Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Và Khai Thác Hiệu Quả Tài Nguyên Du Lịch

Thông thường biến phụ thuộc được biểu hiện dưới dạng (Vi/POPi) hay tỉ lệ số lần tham quan trên 1000 dân – VR.

Áp dụng ZTCM thì diện tích xung quanh điểm du lịch sẽ được chia thành các vùng với khoảng cách khác nhau tới điểm du lịch, vì vậy đơn vị quan sát của ZTCM là các vùng. ZTCM sử dụng tỷ lệ số lần viếng thăm của mỗi vùng tới điểm du lịch (VR) là hàm của chi phí du lịch, bởi vậy số lần một cá nhân đến điểm du lịch không ảnh hưởng đến hàm.

Phương pháp chi phí du lịch theo vùng ZTCM đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1:


Xác định vị trí điểm đến, sau đó chọn một số người thường xuyên lui tới đó. Bước 2:

Sử dụng hệ thống phiếu điều tra, đánh giá, bảng hỏi đã thiết kế sẵn để phỏng vấn từng khách du lịch. Nội dung hỏi như sau:

* Họ tới từ đâu (thành phố nào, nước nào).


* Số khách trên một phương tiện đi đến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


* Phương tiện chuyên chở (tảu hỏa, ô tô, xe máy…).

Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 4


* Thời gian đi đến và ở tại điểm đến


* Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi.


* Thu nhập của khách.


* Chi phí du lịch trực tiếp (chi phí di chuyển, ăn uống, chỗ ở, mua đồ lưu niệm,…).


* Mục đích đi du lịch, sở thích du lịch.


Trong đó có hai nội dung cơ bản là quãng đường mà du khách từ nơi xuất phát đến địa điểm nghiên cứu là bao xa và số lần lui tới trong 1 năm.

Ngoài ra, cũng phải thu thập thông tin về số lượng khách du lịch từ mỗi vùng. Bước 3:

Tiến hành phân nhóm các đối tượng được phỏng vấn dựa trên cơ sở khoảng cách mà họ đi tới địa điểm du lịch. Điều này có nghĩa là những người đến từ các vùng có khoảng cách tương tự nhau sẽ gộp vào một nhóm, mỗi nhóm này sẽ cách điểm nghiên cứu một khoảng nhất định.

Bước 4:


Ước tính chi phí và số lần đi tới vị trí đánh giá của từng nhóm. Đây là bước quan trọng nhất, là cơ sở để xây dựng hàm cầu cho các cảnh quan môi trường.

* Thứ nhất là về chi phí của chuyến đi: chi phí toàn bộ của chuyến đi sẽ được tính như sau:

P = c + f + n + t + l. Trong đó: c là vé vào cổng.

f là chi phí ăn uống.


n là chi phí nghỉ ngơi. t là chi phí thời gian. l là chi phí đi lại.

Như vậy, chi phí của toàn bộ chuyến đi bao gồm: vé vào cổng, chi phí nghỉ ngơi, chi phí ăn uống, chi phí cơ hội trên đường đi và trong thời gian lưu lại khu giải trí, chi phí phương tiện giao thông.

* Thứ hai là tính tỷ lệ thăm trên 1.000 dân ở mỗi vùng. Nó đơn giản chỉ là tổng lượt thăm mỗi năm từ mỗi vùng chia cho dân số của vùng với đơn vị nghìn.

Bước 5:

Xem xét mối quan hệ giữa chi phí của chuyến đi và số lần đi tới vị trí đánh giá của các nhóm thông qua các số liệu điều tra, tính toán ở trên.

Vi = V(TCi, POPi, Si) Hay: VRi = V(TCi, Si)


Toàn bộ vùng sẽ có nhu cầu là: niVRi = niV(TCi, Si) Trong đó: ni là số người ở vùng i đến thăm quan.

Mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi lại được coi là thể hiện nhu cầu giải trí. Có nghĩa là chúng ta giả định rằng chi phí đi lại thể hiện giá trị giải trí và số lần đi lại thể hiện lượng giải trí.

Tuy nhiên, để phương pháp chi phí du lịch có thể áp dụng được, một số giả thiết sau phải được thoả mãn:

* Chi phí đi lại và giá vé vào cổng có ảnh hưởng như nhau tới hành vi, nghĩa là các cá nhân nhận thức và phản ứng về sự thay đổi trong chi phí đi lại theo cùng một kiểu đối với những thay đổi trong giá vé vào cổng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định tổng chi phí một cách chính xác.

* Từng chuyến đi tới điểm giải trí chỉ nhằm mục đích thăm riêng điểm đó. Nếu giả thiết này bị vi phạm, tức là chi phí đi lại sẽ bị tính chung giữa nhiều nơi tham quan, thì rất khó có thể phân bổ chi phí một cách chính xác giữa các mục đích khác nhau.

* Toàn bộ các lần viếng thăm đều có thời gian lưu lại giống nhau, có như vậy thì ta mới đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm.

* Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong thời gian di chuyển tới điểm giải trí để đảm bảo chi phí đi lại không bị tính vượt quá mức.

Phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân (Individual Travel Cost Method – ITCM)[11].

Phương pháp này xác định mối quan hệ giữa số lần đến điểm du lịch hàng năm của một cá nhân với chi phí du lịch mà cá nhân đó phải bỏ ra.

Vi = f(TCi, Si)

Trong đó : Vi là số lần đến điểm du lịch của cá nhân i trong 1 năm. TCi là chi phí du lịch của cá nhân i.

Si là các nhân tố khác có ảnh hưởng đến cầu du lịch của cá nhân, ví dụ như: Thu nhập, chi phí thay thế, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn.

Đơn vị quan sát của ITCM là các cá nhân đến thăm điểm du lịch, giá trị giải trí của mỗi cá nhân là diện tích phía dưới đường cầu của họ. Vì vậy, tổng giá trị giải trí của khu du lịch sẽ được tính bằng cách tổng hợp các đường cầu cá nhân.

Cách tiếp cận ITCM sẽ gặp phải khó khăn khi sự dao động là quá nhỏ hoặc khi các cá nhân không đến điểm du lịch một vài lần trong năm. Do đó, nếu mọi khách du lịch chỉ đến địa điểm du lịch 1 lần trong năm thì khó có thể chạy hàm hồi quy.

Cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân chỉ phù hợp cho các khu du lịch mà du khách đến nhiều lần trong năm như công viên hay vườn bách thảo. Phương pháp tính chi phí du lịch theo vùng ZTCM có đầy đủ những ưu điểm như tính toán được các vùng khách du lịch thưởng xuyên lui tới, các dữ liệu đầu vào như thu nhập, độ tuổi, chi phí cơ hội,… sẽ được áp dụng trong đề tài.

1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch

- Nhân tố bên ngoài


+ Môi trường vĩ mô: bao gồm: Pháp luật, Kinh tế, Văn hóa - xã hội, Công nghệ, Ðiều kiện tự nhiên:

* Pháp luật: Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, hệ thống luật pháp hiện hành, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực. Luật pháp đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là ngưòi kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp và sau cùng chính phủ cũng đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ

cho các doanh nghiệp: Chính sự can thiệp nhiều hay ít vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

* Kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng hữu cơ, trực tiếp đến kinh doanh du lịch. Chẳng hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất, lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoat động kinh doanh, khuyến khích ngưòi dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưong đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế, khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cung bị giảm sút. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch, du lịch phát triển là kết quả của nền kinh tế phát triển, mức thặng dư kinh tế trong xã hội, mức tích lũy đã có mức tăng trưởng tích cực.

* Văn hóa - xã hội: Sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội thưòng có tính dài hạn và tinh tế hơn so vói các yếu tố khác. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội thường rất rộng; các khía cạnh hình thành môi trưòng văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh du lịch như: những quan niệm về đạo đức, niềm tin vào tâm linh, tín ngưỡng; thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội... Thị hiếu và tập quán của ngưòi tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được chấp nhận. Ðạo đức có thể coi như một nhu cầu xã hội và vì vậy bất kỳ một thể chế, loại hình kinh tế nào cũng phải xây dựng một khuôn khổ đạo đức để làm một trong những nguyên tắc điều hành.

* Công nghệ: Ðây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội cũng như đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ có thể là: sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo

ra áp lực đòi hỏi các địa phương, doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hưóng rút ngắn lai, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.

+ Môi trường vi mô:


Bao gồm: Nhà cung cấp dịch vụ du lịch; khách hàng; các sản phẩm thay thế sản phẩm du lịch:

* Nhà cung cấp dịch vụ du lịch: Các địa phương, doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau, như vật tư, thiết bị, lao động và tài chính...

* Khách hàng: Khách hàng là một bộ phận khách thể trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của địa phưong, doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

* Các sản phẩm thay thế sản phẩm du lịch: Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các địa phương, doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.

* Xu hướng tiêu dùng và sự khan hiếm của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.


- Nhân tố bên trong


+ Nguồn lực tài chính đầu tư cho điểm đến.


+ Hạ tầng kỹ thuật: Chất lượng của không gian, quy hoạch, các thiết chế văn hóa của Khu danh thắng hình thành chất lượng sản phẩm du lịch.

+ Trình độ, công nghệ quản lý và khai thác đối với Khu danh thắng.


+ Năng lực kết nối của Khu danh thắng với các điểm đến.

1.3 Cơ thực tiễn về quản lý khai thác tài nguyên du lịch

1.3.1 Kinh nghiệm ngoài nước

Quản lý và khai thác du lịch trên sông Li Giang, Quảng Tây, Trung Quốc:


Sông Li Giang dài 437 km, chảy từ núi Mao ở huyện Hưng An phía bắc, xuôi về phía nam qua trung tâm thành phố và kết thúc tại nơi gặp gỡ với sông Xi ở Ngô Châu. Nhưng chính đoạn sông dài 85km từ trung tâm thành phố Quế Lâm đến huyện Dương Sóc mới thực sự được coi là một kiệt tác nghệ thuật mà thiên nhiên biệt đãi tỉnh Quảng Tây.

Từ năm 1981, cùng với Bắc Kinh, Hàng Châu và Tô Châu, Quế Lâm trở thành một trong bốn thành phố trọng điểm đặt mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa và lịch sử cũng như những thắng cảnh tự nhiên lên hàng đầu. Theo đó, 27 nhà máy gần sông Li bị cưỡng chế di dời, hoặc xóa sổ, để bảo vệ môi trường tự nhiên. Nhiều hoạt động tích cực được tiến hành để duy trì chất lượng nguồn nước như xây dựng nhà máy xử lý nước thải và bãi chôn lấp, phục hồi chức năng các nhánh sông… tạo điều kiện cho việc phát triển ngành du lịch như ngày nay.

Trên dòng sông Li là nơi diễn ra những hoạt động vô cùng thú vị và hấp dẫn. Về chương trình biểu diễn, du khách được thưởng thức qua hai màn trình diễn độc đáo là đánh cá bằng chim cốc đặc trưng của sông Li và show diễn “Ấn tượng chị Ba Lưu” nằm trong chuỗi 5 chương trình nghệ thuật dành cho 5 khu du lịch nổi tiếng là Dương Sóc, Lệ Giang, Hàng Châu, Hải Nam, núi Ngũ Nhất được dàn dựng bởi đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu.

Du lịch bằng thuyền trên sông Li là một trải nghiệm thú vị, trong đó có tour chuyến đi 4 tiếng xuôi từ Quế Lâm về Dương Sóc, thưởng thức hết phong cảnh đẹp đẽ dọc hành trình. Nếu đi du thuyền dọc sông Li, mức giá là 180-200 tệ/người (tương đương

650.000 – 700.000 VNĐ); nếu đi thuyền từ trung tâm Quế Lâm đến Dương Sóc mức giá 350 tệ (1.260.000 VNĐ).

Nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng này cũng đồng thời đặt ra bài toán cho chính quyền Quế Lâm là làm sao có thể cân bằng được giữa phát triển du lịch với việc bảo

tồn những thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia. Năm 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt khoản vay 100 triệu đô la Mỹ để Trung Quốc hỗ trợ công tác quản lý nguồn nước và chống ô nhiễm dòng sông Li. Chương trình được triển khai trong giai đoạn 2015 - 2020 bao gồm việc tăng cường xử lý nước thải, cải thiện việc cấp thoát nước, tăng cường giám sát chất lượng và quản lý sự ô nhiễm... Dự án hoàn thành sẽ góp phần đưa du lịch Quế Lâm tiến gần hơn với hình thức du lịch sinh thái bền vững.

1.3.2 Kinh nghiệm trong nước

- Vĩnh Phúc Giàu tiềm năng, nghèo dấu ấn:


Tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xác định sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc hiện chưa phong phú, chưa tạo được sự đa dạng cho du khách. Đến nay, đi xúc tiến quảng bá, du lịch Vĩnh Phúc vẫn chỉ có sản phẩm thô (danh lam thắng cảnh, di tích sẵn có) để mời chào du khách, doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu của tỉnh cần đặt ra là sẽ nỗ lực cải thiện những điểm nghẽn và tránh phụ thuộc nhiều vào lợi thế tài nguyên.

Tiềm năng của Tam Đảo đã rất rõ, điều này đã được tổng kết rất rõ trong các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế, được cụ thể hóa trong nghị quyết đại hội của tỉnh, của huyện đã kéo dài suốt cả hai nhiệm kỳ với mong muốn đưa du lịch và Tam Đảo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng vẫn chưa thành hiện thực.

Tuy nhiên việc triển khai trên thực tế lại còn nhiều vấn đề rất đáng bàn. Chẳng hạn, dự án Trung tâm lễ hội Tây Thiên tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng với quy mô khoảng 20,9 ha được giao cho doanh nghiệp quản lý (Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng). Đây là dự án trọng điểm của tỉnh có vai trò quan trọng phục vụ phát triển du lịch, tuy nhiên, đến nay, sau gần 10 năm triển khai, dự án vẫn chưa thể hoàn thành do huyện Tam Đảo chưa giải phóng được mặt bằng. Sự thiếu quyết liệt của các cấp chính quyền không chỉ kéo dài thời gian, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp mà còn để lại một hình ảnh không đẹp trong mắt của du khách với công trình bề bộn, thiếu hoàn chỉnh.

Năm 2017, lượng khách tới tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 4,4 triệu lượt người, tăng 15% so năm trước. Trong đó, có 33.500 lượt khách quốc tế và hơn 4,3 triệu lượt khách trong nước; doanh thu từ du lịch đạt 1.470 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ 14

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí