Bài Học Rút Ra Cho Công Tác Quản Lý, Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Ở Khu Danh Thắng

trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tuy nhiên doanh thu chỉ đạt 8% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nguyên nhân chính là do Vĩnh Phúc có lượng khách quốc tế không cao, số ngày lưu trú bình quân của khách chỉ khoảng 0,5 đến 2 ngày.

Ngoài ra, việc không có sản phẩm du lịch đặc trưng, quà lưu niệm riêng biệt không chỉ mất đi nguồn thu mà còn bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc đến với du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, những sản phẩm truyền thống, thế mạnh của Vĩnh Phúc là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch lễ hội… đã trở nên quen thuộc, đơn điệu. Cũng theo thống kê của ngành du lịch, khách du lịch đến Vĩnh Phúc có mức chi dùng rất thấp, các sản phẩm lưu niệm chỉ đáp ứng được 5 đến 10% sức mua của khách du lịch.

- Tỉnh Bắc Giang tạo điểm nhấn phát triển du lịch:


Nhắc đến du lịch Bắc Giang hiện nay, du khách sẽ nghĩ ngay đến chùa Bổ Đà độc đáo, rêu phong, làng Thổ Hà cổ kính hay du lịch Tây Yên Tử. Lượng du khách đến Bắc Giang ngày một tăng, năm 2016 là 525 nghìn lượt khách, năm 2018 tăng lên 1,2 triệu lượt khách và năm 2018 ước đạt 1,5 triệu lượt khách.

Du lịch Tây Yên Tử được coi là điểm nhấn của du lịch Bắc Giang và Khu danh thắng Tây Yên Tử ngày nay được giao doanh nghiệp quản lý (Công ty cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử). Dự án Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ra đời nhằm tái hiện con đường hoằng dương phật pháp của vua Trần Nhân Tông, trên cơ sở vừa khai thác, phát huy giá trị phong phú các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái của vùng núi Tây Yên Tử.

Dọc theo tuyến Tây Yên Tử (đường tỉnh 293) từ thành phố Bắc Giang đến khu Du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử dài gần 100km, du khách sẽ đi qua những điểm di tích, thắng cảnh hấp dẫn bên sườn Tây Yên Tử.

Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm; Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam) với truyền thuyết về Bà chúa Thượng ngàn Quế Mỵ Nương.

Tiếp đến là dòng suối trong vắt, màu vàng có tên suối Nước Vàng. Đặc biệt, Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử gồm 4 cụm chùa độc lập: chùa Trình, chùa Hạ (chùa Phật

Quang), chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Quy), các điểm chùa có cao độ từ 145m đến điểm cao nhất gần 1.000m, kết nối với chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ, hệ thống giao thông, cáp treo... Từ sườn tây Yên Tử, du khách có thể lên chùa Đồng Yên Tử chỉ mất hơn một giờ đồng hồ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Quảng Ninh


Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 5

Hạ Long là một ví dụ điển hình về sự chuyển mình mạnh mẽ về tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. Những điểm đến khác trong tỉnh như Vân Đồn, Cô Tô hay Tuần Châu cũng đang đổi mới từng ngày.

Số tiền du khách chi tiêu cho du lịch ở Quảng Ninh cũng tăng nhiều so với các năm trước. Cụ thể, mức chi tiêu trung bình của du khách quốc tế là 104 USD/khách, tăng 8,5 USD/khách so với năm 2017. Trong khi đó, con số của khách nội địa là 1,6 triệu đồng/khách, tăng 4% so với năm 2017.

Kết quả này do những thay đổi tích cực trong công tác quản lý và đường hướng phát triển của tỉnh. Điển hình như chương trình "Nụ cười Hạ Long" được phát động từ cuối năm 2014 với thông điệp nụ cười đến từ trái tim.

Ngoài ra, lãnh đạo Quảng Ninh còn thắt chặt quản lý, rà soát chất lượng dịch vụ cũng như xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm trên địa bàn tỉnh. Năm 2018, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 53 quyết định xử phạt hành chính với số tiền lên đến 280 triệu đồng, phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế có thời hạn của một doanh nghiệp, tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn của 2 hướng dẫn viên, trình 3 hồ sơ để UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định xử phạt với số tiền 161 triệu đồng do đơn vị có lỗi tổng hợp.

Hơn hết là những đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng trong tỉnh như bảo tàng Quảng Ninh, sân bay Vân Đồn, đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, đường cao tốc Hạ Long

- Vân Đồn... Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm dừng, nghỉ; hệ thống nhà nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn trên các tuyến du lịch đường bộ; lắp đặt hệ thống wifi trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các khu du lịch; hoàn thiện cơ sở vật chất các bãi tắm trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân và du khách; đầu

tư phát triển đội tàu du lịch phục vụ du khách tham quan du lịch khu vực vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn, Cô Tô, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Mặt khác, những dự án lớn có liên quan đến lĩnh vực du lịch tiếp tục được nhà đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch và đầu tư xây dựng tại Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều… để góp phần mở rộng thi trường và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng như nâng cao khả năng kết nối giữa các điểm đến.

1.3.3 Bài học rút ra cho công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ở Khu danh thắng

- Đối với công tác quản lý tài nguyên du lịch


+ Một là Phải tổ ch c đánh giá tiềm năng du lịch một cách khoa học, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách khai thác tiềm năng du lịch và thúc đẩy du lịch phát triển. Khai thác tiềm năng du lịch không thể có hiệu quả bền vững nếu thiếu quy hoach và kế hoạch thực hiện quy hoạch du lịch. Công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên bảo đảm cho phát triển du lịch bền vững.

+ Hai là: Quản lý đảm bảo “môi trường du lịch hoàn hảo”


* Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, nước, viễn thông thuận tiện, hạn chế tối đa việc phát triển, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có thể gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường của khu, điểm du lịch.

* Đảm bảo an ninh trật tự tương đối tốt từ chống chèo kéo, bắt chẹt, cướp giật…đến hạn chế tối đa việc bán hàng rong bằng nhiều biện pháp, điển hình như đặt các biển cấm trong thành phố với tần suất khoảng 300m – 500m/biển…

* Tích cực quản lý việc ô nhiễm nguồn nước; quản lý việc ô nhiễm không khí từ chất phát thải của các phương tiện giao thông và các thiết bị; Xác định sức chứa của điểm du lịch tránh gây tác hại đến môi trường sinh thái; quản lý sự tiêu thụ quá mức các tài nguyên và quản lý chất thải; đồng thời duy trì tính đa dạng văn hóa, khai thác gắn liền với bảo tồn. Cộng đồng và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua các phong trào phủ xanh nhiều tuyến đường; khu đất trống không đảm bảo vệ sinh môi trường được thay thế bằng những khu vườn dạo xanh mát, sạch sẽ.

* Phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, y tế…; cung cấp các dịch vụ công cộng như vệ sinh môi trường, trang trí đường phố, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý, niêm yết giá…để phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.

* Cộng đồng dân cư được nâng cao nhận thức về văn minh du lịch và tạo ấn tượng đẹp với du khách trong nước và quốc tế thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền quảng bá, ban hành bộ quy tắc ứng xử trong du lịch quy định đối với các tổ chức, cá nhân và ngành hoạt động, liên quan đến du lịch phải tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục tập quán địa phương, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, tuân thủ những quy định tại từng điểm tham quan. Bên cạnh đó, yêu cầu du khách khi đến tham quan phải tôn trọng truyền thống văn hóa, có ý thức giữ gìn, không gây ồn ào, mất trật tự hoặc nói chuyện quá lớn làm ảnh hưởng đến người xung quanh; không hái hoa, bẻ cành; tiết kiệm điện, nước, bảo quản các đồ dùng khi sử dụng các dịch vụ…

- Đối với công tác khai thác tài nguyên du lịch


+ Một là: “Đặc biệt h a” ản phẩm du lịch, độc đáo, c t nh duy nhất, c t nh cạnh tranh cao, hấp dẫn với du khách dù nền tảng tài nguyên chưa thực sự có tỷ lệ giá trị cao nhất trong sản phẩm. Nhưng sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch, năng cạnh tranh phụ thuộc vào chính những thứ mà địa phưong đã và đang có. Sản phẩm, dịch vụ du lịch phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách. Biểu hiện rõ nhất ở chỗ khi đi đến một địa điểm, du khách thường chỉ biết chụp ảnh và ngắm cảnh, hoàn toàn không biết nơi đến “nó là cái gì, tại sao phải đến”. Do đó, khi thiết kế sản phẩm, không nên làm chương trình theo kiểu liệt kê những địa điểm cần đi, kể tên những chỗ ngủ và các món ăn. Mặt khác, sản phẩm du lịch chỉ thực sự hút khách khi khách hàng được trải nghiệm dịch vụ.

+ Hai là đầu tư thỏa đáng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Cần có chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm như chính sách cho thuê đất, đặc biệt là giao thông, hạ tầng kỹ thuật dịch vụ điểm đến.

+ Ba là khai thác tiềm năng du lịch địa phương cần phải tăng cưòng công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch, giải quyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề về xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.3.4 Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Luận văn thạc ỹ chuyên ngành môi trường: Lượng giá giá trị du lịch của Vườn Quốc gia Bái Tử Long [14].

Tác giả: Phan Thị Quỳnh Lê, Đại học quốc gia Hà Nội; thời gian nghiên cứu 06 tháng, từ tháng 01/2016 - 7/2016.

- Đề tài nghiên c u hoa học và Công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu phát triển dịch vụ du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch huyện Mộc Châu và Vân Hồ tỉnh Sơn La” [15].

Tác giả - Chủ nhiệm, Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Lan, Trường Đại học Ngoại thương; thời gian nghiên cứu 2014- 2016.

- Luận văn thạc ỹ chuyên ngành du lịch Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình [16].

Tác giả: Lê Thanh Tú, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; thời gian nghiên cứu: tháng 3/2016 - 9/2016.

* Ưu điểm của các công trình nghiên c u này


Xây dựng được phương pháp nghiên cứu khoa học về tiềm năng và thực trạng của các khu du lịch, đồng thời giới thiệu cơ sở lý luận, các bước tiến hành định giá giá trị cảnh quan của khu du lịch bằng phương pháp chi phí du lịch theo vùng, xác định hàm cầu du lịch, giá trị cảnh quan của khu du lịch mà du khách được hưởng so với mức chi phí mà du khách bỏ ra. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân, du khách trong bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên sẵn có mà bấy lâu nay con người luôn cho rằng đó là do thiên nhiên ban tặng cho con người vì vậy đã sử dụng một cách lãng phí và chưa có ý thức bảo tồn giá trị đó cho thế hệ tương lai.

Các nghiên cứu đã kết luận được một số giải pháp để phát triển các khu du lịch có tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú, được định vị thương hiệu trên thị trường như:

(1) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.

(2) Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.


(3) Nhóm giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương.


(4) Giải pháp đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.


(5) Về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch


(6) Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch


(7) Xây dựng các sản phẩm du lịch.


* Hạn chế


- Chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu, chưa đưa được mẫu khách nước ngoài vào mô hình…

- Chưa chỉ ra được những hạn chế, yếu kém của mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý khai thác các Khu di tích; chưa mô hình hóa được các sản phẩm bảo đảm các yêu cầu: (1) Quản lý đảm bảo “môi trường du lịch hoàn hảo”; (2) “Đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch, độc đáo, có tính duy nhất, có tính cạnh tranh cao. Các nghiên cứu chưa chỉ ra được chỉ số đo lường hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch nên khkoong xây dựng được mô hình đầu tư về tài chính, hiệu quả kinh doanh, kiểm soát hoạt động,...

- Chưa đánh giá tới ảnh hưởng của sự cạnh tranh từ các thị trường du lịch trong vùng, các sản phẩm du lịch theo xu thế, thị hiếu khách hàng mà không nhất thiết phải dựa vào tiềm năng du lịch của các khu du lịch địa phương.

- Các nghiên cứu đã chỉ ra giải pháp quan trọng nhất là nguồn lực đầu tư tài chính cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, các giải pháp huy động tài chính không phải là khả thi, có thể thực hiện ngay được vì còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp tài chính là các ngân hàng thương mại với việc chưa thực sự ưu tiên cho đầu tư du lịch thuần túy.

- Chưa nghiên cứu đến định hướng, quy mô tổ chức không gian cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, công tác quản lý và khai thác, năng lực khai thác của các khu, điểm du lịch.

ết luận chương 1


Để có cơ sở khoa học cho việc quản lý, khai thác tài nguyên du lịch của Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh thì việc lượng hóa giá trị tài nguyên du lịch Khu danh thắng là việc đầu tiên cần được nghiên cứu, tính toán. Sau đó, xem xét mối quan hệ tổng thể và quan hệ của Khu danh thắng với các khu, điểm khu lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Tiếp theo, xác định sức hấp dẫn điểm đến của Khu danh thắng, sức hấp dẫn về đầu tư đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư; sức hấp dẫn về điểm đến với khách du lịch; Cuối cùng là dự báo thị trường, hiệu quả khai thác, các vấn đề về tiếp thị, marketing, quản trị điểm đến,… của Khu danh thắng.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng tiêu chí đánh giá điểm đến của mình với các nhóm tiêu chí khác nhau, phù hợp với điều kiện địa lý, xã hội và đặc biệt là trình độ quản lý của nước ta. Bên cạnh đó, một số tổ chức đã xác định tiêu chí đánh giá điểm đến một cách độc lập, có thể áp dụng cho các điểm đến cùng tính chất trên phạm vi toàn cầu (bãi biển, di sản, trượt tuyết, MICE…).

Hệ thống tiêu chí này cần được áp dụng thử nghiệm một thời gian và rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở hệ thống tiêu chí này, với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau với mục đích đánh giá khác nhau có thể rút gọn, cơ cấu lại các tiêu chí, xác định lại quy trình đánh giá cho phù hợp.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học và các dự án đầu tư vào các Khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; tuy nhiên, phương pháp tiếp cận; nội dung nghiên cứu và các giải pháp được đưa ra vẫn còn những khoảng trống nhất định so với tình hình thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn, thành phố Lạng Sơn và đặc biệt là đối với Khu danh thắng.

Thời điểm nghiên cứu này có những thuận lợi cơ bản là: Hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng khá rõ ràng, cụ thể; Luật Du lịch 2017 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành; tình hình phát triển du lịch cả nước trong 03 năm trở lại đây khá nhanh và ổn định. Do đó, cơ sở lý luận của nghiên cứu được đối chiếu với thực tiễn để sơ kết, tổng kết lý luận, từ đó các giải pháp, nội dung nghiên cứu sẽ bảo đảm có đủ cơ sở khoa học cũng như tính khả thi để triển khai thực hiện, khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DANH THẮNG NHẤT NHỊ TAM THANH


2.1 Giới thiệu khái quát về du lịch Lạng Sơn; hu danh thắng

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía đông bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên

8.351 km2, có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 10 huyện, có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây - Trung Quốc, có 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Hữu Nghị về đường bộ, cửa khẩu Đồng Đăng về đường sắt); 01 cửa khẩu chính Chi Ma (Lộc Bình) và 09 cửa khẩu phụ. Với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt và đường bộ nối Lạng Sơn với các tỉnh trong nước và ngoài nước: các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A nối liền Lạng Sơn - Hà Nội, quốc lộ 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên, quốc lộ 4A Lạng Sơn - Cao Bằng, quốc lộ 4B Lạng Sơn - Quảng Ninh, quốc lộ 31 Lạng Sơn - Bắc Giang, quốc lộ 279 Lạng Sơn - Bắc Kạn và tuyến đường sắt liên vận Quốc tế Việt – Trung, Lạng Sơn nằm trong tâm điểm hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) là của ngõ lớn và thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với Trung Quốc. Về mặt tự nhiên Lạng Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích danh thắng đã đi vào thi ca và lòng người như: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn. Bên cạnh đó trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha, ông, Lạng Sơn cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng như: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc…. Dân số tỉnh hơn 78 vạn người, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm 43%, dân tộc Tày 36%, dân tộc kinh 16%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Mông, Sán Chay cùng chung sống, với những phong tục, tập quán, lễ hội, những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn... làm say đắm lòng người, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc…

2.1.1 Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch Khu danh thắng

- Giá trị về cảnh quan và văn h a

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí