Giải pháp tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp dịch vụ du lịch Huế trong nền kinh tế thị trường - 12

Tóm lại, vòng đời kinh doanh ngành du lịch chỉ ra rằng DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn giai đoạn đầu. Chi phí đầu tư, chi phí vay nợ lớn trong khi doanh khách hàng và thị trường chưa nhiều sẽ làm cho DN gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, qua giai đoạn phát triển thì tỉ suất lợi nhuận của DN sẽ cao hơn. Với đặc thù của vòng đời DN có thể xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn lực phù hợp để DN có thể vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và phát triển mạnh trong các giai đoạn tiếp theo.

3.2.3. Tái cấu trúc tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn phải gắn với yêu cầu kinh doanh, sản phẩm kinh doanh

DN tái cấu trúc tài chính cần xem xét cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của DN để có hướng điều chỉnh hợp lý. TSDH thể hiện sự đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hóa cơ sở vật chất và mở rộng cơ sở vật chất. Tài sản ngắn hạn thể hiện các chi phí kinh doanh thường xuyên như trả lương, chi phí quản trị, thuế, trả lãi vay. Qua kết quả khảo sát trong phần trên, DN lớn có TSDH lớn trong khi DN nhỏ có TSDH nhỏ, do DN lớn thường phải đầu tư cho cơ sở vật chất nhiều hơn DN nhỏ có ít nhu cầu đầu tư cải tạo mới. Điều này được thể hiện qua thực trạng các khách sạn và resort lớn đầu tư quy mô nhưng lại thu hút ít khách vì du lịch Huế không lôi kéo được khách hàng có khả năng chi trả. Trong khi đó, khách sạn nhỏ lại hoạt động tốt do nhu cầu của du lịch ba lô là giá rẻ, yêu cầu về chất lượng không cao.

3.3. Các giải pháp tái cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả tài chính

3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

3.3.1.1. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ cao hơn 35,92%, quy mô lớn, hiệu quả tài chính thấp

Theo thực trạng và kết quả nghiên cứu chương 2, có 20,83% doanh nghiệp sử dụng nợ vượt ngưỡng 35,92% làm giảm hiệu quả tài chính. Nhiều doanh nghiệp lớn có mức nợ rất cao như: Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (Nợ 89,26%, ROE

-22,67%), Công ty Cổ phần Thuận An (Nợ 82,10%, ROE -4,96%), Công ty TNHH Laguna (Nợ 53,64%, ROE -17,51%). Theo đặc điểm ngành du lịch, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu lớn, DN bắt buộc phải huy động nợ vay vì nguồn lực nội bộ

không đủ tài trợ. Bên cạnh đó, dịch vụ cao cấp mới phát triển tại Huế nên chưa thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu, nên DN chưa tạo doanh thu đủ lớn dẫn đến thua lỗ nhiều năm liền. Giải pháp dành cho các DN bao gồm:

Nhóm giải pháp tăng doanh thu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Thứ nhất, tăng cường công tác tiếp thị nhằm khai thác tối đa các tiềm năng và thế mạnh hiện có của DN như thương hiệu, cơ sở vật chất, vị trí địa điểm kinh doanh, năng lực quản lý, chất lượng phục vụ … để không ngừng duy trì số lượng đối tượng khách hàng truyền thống tại các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng sự quan tâm, chú ý và khai thác các đối tượng khách hàng mới trên phân khúc thị trường mới.

Thứ hai, đa dạng dịch vụ và sản phẩm kinh doanh như: tận dụng cơ sở vật chất hiện có để mở rộng thêm dịch vụ tổ chức sự kiện; tổ chức tiệc; kinh doanh nhà hàng; kinh doanh giải khát; cho thuê cửa hàng; cho thuê văn phòng; cho thuê căn hộ;… Như vậy sẽ tạo thêm nguồn thu và tận dụng được tài sản cố định đã đầu tư.

