Đặc Điểm Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp


* Căn cứ vào thời hạn thì có 3 loại tín dụng như sau:

- Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Tín dụng dài hạn: loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng.

* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm:

- Tín dụng không có đảm bảo: thường sử dụng khách hàng có uy tín đáng tin cậy.

- Tín dụng có đảm bảo: áp dụng đối với khách hàng ít quan hệ với ngân hàng hoặc năng lực tài chính yếu hiệu quả không cao.

* Căn cứ vào hình thức cấp vốn:

- Tín dụng cấp bằng tiền: ngân hàng sẽ áp dụng cho vay bằng tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Tín dụng cấp bằng uy tín hoặc chữ ký: ngân hàng không đáp ứng nhu cầu vay bằng tiền mà cấp cho khách hàng chữ ký của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cho khách hàng…

1.2.1.4 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng đối với sản xuất nông nghiệp

Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 4

Ngoài những đặc điểm chung của tín dụng ngân hàng thì tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng sau:

* Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật:

Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ thể mà Ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau:

Tính mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch/ tiêu thụ tiến hành thu nợ.

Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để Ngân hàng tính toán thời hạn cho vay.


* Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng:

Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy sản lượng nông sản thu được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Mà sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn.

* Chi phí tổ chức cho vay cao:

Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã. Hiện nay mạng lưới của NHNo&PTNT Việt Nam cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay của nông nghiệp.

Do đặc thù cho vay nông nghiệp đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là vấn đề chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH- HĐH là một tất yếu khách quan nhằm phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản phải là nước công nghiệp. Quá trình này đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn đưa vào nông thôn thông qua các kênh dẫn vốn khác nhau. Trong đó, tín dụng của ngân hàng thực sự là một kênh dẫn vốn quan trọng.

Vai trò tín dụng của ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn như là một đòn bẩy, là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng CNH-HĐH, nâng cao đời sống dân sinh, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế và đổi mới. Vai trò tín dụng


của ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện trên một số nội dung sau:

Thứ nhất: Tín dụng của ngân hàng góp phần hình thành và phát triển thị trường tài chính ở nông thôn.

Thị trường tài chính ở nông thôn bao gồm thị trường vốn và hoạt động tín dụng. Cho vay tín dụng là cầu nối giữa tích luỹ, tiết kiệm và đầu tư, thực sự là trung gian giữa những người cần vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi nhằm phục vụ quá trình sản xuất và lưu thông hành hoá.

Ngân hàng một mặt cấp vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân nông thôn còn có thể đầu tư tài chính thông qua các công cụ của thị trường vốn như cổ phiếu, trái phiếu...

Sự hình thành thị trường tài chính và tín dụng nông thôn đã là bước khởi đầu cho việc tạo ra thị trường vốn ở nông thôn được hoàn chỉnh và sớm đi vào hoạt động.

Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 68,25% dân số sống trong nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70% lao động xã hội, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và tạo ra gần 50% tổng sản phẩm xã hội...Vì thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là tất yếu. Để thực hiện đưa nền sản xuất nông nghiệp lên trình độ cao thì vấn đề đặt ra là phải tiếp tục tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong đó có thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn trung và dài hạn ở nông thôn để tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong đó cho vay tín dụng ngân hàng có phần đóng góp rất quan trọng.

Thứ hai: Tín dụng ngân hàng thúc đẩy nền nông nghiệp nên sản xuất hàng hoá.

Sản xuất hàng hoá là tất yếu khách quan, là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở tất cả các nước, nhất là các nước có nền kinh tế lạc hậu, mang tính tự cấp, tự túc như nước ta, đồng thời nông nghiệp nông thôn nước ta đang giữ vị trí là


một khu vực sản xuất vật chất rất lớn. Nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn là rất lớn. Và điều đó, chỉ có khối lượng vốn ngân hàng mới có khả năng đáp ứng được.

Tín dụng ngân hàng đáp ứng bổ sung phần vốn thiếu cho người sản xuất nông nghiệp để họ có điều kiện thâm canh tăng năng suất cây trồng, phát triển chăn nuôi và mở mang ngành nghề cũng như tăng cường mua sắm những trang thiết bị, máy móc, chi phí cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động nhằm tạo ra nông sản hàng hoá lớn, được thị trường tiêu thụ.

Vốn đầu tư của ngân hàng với mức lãi suất hợp lý được cung ứng thường xuyên cho nhu cầu của người sản xuất nông nghiệp, đã là điều kiện và động lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá như: Quy mô sản xuất ngầy càng lớn, năng suất ngày càng tăng, tức là sản lượng tăng và tỷ trọng hàng hoá nhiều lên, sẽ làm nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn và để trở lại là điều kiện cho phát triển mở rộng quy mô sản suất. Quá trình đó, đưa đến một kết quả tất yếu là sản lượng hàng hoá nông sản ngày càng tăng, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và những mặt hàng và những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới đưa vào sản xuất kinh doanh.

Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội, luôn được xác định là một nhân tố hàng đầu - nền tảng của sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng là bức tranh quy chiếu trình độ văn minh của xã hội, một cộng đồng. Kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Giao thông và thông tin, thuỷ lợi và nước sạch, điện, trường học, y tế nhà ở và các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng khác, những cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản, những cơ sở sản xuất ngầnh nghề tiểu, thủ công nghiệp.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến và phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,


nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tiếp cận nhanh với thị trường bên ngoài… đáp ứng tốt nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn trước hết là từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của nhân dân, từ các doanh nghiệp và từ người dân ở thành thị, từ kiều bào nước ngoài và từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, những nguồn vốn này không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Chính vì thế, vốn tín dụng ngân hàng đã thực hiện tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, phát huy hiệu quả tích cực của kết cấu hạ tầng ở nông thôn.

Thứ tư: Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống. Góp phần vào sự phân bố hợp lý hơn lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Vốn ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn đã thực sự tác động lớn đến việc hình thành và phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn.

Việc hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông lâm hải sản đã thu hút được nhiều lao động trong nông nghiệp có việc làm ở các khâu sản xuất nguyên liệu, gia công, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động khác.

Dưới tác động của tín dụng ngân hàng vào hoạt động của mọi thành phần kinh tế thì nền sản xuất hàng hoá ngày một phát triển. Và khi đó nảy sinh sự phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Một bộ phận các hộ nông dân tách khỏi sản xuất nông nghiệp để làm những ngành nghề mới, các ngành tiểu, thủ công nghiệp truyền thống. Từ đó các làng nghề cũng được phục hồi và phát triển.

Quá trình này làm cho sự phân công lao động trong nông nghiệp được hợp lý hơn, hạn chế được nhiều tình trạng lao động trong nông nghiệp tràn về thành thị.


Thứ năm: Tín dụng góp phần có hiệu quả vào việc tận dụng và khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên.

Nước ta với khí hậu nhiệt đới có lượng ánh sáng và nguồn nước dồi dào cho phép gieo trồng nhiều vụ trong năm và sản xuất nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhưng mặt khác, năng xuất trong sản xuất nông nghiệp nước ta còn thấp, hệ số quay vòng ruộng đất thấp, khả năng kinh doanh còn nhiều yếu kém lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, nông thôn còn nhiều…

Thông qua tín dụng ngân hàng cho nông nghiệp, nông thôn: Các làng nghề truyền thồng, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thu hút tiềm năng về lao động nhàn rỗi, tận dụng được những sản phẩm thiên nhiên tạo ra những mặt hàng có giá trị hàng hoá; kết cấu hạ tầng phát triển góp phần khai thác mọi tiềm năng đất đai, nhiều diện tích đất trồng từ chỗ trồng một vụ đã chuyển sang trồng 2 đến 3 vụ, hàng vạn đất đai bị nhiễm phèn nặng đã được rửa chua; các thành phần kinh tế đều được vốn ngân hàng đầu tư đã ngày một lớn mạnh. Quá trình tích tụ ruộng đất trong nông dân để hình thành những nông trại có quy mô thích hợp để đảm bảo cho việc sản xuất nông sản hàng hoá theo hướng chuyên môn hoá đang diễn ra mạng lại nhiều hiệu quả cao trong kinh doanh góp phần thúc đẩy khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

Thứ sáu: Tín dụng ngân hàng làm động lực để nông dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, tăng cường hạch toán kinh tế, tiếp cận nhanh với cơ chế thị trường đưa đến một kết quả tất yếu là nâng cao thu nhập và sức mua, từ đó tác động mạnh đến tâm lý tiết kiệm tiêu dùng, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

Với cơ chế cho vay ngân hàng theo nguyên tắc cho vay phải đảm bảo thu hồi được cả gốc lẫn lãi đúng hạn, đồng thời vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, đã buộc hộ nông dân phải hạch toán kinh tế, tiết kiệm chi phí, thời gian lao động để sản


xuất kinh doanh có lãi cũng từ đó góp phần đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn tiếp cận nhanh dần với sự vận hành của kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường.

1.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Mối liên hệ giữa tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp - nông thôn nói riêng là rất quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao trên cơ sở lợi nhuận và hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả. Vì vậy, mở rộng tín dụng ngân hàng phải đi đôi, gắn liền với hiệu quả kinh tế - xã hội, thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:

- Đối với ngân hàng: là tốc độ tăng trưởng quy mô tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao tỷ suất lợi nhuận, nâng tỷ trọng giao dịch không dùng tiền mặt trong dân chúng.

- Đối với kinh tế nông nghiệp - nông thôn: là khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó bao gồm tỷ lệ cơ giới hóa cao, ứng dụng công nghệ sản xuất, cây, con giống mới góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, khai thác tài nguyên hiệu quả và bền vững.

- Đối với xã hội: vốn tín dụng ngân hàng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn thể hiện qua trình độ dân trí được nâng cao, tăng GDP trên đầu người, giải phóng sức lao động, giải quyết công ăn việc làm nhất là vào thời gian nông nhàn. Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng phát triển, đặc biệt là hệ thống điện, nước, đường giao thông nông thôn, nhà kiên cố.

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1.4.1 Đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế

Qua hoạt động tín dụng, các NHTM góp phần cung ứng cho nền kinh tế một khối lượng vốn rất lớn, nhờ vậy mà các đơn vị kinh tế thuộc các ngành, các thành phần kinh tế


có đủ vốn để sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư đổi mới trang thiết bị góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu tín dụng thương mại chỉ bó hẹp giữa những nhà sản xuất kinh doanh quen biết nhau hoặc có mối liên hệ với nhau về cung ứng hàng hoá và dịch vụ thì trái lại, tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập vào các ngành với nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, không những xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh vực như dịch vụ đời sống. Vì vậy có thể khẳng định ý nghĩa to lớn của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.‌

1.4.2 Tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình hình lưu thông tiền tệ

Nhờ hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển tiền tệ được tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Đó là những điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị trường.

1.4.3 Góp phần nâng cao thu nhập người dân và lợi nhuận ngân hàng

Thông qua mở rộng tín dụng, nguồn vốn nhàn rỗi của mọi thành phần kinh tế được huy động. Đây là kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền gửi sinh lợi tạo cho họ cơ hội gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Toàn bộ nguồn vốn của NHTM, sau khi đã dùng để đầu tư vào tài sản cố định, công cụ lao động để dành một phần quan trọng cho dự trữ thanh khoản (tiền mặt, tiền gởi tại NHNN, tiền gởi tại các ngân hàng khác, trái phiếu ngắn hạn) phần còn lại được coi là vốn khả dụng của NHTM, họ được toàn quyền sử dụng trong các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư, tạo ra lợi nhuận và mở rộng quy mô hoạt động.

1.4.4 Góp phần hạn chế cho vay nặng lãi

Do đặc tính của kinh tế nông nghiệp - nông thôn mang tính thời vụ nên nhu cầu vay vốn sản xuất của người dân thường cao điểm vào đầu và cuối mỗi niên vụ, một lượng lớn người nông dân thường xuyên sử dụng vốn vay từ nhiều nguồn để đáp ứng kịp thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022