Giải pháp tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp dịch vụ du lịch Huế trong nền kinh tế thị trường - 13

Học viên có cơ hội được học và thực hành tại nước ngoài, được tiếp xúc với dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế.

Tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở đào tạo và DN du lịch

Mục tiêu cuối cùng của đào tạo du lịch là đáp ứng nhu cầu lao động của DN du lịch. Phản hồi của DN về chất lượng đào tạo và nhu cầu tuyển dụng hỗ trợ cho cơ sở đào tạo hoàn thiện chương trình giảng dạy phù hợp, Học viên ra trường được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để ứng tuyển vào DN. DN còn là môi trường tốt để học viên thực hành kĩ năng nghề nghiệp khi còn trong thời gian đào tạo và là nguồn lao động hợp lý mang tính mùa vụ đối với DN.

3.3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Huế có lợi thế về lịch sử và thiên nhiên nên sản phẩm du lịch rất đa dạng, phong phú mang đặc trưng riêng như du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội. Tuy nhiên, khai phá lợi thế du lịch hiện nay đơn điệu, giá trị gia tăng thấp nên khách du lịch lưu trú dài ngày và trở lại lần 2 thấp (Trần Thị Ngọc Liên và Trương Thanh Hùng, (2014). Do đó, để tăng doanh thu du lịch và lượt khách, du lịch Huế cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Cụ thể như sau:

Tập trung phát triển sản phẩm mang tính đặc trưng duy nhất phù hợp với xu hướng du lịch thế giới

Sản phẩm du lịch Huế đa dạng, phong phú và đang trở thành xu hướng thu hút khách du lịch trong các năm tới. Du lịch văn hóa đặc trưng bao gồm: du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch tham quan, văn hóa đồng bào dân tộc ít người. Sản phẩm du lịch nổi bật khác là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch hội thảo (MICE). Huế cần chọn ra một vài sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tiêu biểu đại diện cho bản sắc văn hóa riêng để tập trung phát triển thành biểu tượng du lịch như du lịch trải nghiệm, du lịch ẩm thực và du lịch nghỉ dưỡng. Huế cần tập trung nguồn lực đầu tư cho các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu sau:

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở mức trung bình có thể giảm được chi phí cố định. Thay vào đó gia tăng đầu tư cho các phương tiện phục vụ du lịch khám phá như xe đạp, mô tô, xe bus điện.

Hỗ trợ các cơ sở kinh doanh ẩm thực đặc sản về công tác phục vụ chuyên nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô phục vụ khách đoàn lớn.

Hỗ trợ các DN kinh doanh lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp bằng chương trình quảng bá đến khách hàng tiềm năng ngoài nước. Bên cạnh đó, cần mở rộng loại hình bất động sản nghỉ dưỡng vừa bán vừa cho thuê để giảm chi phí cố định và gia tăng các dự án nghỉ dưỡng tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Phục hồi giá trị văn hóa lịch sử cả về vật chất lẫn tinh thần

Đối với các di tích đã khai thác du lịch, Tỉnh cần thực hiện trùng tu, sửa chữa để duy trì bản sắc. Phục hồi và khai thác các điểm di tích mới như Lăng Gia Long, khu Văn Thánh, khu Hỗ Quyền, Voi Ré...; Triển khai mạnh các tour du lịch tâm linh Ba Đồn, Huyền trân Công chúa, Chín Hầm…; Học hỏi kinh nghiệm các nước về phục hồi giá trị tinh thần của di tích lịch sử như lễ hội Hoàng cung, Tiệc cung đình, múa cung đình, sinh hoạt hàng ngày của vua chúa,…

Giải pháp tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp dịch vụ du lịch Huế trong nền kinh tế thị trường - 13

Quản lý hiệu quả các điểm đến du lịch

Tỉnh thực hiện giao chỉ tiêu doanh thu, lượt khách tham quan và đánh giá hiệu quả khai thác các điểm đến du lịch. Đối với các điểm không đạt thì thay đổi cách quản lý, nhân sự để nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, chọn ra các điểm đến có thể giao khoán cho DN quản lý và khai thác.

Để ngày càng hoàn thiện chất lượng phục vụ khách du lịch tại điểm đến, các cơ quan chức năng cần lấy ý kiến khách tham quan để khắc phục những mặt còn hạn chế. Từ đó, chất lượng dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao và thu hút khách du lịch.

3.3.2.5. Đẩy mạnh mô hình phát triển cộng đồng với sự tham gia của người dân

Môi trường du lịch thân thiện, an toàn đóng vai trò quan trọng để thuyết phục khách du lịch lưu trú dài ngày và quay trở lại lần hai. Do đó, Tỉnh cần huy động

toàn dân vì một mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế là thành phố du lịch an toàn, thân thiện, hiếu khách, xanh và sạch.

Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia kinh doanh du lịch trong khuôn khổ pháp luật; tăng cường huy động nguồn vốn trong dân và các thành phần kinh tế phục vụ cho sự phát triển du lịch.

Triển khai giáo dục văn hoá trong du lịch cho học sinh, sinh viên, thanh niên và các tầng lớp dân cư khác để đẩy nhanh hoạt động xã hội hóa du lịch.

Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia vào các sự kiện, các chương trình, các lễ hội du lịch như là một bộ phận cấu thành của chương trình nhằm tạo lên không khí sống động cho chương trình, đưa nét văn hóa của TPH vào từng sản phẩm du lịch văn hóa

Mở lớp tập huấn về Luật Du lịch và các văn bản dưới luật, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan (quy định về quảng cáo; an ninh trật tự, phòng và chống tệ nạn xã hội; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ tài nguyên - môi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc) cho các đối tượng là giám đốc DN, người quản lý cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

3.4. Đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành.

3.4.1. Chính sách hỗ trợ ngành Du lịch

Những năm vừa qua, du lịch tăng trưởng cao và liên tục, không ngừng mở rộng về quy mô, tính đa dạng và cải thiện chất lượng. Tuy nhiên, một số hạn chế còn bộc lộ như: tính tự phát còn cao, tính kế hoạch chủ động còn thấp; điều kiện tiếp cận điểm đến du lịch còn khó khăn, năng lực đón tiếp và phục vụ khách theo tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế. Nhằm cạnh tranh du lịch với các nước trong khu vực và thế giới, ngành Du lịch cần các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước bao gồm:

Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch. Nguồn vốn đầu tư tập trung có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm đô thị du lịch quốc gia có tính trọng điểm; phát triển dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày dành cho khách có thu nhập cao. Thu hút vốn ODA và FDI cho các dự án chi phí đầu tư lớn như cảng biển, cảng hàng không, khu giải trí tổng hợp, quần thể dịch vụ sức khỏe, thể thao cao cấp…

Nhà nước đẩy nhanh thực hiện chính sách tháo gỡ rào cản cho phát triển du lịch như tạo thuận lợi về thị thực nhập cảnh; áp dụng hình thức thị thực linh hoạt như thị thực tại của khẩu, thị thực chung, thị thực điện tử,…

Nhà nước tăng cường quản lý điểm đến du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch đảm bảo mục tiêu an toàn, thân thiện và hiếu khách. Nhà nước kết hợp cùng địa phương hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng du lịch, đảm bảo sức cạnh trạnh sản phẩm du lịch, đảm bảo thương hiệu du lịch. Thực hiện các biện pháp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành như kiểm soát chất lượng, chống phá giá, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, chống nhái thương hiệu. Nhà nước thực hiện vai trò xúc tiến sự hợp tác liên ngành, liên vùng trong quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, quản lý điểm đến, từng bước hình thành môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh.

3.4.2. Đối với các định chế tài chính – ngân hàng

Các DN du lịch với đặc điểm đầu tư tài sản cố định, cơ sở vật chất như khách sạn, khu du lịch, phương tiện vận chuyển, nên có nhu cầu vay dài hạn. Theo vòng đời ngành du lịch thì thời gian thu hồi vốn của dự án dài, tuy nhiên với tỉ suất lợi nhuận và hệ số an toàn cao. Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần có chính sách hỗ trợ như: lãi suất ưu đãi và linh hoạt dựa trên đánh giá tính khả thi dự án, hệ số an toàn của tình hình tài chính DN.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng cho các DN ngành du lịch đồng thời áp dụng các thủ tục vay vốn đơn giản, gọn nhẹ hơn tạo điều kiện cho các DN du lịch dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn. Thực hiện được điều này có thể làm giảm lãi suất vay nợ, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của các DN.

3.4.3. Ổn định kinh tế vĩ mô

Kết quả nghiên cứu chương 2 cho thấy GDP là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả tài chính DNDVDL Huế. Nền kinh tế phát triển nhanh, người dân gia tăng thu nhập, nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng do đó cũng tăng là cơ hội phát triển cho toàn ngành du lịch. Để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, vai trò của nhà nước nói chung và chính phủ nói riêng vô cùng quan trọng. Việc ổn định

tăng trưởng kinh tế thị trường tiền tệ, tín dụng, giữ lãi suất vay ở mức hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn có chi phí hợp lý hơn.

3.4.4. Phát triển thị trường mua bán nợ

Thị trường mua bán nợ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu vốn DN, đặc biệt đối với DN đang đối diện nguy cơ phá sản. Phát triển thị trường mua bán nợ giúp khai thông dòng vốn, hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn. Giải quyết nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các DN có thể tiếp cận các nguồn lực tài chính mới phục vụ cho việc tái cơ cấu hoạt động, thay đổi mô hình quản trị DN, từng bước cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ vẫn chưa phát triển đầy đủ, quy mô còn nhỏ. Theo số liệu đến 2014, số lượng các đơn vị có tính chuyên nghiệp trong mua bán nợ xấu tại Việt Nam có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính, Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước và khoảng 20 công ty mua bán nợ tư nhân (AMC) trực thuộc các NHTM. Do đó, trong thời gian qua thị trường mua bán nợ đa phần giải quyết nợ xấu cho các Ngân hàng và DN Nhà nước, DN vừa và nhỏ chưa có cơ hội tiếp cận thị trường này. Mặt khác, trình độ các chuyên gia tái cơ cấu vốn còn hạn chế nên các công ty mua bán nợ chưa tham gia vào ban quản trị DN và tái cấu trúc DN hiệu quả. Do đó, sự hỗ trợ của công ty mua bán nợ chỉ đang dừng lại mức làm sạch báo cáo tài chính tạm thời của DN. Nhằm thúc đẩy vai trò của thị trường mua bán nợ đối với công tác hỗ trợ tái cấu trúc DN tốt hơn, một số giải pháp được đưa ra như sau:

Thứ nhất, mở rộng quy mô vốn của DATC, VAMC, AMC để đáp ứng nhu cầu bán nợ xấu của các DN.

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý cho hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường, định giá nợ trên giá thị trường và tạo cơ chế thuận lợi cho việc mua bán nợ.

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn của DATC để tham gia vào công tác quản trị DN nhằm tái cấu trúc hiệu quả DN, nhất là các DN có vốn Nhà nước.

Thứ tư, khuyến khích các tổ chức khác tham gia thị trường mua bán nợ để đáp ứng nhu cầu bán nợ của các DNVVN hoặc DN không có vốn Nhà nước.

3.5. Hạn chế nghiên cứu và gợi ý nghiên cứu trong tương lai

Luận án đã thực hiện nghiên cứu dựa trên khảo sát và phân tích báo cáo tài chính của các DNDVDL Huế. Qua đó, tác giả đã đánh giá thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính cũng như các đề xuất giải pháp để nâng cao công tác xây dựng cơ cấu vốn tối ưu đối với các DN hoạt động trong ngành Du lịch tại Huế. Tuy nhiên, luận án vẫn còn một số hạn chế nên tác giả sẽ đưa ra những đề xuất gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai.

Hạn chế lớn nhất của luận án là thu thập số liệu để thực hiện nghiên cứu. Đối với các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thì công tác minh bạch báo cáo tài chính đã được thực hiện. Tuy nhiên, với các DN tại Huế thì báo cáo tài chính của các DN cho nghiên cứu còn mang tính chất đối phó nên không chuẩn xác cho nghiên cứu. Do đó tác giả đã thu thập thông tin từ Chi cục thuế Tỉnh để đảm bảo tính khách quan.

Trong nghiên cứu cơ vấu vốn và hiệu quả tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đa dạng bao gồm các nhân tố bên trong DN dựa trên báo cáo tài chính, bảng kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ; yếu tố ngành; các nhân tố cảm tính như hiệu quả quản lý DN. Việc hạn chế về số liệu thu thập nên luận án chưa thực hiện được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với cơ cấu vốn DNDVDL Huế.

Từ các hạn chế đó, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu mới có thể mở rộng các nhân tố ảnh hưởng dựa trên sự phát triển số liệu được cung cấp như DNDVDL niêm yết trên sàn chứng khoán, DN của các địa phương khác. Qua đó mở rộng phạm vi nghiên cứu, so sánh giữa các nghiên cứu để tìm ra điểm chung và điểm riêng đóng góp vào nghiên cứu cơ cấu vốn cho toàn ngành Du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu ở chương 2. Trong chương 3 này, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của DNDVDL Huế. Theo đó, một số đề xuất chính như: (1) Điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng giảm nợ đối với DN có

hệ số nợ cao và tăng sử dụng nợ đối với DN nhỏ và hệ số nợ thấp để gia tăng giá trị hiệu quả tài chính, (2) Các nguồn tài trợ có thể huy động cho DNDVDL Huế. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí