê danh sách linh kiện, phụ tùng máy bay của người bán lên các trang web B2B chuyên ngành hàng không khác.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí