Qua bảng tổng hợp trên (Bảng 2.17) ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn trong những năm qua tương đối thấp so với tỷ lệ nợ xấu toàn tỉnh năm 2007 tỷ lệ 1,42/1,76, năm 2008 tỷ lệ 1,13/1,99, năm 2010 là 2,45/3,15, năm 2011 là 1,57/8,59. Riêng năm 2009 tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp nông thôn cao hơn nợ xấu toàn tỉnh tỷ lệ 3,27/2,92 là do tình trạng chung của nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, sức mua giảm, hàng hóa nông sản khó tiêu thụ cộng với xuất hiện nhiều dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, gây thiệt hại đến sản xuất dẫn đến khó khăn trong thanh toán các khoản nợ cho vay của khách hàng.
2.5.3.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 2.18: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế
Đvt: tỷ đồng, %
2009 | 2010 | 2011 | |||||||
Dư nợ | Nợ xấu | Tỷ lệ | Dư nợ | Nợ xấu | Tỷ lệ | Dư nợ | Nợ xấu | Tỷ lệ | |
Cá nhân, HSX | 2.896 | 86 | 2,96 | 3.547 | 59 | 1,66 | 3.815 | 16 | 0,41 |
HTX, tổ hợp tác | 69 | 5 | 7,2 | 104 | 7 | 6,73 | 130 | 6 | 4,6 |
Doanh nghiệp | 1.559 | 57 | 3,84 | 1.853 | 69 | 3,72 | 1.905 | 70 | 3,67 |
Tổng | 4.524 | 148 | 3,27 | 5.504 | 135 | 2,45 | 5.850 | 92 | 1,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Khái Quát Một Số Kết Quả Kinh Doanh Đạt Được Của Các Nhtm Trên Địa Bàn
- Tình Hình Đầu Tư Vốn Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn Tỉnh Vĩnh Long Giai Đoạn 2007 - 2011
- Thực Trạng Cho Vay Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Long Giai Đoạn 2007-2011
- Cơ Sở Đề Xuất Giảp Pháp Về Tín Dụng Ngân Hàng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Long
- Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 12
- Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).
Theo bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của thành phần cá nhân, HSX có xu hướng giảm theo từng năm, năm 2009 tỷ lệ 2,96%; năm 2010 xuống 1,66%, cho đến năm 2011 tỷ lệ giảm rò rệt 0,41%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của thành phần doanh nghiệp giảm dần qua từng năm nhưng số tuyệt đối lại tăng đều qua các năm. Năm 2009 là 57 tỷ đồng, đến năm 2010 là 69 tỷ đồng, bước sang 2011, con số này đã là 70 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đối với Doanh nghiệp và HTX cao: nguyên nhân do khách hàng vay có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp, HTX.
2.5.3.2 Nợ xấu theo đối tượng vay vốn
Bảng 2.19: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng vay vốn
Đvt: tỷ đồng,%
2009 | 2010 | 2011 | |||||||
Dư nợ | Nợ xấu | Tỷ lệ (%) | Dư nợ | Nợ xấu | Tỷ lệ (%) | Dư nợ | Nợ xấu | Tỷ lệ (%) | |
Tổng dư nợ NN - NT | 4.524 | 148 | 3,27 | 5.504 | 135 | 2,45 | 5.850 | 92 | 1,57 |
Cho vay thông thường | 3.832 | 147 | 3,84 | 4.694 | 134,2 | 2,86 | 4.916 | 89,9 | 1,83 |
Chi phí trồng trọt, chăn nuôi | 1.785 | 118 | 6,61 | 2.504 | 101 | 4,03 | 2.868 | 49 | 1,71 |
Chi phí nuôi trồng thủy sản | 416 | 10 | 2,40 | 473 | 15 | 3,17 | 349 | 16 | 4,58 |
Chi phí xây dựng thủy lợi nội đồng | 5 | 0 | 9 | 0 | 10 | 0 | |||
Cho vay thu mua lương thực | 251 | 0 | 393 | 0 | 593 | 0 | |||
Cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm thủy, hải sản | 633 | 16 | 2,53 | 384 | 16 | 4,17 | 288 | 20 | 6,94 |
Cho vay phát triển ngành nghề NT | 286 | 0 | 347 | 0,4 | 0,12 | 260 | 1,5 | 0,58 | |
Làm đường nông thôn | 8 | 0 | 10 | 0 | 21 | 0 | |||
Xây dựng trạm điện | 5 | 0 | 7 | 0 | 11 | 0 | |||
Cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn | 239 | 0,2 | 0,08 | 348 | 0,3 | 0,09 | 268 | 0,4 | 0,15 |
Cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi NN trên địa bàn nông thôn | 204 | 2,8 | 1,37 | 219 | 1,5 | 0,68 | 248 | 3 | 1,21 |
Cho vay theo chính sách nhà nước: | 692 | 1 | 0,14 | 810 | 0,8 | 0,10 | 934 | 1,9 | 0,20 |
Cho vay hộ nghèo | 307 | 0,4 | 0,13 | 325 | 0,3 | 0,09 | 325 | 0,8 | 0,25 |
Cho vay giải quyết việc làm | 60 | 0,3 | 0,50 | 66 | 0,3 | 0,45 | 86 | 0,4 | 0,47 |
Cho vay học sinh sinh viên | 188 | 0,3 | 0,16 | 237 | 0,2 | 0,08 | 279 | 0,5 | 0,18 |
Cho vay hộ GĐ SXKD tại vùng KK | 27 | 0 | 32 | 0 | 34 | 0 | |||
Cho vay nhà trả chậm | 50 | 0 | 68 | 0 | 89 | 0 | |||
Cho Vay NS&VSMTNT | 60 | 0 | 82 | 0 | 121 | 0,2 | 0,17 |
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).
Theo bảng trên đối tượng đầu tư có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và có xu hướng gia tăng là cho vay nuôi trồng và chế biến thủy sản (cá tra, cá basa): năm 2011 tỷ lệ lần lượt là 4,58%, 6,94%. Những đối tượng cho vay trồng trọt chăn nuôi trong đó chủ yếu là cải tạo vườn, chăn nuôi heo, gia cầm, mua máy nông nghiệp... cũng có tỷ lệ nợ xấu khá cao chiếm 1,74%/TDN. Đối tượng cho vay thương mại dịch vụ chủ yếu là mua sà lan chở cát đá chiếm tỷ lệ 1,21%/TDN. Những đối tượng khác như: cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên... tỷ lệ giao động từ 0,15% - 0,58%.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2007- 2011 đều thấp trong giới hạn cho phép NHNN. Điều này cho thấy chất lượng quản lý các khoản vay ngày càng tăng. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực nhiêu rủi ro bao gồm cả rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh... và cả những yếu tố khác như giá cả của nguyên liệu, vật tư đầu vào. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập hiện nay thì giá cả một số mặt hàng nông sản phụ thuộc rất lớn vào tình hình thế giới: gạo, khoai lang, cá tra...do đó cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng cho nông nghiệp tỉnh.
2.6. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
2.6.1. Những tồn tại, hạn chế
Những năm qua, tín dụng nông nghiệp, nông thôn đã góp phần vào việc tận dụng và khai khác có hiệu quả mọi tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên, đóng vai trò đáng kể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Tỉnh nhà nhưng trên thực tế, tín dụng nông nghiệp, nông thôn vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như:
2.6.1.1. Tồn tại về mạng lưới hoạt động
Mạng lưới giao dịch (chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch) và hệ thống máy ATM trong tỉnh chưa được phân bổ hợp lý cho việc mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Mật độ khá dày tại đô thị và trung tâm một số huyện có kinh tế phát triển như thành phố Vĩnh Long, huyện Bình Minh, Vũng Liêm nhưng tại các huyện, xã vùng sâu và chợ
nông thôn như huyện Bình Tân, Long Hồ, Trà Ôn, Tam Bình chỉ có NHNo&PTNT và NHCSXH.
2.6.1.2. Những tồn tại trong huy động vốn
Hoạt động huy động vốn còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm huy động vốn truyền thống, nhiều các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng chưa chú trọng phát triển. Do đó khả năng cân đối nguồn vốn tại chổ của các Ngân hàng rất hạn chế. Trung bình nguồn vốn huy động tại chổ của các Ngân hàng chỉ đáp ứng khoảng 80% dư nợ cho vay trên địa bàn, Nguồn vốn huy động thấp nên các chi nhánh NHTM trên địa bàn thường lệ thuộc vào nguồn vốn điều hòa của hệ thống. Vì vậy, đôi lúc thiếu chủ động trong cung ứng vốn cho nền kinh tế, thời gian xem xét, quyết định cho vay kéo dài.
2.6.1.3 Những hạn chế trong cho vay
- Nhiều năm qua, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Long chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (năm 2011 chiếm 43,6%/Tổng dư nợ) nhưng chủ yếu do hệ thống NHNo&PTNT, một số NHTM Nhà nước và cổ phần Nhà nước, QTDNDCS và hệ thống NHCSXH đảm nhận. Các NHTMCP chưa quan tâm đúng mức hoặc còn e ngại trong việc cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (năm 2011 dư nợ nông nghiệp, nông thôn của khối NHTMCP chiếm 10,2%).
- Hiện nay chúng ta đang thực hiện các quy định tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, nhu cầu vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội như giao thông, điện, thủy lợi…là rất lớn nhưng mức độ đáp ứng của các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế (năm 2011 là: 42 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,7%/dư nợ nông nghiệp, nông thôn).
- Tổng dư nợ cho vay đối với Hợp tác xã, Tổ hợp tác còn thấp, đến năm 2011 dư nợ cho vay khu vực này đạt 130 tỷ đồng chiếm tỷ lệ thấp 2% so với dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.
- Dư nợ đầu tư trung và dài hạn có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn (năm 2011 chiếm 30%). Trong khi đó một yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc phát triển kinh tế nông thôn là năng lực sản xuất phải tăng. Điều này muốn thực hiện được phải tăng đầu tư, trong đó vốn đầu tư của Ngân hàng góp phần đặc biệt quan trọng để các doanh nghiệp và hộ kinh tế đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa dịch vụ.
- Về chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn tuy tỷ lệ nợ xấu hiện nay còn thấp chiếm 1,57% dư nợ nông nghiệp nông thôn. Với đặc điểm Tỉnh ta là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều về điều kiện tự nhiên, thiên tai, mất mùa thêm vào đó là tình hình dịch bệnh trên gia cầm gia súc...gây thiệt hại cho tài sản của nông dân, trong đó có vốn của các tổ chức tín dụng cho vay. Những đối tượng có tỷ lệ nợ xấu cao là những đối mà sản phẩm đầu ra có sự biến động mạnh về giá cả trên thị trường hiện nay như trái cây, cá tra, cá basa cũng đồng thời là những đối tượng tín dụng đang có tỷ lệ nợ xấu cao như cho vay nuôi thủy sản: 4,58%, chế biến thủy sản 6,94%, trồng trọt chăn nuôi 1,71% (năm 2011).
2.6.1.4 Về cơ chế chính sách
- Theo quy định tại điều 3 Nghị định 41 thì “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”. Đó là điều chưa hợp lý, cụ thể: trong tương lai huyện Bình Minh sẽ nâng cấp lên Thị xã thì nhiều xã sẽ được sáp nhập vào Thị xã nhưng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông dân vẫn là chủ yếu. Quy định như vậy vô tình bỏ trống địa bàn nông nghiệp nông thôn rộng lớn.
- Đối với việc cho vay theo các chương trình ưu đãi của NHCSXH: chương trình cho vay vệ sinh nước sạch hay vệ sinh môi trường và chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở chỉ được vay tối đa 4 triệu đồng/hộ đối vệ sinh nước sạch hay vệ sinh môi trường, mức vay tối đa 8 triệu đồng/hộ đối với hộ nghèo về nhà ở. Quy định này đã thực hiện nhiều
năm qua, với giá cả hiện nay thì số tiền vay như trên không đảm bảo chi phí nhân công và vật liệu để xây dựng công trình có chất lượng.
2.6.1.5 Về điều kiện kinh tế tỉnh
Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, xúc tiến thương mại…còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu sản xuất. Là tỉnh một tỉnh nông nghiệp nhưng nguồn vốn từ NSNN đầu tư cho nông nghiệp còn rất hạn hẹp chiếm tỷ lệ 29% tổng chi đầu tư từ NSNN (năm 2011).
2.6.1.6 Về phía người vay vốn
Hộ nông dân chủ yếu làm nghề trồng lúa kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm để tận dụng các sản phẩm phụ nên sản xuất thường nhỏ lẻ, phân tán, năng suất lao động thấp, sản xuất còn mang tính tự phát, phong trào dễ bị ảnh hưởng giá cả biến động và thị trường xuất khẩu như trồng dừa, khoai lang, nuôi cá tra... Mặt khác, do trình độ văn hóa còn hạn chế nên nhiều hộ nông dân muốn vay vốn ngân hàng nhưng còn chưa biết hoặc ngại làm hồ sơ xin vay.
Đối với Doanh nghiệp và tổ hợp tác: tiềm năng phát triển tốt nhưng do phát triển nhanh từ nền sản xuất nhỏ nên nhìn chung: thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế thị trường, trình độ quản lý, hạch toán báo cáo tài chính còn rất hạn chế nên các Ngân hàng đầu tư vốn rất thận trọng. Vốn tực có tham gia vào dự án thấp và thiếu tài sản bảo đảm nợ vay cũng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng Ngân hàng.
2.6.1.7 Về phía các Ngân hàng thương mại
- Các Ngân hàng trên địa bàn chưa tổ chức phân tích kinh tế một cách đầy đủ nên thiếu chiến lược đầu tư vốn tín dụng vào các ngành nghề chủ yếu. Nhiều năm qua vẫn duy trì kiểu cho vay truyền thống khách hàng có nhu cầu đến Ngân hàng xin vay, còn Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm dự án hoặc tư vấn cho doanh nghiệp, hộ nông dân vay vốn.
- Về quy trình, thủ tục vay vốn: mặc dù đã được cải tiến nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa phù hợp trình độ, nhận thức của người dân. Hiện nay là hầu hết các bộ hồ
sơ cho vay đối với hộ nông dân đều áp dụng phương thức cho vay từng lần, nghĩa là mỗi lần vay vốn hộ nông dân và Ngân hàng phải làm tất cả các bước liên quan đến thủ tục như phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng tín dụng, giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ, hợp đồng đảm bảo (nếu có)…trong khi mục đích và qui mô canh tác của hộ nông dân hầu như không thay đổi. Điều này làm mất thời gian và gây nhiều phiền phức cho hộ nông dân đặt biệt những hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn.
2.6.1.8 Những tồn tại khác
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đổi mới giống vật nuôi cây trồng, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi cây trồng chưa được đầu tư đúng mức. Chậm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều chỉnh mục đích sử dụng đất để doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận vốn vay thuận lợi.
2.6.2. Nguyên nhân
- Việc mở rộng đầu tư của ngân hàng gặp nhiều khó khăn do hoạt động sản xuất nông nghiệp còn chứa nhiều rủi ro, do diễn biến thời tiết phức tạp khó lường dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm chưa ổn định, một số mặt hàng xuất khẩu thì phụ thuộc vào giá cả thế giới... thêm vào đó công tác nghiên cứu dự báo kinh tế liên quan đến lĩnh vực này còn yếu nên gây thiệt hại cho sản xuất dẫn đến mất khả năng thanh toán của các hộ nông dân nợ xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các NHTM.
- Nguồn vốn riêng có của các ngân hàng chưa thực sự phù hợp với đặc thù tín dụng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn (thường có chu kỳ sản xuất dài đòi hỏi phải vay nguồn vốn tín dụng dài hạn trong nhiều ngân hàng lại rất hạn chế nguồn vốn này khi mà các điều kiện kinh tế vĩ mô chưa ổn định, các công cụ tài chính dài hạn chưa phát triển).
- Một trở ngại nữa để ngân hàng và doanh nghiệp, hộ nông dân gặp nhau là các ngân hàng vẫn chủ yếu cho vay trên cơ sở tài sản thế chấp. Ngày 12/4/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 41và Thông tư 14 của NHNN hướng dẫn Nghị định trên được xét cho
vay không đảm bảo cho các đối tượng nông nghiệp, nông thôn tối đa 50 triệu đối với cá nhân hộ gia đình hay lên đến 500 triệu đồng đối với hợp tác xã chủ trang trại, do phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư trong khi quản lý rủi ro còn hạn chế do đó đối với các ngân hàng tài sản đảm bảo nợ vay vẫn được coi là biện pháp an toàn cho khoản vay.
- Với điều kiện đi lại khó khăn địa bàn rộng và bị chia cắt, số lượng cán bộ lại mỏng, nên công tác giải ngân cho vay cũng như kiểm tra giám sát và đôn đốc thu hồi nợ nhiều lúc nhiều nơi chưa kịp thời. Mặt khác, Cán bộ tín dụng còn hạn chế về khả năng tư vấn cho khách hàng, chất lượng thẩm định chưa cao.
Kết luận chương 2: Trong những năm qua, các NHTM trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực đáp ứng vốn cho nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển. Tuy nhiên vốn tín dụng dành cho nông nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Để khắc phục những tồn tại, giảm thiểu những rủi ro tín dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tỉnh nhà phát triển, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.