Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 7


Chùa Quan Đế

Vị trí: Chùa Quan Đế nằm ven sông Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Vĩnh Trạch, Tx. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Đặc điểm: Chùa Quan Đế là một kiến trúc đình chùa mang đậm bản sắc dân tộc

Hoa.

Người Hoa ở Bạc Liêu coi Chùa Quan Đế như một biểu tượng văn hoá của dân tộc mình. Chùa được xây năm 1835, do ông chủ tô muối Châu Quai đứng ra vận động đóng góp. Bên trong chùa còn giữ được khá nhiều bức hoành lớn. Một số được các nghệ nhân người Hoa chạm khắc từ những năm 1865 - 1897. Ngoài ra chùa Quan Đế còn có một án thư quí giá.

Chùa thờ Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Trong điện thờ chùa Ông có bức tượng Quan Công mặc giáp trụ uy nghi, hai bên là Quan Bình và Châu Xương. Theo người Hoa ở Bạc Liêu, họ chọn thờ Quan Công bởi họ coi trọng chữ tín trong làm ăn buôn bán, Chùa Ông là nơi họ đến cầu khẩn, thậm chí giao kèo với nhau trong mua bán. Ngoài ra trong chùa còn thờ Thiên Hậu, Thần Tài. Chùa Ông là một trong những điểm tham quan ở thị xã Bạc Liêu.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Chùa Xiêm Cán

Vị trí: Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, Tx. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đặc điểm: Chùa Xiêm Cán là một ngôi chùa của người Khmer, có kiến trúc

giống những ngôi chùa Khmer khác ở Trà Vinh và Sóc Trăng.

Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 7

Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đối với chùa Khơ-mer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Bên trong chánh điện (hay còn gọi là sala) của chùa Xiêm Cán đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khơ-me với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat – nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khơ-mer.


Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khơ-mer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.

Người Khơ-mer tu theo thuyết của Phật Thích Ca nhưng theo hướng của Phật giáo Tiểu Thừa nên trong Chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính. Một điều đặc biệt nữa là xung quanh 4 bức tường của chánh điện bày trí rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra, đến lúc làm Thái tử cho đến khi vào cõi Niết bàn. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã thiện.

Ngày nay, người ta có thể cảm nhận được một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ-mer đang từng ngày được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam


Chiếc đồng hồ đá ở Bạc Liêu

Có lẽ cái đồng hồ đầu tiên đã xuất hiện ở Trung Hoa vào thời nhà Đường, nhà Tống. Đó là chiếc đồng hồ nước (lậu hồ), rồi sau đó người ta dùng cát thay cho nước (sa lậu). Mãi đến thế kỷ 15, phương Tây mới chế tạo đồng hồ máy chạy bằng dây thiều (dây cót), quả lắc… Ở Việt Nam thì có đồng hồ đá, có lẽ là duy nhất, đang được gìn giữ tại Bạc Liêu.

Chiếc đồng hồ đá này do kỹ sư Lưu Văn Lang chế tạo vào đầu thế kỷ 20. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (số 136, tháng 3-2003), tác giả Nguyễn Minh Mẫn cho biết: Tỉnh bạc Liêu ở vị trí 9 độ 38 vĩ độ Bắc, và 105 độ 51 phút 54 giây kinh độ Đông, bác vật Lang dùng công thức lượng giác để tính ra độ lồi của mặt nghiêng; đó là 130 độ để chọn điểm thiết kế chiếc đồng hồ này.


Đồng hồ xây bằng gạch tàu và xi măng cao khoảng 1m, rộng 0,8m, mặt quay về phía Đông, gồm 3 phần. Phần giữa hình chữ nhật đứng, nhô ra phía trước, hai mặt hai bên xây hình vuông, mỗi mặt khắc 6 chữ số La Mã theo hình vòng cung, biểu thị số giờ. Ánh nắng chiếu xuống phần hình chữ nhật tạo ra vệt sáng tối. Con số nào nằm giữa hai vệt này là số giờ lúc ấy. Nhược điểm của đồng hồ này là không “vận hành” được khi trời râm, mưa và đêm tối.

Hiện nay đồng hồ đá nằm trong khuôn viên (phía sau dãy nhà giữa) Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu (số 84 đường Hai Bà Trưng, thị xã Bạc Liêu), được Bảo tàng tỉnh tôn tạo, giữ gìn theo tinh thần bảo vệ di tích lịch sử văn hóa. Đây là điểm tham quan vừa được Công ty Du lịch Bạc Liêu đưa vào chương trình tour của họ. Từ chợ đêm tới đồng hồ chỉ cách một đoạn đường.

Bác vật Lưu Văn Lang sinh ngày 5-6-1880 (mất ngày 3-8-1969) tại Tân Phú Đông, Sa Đéc (Đồng Tháp). Ông học trường Chasseloup Laubat, năm 17 tuổi đậu tú tài 2 của Pháp với số điểm xuất sắc, được học bổng sang Pháp học École Centrale de Paris – nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất nước này.

Năm 1904, ông tốt nghiệp kỹ sư hạng ưu (đứng thứ 3 trong số 250 người) là kỹ sư đầu tiên của Nam bộ thời bấy giờ. Về nước, ông được nhà cầm quyền cử sang Vân Nam (Trung Quốc) tham gia xây dựng tuyến đường xe lửa nối Trung Quốc với Đông Dương. Ông thường xuống Bạc Liêu theo dõi các công trình xây dựng và sau đó đã xây dựng chiếc đồng hồ đá này.

Lễ hội “Quán Âm Nam Hải”:

Quán âm Nam Hải giàu giá trị văn hóa tâm linh, diễn ra 3 ngày từ ngày 21 - 23/3 âm lịch hàng năm tại Khu Phật Bà Nam hải, phường Nhà Mát, TX Bạc Liêu. Lễ hội thu hút rất đông đảo khách hành hương trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, chiêm bái.

Lễ hội “Nghinh Ông Gành Hào”

Lễ hội Nghinh Ông với nghi thức ra khơi của hơn 300 tàu đánh cá đầy ấn tượng, diễn ra ngày 10/3 âl tại Lăng Ông thị trấn Gành hào, huyện Đông Hải.


Lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng

Lễ hội “Đồng Nọc Nạng” diễn ra từ ngày 15 - 17/2 âm lịch tại khu di tích Lịch sử Nọc Nạng tại thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai. Lễ hội để tri ân các bậc tiền nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn cường hào cướp đất của nông dân trước khi có Đảng.

Lễ hội “Dạ cổ hoài lang”

“Dạ cổ hoài lang” được diễn ra 3 ngày từ 13 -15/ 08 âm lịch hằng năm tại Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, TXBL. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, hội chợ Thương mại – du lịch, ẩm thực Nam bộ … với sự tham gia của đông đảo du khách, đặc biệt là giới văn, nghệ sĩ.

Lễ hội Ok Om Bok

Đây là lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch của dân tộc Khmer, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng là vị thần điều động mùa màng trong năm, đồ cúng chính là món cốm dẹp. Trong dịp lễ này người Khmer còn tổ chức hội đua ghe ngo truyền thống rất tưng bừng và náo nhiệt.

Nghệ thuật

Về nghệ thuật ở Bạc Liêu phải kể đến những nét đặc sắc đó là cố nghệ sỹ Cao Vân Lầu với bài “ dạ cổ hoài lang”, nói thơ Bạc Liêu, hò trên sông nước. Đặc biệt dạ cổ hoài lang đã làm rung động lòng người Việt Nam trong và ngoài nước, đã tồn tại và phát triển theo dòng thời gian. Phong trào ca cổ nhạc tài tử ở Bạc Liêu có đủ các yếu tố để tổ chức ca Huế trên sông Hương.

