PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một địa phương. Nhiều nước đã coi kinh tế du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng lớn. Kinh tế du lịch không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước,v.v...
Thực hiện Luật Du lịch năm 2017, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam vươn lên xếp hạng thứ 6 trên 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đón 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2016, phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 23 tỷ USD, đóng góp gần 9%GDP. Những kết quả này xuất phát từ sự ra đời kịp thời của Luật Du lịch năm 2017, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhưng là kết quả tích lũy từ nhiều năm trước trong việc quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch.
Trong bối cảnh du lịch cả nước đang có bước phát triển nhanh, tỉnh Lạng Sơn cũng có những thuận lợi để phát triển du lịch. Là một tỉnh miền núi biên giới phía đông bắc của Tổ quốc, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt tương đối thuận tiện kết nối với trong nước và quốc tế với 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu chính và 09 cửa khẩu phụ. Địa hình điển hình là đồi núi, cảnh quan hùng vĩ, có đỉnh Núi Cha - Mẫu Sơn cao trên 1.541m, hàng năm nhiệt độ xuống thấp dưới 00C, tạo nên cảnh băng tuyết ngoạn mục. Tỉnh Lạng Sơn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú. Cả tỉnh
có 01 Khu du lịch cấp quốc gia - Khu du lịch Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình); có 335 di tích, trong đó: di tích cấp quốc gia đặc biệt: 01; di tích cấp quốc gia: 27; di tích cấp tỉnh: 98; di tích được kiểm kê, phân loại, chưa được xếp hạng: 209. Đặc biệt, theo loại hình thì Lạng Sơn có tới 23 di tích là danh lam thắng cảnh; 163 di tích kiến trúc nghệ
thuật, 112 di tích lịch sử và 37 di tích khảo cổ. Bên cạnh đó, di sản văn hóa Lạng Sơn khá phong phú với 07 di sản văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia, điển hình là Múa Sư tử người Tày - Nùng; Lễ hội đền Kỳ Cùng - đền Tả Phủ, nghi lễ Then,…
Những tài nguyên du lịch của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu tập trung tại thành phố Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn là trung tâm du lịch của cả tỉnh (thành phố có 19 điểm trong tổng số 39 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh), từ thành phố Lạng Sơn lên cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu ga Đồng Đăng khoảng 15 km; đến Khu du lịch Mẫu Sơn khoảng 30 km. Trong thành phố Lạng Sơn thì Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh (gọi tắt là Khu danh thắng) lại có vị trí trung tâm nhất, là vùng lõi di sản, có lịch sử lâu đời, đã đi vào thơ ca, lịch sử, được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia từ năm 1962. Khu danh thắng có quy mô diện tích 59ha, là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách nhất của thành phố với loại hình du lịch chủ yếu là tham quan và du lịch văn hóa, khám phá.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 1
- Cơ Lý Luận Về Việc Quản Lý Và Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Và Khai Thác Hiệu Quả Tài Nguyên Du Lịch
- Bài Học Rút Ra Cho Công Tác Quản Lý, Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Ở Khu Danh Thắng
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Điểm đặc biệt nhất của Khu danh thắng là động Nhị Thanh, động Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc với cảnh đẹp thiên tạo, suối Ngọc Tuyền chảy xuyên qua động với chiều dài 570m. Giữa động có cửa thông thiên tỏa ánh nắng mặt trời rọi xuống dòng nước, trong động còn có Chùa Tam giáo (thờ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo).
Từ năm 2014 đến nay, lượng khách đến tham quan Khu danh thắng duy trì ở mức
210.000 - 250.000 khách/năm; doanh thu hàng năm đạt từ 4 tỷ - 5 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 39 điểm du lịch với lượng khách 2,64 triệu/năm, tổng doanh thu từ du lịch đạt 910 tỷ/năm nhưng tại đây có lượng khách đến chỉ đạt bằng 1/10, doanh số bằng 1/152 tổng doanh số toàn tỉnh, kết quả này cho thấy chỉ số tăng trưởng của Khu danh thắng kém nhất trong 39 điểm du lịch của tỉnh. Trong bối cảnh du lịch tỉnh Lạng Sơn chậm phát triển so với cả nước (năm 2017, 2018, tỉnh Lạng Sơn chỉ đạt mức tăng khoảng 6%/năm về lượng khách; 6,2%/năm tổng doanh thu, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước rất nhiều: mức tăng trưởng khách du lịch đạt 27%, doanh thu tăng trưởng 21,4%).
Nguyên nhân cơ bản là Khu danh thắng chưa được đầu tư thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, khai thác thô sơ; quản lý kém và đang mất dần sức hấp dẫn vốn có, bị cạnh
tranh bởi các thị trường khác mà không có những chương trình, kế hoạch đầu tư khai thác ngắn hạn và dài hạn; những đối sách kịp thời.
Mặc dù đã có Luật Du lịch năm 2017; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, nhưng giải pháp cụ thể để quản lý, khai thác tài nguyên du lịch khu danh thắng hiện chưa được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, triển khai thực hiện, tình trạng tài nguyên du lịch của khu danh thắng ngày càng mai một mất kiểm soát. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn” là hết sức cần thiết, nhằm: (1) Xác định giá trị tiền tệ của Khu danh thắng để làm cơ sở cho việc đầu tư; (2) Thiết kê mô hình sản phẩm du lịch có giá trị cao, cạnh tranh, thu hút du lịch; (3) Các giải pháp về chính sách, mô hình quản lý, quy mô đầu tư; phương thức quản lý khai thác hiện đại để đưa vào quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của Khu danh thắng trong thời gian tới.
M c đ ch nghiên c u của đề tài
- Mô tả, phân tích thực trạng; căn cứ vào cơ sở lý luận quản lý kinh tế để chỉ ra những hạn chế, yếu kém; những thuận lợi và cơ hội; khó khăn và thách thức trong phát triển du lịch đối với Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng.
- Xây dựng những lý thuyết và mô hình khoa học để tỉnh Lạng Sơn có căn cứ chuyển đổi Ban quản lý di tích (là đơn vị sự nghiệp công lập) sang mô hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần) quản lý, khai thác Khu danh thắng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên c u A Đối tượng nghiên c u
- Môi trường pháp lý; không gian; hệ thống các hạng mục danh thắng gồm cảnh quan tự nhiên, các giá trị về tự nhiên, địa lý; hệ thống các hạng mục văn hóa, các giá trị về văn hóa; tổng thể hệ thống khu du lịch, giá trị kinh tế khu danh thắng.
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng.
- Ban quản lý di tích; Giá trị tiền tệ của tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng; Sản phẩm du lịch; Mô hình quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng.
B. Phạm vi nghiên c u
- Nội dung nghiên cứu về quản lý, khai thác tài nguyên du lịch.
- Phạm vi về không gian: khu danh thắng.
- Thời gian nghiên cứu thực trạng cho giai đoạn: 2014 - 2018; đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2019 - 2025.
4 Phương pháp nghiên c u
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với khu danh thắng.
- Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp.
- Phương pháp phỏng vấn; thu thập thông tin: sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng và một số tài liệu khác có liên quan.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài A Ý nghĩa khoa học của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. Những nghiên cứu này có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch trong điều kiện hiện nay.
B Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, địa phương trong tỉnh có điều kiện tương đồng về tự nhiên, văn hóa có giải pháp quản lý và khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả hơn.
ết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải nghiên cứu, giải quyết được những vấn đề sau:
- Xác định giá trị tiền tệ của tài nguyên du lịch Khu danh thắng. Nghiên cứu mô hình sản phẩm có giá trị cốt lõi, tính cạnh tranh cao và trên nền tảng tài nguyên độc đáo.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng cấp quốc gia.
- Phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng công tác và hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng trong thời gian vừa qua.
- Nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng nói riêng và các khu danh thắng, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung.
7 Nội dung của luận văn
Ngoài ph n m đ u, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm c 3 chương như au
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch.
Chương Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng.
Chương 3 Một số giải pháp quản lý, khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả tại Khu danh thắng.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Nội dung này tập trung nghiên cứu: Tổng quan về du lịch Việt Nam; Tiềm năng du lịch của Lạng Sơn, Khu danh thắng; Phát triển du lịch trên quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và hệ thống lý thuyết kinh tế học; sự cần thiết về quản lý, đầu tư khai thác Khu danh thắng.
1.1 Tổng quan về du lịch Việt Nam
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, năm 2017 đạt gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với cùng kỳ; năm 2018 đạt 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 27% so với năm 2017. Du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đang chuyển mình phát triển trở thành một ngành kinh tế có sức tăng trưởng cao, hấp dẫn đầu tư, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Có thể thấy qua số lượng khách quốc tế và khách du lịch nội địa tăng mạnh. Thị trường du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng khai thác, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam – New Zealand; Thượng Hải – Thành phố Hồ Chí Minh; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, Đà Nẵng
– Hồng Kông; Sydney/Melbourne – Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Hới – Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng …, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ở các tỉnh, thành phố, các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo, cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ đển sự phát triển du lịch trên toàn thế giới.