Giải pháp tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp dịch vụ du lịch Huế trong nền kinh tế thị trường - 12

Thứ ba, thực hiện phát triển thị trường bằng cách liên kết, hợp tác với các đối tác tổ chức tour du lịch tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các công ty lữ hành nước ngoài để có nguồn khách có khả năng chi trả cao. Thị trường truyền thống của du lịch Huế hiện nay đa phần là khách chi trả thấp nên lợi nhuận tạo ra trên mỗi khách là chưa cao.

Thứ tư, tăng mức chi tiêu trên khách hàng thông qua nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Một mặt cần chú ý nâng cao chất lượng đối với các sản phẩm, dịch vụ hiện có; mặt khác phải thường xuyên nghiên cứu thăm dò khảo sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng để để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, khai thác đưa vào hoạt động các dịch vụ du lịch mới hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Để cải tiến chất lượng dịch vụ hiện có, các DN cần chú ý đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên, cải thiện các hoạt động dịch vụ. Những nỗ lực này sẽ giúp cho DN cải tiến được chất lượng sản phẩm du lịch, cải thiện hình, nâng cao uy tín, vị thế từ đó thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngành du lịch địa phương.

Thứ năm, các DN có quy mô lớn cần tác động đến cơ quan quản lý như Sở du lịch địa phương, Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn để đưa ra chính sách chống “phá giá” nhằm đảm bảo DN lớn không bị thiệt thòi về cạnh tranh giá cũng như không làm giảm lợi nhuận biên của DN.

Nhóm giải pháp tái cấu trúc lại chất lượng nợ đảm bảo an toàn tài chính:

Đối với nợ đến hạn không có khả năng thanh toán DN nên thương lượng với chủ nợ về việc giảm lãi, giãn nợ. Các giải pháp này tạm thời giúp DN có thêm thời gian và nguồn vốn để tiếp tục hoạt động tạo nguồn trả nợ trong tương lai. DN cần chứng minh tình hình hoạt động đang khả quan theo vòng đời du lịch, và tính khả thi thanh toán lãi cho các chủ nợ để được chấp nhận các yêu cầu trên.

3.3.1.2. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ cao hơn 35,92%, hiệu quả tài chính khả quan

Đối với các DN có hệ số nợ cao hơn ngưỡng tối ưu nhưng vẫn tạo ra hiệu quả tài chính khả quan như: Công ty TNHH Duyên Anh (nợ 82,47%, ROE 20,38%), DNTN Phò Trạch (nợ 82,23%, ROE 38,29%), Cty TNHH MTV Thùy Linh (nợ 66,20%, ROE 25,23%),… thì giải pháp là nên giảm hệ số nợ để tăng hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, mức giảm giới hạn tối đa là 35,92%, vì nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nợ dưới mức 35,92% làm giảm hiệu quả tài chính. Các giải pháp được đưa ra là:

Thứ nhất, giải pháp giảm nợ được ưu tiên nhất là sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để trả các khoản vay dài hạn, như vậy DN sẽ giảm được chi phí lãi vay và tăng hiệu quả tài chính.

Thứ hai, đối với DN cần thực hiện đầu tư mới hoặc bổ sung vốn có thể sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại thay vì vay thêm vốn, như vậy sẽ gia tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu đối với nợ. Ngoài ra, để gia tăng lợi nhuận biên, DN có thể đầu tư các dịch vụ phụ trợ như ẩm thực, xông hơi, cho thuê xe du lịch,… để gia tăng doanh thu và lợi nhuận trên mỗi khách.

3.3.1.3. Nhóm các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp hơn 35,92%

Kết quả nghiên cứu tại chương 2 cho thấy đa phần các DNDVDL Huế có quy mô nhỏ, tỉ lệ nợ trung bình là 17,26% và 79,17% doanh nghiệp đang sử dụng nợ dưới ngưỡng tối ưu. Thực trạng các DN du lịch nhỏ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch nghèo nàn, lạc hậu, thị phần nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, phục vụ chủ yếu đối tượng khách chi trả thấp. Do đó, các doanh nghiệp nên mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô doanh nghiệp qua phương án vay nợ dưới mức 35,92% để tăng hiệu quả tài chính, và lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhu cầu thiếu hụt nguồn vốn, khó tiếp cận với nguồn vốn nợ vay (Nguyễn Thị Cành, 2008). Trong khi đó việc sử dụng nợ vay sẽ làm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp (vì thường chi phí nợ vay sẽ thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu) đồng thời sẽ mang lại lợi ích từ tấm lá chắn thuế. Các giải pháp được đưa ra là:

Thứ nhất, doanh nghiệp nên chuẩn bị tốt hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính minh bạch, lịch sử giao dịch tốt, thông tin tín dụng không có nợ quá hạn, mục đích vay rõ ràng, kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ tăng cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

Thứ hai, các doanh nghiệp có thể liên kết, liên doanh với các đối tác đầu tư, hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm để huy động vốn.

Thứ ba, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức cho thuê tài chính, vì đây là hình thức tài trợ có tính an toàn cao và hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt cho ngành lưu trú. Các doanh nghiệp có thể đi thuê lại cơ sở hạ tầng để thực hiện việc mở rộng kinh doanh thay vì đầu tư mới. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không cần phải huy động nợ dài hạn có tài sản thế chấp, giảm thiểu chi phí đầu tư mới và rủi ro kinh doanh.

3.3.1.4. Các giải pháp tài chính khác Huy động nguồn vốn chủ sở hữu

Đối với, DN du lịch có nhu cầu tái cấu trúc cơ cấu vốn theo hướng tăng vốn chủ sở hữu để có cơ cấu vốn hợp lý và an toàn hơn.

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp vẫn có hiệu quả tài chính dương thì nguồn lợi nhuận giữ lại là giải pháp được ưu tiên hàng đầu đối với DN thực hiện tái cơ cấu vốn chủ sở hữu. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp là chi phí huy động vốn thấp, vì là vốn của chính DN nên không tốn các khoản chi phí khác. DN có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng chúng mà không gặp phải bất cứ một sự cản trở nào. Để nâng cao nguồn vốn này thì DN phải hoạt động hiệu quả cùng chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý giữa tái đầu tư và thanh toán nợ. DN có lợi nhuận giữ lại lớn có thể dùng để thanh toán các khoản vay nợ và tăng vốn chủ sở hữu để tăng sự tự chủ về tài chính, giảm rủi ro thanh toán.

Thứ hai, DN thực hiện huy động vốn chủ sở hữu bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu, kêu gọi góp vốn liên doanh, liên kết. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển minh bạch hơn và đang thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Sự phát triển của thị trường Upcom đã tạo nhiều cơ hội cho các DN vừa và nhỏ mới niêm yết huy động vốn. Với bản cáo bạch rõ ràng minh bạch và chiến lược kinh doanh triển vọng, DN có thể thu hút sự quan tâm của các NĐT trên sàn chứng khoán. Đối với DNDVDL Huế, giải pháp đối với các DN có chiến lược phát triển dài hạn cần huy động nguồn vốn bên ngoài có thể chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần để mở rộng phương thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy thời gian qua nhiều DN hoạt động hiệu quả hoặc có tiềm năng phát triển được NĐT sẵn sàng góp vốn hoặc mua lại cổ phiếu như Tập đoàn Bitexco mua lại 63% cổ phần Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang. Một ưu điểm khác của việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu là các cổ đông chiến lược mới tham gia vào Hội đồng quản trị và chia sẽ những kinh nghiệm quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN tốt hơn.

Nâng cao khả năng tiếp cận đa dạng kênh nợ dài hạn

Đối với các DNDVDL Huế, đặc biệt các DN quy mô lớn đầu tư tài sản cố định có giá trị cao thì nợ dài hạn là kênh huy động hợp lý. Khi vay nợ dài hạn DN quan tâm đến các vấn đề là lãi suất, thời hạn thanh toán và điều kiện cho vay của chủ nợ. Vì vậy DN cần thực hiện đa dạng kênh huy động nợ dài hạn để có nguồn vốn rẻ và thuận lợi nhất.

Đối với DN quy mô lớn có có tài sản thế chấp có thể phát hành trái phiếu công ty có thời hạn dài. Đối với DN có quy mô vừa và nhỏ có hạn chế về vốn tự có, tài sản thế chấp dẫn đến gặp khó khăn khi vay nợ các tổ chức tài chính, thì có thể quan hệ với các tổ chức đầu tư mạo hiểm hoặc thuê tài sản. Trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, việc thuê tài sản như nhà hàng, khách sạn để kinh doanh diễn ra khá phổ biến và giúp DN không cần sử dụng nguồn vốn lớn đầu tư ban đầu mà chỉ phải thanh toán chi phí thuê tài sản hằng năm.

Nâng cao “chất lượng” nợ

Nhằm mục tiêu đạt được cơ cấu vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp, ít rủi ro, DNDVDL Huế cần đảm bảo nợ trong khoảng an toàn và hiệu quả, lợi nhuận biên lớn hơn lãi suất biên. Theo kết quả hồi quy tại chương 2 mức nợ hợp lý của doanh nghiệp nên duy trì là dưới 35,92%.

Thứ nhất, huy động nợ phải dựa trên nhu cầu thực tế sử dụng vốn, chi phí vay nợ và thực trạng tài chính của DN. Nhà quản trị cần đánh giá nhu cầu huy động vốn cho dự án đầu tư mới dựa trên mức độ rủi ro của cơ cấu vốn hiện tại và sau khi vay nợ thêm. Việc huy động nợ cần chọn lựa tổ chức cho vay lãi suất thấp nhất và so sánh với chi phí sử dụng vốn khi sử dụng nguồn lực khác như lợi nhuận giữ lại, góp vốn cổ phần, vay đối tác.

Thứ hai, quản lý sử dụng vốn vay hợp lý và đúng mục đích. DN cần đánh giá hiệu quả sử dung vốn vay tránh tình trạng tồn đọng vốn hoặc sử dụng lãng phí.

Thứ ba, quản lý kế hoạch trả nợ đúng thời hạn. DN cần lên kế hoạch để trả nợ cho các khoản vay khi đến hạn đảm bảo an toàn tài chính cho DN. Các khoản vay trễ hạn làm uy tín DN giảm sút và tạo khó khăn cho DN khi có nhu cầu vay vốn về sau.

Trường hợp DN thừa vốn có thể mua lại cổ phần ưu đãi, (bên mua tự nguyện bán lại), thương lượng trả trước các khoản nợ vay chưa đến hạn.

3.3.2. Nhóm giải pháp gián tiếp

3.3.2.1. Nhóm giải pháp nằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Huế

Đặc điểm của kinh doanh du lịch phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện lịch sử, văn hóa, phong cảnh, chùa chiền độc đáo hấp dẫn (Phan

Thị Thanh Hà, 2005). Do đó, hiệu quả tài chính của DN du lịch Huế phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ du lịch địa phương. Để nâng tầm thương hiệu du lịch Huế, DN và địa phương cần kết hợp thực hiện các giải pháp sau:

3.3.2.2. Chiến lược quảng bá - xúc tiến du lịch

Theo Báo cáo của UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), sự phát triển của điện thoại di động và mạng xã hội đã thay đổi các phương pháp marketing truyền thống. Trong khi đó công tác quảng bá xúc tiến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế những năm qua chưa mang lại hiệu quả. Các giải pháp thực hiện mang tính truyền thống chưa bắt kịp với sự phát triển công nghệ quảng cáo, phương tiện truyền thông hiện đại. Kinh phí cho hoạt động marketing còn thấp và phạm vi thực hiện gói gọn trong khu vực chưa vươn tầm quốc tế. Do đó, để đưa thông tin du lịch Huế đến khách hàng và thuyết phục du khách đến với Huế thì công tác chiến lược quảng bá – xúc tiến cần có những bước đột phá.

Trước tiên, du lịch Huế chọn chiến lược quảng bá mang hình ảnh đặc trưng của Huế rõ ràng, khác biệt và dễ ghi nhớ trong tâm trí du khách. Sản phẩm du khách nhận được thể hiện được đặc trưng và lợi thế của Huế là điểm đến nhiều di tích lịch sử được UNESCO công nhận, sản phẩm mang giá trị văn hóa tinh thần độc đáo, ẩm thực Cung đình, thắng cảnh thiên nhiên,... Đây cũng là những sản phẩm đang được ưa chuộng của du khách trên thế giới.

Khách hàng mục tiêu: với kinh phí hạn hẹp thì chương trình quảng bá xúc tiến cần tập trung vào các thị trường tiềm năng có mức chi trả cao như các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu. Đối với mỗi thị trường, văn hóa các nước khác nhau nên cùng một thông điệp nhưng cách truyền tải và phương tiện quảng cáo cũng thay đổi phù hợp. Để đạt được hiệu ứng quảng bá tốt, nghiên cứu thị trường mục tiêu là rất cần thiết như: thu nhập, nhu cầu du lịch, khẩu vị ẩm thực, văn hóa du lịch. Qua đó, công tác phục vụ khách du lịch sẽ chu đáo hơn. Theo báo cáo của UNWTO, các thị trường tiềm năng để quảng bá du lịch hiện nay cần thực hiện Châu Âu và Châu Á.

Phương thức quảng bá – xúc tiến: các phương tiện quảng bá truyền thống như ấn phẩm du lịch, tờ rơi, poster, truyền hình, tham gia hội chợ có hiệu quả

nhưng hạn chế số lượng tiếp xúc với đối tượng tiềm năng. Huế cần nghiên cứu để thực hiện các phương tiện truyền thông xã hội khác để tăng chất lượng và số lượng thông tin đến khách hàng tiềm năng như: Facebook, Internet, quảng cáo trên chương trình nhiều người xem tại các nước tiềm năng, đưa các sản phẩm du lịch vào các sự kiện quốc tế, thuê các ngôi sao nổi tiếng quảng cáo về sản phẩm du lịch,… Ngoài ra, giải pháp thuê đơn vị chuyên nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm thực hiện chương trình quảng bá du lịch sẽ nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch hơn.

3.3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ du lịch chất lượng cao

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành. Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Cụ thể như sau:

Nâng cao hệ thống đào tạo du lịch

Tỉnh phối hợp cùng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đánh giá chuẩn mực đào tạo hiện nay, nghiên cứu và học tập hệ thống đào tạo của các trường trong khu vực cũng như quốc tế. Từ đó, ứng dụng các phương pháp giảng dạy và đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp chuẩn mực quốc tế.

Về đội ngũ giáo viên, cơ sở đào tạo phải đảm bảo đủ số lượng, chuẩn về chất lượng và cơ cấu hợp lý để tăng chất lượng đào tạo. Giảng viên cần được bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ thường xuyên thông qua các chương trình tham quan, nâng cao kiến thức qua du học nước ngoài. Cơ sở đào tạo liên kết với các trường và DN du lịch trong và ngoài nước mời hoặc thuê các chuyên gia du lịch, nghệ nhân, doanh nhân chia sẽ kinh nghiệm và kiến thức, đặc biệt là các môn học cơ sở đào tạo còn thiếu giảng viên giỏi.

Đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu học viên, cơ sở đào tạo chủ động liên kết, liên thông, hợp tác đào tạo với các trường Quốc tế có danh tiếng.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí