Phân Tích Khái Quát Một Số Kết Quả Kinh Doanh Đạt Được Của Các Nhtm Trên Địa Bàn


thu nhập bình quân đầu người năm 2007 chỉ có 14,2 triệu đồng/người thì đến hết năm 2011 đã tăng lên 28,3 triệu đồng/người. Bên cạnh đó, công tác xóa đói giảm nghèo tập trung thực hiện mạnh các chính sách giúp người nghèo được vay vốn, đào tạo nghề để tự phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ giúp cho họ tự tìm kiếm thu nhập và vươn lên thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện hành của từng giai đoạn) giảm từ 10,23% năm 2007 xuống còn dưới 7,99% năm 2011.

2.2.2 Những tồn tại và hạn chế

- Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản còn mất cân đối, nông nghiệp còn chiếm trọng cao 87% (năm 2011) đặt biệt tiềm năng thủy sản khá lớn song chỉ chiếm tỷ trọng thấp 12%.

- Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ chậm, trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao (77,87% giá trị sản xuất nông nghiệp), tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp 19% giá trị sản xuất nông nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, chưa tạo ra được những mô hình tổ chức chăn nuôi phù hợp có quy mô lớn; chất lượng đàn gia súc, gia cầm tuy đã được chú ý song việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp công nghệ sinh học còn hạn chế, chưa hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

- Kinh tế thuần nông chuyên trồng lúa là đặc trưng phổ biến của kinh tế nông thôn Vĩnh Long. Đồng thời khi thị trường khó khăn, giá lúa thấp ảnh hưởng tiêu cực mang tính dây chuyền đến toàn bộ hệ thống từ người trồng lúa - thu mua – chế biến đến xuất khẩu lúa gạo trong tỉnh.

- Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn nhiều bất cập là sản xuất hàng hoá mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Mặc dù bước đầu tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn như vùng chuyên canh cam sành ở Tam Bình, bưởi Năm roi ở Bình Minh có chất lượng khá, song đồng nhất sản phẩm vẫn thấp. Còn lại phần lớn các sản phẩm hàng hóa (lúa, rau, trái cây, thịt, cá…) ở Vĩnh Long


có chất lượng trung bình đến thấp, giá thành lúa, thịt gia súc - gia cầm thường cao hơn mức bình quân ở ĐBSCL nên sức cạnh tranh bị hạn chế.

- Sản xuất rau quả phát triển chậm, phân tán, tự phát, theo quy mô hộ gia đình nông dân, với phương thức tự cấp, tự túc là chủ yếu. Vì vậy, thị trường tiêu thụ rau quả vẫn chưa thoát khỏi tính chất truyền thống, lấy chợ nông thôn và thành thị làm nơi tiêu thụ sản phẩm.

- Trong sản xuất nông ngư – nghiệp Vĩnh Long còn thiếu sự hỗ trợ đắc lực toàn diện của công nghiệp chế biến và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Mô hình tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp đa dạng chiếm tỷ lệ lớn, song hoạt động còn lúng túng, vai trò và lợi thế của kinh tế hợp tác chưa phát huy đầy đủ thế mạnh vốn có của nó trong phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên, nhưng mức thu nhập chưa cao, tích lũy còn thấp, nên cuộc sống còn gặp khó khăn; khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn tuy được rút ngắn, nhưng còn 1,6 lần (năm 2011), ngành nghề nông thôn chậm phát triển, trình độ dân trí còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, giao thông chủ yếu chỉ phục vụ dân sinh, thủy lợi, điện chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất... nên hạn chế thu hút các nhà đầu tư vào nông thôn.

2.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN

2.3.1 Cơ cấu mạng lưới và thị phần theo loại hình TCTD

Mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh có bước phát mạnh. Đến 31/12/2011 đã có 24 Chi nhánh các TCTD hoạt động gồm 18 NHTM, 1 NHCSXH, 1 Ngân hàng phát triển và 4 QTDNDCS. Các cơ sở giao dịch phân bố tại huyện, thành phố với mạng lưới 97 chi nhánh, phòng, điểm giao dịch, 93 máy ATM và 51 máy Pos hoạt động giúp cho các doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.


Bảng 2.6: Loại hình các TCTD trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long



Loại hình TCTD

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

+ NHTM NN và CP NN

4

4

4

5

5

+ NHTM CP

3

3

7

10

13

+ NHCSXH

1

1

1

1

1

+ NH Phát triển Việt Nam

1

1

1

1

1

+ QTDND CS

2

2

2

3

4

+ SỐ LƯỢNG ATM

28

49

67

82

93

+ SỐ LƯỢNG POS

12

14

30

46

51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 7

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).

Ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần nhà nước: gồm 5 chi nhánh Ngân hàng: NHNo&PTNT, NHTMCP Công thương, NHTMCP Ngoại thương, NHTMCP Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, với mạng lưới gồm 14 chi nhánh, 44 phòng giao dịch, 1 Quỹ tiết kiệm và 52 máy ATM. Trong đó chỉ có NHNo&PTNT có mạng lưới chi nhánh tại tất cả các huyện, thành phố (1 chi nhánh tỉnh; 9 chi nhánh huyện, thành phố) và 26 phòng giao dịch tại các cụm liên phường, liên xã và là ngân hàng chủ lực trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tỉnh.

Ngân hàng thương mại cổ phần: gồm 13 chi nhánh Ngân hàng là Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Đông Á, Việt Nam Thịnh Vượng, Nam Việt, Kiên Long, Phương Đông, An Bình, Á Châu, Cổ phần Sài gòn, Kỹ thương, Phương Nam, Phương Tây và Đại Tín, với mạng lưới gồm 13 chi nhánh và 8 phòng giao dịch, 41 ATM Mạng lưới NHTMCP có mặt tại 4/8 huyện, thành phố trong Tỉnh.

Quỹ tín dụng nhân dân: gồm 4 QTDND cơ sở, hoạt động chủ yếu ở nông thôn và cho vay sản xuất nông nghiệp là chính.

Ngân hàng chính sách xã hội: Mạng lưới gồm 1 chi nhánh và 7 phòng giao dịch tại các huyện, thành phố. Hoạt động tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng


chính sách khác từ nguồn vốn tổ chức trong và ngoài nước và vốn Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu, chương trình trọng điểm quốc gia.

Ngân hàng phát triển Việt Nam: Có 1 Chi nhánh tại Thành phố Vĩnh Long. Thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

2.3.2 Tình hình huy động vốn

Với phương châm huy động nguồn vốn tại chỗ nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương, mở rộng thị phần hoạt động và từng bước hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay của Hội sở chính. Trong 5 năm qua, vốn huy động bình quân tăng 31% mỗi năm.

Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thể hiện qua số liệu ở bảng sau:

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2007- 2011

Đvt: tỷ đồng



Chtiêu

Năm


Tăng trưởng bình quân (%)


2007


2008


2009


2010


2011

Tổng cộng

3.776

5.075

6.875

9.414

11.224

31

Theo loại tiền

3.776

5.075

6.875

9.414

11.224

31

- VND

3.480

4.763

6.227

8.504

10251

31

- Ngoại tệ, vàng quy ra VNĐ

296

312

648

910

973

35

Theo đối tượng

3.776

5.075

6.875

9.414

11.224

31

- TCKT

782

1.017

1.779

2.568

3.043

40

- Dân cư

2.747

3.802

4.891

6.664

8.097

31

- Kho bạc

247

256

205

182

84

-24

Theo thời hạn

3.776

5.075

6.875

9.414

11.224

31

- Ngắn hạn

2.694

4.309

6.173

7.749

10.775

41

- Trung dài hạn

1.082

766

702

1.665

449

-19

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).


2.3.2.1 Huy động vốn theo đối tượng

+ Tiền gửi dân cư: khá ổn định và luôn tăng trưởng qua các năm. Đến cuối năm 2011, nguồn vốn này đạt 8.097 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 5.350 tỷ đồng (+195%) và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 31%. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược huy động vốn của các NHTM vì tiềm năng còn rất lớn và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn (từ 71% đến 75%).

+ Tiền gửi tổ chức kinh tế: Đến cuối năm 2011, nguồn vốn này đạt 3.043 tỷ đồng tăng 2.262 tỷ đồng (+289%) so với năm 2007 và có mức tăng trưởng bình quân khá cao 40%/năm. Riêng trong năm 2009, do tình hình biến động trên thị trường tiền tệ, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để huy động được vốn, các ngân hàng không ngừng nâng lãi suất huy động để thu hút vốn vào ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, để bảo toàn vốn thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều rủi ro, các tổ chức kinh tế gửi vốn vào ngân hàng để hưởng lãi suất huy động ở mức cao nên số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế trong năm tăng rất cao và đạt mức 1.778 tỷ đồng, tăng 74,9% so với năm 2008.

+ Tiền gửi kho bạc nhà nước: Đây là nguồn tiền NSNN chưa sử dụng đến được hệ thống kho bạc trên địa bàn gửi vào NHTM ở các huyện. Nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động và giảm qua các năm thể hiện:

+ Năm 2009 đạt 205tỷ đồng, chiếm 3%/tổng nguồn vốn huy động.

+ Năm 2010 đạt 182 tỷ đồng, chiếm 2%/tổng nguồn vốn huy động.

+ Năm 2011 đạt 84 tỷ đồng, chiếm 0,75%/tổng nguồn vốn huy động.

2.3.2.2 Huy động vốn theo loại tiền

+ Vốn huy động bằng VND: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (90%-94%) và là nguồn vốn huy động chủ yếu của các ngân hàng trên địa bàn. Nguồn vốn này luôn tăng qua các năm từ 21% - 37%, đạt mức tăng trưởng


bình quân 31%/năm. Đến cuối năm 2011 đạt 10.251 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 6.771 tỷ đồng (+195%).

+ Vốn huy động bằng Ngoại tệ và vàng: Nguồn vốn này tuy có mức tăng trưởng khá cao do những năm gần đây giá vàng và USD tăng mạnh nên một bộ phận người dân chuyển sang tích trữ bằng vàng và USD để bảo toàn tài sản. Đến cuối năm 2011 nguồn vốn này đạt 973 tỷ đồng, so với đầu năm 2007 tăng 677 tỷ (+3,28 lần) nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn (từ 6% - 10%).

2.3.2.3 Huy động vốn theo thời gian

Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao từ 71% - 96% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn này đạt 10.775 tỷ đồng tăng 8.081 tỷ đồng (+300%) so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 41%/năm. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung dài hạn có xu hướng giảm mạnh và chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 5% - 29% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro thanh khoản nên các ngân hàng tập trung tăng lãi suất các kỳ hạn ngắn để thu hút nguồn tiền gửi. Mặt khác khách hàng thích gửi tiền với kỳ hạn ngắn, họ có thể sử dụng linh hoạt số tiền vào mục đích khác. Ngoài ra, do lo ngại những rủi ro về lạm phát nên tâm lý chung của nhiều khách hàng là không muốn gửi tiền những kỳ hạn dài.

2.3.3 Tình hình cho vay

Hiện nay, cho vay vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trong 5 năm qua (2007-2011) các NHTM đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng dịch vụ ngân hàng để thu hút phí nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọng trong kinh doanh của các ngân hàng.

- Về doanh số cho vay: năm 2011, doanh số cho vay đạt 33.341 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 20.840 tỷ đồng (+167%), tốc độ tăng bình quân trong 5 năm (2007 -2011) đạt 28%. Riêng trong năm 2010 doanh số cho vay chỉ tăng 13,7% so năm 2009, thấp hơn


tốc độ tăng bình quân do tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

- Về dư nợ tín dụng: Cuối năm 2011, dư nợ cho vay đạt 13.417 tỷ đồng, so với đầu năm 2007 tăng 6206 tỷ đồng (86,06%), đạt mức tăng trưởng bình quân 17%/năm. Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn được phản ánh qua số liệu sau:

Bảng 2.8: Doanh số và dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn

Đvt: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm


Tăng trưởng bình quân (%)


2007


2008


2009


2010


2011

Doanh số cho vay

12.501

15.545

20.557

23.376

33.341

28

- Ngắn hạn

10.145

14.080

18.004

20.665

30.435

32

- Trung dài hạn

2.356

1.465

2.553

2.711

2.906

5

Dư nợ cho vay

7.211

8.153

10.882

13.039

13.417

17

Theo loại tiền

7.211

8.153

10.882

13.039

13.417

17

- VND

7.092

8.100

10.857

12.859

12.277

15

- Ngoại tệ quy ra VNĐ

119

53

25

180

1.140

76

Thời hạn

7.211

8.153

10.882

13.039

13.417

17

- Ngắn hạn

4.446

5.326

7.115

8.671

9.133

20

- Trung dài hạn

2.765

2.827

3.767

4.368

4.284

12

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).

2.3.3.1 Dư nợ cho vay theo loại tiền

+ Dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao từ 91,5% đến 99,77% trong tổng dư nợ, cuối năm 2011 đạt 12.277 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 5.185 tỷ đồng (+73,11%), đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm.

+ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tuy có mức tăng trưởng cao nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể (dưới 8% trong tổng dư nợ cho vay).


2.3.3.2 Dư nợ cho vay theo thời gian‌

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn: chiếm tỷ trọng từ 61,66% - 68,07% trên tổng dư nợ cho vay và tỷ trọng này có chiều hướng gia tăng. Đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 9.133 tỷ đồng, so với đầu năm 2007 tăng 4.687 tỷ đồng (+105%), đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm trong 5 năm qua.

+ Dư nợ cho vay trung, dài hạn: chiếm từ 31,93% đến 38,34% tổng dư nợ cho vay. Đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 4284 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 1519 tỷ đồng (+54,9%), đạt mức tăng trưởng bình quân 22,7%/năm.

2.3.3.3 Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Thực hiện từng bước giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP của tỉnh để tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Những năm vừa qua tín dụng của các ngân hàng cũng đã chuyển hướng đầu tư để thực hiện mục tiêu này. Dư nợ phân theo ngành kinh tế thể hiện qua bảng 2.9

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Đvt: tỷ đồng, %



Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

So sánh 2011/2007

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

%

Nông, lâm, thủy sản


2.328


32


2.672


33


2.970


27


3.667


28


3.113


23


785


34

Công nghiệp, Xây dựng


2.182


30


2.286


28


2.688


25


2..573


20


4.007


30


1.825


84

Thương mại, dịch vụ


2.701


37


3.257


40


5.224


48


6.799


52


6.296


47


3.595


133

Tổng dư nợ

7.211

100

8.215

100

10.882

100

13.039

100

13.416

100

6.205

86

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).

Qua số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế cho thấy ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 47% trong tổng dư nợ, đến năm 2011

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022