Tình Hình Cho Vay Cầm Cố/chiết Khấu Giấy Tờ Có Giá Tại Bidv-Hcm


Biểu đồ 2.7: Tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại BIDV-HCM


Triệu đồng

250,000

211,947

205,990

200,000

137,725

136,095

150,000

100,000

50,000

0

93,793

2008

2009

2010

2011 30/09/2012

Cho vay hỗ trợ nhà ở

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở của BIDV HCM thực sự bắt đầu tăng trưởng mạnh những năm gần đây. Đến 30/09/2012, dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đạt 205,990 triệu đồng tăng 69,895 triệu đồng tương đương 51% so với đầu năm; mặt khác xét trong tổng dư nợ TDBL của Chi nhánh, dư nợ cho vay về nhà ở chiếm tỷ trọng chủ đạo (trên 40% tổng dư nợ TDBL).

Trong dư nợ cho vay hỗ trợ về nhà ở: dư nợ cho vay mua chung cư chiếm 22%, có tài sản thế chấp chính là căn hộ chung cư (còn gọi là tài sản hình thành từ vốn vay, hình thành trong tương lai), dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà ở, đất ở đã có giấy chủ quyền chiếm 78%. Tài sản thế chấp là chung cư cũng là tiềm ẩn rủi ro cho giá trị tài sản đảm bảo của khoản vay bị giảm sút khi mà chất lượng hay giá cả thị trường của chung cư bị giảm,…BIDV-HCM đã có cân nhắc trong việc lựa chọn tài sản thế chấp là nhà chung cư nhằm hạn chế rủi ro trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.

Cho vay mua ôtô: (kèm Phụ lục 5)

Bảng 2.7: Tình hình cho vay ôtô tại BIDV-HCM

Đơn vị: triệu đồng


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Cho vay mua ôtô

22,368

29,452

32,227

17,873

19,767

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - 9

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV HCM năm 2008-09/2012)


Sản phẩm cho vay ô tô tại BIDV-HCM: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu vay vốn mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống (tiêu dùng) hoặc phục vụ mục đích kinh doanh.

Ngày nay mức sống người dân tăng cao, ngoài nhu cầu ăn, ở, mặc, thì phương tiện đi lại cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày của họ. Xe ôtô đã trở thành phương tiện đi lại khá phổ biến của người dân trong sinh hoạt cũng như trong công việc. Dư nợ cho vay mua ôtô tại BIDV-HCM tăng trưởng vượt trội: năm 2010 đạt 32,227 triệu đồng, tăng 2,275 triệu đồng (tương đương 9.4%) so với năm 2009. Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế khó khăn liên tiếp trong những năm gần đây làm ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người dân, đặc biệt là với những mặt hàng xa xỉ. Điều này phản ánh qua dư nợ vay mua ôtô giảm mạnh trong năm 2011 tương đương -43.7% so với năm 2010, và thời điểm 30/09/2012 dư nợ đạt 19,767 triệu đồng.

Cho vay cầm cố/chiết khấu GTCG: (kèm Phụ lục 6)

Bảng 2.8: Tình hình cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá tại BIDV-HCM

Đơn vị: triệu đồng


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Cho vay cầm cố, chiết

khấu giấy tờ có giá

18,147

37,879

148,758

203,186

246,655

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV HCM năm 2008-09/2012)

Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá

300,000

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Triệu đồng

Biểu đồ 2.8: Tình hình cho vay cầm cố/chiết khấu GTCG tại BIDV-HCM


246,655

203,186



148,758









37,879

18,147









Sản phẩm cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá tại BIDV-HCM: nhằm đáp ứng ngay tức thời nhu cầu ứng trước tiền gửi của khách hàng. BIDV-HCM chỉ cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá (như: sổ tiết kiệm do BIDV phát hành hoặc do các tổ chức tín dụng khác, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị,…) là hình thức vay, trong đó người vay mang các giấy tờ có giá còn hiệu lực đến ngân hàng đề nghị chiết khấu hay cầm cố theo một tỷ lệ của ngân hàng (thông thường từ 80% đến 95% trên mệnh giá của giấy tờ có giá, trừ trường hợp những giấy tờ có giá có khả năng thanh toán cao thì tỷ lệ cho vay có thể lên đến 100% mệnh giá, như sổ tiết kiệm do BIDV phát hành).

Dư nợ cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá tăng mạnh trong những năm gần đây. Cùng với việc tăng trưởng huy động vốn, đây là một sản phẩm dễ dàng tiếp thị khách hàng kết hợp trong công tác huy động vốn và đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu tức thời cho khách hàng. Tốc độ tăng dư nợ cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá của BIDV-HCM trong những năm gần đây khá cao: năm 2011 dư nợ đạt 203,186 triệu đồng, tăng 54,428 triệu đồng so với năm 2009 (tương đương 37%). Thời điểm 30/09/2012 đạt 246,655 triệu đồng. Điều này cho thấy chi nhánh đang đi theo định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, rất tích cực với những bước đi vững chắc. Song so với các NHTM có bề dày về bán lẻ, BIDV-HCM cần học hỏi rất nhiều để phát triển các sản phẩm TDBL tốt nhất.

Cho vay du học: (kèm Phụ lục 7)

Sản phẩm cho vay du học: cho vay vốn đối với khách hàng cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu chứng minh năng lực tài chính, thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình học tập của du học sinh.

Bảng 2.9: Tình hình cho vay du học tại BIDV-HCM

Đơn vị: triệu đồng


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Cho vay du học

2,958

0

1,238

0

1,003

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM năm 2008-09/2012)


Trong thời gian qua, sản phẩm cho vay du học tại BIDV-HCM thực sự chưa thu hút được nhiều khách hàng nên dư nợ cũng không lớn. Do BIDV-HCM chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như là ký hợp đồng liên kết với các trung tâm tư vấn du học, phần lớn là những khách hàng cũ nhỏ lẻ tự tìm đến BIDV- HCM. Vì vậy, có những khoản thời gian hầu như không có khách hàng điều này thể hiện rò trên dư nợ cho vay du học năm 2009 và năm 2011 cuối kỳ bằng không. Bên cạnh đó, BIDV-HCM còn nhiều sức ép cạnh tranh từ các NHTM khác (ACB, Eximbank, Sacombank...)

Cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh: (kèm Phụ lục 8)

Sản phẩm cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh chỉ thực sự mới được BIDV ban hành quy định về sản phẩm trong năm 2012, trước đó BIDV-HCM cho vay theo hình thức này chủ yếu dựa trên phát thảo quy trình về sản phẩm của chi nhánh, hơn nữa thủ tục khá phức tạp, quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ còn nhiều gặp khó khăn do thiếu kinh nghiệm nên chưa thu hút được nhiều khách hàng.

Bảng 2.10: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh tại BIDV-HCM

Đơn vị: triệu đồng


Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Cho vay kinh doanh cá thể

2,030

13,087

6,546

1,639

1,989

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV HCM năm 2008-09/2012)

Cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, dư nợ đang giảm dần, do đây cũng là một loại hình rủi ro, đòi hỏi việc triển khai phải hết sức tinh tế và nhạy cảm. Khách hàng tìm đến ngân hàng có mục đích kinh doanh nhưng hồ sơ cung cấp sơ sài, chủ yếu chỉ là sổ theo dòi tự thu – chi của khách hàng.

Để khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh với các ngân hàng khác, từ ngày 22/08/2012 BIDV triển khai gói hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vay kinh doanh với lãi suất 12%/năm áp dụng trong 6 tháng đầu tiên. Từ ngày 24/08/2012, Vietinbank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng hỗ trợ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân với lãi suất ưu đãi từ 10,99%/năm. VCB với gói


hỗ trợ cho vay 2.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh lãi suất

ưu đãi 12%/năm.

Phát hành thẻ tín dụng quốc tế: (kèm Phụ lục 9)

Đây là sản phẩm TDBL mới, được triển khai vào đầu năm 2009 nên ngân hàng có ưu thế hơn trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng khác để ngày một hoàn thiện sản phẩm, thu hút nhiều khách hàng tạo khả năng cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn.

Thẻ tín dụng là phương thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Phương thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt khi mua hàng. Thay vào đó, ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng những khoản giao dịch đã thực hiện.

Người Việt Nam rất nhạy bén với các công nghệ mới và có khả năng ứng dụng nhanh các công nghệ mới vào đời sống và công việc. Trong thời gian tới, chắc chắn sản phẩm này sẽ được chú ý nhiều hơn nữa.

Sản phẩm đầu tư kinh doanh chứng khoán chỉ phát sinh trong năm 2009 và 2010, sau đó BIDV-HCM cũng ngừng cho vay sản phẩm này vì tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, kéo theo giá chứng khoán liên tục rớt trong thời gian gần đây, nên nhiều rủi ro.

Ngoài ra BIDV-HCM còn có hai sản phẩm là cho vay người lao động làm việc ở nước ngoài và cho vay cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu lần đầu trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Tuy nhiên, doanh số cho vay của hai sản phẩm này bằng không, không tăng trưởng được dư nợ. Nguyên nhân chính do thủ tục của các khoản vay này gồm nhiều giấy tờ, nhưng giá trị khoản vay không cao, phải có tài sản đảm bảo, mất nhiều thời gian.

2.2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động tín dụng tín dụng bán lẻ của BIDV-HCM vốn là con đẻ muộn so với các NHTM khác (như Sacombank, ACB, Eximbank, Agribank,…), nên BIDV- HCM đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của ngân hàng bạn, luôn nâng cao kinh


nghiệm và cải tiến trong thủ tục, quy trình cho vay ngày càng linh động nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn. Hiện nay, dư nợ sản phẩm TDBL tại BIDV-HCM bao gồm 9 loại: cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay thấu chi, cho vay mua ôtô, cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay du học, cho vay hộ kinh doanh cá thể, cho vay/chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán và thẻ tín dụng.

Sau đây là các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM:

2.2.4.1. Dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM giai đoạn 2008 – 09/2012:

Căn cứ vào tình hình hoạt động TDBL và các sản phẩm TDBL tại BIDV-HCM, tác giả đã tổng hợp và tính toán để có được kết quả về dư nợ và tỷ trọng của từng sản phẩm TDBL tại BIDV-HCM giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 09/2012.

Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV.HCM giai đoạn 2008 – 09/2012

Đơn vị: triệu đồng



Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Hỗ trợ nhà ở

93,793

60.3%

137,725

60.0%

211,947

50.1%

136,095

36.2%

205,990

41.0%

Tiêu dùng tín chấp

16,145

10.4%

10,043

4.4%

8,492

2.0%

6,030

1.6%

5,116

1.0%

Thấu chi

0

0%

543

0.2%

564

0.1%

1,632

0.4%

10,778

2.1%

Mua ôtô

22,368

14.4%

29,452

12.8%

32,227

7.6%

17,873

4.8%

19,767

3.9%

Cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá


18,147


11.7%


37,879


16.5%


148,758


35.2%


203,186


54.1%


246,655


49.2%

Du học

2,958

1.9%

0

0.0%

1,238

0.3%

0

0.0%

1,003

0.2%

Kinh doanh cá thể

2,030

1.3%

13,087

5.7%

6,546

1.5%

1,639

0.4%

1,989

0.4%

Đầu tư kinh doanh chứng khoán


0


0%


942


0.4%


5,714


1.4%


0


0.0%


0


0.0%

Thẻ tín dụng

0

0%

0

0.0%

7,291

1.7%

9,375

2.5%

10,963

2.2%

Tổng

155,441

100%

229,671

100%

422,777

100%

375,830

100%

502,261

100%

Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM từ năm 2008 – 09/2012


Biểu đồ 2.9: Tình hình tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM


Triệu đồng

Cho vay hỗ trợ nhà ở

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

Cho vay tiêu dùng tín chấp Cho vay thấu chi

Cho vay mua ôtô

Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá

Cho vay du học

Cho vay kinh doanh cá thể

Cho vay/chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán

Mặc dù ra đời muộn so với các ngân hàng khác, nhưng sản phẩm TDBL của

BIDV-HCM

đã có những thay

đổi khá tích cực. Hoạt động

TDBL có

mức tăng

trưởng tương đối ổn định qua các năm với các sản phẩm ngày một đa dạng hơn:

năm 2010

đạt 422,777 triệu đồng, tăng

93,106 triệu đồng

so năm 2009 (tương

đương 83.9%) và tăng 267,336 triệu đồng so với năm 2008 (tương đương 173%).

