nhu cầu sản xuất. Họ có thể vay mượn từ người thân, láng giềng vì linh hoạt, không phải trả lãi hoặc lãi tượng trưng, ngoài ra có thể từ các hình thức phi chính thức như họ, hụi hoặc vay của đối tượng chuyên cho vay lãi. Thông qua việc mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ góp phần hạn chế vấn nạn cho vay nặng lãi luôn tồn tại dưới rất nhiều hình thức tại địa bàn nông thôn, qua đó góp phần bảo vệ người dân, phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn bền vững.
1.4.5 Khuyến khích việc sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng
Thông qua hoạt động cho vay, ngay từ khâu đầu tiên từ lúc tiếp nhận hồ sơ vay, khách hàng phải thực hiện các thủ tục như mở tài khoản giao dịch, thực hiện các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…Đây cũng chính là biện pháp nhằm gia tăng huy động vốn, tăng cường tập trung vốn tiền tệ vào ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán…Qua đó giúp doanh nghiệp, người dân làm quen với hoạt động ngân hàng, khuyến khích sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng như sử dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.
1.5 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm một số nước về tín dụng Ngân hang thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước mà kinh tế nông nghiệp có một vai trò quan trọng. Với sự tập trung các nguồn lực kinh tế - xã hội, Thái Lan đã tạo được sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao giá trị nông phẩm hàng hóa đem lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế.
Một trong các yếu tố góp phần vào thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan là phát huy vai trò tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng trở thành một kênh chủ yếu tài trợ vốn cho nền kinh tế. Những bài học kinh nghiệm trong mở rộng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn của Thái Lan là:
- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng kèm với những khuyến khích bằng lợi ít vật chất và phi vật chất thông qua các công cụ như lãi suất, thông tin, tuyên truyền, tư vấn khuyến nông… các tổ chức tín dụng của Thái Lan đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc huy động, cho vay và thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả và an toàn trong mở rộng tín dụng.
- Các ngân hàng Thái Lan xây dựng thống nhất quy trình khép kín đối với cấp tín dụng, theo đó các khoản tín dụng được theo dòi chặt chẽ gắn với hoạt động tư vấn kỹ thuật, lựa chọn ngành nghềđã giúp cho nông dân sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả. Như vậy nông dân vừa có cơ hội tích lũy vừa có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Hệ quả kèm theo là các khoản tín dụng được cấp phát đều đặn, liên tục do chất lượng tín dụng được bảo đảm.
- Phát triển một hệ thống NHTM trải rộng khắp nước với trang thiết bị dựa trên công nghiệp hiện đại và một nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn cao.
Ngoài hệ thống ngân hàng, Thái Lan xây dựng các HTX nông nghiệp có cả chức năng tín dụng, trở thành những tổ chức chịu trách nhiệm chủ yếu đưa vốn, kiểm soát khoản cho vay và thu hồi vốn theo thỏa thuận từ trước.
- Thái Lan rất chú trọng đầu tư tín dụng đối với các dự án công nghiệp chất lượng cao, trực tiếp hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển như công nghiệp chế biến nông phẩm hàng hóa, nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào sản xuất giống vậy nuôi, cây trồng mới… có chất lượng và năng suất cao; hỗ trợ tín dụng trong giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, từđó góp phần phát triển đồng đều kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Là một nước có diện tích rộng và dân số lớn nhất thế giới. Tuy Trung Quốc có nền công nghiệp nhẹ khá phát triển. Song về cơ bản nền kinh tế Trung Quốc vẫn là nền kinh tế nông nghiệp. Đi vào đổi mới nền kinh tế từ những năm 70 thế kỷ trước Trung Quốc đã có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn và bước đầu đã đạt những thành tựu đáng kể.
Để tạo điều kiện cho việc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội mà bước đầu là chú trọng phát triển nông nghiệp - nông thôn, Trung Quốc đã tập trung đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó tăng cường mở rộng tín dụng ngân hàng để tài trợ vốn cho nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Để thực hiện mở rộng tín dụng ngân hàng, Trung Quốc thực hiện tăng vốn cho các ngân hàng đáp ứng được tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản rủi ro đạt 8%, mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, với việc nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng, Trung Quốc chỉ đạo thành lập các công ty xử lý nợ trực thuộc các NHTM với nhiệm vụ xử lý toàn bộ nợ tồn đọng, tách các khoản nợ khó đòi ra khỏi bảng cân đối tài sản của các NHTM để chờ xử lý riêng. Cùng với việc làm sạch bảng cân đối tài sản các NHTM, Trung Quốc thực hiện quy định bắt buộc các NHTM phải giữ tổng số các khoản cho vay ở mức 75% tổng số vốn huy động. Đối với các NHTM nhà nước, các hợp tác xã tín dụng nhà nước quy định tốc độ tăng tín dụng cho vay ở mức dưới 75% tổng số vốn huy động. Đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bắt buộc thực hiện các điều kiện về hệ số giữa cho vay so với ký gửi, số tiền cho vay tín thác đối đa bằng 20 lần tổng số vốn của mình. Song song đó, Trung Quốc ra quy định các NHTM phải duy trì hệ số tài sản lưu động trên nợ giới hạn ở mức trên 25%, giới hạn tổng số tiền cho một khách hàng ở mức 10% vốn tự có của NHTM. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường nhân lực và các biện pháp cùng phương tiện cho tổ chức thanh tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định đối với các NHTM và các tổ chức tài chính tín dụng khác nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động ngân hàng trong việc thực hiện mở rộng tín dụng.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Bangladesh
Ngân hàng Grameen (GB) ở Bangladesh là định chế tài chính nổi tiếng nhất thế giới về tín dụng nông thôn. GB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp đến tận cơ sở, mỗi chi nhánh phục vụ 15 - 22 làng. Đối tượng phục vụ là các gia đình có chưa đến 0,2 ha đất. Để vay được tín dụng, người trong các gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh gần giống nhau. Mỗi nhóm bầu trưởng nhóm và thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, một nhân viên ngân hàng sẽ đến thăm gia đình và kiểm tra tư cách của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập.
Khoảng 5-6 nhóm sẽ lập nên một trung tâm trong cùng địa phương. Từ các trưởng nhóm sẽ bầu ra trưởng trung tâm, là người chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu các quy định của ngân hàng, chủ trì cuộc họp hàng tuần. Các thành viên sẽ dự một khóa hướng dẫn kéo dài một tuần, nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của Grameen, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Sau khi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức. Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ sự thành thực và sự đoàn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần kế tiếp.
Tại cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp 1 taka (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào quỹ nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền. Thêm hai người nữa được vay nếu hai người vay đầu tiên trả nợ đúng hạn trong hai tháng đầu tiên. Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai tháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy.
Mỗi khoản vay được trả dần hàng tuần trong vòng một năm. Nếu một người vỡ nợ, những người khác trong nhóm sẽ không được vay. Do đó, áp lực của các thành viên trong nhóm là yếu tố quan trọng bảo đảm mỗi thành viên sẽ trả nợ đầy đủ. Ngoài việc đóng góp 1 taka mỗi tuần, mỗi thành viên khi vay được tiền phải đóng 5% số tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thể vay mượn từ quỹ này với bất cứ mục đích gì, kể cả trả
nợ ngân hàng hay tiêu dùng. Mỗi nhóm còn lập quỹ khẩn cấp với mức đóng bằng 4% số tiền vay ngân hàng. Quỹ này chỉ dùng để giúp thành viên trả nợ trong trường hợp cấp bách như gia đình có người bị chết, bị mất cắp hay thiên tai; quỹ này giống như một khoản bảo hiểm.
Bằng các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng linh hoạt, GB đã thành công trong việc tiếp cận tầng lớp nghèo nhất, đặc biệt là phụ nữ nông thôn đạt tỉ lệ thu hồi nợ gần 100% và nâng cao vị thế kinh tế - xã hội của khách hàng. Nhiều nghiên cứu đánh giá rằng, GB cải thiện tính đoàn kết giữa các thành viên, nâng cao ý thức của họ, khuyến khích họ lập những trường học quy mô nhỏ và tổ chức các sự kiện thể thao cho con cái họ, loại bỏ tập tục của hồi môn, phòng chống những bệnh thường gặp như tiêu chảy, quáng gà ở trẻ em và chống những bất công trong xã hội.
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam
Từ những thực tế của Thái Lan, Trung Quốc, Bangladesh, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm chung mang tính chất tham khảo đối với Việt Nam về mở rộng tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn:
Một là, Chính phủ phải định hướng mục tiêu chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển một cách cụ thể, đồng thời phải xác định đúng lợi thế của đất nước, đối tượng đầu tư trên cơ sở hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hai là, trong nền kinh tế thị trường, muốn phát triển kinh tế - xã hội trước hết phải tập trung lành mạnh hóa và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng để tái lập nguồn vốn cho nền kinh tế. Các NHTM phải luôn tìm cách đa dạng hóa các dịch vụ của mình; đồng thời phải mở rộng có hiệu quả, an toàn tín dụng ngân hàng; trong đó chú ý chọn lọc sử dụng hình thức tín dụng ưu đãi để phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tiến tới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định.
Ba là, có kế hoạch khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Trong đó, bước đầu tín dụng ngân hàng cần đóng vai trò làm đòn bẩy trực tiếp kích thích sự phát
triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn tạo lập cơ sở cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
Bốn là, cần chú trọng mở rộng toàn diện tín dụng ngân hàng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn kỹ thuật, phát triển công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, nhằm tạo hiệu quả tối ưu cho việc mở rộng tín dụng ngân hàng phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội.
Năm là, đảm bảo ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì thực tế cho thấy những vấn đề về chính trị xã hội sẽ có những tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động ngân hàng.
Kết luận chương 1:
Trong chương 1 đã trình bày và phân tích những cơ sở lý luận về nông nghiệp, nông thôn; lý luận chung về tín dụng Ngân hàng. Trong đó, Tác giả phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và phân tích sâu vai trò của tín dụng Ngân hàng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, cũng như nêu sự cần thiết phải cấp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu; có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong khu vực song mật độ dân số lại khá cao (diện tích tự nhiên là 1.505km2 và dân số có đến ngày 1/1/2012 là 1.028.550 người; mật độ dân số trên 683 người/km2).
Thế nhưng vùng đất Vĩnh Long hội tụ rất nhiều lợi thế được thiên nhiên ưu đãi và lại là vùng đất phù sa nước ngọt, khí hậu thuận hòa, ít bị lũ lụt, hạn hán như các tỉnh khác trong vùng; có Quốc lộ 1 đã được nâng cấp chạy qua tỉnh, cầu Mỹ Thuận xây dựng và đã đi vào hoạt động từ năm 2000, cầu Cần Thơ đã được xây dựng hoàn thành và thông giao vào tháng 4/2010, các tỉnh lộ và các quốc lộ 53- 54- 57- 80 nối các tỉnh trong khu vực cơ bản hoàn thiện và đang được nâng cấp cùng với hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi tạo nên cho Tỉnh một vị thế quan trọng trong việc giao lưu và hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 150.490 ha. Diện tích đất nông nghiệp là 117.604 ha (78,15%). Trong đất nông nghiệp được chia ra thành: đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Hầu hết diện tích của Tỉnh có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của sông Tiền và sông Hậu, cho nên đất đai khá màu mỡ kết hợp khí hậu ôn hòa, hệ thống đê bao khá hoàn chỉnh thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là: bưởi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm… cùng những loài thủy sản nước ngọt như: cá basa, cá tra, cá điêu hồng… Đặc biệt
còn có nguồn tài nguyên, khoáng sản cát sông với trữ lượng từ 120 - 150 triệu m3 để cung cấp cho sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và nguồn đất sét với trữ lượng có thể khai thác được trên 100 triệu m3 để sản xuất gạch ngói và gốm mỹ nghệ xuất khẩu.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
Tỉnh Vĩnh Long bước vào thời kỳ đổi mới, với sự nỗ lực rất to lớn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Nền kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá và tương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành được thể hiện rò nét là tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản giảm đi một cách tương ứng trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở tất cả các ngành kinh tế.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2011 (tính theo giá so sánh năm 1994) đạt
8.596 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2007 nhịp độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2007- 2011 là 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 28,24 triệu đồng tương đương 1.346 USD và cao gấp 2,5 lần so với năm 2007.
Bảng 2.1: Giá trị tổng sản phẩm GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007-2011
Đvt: tỷ đồng
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | Tăng trưởng bình quân (%) | |
GDP | 5.734 | 6.425 | 7.018 | 7.820 | 8.596 | 11 |
Nông lâm thủy sản | 2.428 | 2.592 | 2.746 | 2.892 | 2.998 | 5 |
Công nghiệp, xây dựng | 1.199 | 1.499 | 1.678 | 1.881 | 2.203 | 16 |
Dịch vụ | 2.017 | 2.334 | 2.594 | 3.047 | 3.394 | 14 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Đặc Điểm Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp
- Thực Trạng Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Long Giai Đoạn 2007 -2011
- Phân Tích Khái Quát Một Số Kết Quả Kinh Doanh Đạt Được Của Các Nhtm Trên Địa Bàn
- Tình Hình Đầu Tư Vốn Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn Tỉnh Vĩnh Long Giai Đoạn 2007 - 2011
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP không ngừng tăng lên thể hiện số liệu ở Biểu số 2.1. Giá trị sản lượng khu vực I (nông nghiệp) đã giảm từ 53,58% năm 2007 xuống còn 49,93% năm 2011. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) đã tăng từ 15,14% năm 2007 lên 16,38% năm