Du lịch Việt Nam đã phát triển, tuy nhiên so với tiềm năng lợi thế thì vẫn còn một số hạn chế cơ bản như:
+ Mặc dù có tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng và phong phú, nhưng sản phẩm du lịch còn nghèo, đơn điệu. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển
sản phẩm chưa bài bản, chưa có tính đột phá, sáng tạo. Chất lượng dịch vụ còn thấp, công tác quảng bá, xúc tiến còn nhiều hạn chế, nguồn tài chính eo hẹp nên quảng bá, xúc tiến chưa căn cứ vào thị trường, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự kết nối đồng bộ trong cả hệ thống cũng như chưa gắn kết du lịch với các sự kiện, hình ảnh mang tính quốc tế….Việc định vị điểm đến còn lúng túng, phần nhiều tự phát, chất lượng quy hoạch phát triển còn hạn chế.
Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn yếu, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó là sự rời rạc, không có liên kết với nhau, việc giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc, tệ nạn xã hội, mất an ninh, an toàn ở các thành phố lớn và vấn đề an toàn thực phẩm, chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Chính sách quốc gia để du lịch phát triển theo đúng nghĩa ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường chưa rõ nét. Cùng với hạn chế về ngoại ngữ thì những kiến thức và năng lực truyền thông, quảng bá về văn hóa, lịch sử, kiến thức cuộc sống của đội ngũ hướng dẫn viên còn yếu… Chưa có đội ngũ doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu, có bản lĩnh, sáng tạo, tự tin.
+ Để phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch phong phú, những cơ hội thuận lợi để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì trước hết phải khẩn trương tái cơ cấu ngành du lịch theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật Du lịch năm 2017, tập trung đến các yếu tố: Tăng cường các nguồn lực để phát triển du lịch (tài chính và đầu tư, về con người, về cơ chế chính sách); sản phẩm du lịch nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cũng như sự khác biệt; thị trường khách đến, mục tiêu và tiềm năng để tập trung đầu tư phát triển; hệ thống tổ chức quản lý ngành du lịch; hệ thống các doanh nghiệp lữ hành; nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý nhà nước và về quản trị nhân lực. Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội quốc gia, vùng hoặc địa phương nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo từng vùng, miền để tạo dựng thương hiệu, tránh lãng phí nguồn lực và gây nhàm chán. Tái cấu trúc lại sản phẩm du lịch theo hướng tập trung chuyển đổi sản phẩm dịch vụ từ 7h-18h thành 18h-22h đêm trên cơ sở đảm bảo an ninh trật tự đối với các tụ điểm vui chơi giải trí nhằm hướng đến phục vụ đối tượng chủ yếu khách du lịch quốc tế, qua đó gia tăng giá trị khai thác chi tiêu của khách du lịch….
Xây dựng chiến lược phát triển du lịch, tầm nhìn đến 2030 cho phù hợp với tình hình thực tế do Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường tuyên truyền, tạo nên sự đột phá về hình ảnh Việt Nam, ngành du lịch cần đầu tư mạnh vào hoạt động xúc tiến du lịch, xem xét xã hội hóa Quỹ đầu tư xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch, tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Tăng cường kết nối liên ngành, liên vùng, tạo ra chuỗi sản phẩm, dịch vụ vừa đa dạng, phong phú nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng của từng vùng, qua đó cải thiện tỷ lệ quay trở lại của du khách quốc tế.
+ Các loại hình du lịch cơ bản hiện nay
* Du lịch tham quan Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam. Việt Nam có được sự đa dạng và phong phú của yếu tố tự nhiên. Danh lam thắng cảnh trải đều ở 64 tỉnh thành trong cả nước. Những điểm du lịch nổi tiếng được nhắc đến như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Nhị Tam Thanh, Mẫu Sơn (Lạng Sơn).
* Du lịch văn h a, khám phá:
Du lịch lễ hội, du lịch hoa: điển hình như Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương; Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng, Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng (Lạng Sơn)… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế.
* Du lịch ẩm thực: là mô hình đã xuất hiện tại Lạng Sơn vào dịp đầu năm mới, trong các dịp lễ hội lớn và thời gian kéo dài 5 – 7 ngày như lễ hội đền Tả Phủ - đề Kỳ Cùng; lễ hội Bắc Nga; lễ hội Lồng Tồng,… Loại hình du lịch nà du khách vừa tham gia các nghi thứ tâm linh, vừa sinh hoạt, thuổng thức văn hóa ẩm thực của địa phương.
* Du lịch xanh bao gồm cả trải nghiệm: Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng chung trên toàn thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi, đồng thời phát huy hết vai trò của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của một quốc gia.