Năm 2011

dư nợ bán

lẻ đạt 375,830 triệu đồng, giảm 46,947 triệu đồng (tương

đương -11%), lý do của việc giảm dư nợ là do cuối năm 2011, BIDV-HCM đã tách PGD Phú Nhuận thành lập Chi nhánh Phú Nhuận với quy mô tổng tài sản bàn giao gần 2,000 tỷ đồng bao gồm 02 PGD Phú Nhuận và PGD Thị Nghè làm cho dư nợ cuối năm 2011 của chi nhánh giảm nhẹ so với năm 2010 trong đó dư nợ bán lẻ

chuyển giao khoảng

32 tỷ đồng. Đến thời điểm

30/09/2012, dư nợ

bán lẻ đạt

502,261 triệu đồng tăng 41,437

triệu đồng (khoảng

12.7%)

so với cùng kỳ năm

2011 và giảm 8,117 triệu đồng (khoảng -2.1%) so với đầu năm.

Dư nợ của các sản phẩm bán lẻ phần lớn đều tăng trưởng qua các năm, tỷ trọng dư nợ của các sản phẩm biến động nhỏ, có sự phân bổ dư nợ cho các sản phẩm khác nhau thực hiện đa dạng các sản phẩm TDBL, thu hút nhiều khách hàng. Cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá – hình thức vay an toàn, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, hạn chế rủi ro, tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2009, BIDV mới bắt đầu triển khai sản phẩm thẻ tín dụng và dư nợ tăng trưởng đều qua các năm.


Tốc độ tăng trưởng cao của dư nợ TDBL của BIDV-HCM đạt được là nhờ vào sự lãnh đạo năng động và hiệu quả của Ban Giám đốc đã không ngừng tiếp thu kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, hoàn thiện chính sách tín dụng cá nhân, quy trình tín dụng ngày một linh động, lãi suất hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời, an toàn và hiệu quả. Tuy thời gian triển khai chậm hơn các ngân hàng khác nhưng sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV-HCM đã cạnh tranh được với các ngân hàng bạn, (như Ngân hàng Á Châu - ACB, Sài Gòn Thương Tín - Sacombank, Đông Á, …)

2.2.4.2. Dư nợ tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảo tại BIDV-HCM giai đoạn 2008 – 09/2012:

Bảng 2.12: Dư nợ tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảo tại BIDV-HCM

Đơn vị: triệu đồng



Sản phẩm

2008

2009

2010

2011

30/09/12

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

Dư nợ không có

TSĐB

16,145

11%

10,586

4.8%

16,347

3.8%

17,037

4.5%

26,857

5.3%

Dư nợ có TSĐB.

139,296

89%

219,085

95.2%

406,430

96.2%

358,793

95.5%

475,404

94.7%

Trong đó: TSĐB

là bất động sản

98,781


150,812


251,958


137,734


208,571


Tổng dư nợ

155,441

100%

229,671

100%

422,777

100%

375,830

100%

502,261

100%

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM năm 2008-09/2012)


Cho vay không có tài sản đảm bảo hay còn gọi là cho vay tín chấp, BIDV-HCM cho vay dựa trên uy tín của người đi vay, đây là loại cho vay hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên tiêu dùng dựa trên thu nhập bình quân hàng tháng. Từ bảng trên ta thấy, ngân hàng đã thận trọng hơn khi cho vay với những đối tượng này nên doanh số cho vay trong năm 2011 là 17,037 triệu đồng tăng 690 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 6,451 triệu đồng so với năm 2009. Thời điểm 30/09/2012, dư nợ không có TSĐB là 26,857 triệu đồng tăng 9,820 triệu đồng so với đầu năm là do giai đoạn này BIDV-HCM phát triển sản phẩm thẻ tín dụng và thấu chi đối với những khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022