LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Văn Trịnh.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Lê Minh Tùng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long - 1
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Đặc Điểm Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp
- Khuyến Khích Việc Sử Dụng Các Dịch Vụ Tiện Ích Của Ngân Hàng
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
ATM Máy giao dịch tự động (Automatic Teller Machine) CNH HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product)
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
HSX Hộ sản xuất
HTX Hợp tác xã
KT-XH Kinh tế xã hội
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NSNN Ngân sách Ngà nước
PGD Phòng giao dịch
QTDNDCS Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
TDN Tổng dư nợ
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đô-la Mỹ
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Kinh tế nông nghiệp những năm qua có nhiều tiến bộ vượt bậc, chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều tồn tại một số mặt hạn chế như: Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh thấp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn còn là sản xuất nhỏ.
Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có truyền thống nông nghiệp lâu đời với tổng diện tích tự nhiên 150.490 ha trong đó đất nông nghiệp 117.604 ha, sản lượng lương thực 1.035.000 tấn/năm, 85% hộ gia đình làm nghề nông (năm 2011). Mặc dù với lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước... nhưng khả năng khai thác tiềm năng hiệu quả chưa cao. Vĩnh Long vẫn còn là tỉnh nghèo, trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với nhiều tỉnh trong khu vực và cả nước, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn thu nhập bình quân cả nước. Cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn cao.
Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình hành động của Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long đã đề ra: "Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ".
Với những định hướng và mục tiêu cơ bản nêu trên, có thể thấy rằng nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Nhu cầu này được sử dụng từ nhiều nguồn: ngân sách Nhà nước, tín dụng Ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn của doanh nghiệp và dân cư, các nguồn khác. Trong đó, vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư.
Trong những năm qua nguồn vốn tín dụng Ngân hàng góp phần phục vụ khá hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư nguồn vốn tín dụng Ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên tác giả chọn đề tài "Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa tỉnh Vĩnh Long" để nghiên cứu trong thời gian thực tập làm luận văn thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để có căn cứ đề xuất các giải pháp về tín dụng của các NHTM thúc đẩy lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn Tỉnh nhà phát triển.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình cơ bản của hệ thống các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Đề xuất một số giải pháp để tín dụng Ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự tác động của nguồn tín dụng của các Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên cơ sở thông tin được thu thập từ các các Chi nhánh Ngân hàng thương mại, NHCSXH, QTDNDCS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thông tin sử dụng trong đề tài này là số liệu được lấy từ năm 2007 đến năm
2011;
+ Đề tài này được thực hiện và hoàn thành trong thời gian từ tháng 10 năm 2011
đến tháng 10 năm 2012.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: bao gồm 18 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh NHCSXH và 4 QTDNDCS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập thông tin thứ cấp: thu thập số liệu từ các Sở ban ngành trong tỉnh Vĩnh Long gồm: Ngân hàng nhà nước, Cục thống kê, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Phương pháp phân tích:
1:
+
phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
+
dụng ngân hàng để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TẾ CỦA LUẬN VĂN
+ Kết quả nghiên cứu luận văn cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong hoạt động tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
+ Cho chúng ta một cách nhìn bao quát về thực trạng hoạt động tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long nói riêng, cũng như những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung; đồng thời xin đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long, và những đề xuất nhằm hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn của hệ thống các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Chương 3: Các giải pháp về tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
7. LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Thời gian qua, việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều tác giả quan tâm. Do những hạn chế về thông tin và điều kiện nghiên cứu, dưới đây tác giả xin nêu một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
- Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2010), Trường Đại học Cần Thơ, trong công trình nghiên cứu “Giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam”, đã cung cấp cơ sở lý luận về vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng nhưng phân tích thực trạng hoạt động cung cấp tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ đó nêu lên một số kiến nghị nhằm tăng cường các hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, công trình trên với nội dung nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc. Do đó, việc vận dụng vào thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Long hết sức khó khăn.
- Tác giả Nguyễn Trung Trinh (năm 2009) trong luận văn Thạc sĩ về “Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Long”.
Luận văn nghiên cứu lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, vai trò tín dụng Ngân hàng phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo Sở ban ngành trong tỉnh từ đó, phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng đầu tư ngành nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2005- 2008, đồng thời nêu lên những tồn tại, hạn chế trong quá trình đầu tư vốn tín dụng. Từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập các chính sách tín dụng tác động sự tăng trưởng cho vay trong nông nghiệp, nông thôn, các nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, cũng như do sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long ở từng thời điểm nhất định, có nhiều vấn đề mới đặt ra mà luận văn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển như: cơ sở lý luận, cơ cấu kinh tế, công tác quy hoạch…
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình trên, thì luận văn này có những điểm mới như sau:
- Thứ nhất, Trình bày và phân tích một số lý luận chung về nông nghiệp, nông thôn, về tín dụng nói chung và tín dụng Ngân hàng nói riêng.
- Thứ hai, Phân tích vai trò và hiệu quả của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn
- Thứ ba, Giới thiệu những đặc thù về kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long và thực trạng phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua.
- Thứ tư, Phân tích các chính sách tín dụng tác động đến tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cũng như đánh giá thực trạng đầu tư nói chung và tín dụng của các NHTM đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh giai đoạn 2007 - 2011.
- Thứ năm, Trên cơ sở đánh giá những mặt được, những tồn tại hạn chế, những vướng mắc trong quá trình đầu tư tín dụng của các NHTM trong tỉnh. Luận văn đã nêu lên những nguyên nhân của những mặt tồn tại, hạn chế, từ đó đã đề xuất những giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.