Đờn ca tài tử:

Đầu thế kỷ XX, ở Nam Bộ đã hình thành nhiều nhóm ca nhạc hoạt động dưới hình thức tài tử và nhanh chóng phát triển khắp lục tỉnh Nam kỳ. Các nhóm này hình thành nhiều trường phái do đặc thù của mỗi vùng, miền, chủ yếu là nhóm miền Đông và nhóm miền Tây. Ở Bạc Liêu có Ông Nhạc Khị Sư Nguyệt Chiếu. Các ông và học trò của mình đã ra sức nghiên cứu, canh tân, hiệu đính các


bài nhạc lễ cổ truyền, cải biên các bài bản của ca Huế, tiếp thu các giá trị đặc sắc của âm nhạc dân gian vùng miền, để tạo nên loại hình âm nhạc có giai điệu và nội dung phù hợp với ngôn ngữ, phong cách, tâm hồn, tình cảm của người dân Nam Bộ.

Nhạc Khị là người đã đứng ra thành lập Ban nhạc lễ. Đây là Ban nhạc lễ đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu. Ông là một người khuyết tật nhưng là một nghệ nhân nhạc lễ có tài và có phong cách tài tử. Ông Nhạc Khị được giới nghệ sĩ cổ nhạc tôn làm Hậu tổ. Phong trào nhạc lễ ở Bạc Liêu được hình thành trong một thời kỳ đen tối của đất nước, nước mất, nhà tan, dân tộc lầm than, Nhạc Khị đã có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ nhạc sĩ kế thừa và sáng tác các bài bản cổ nhạc để tuyên truyền, cổ suý cho các phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Đồng thời Ông có công trong việc canh tân, hiệu đính 20 bản tổ và là tác giả của 4 bản nhạc mà giới cổ nhạc Nam bộ gọi là Tứ bửu: Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởng nguyệt, Ái tử kê và Phò mã giao duyên. Mọi hoạt động của Ông là làm sao để phong trào đờn ca tài tử ở Bạc Liêu hơn hẳn các địa phương khác. Hơn không chỉ về phong trào, bài bản mà phải nổi tiếng về đờn giỏi, hát hay, trình diễn điêu luyện. Ông thường căn dặn các học trò : “ Chơi đờn ca tài tử là coi như ra trận, hễ ca sai lời, sai nhịp, sai giọng, đờn sai nhạc, sai nhịp là coi như không phải là đờn ca tài tử”

Bên cạnh Nhạc Khị, một người có công trong việc truyền bá nhạc lễ và nhạc tài tử ở Bạc Liêu là Sư Nguyệt Chiếu. Có người cho rằng, Ông là thành viên của phong trào Cần Vương, ẩn tu để hoạt động bí mật chống Pháp. Ông đã cùng với Nhạc Khị hiệu đính, chỉnh tu bảy bản Bắc Lớn làm nòng cốt cho hoạt động nhạc lễ Nam bộ. Chính 2 ông Nhạc Khị và Sư Nguyệt Chiếu là những người đặt nền móng đầu tiên cho hoạt động nhạc lễ Bạc Liêu và âm nhạc tài tử của Bạc Liêu sau này.

Ban đầu Ban nhạc lễ chỉ gồm những thầy đờn, nhưng ít lâu sau, Ban nhạc bổ sung thêm người biết ca để thực hiện thêm phần ca diễn. Cao Văn Lầu là một trong những học trò xuất sắc của Nhạc Khị. Thời gian sau này, tiếp nối sự nghiệp


của thầy, Ông Cao Văn Lầu cùng với các bạn đồng môn của mình đứng ra thành lập Ban đờn ca tài tử Bạc Liêu. Nội dung phục vụ của Ban nhạc lúc này rất đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau về đờn nhạc lễ cũng như thoả mãn các nhu cầu văn nghệ của gia chủ trong các đám tiệc tùng, liên hoan, tiếp tân, khánh tiết… Thời điểm này, Ban nhạc có kết hợp với hình thức ca ra bộ. Các bài ca phổ biến trong giai đoạn này là bài Bùi Kiệm thi rớt (Tứ đại oán), Ông Trượng - Tiên bửu (Xuân tình), Tô Huệ chức cẩm hồi văn (Nam ai), Bá Lý Hề (Văn Thiên Tường), bài Dạ cổ hoài lang nhịp đôi…

Thập niên 30 của thế kỷ XX, hoạt động đờn ca tài tử ở Bạc Liêu phát triển rất mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiếng vang của phong trào lan rộng khắp các tỉnh thành Nam bộ. Các nghệ nhân đờn ca tài tử Bạc Liêu xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng nổi bật trong giới đờn ca tài tử Nam bộ, nhiều người đã trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp và hầu hết đều do Nhạc Khị đào tạo như : Sáu Lầu, Cai Đệ, Mười Khói, Ba Chột, Tư Bình, Hai Tài, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Năm Nhỏ, Lý Khi, Tư Quận, Hai Tố, Năm Phát, Chín Khánh, Sáu Gáo, Mộc Thái,

…hoặc do Sư Nguyệt Chiếu rèn luyện như: Nghệ sĩ Lư Hoà Nghĩa, Sanh Xía,

Chín Quy, Thiện Ý, Thiện Ngộ, Thiện Thành…

Thời gian này, ở Bạc Liêu phổ biến chủ yếu là 20 bài bản tổ mà Nhạc Khị và Sư Nguyệt Chiếu có công canh tân, hiệu đính. Ngoài ra các nghệ sĩ Bạc Liêu còn đóng góp hàng trăm bản nhạc từ nhạc bản cũ đặt lời mới. Điểm nổi bật là các nhạc sĩ Bạc Liêu thế hệ thứ hai như Ba Chột, Trịnh Thiên Tư, Sáu Lầu, Năm Hưng, Năm Nghĩa, Tư Bình, Mộng Vân, Ba Khi, Hai Thơm, ngoài việc đặt lời mới cho các bản nhạc còn cất công sáng tác hàng trăm bài bản mới (cả nhạc lẫn lời) nổi tiếng và phổ biến khắp lục tỉnh Nam kỳ.

Năm 1919, bản “Dạ cổ hoài lang” nhịp 2 của nghệ sĩ Cao Văn Lầu ra đời. Từ nỗi niềm riềg tư của một đôi vợ chồng trẻ, “Dạ cổ hoài lang” đã trở thành nỗi niềm chung được các nghệ nhân và đông đảo công chúng mộ điệu đón nhận. Chính dòng chảy của Bài Dạ cổ hoài lang có xuất xứ từ Bạc Liêu bắt đầu từ nhịp 2, rồi mở rộng ra nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32 và nhịp 64 đã mở ra một trào lưu


sáng tác mới, mở đường cho các nghệ nhân, nghệ sĩ thể hiện dấu ấn của mình qua phong cách trình diễn; đồng thời định hình cho một dòng chảy âm nhạc cổ truyền của dân tộc xuyên suốt trong lịch sử âm nhạc nước nhà, đó là vọng cổ. Bản vọng cổ nhanh chóng trở thành bài ca chủ chốt trong hoạt động đờn ca tài tử và sân khấu cải lương Nam bộ cho đến tận ngày nay. Bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã thực sự đánh dấu công cuộc khai phá vùng đất cổ nhạc Nam bộ. Theo nhà văn Sơn Nam, vào thời điểm đó ở Tiền Giang, Sa Đéc, Cần Thơ, Bến Tre, Gò Công cũng có vài nghệ nhân sáng tác nhiều bài phổ biến ở địa phương nhưng cũng chỉ tồn tại được vài năm nhưng trường hợp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu như diều thả lên trời cao liền gặp cơn gió lộng.

Khi bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1919 thì không những ở Bạc Liêu mà cả vùng đất Nam bộ, phong trào đờn ca tài tử cũng như sân khấu cải lương càng lúc càng phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1935 ở Việt Nam công nghệ đĩa hát bắt đầu xuất hiện đã tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ mang lời ca tiếng đờn của mình vang vọng trong Nam ngoài Bắc. Lúc này trong phong trào đờn ca tài tử hình thành lối trình diễn kỹ xảo cá nhân, các nghệ nhân, nghệ sĩ có nhu cầu tạo dấu ấn của mình rõ nét hơn trong tác phẩm mà mình trình diễn. Chất giọng và làn hơi của ca sĩ cũng như cách nhấn, nhá, vuốt, kéo các ngón đờn của nghệ nhân ngày càng thể hiện nhuần nhuyễn. Trong giai đoạn sau này, ngoài các bài bản tổ, còn có các sáng tác mới như “Dạ cổ hoài lang” nhịp 2, “Văng vẳng tiếng chuông chùa” nhịp 8, “Tôn Tẫn giả điên”, “Sầu vương biên ải” nhịp 16, tân cổ giao duyên “Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà”, “Chuyện tình Lan và Điệp” nhịp 32… đã một thời làm ngất ngây lòng người. Giới mộ điệu Bạc Liêu rất có ấn tượng với lối ca phá đờn, lướt nhịp của nghệ sĩ Bảy Cao; lối ca buồn đến não lòng của nhạc sĩ Cao Văn Lầu; lối ca cuối câu mùi mẫn, ngọt ngào như rót mật vào tim của nghệ sĩ Lư Hoà Nghĩa… Thậm chí đối với người mộ điệu chỉ cần một giọng ca hay, một cây đờn độc đáo như cây đờn ghi ta phím lõm thì người nghệ sĩ Bạc Liêu có thể biểu diễn phục vụ người nghe thâu đêm suốt sáng.


Các buổi trình diễn đờn ca tài tử ở Bạc Liêu rất phong phú, trong 20 bản tổ, trừ bảy bài nhạc lễ, các nghệ sĩ thường mở đầu bằng sáu bản Bắc (Lưu thuỷ, Phú lục, Bình bán, Xuân tình ,Tây thi, Cổ bản) rồi dần dần chuyển sang các bản Nam (Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung) sau đó là các bản Oán ( Phụng hoàng, Phụng cầu, Giang nam, Tứ đại), cuối cùng là các nhạc bản do người Bạc Liêu sáng tác như Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởng nguyệt, Phò mã giao duyên, Ái tử kê, Bắc man tấn cống, Dạ cổ hoài lang, Liêu giang, Ngũ quan, Tứ bửu liêu thành… Trong quá trình hòa đờn, phối khí hay minh hoạ trong các bài ca tài tử, giới đờn ca tài tử Bạc Liêu luôn thể hiện phong cách độc đáo của riêng mình. Có nhiều kiểu lên dây đờn khác nhau như dây Rạch giá, dây Ngân vang, dây Tố Lan, dây Mỹ Châu… nhưng giới đờn ca tài tử Nam bộ không thể nào quên ngón đờn và cách lên dây độc đáo ở Bạc Liêu. Cách lên dây đó, nhiều người gọi đó là dây đờn Bạc Liêu. Nhiều người mộ điệu cũng rất ấn tượng với âm thanh của cây đàn sến ba dây do nghệ sĩ Ba Chột của Bạc Liêu sáng tạo ra. Đáng tiếc rằng cây đàn này đến nay không còn nữa.

Nói thơ Bạc Liêu

Làn điệu nói thơ Bạc Liêu được nghệ nhân Thái Đắc Hàng sáng tạo vào năm 1946 tại ấp Bàu Tròn, Xã Tân Hưng Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu cũ.

Ông Thái Đắc Hàng tham gia cách mạng năm 1945, đầu tiên là dạy học, sau đó phân công làm cán bộ thông tin tuyên truyền xã Viên An, rồi làm đội phó Đội Thông tin lưu động huyện Ngọc Hiển. Từ đây, với môi trường thích hợp cộng với vốn có năng khiếu âm nhạc và tấm lòng say mê đờn ca tài tử, ông có dịp cống hiến nhiều hơn cho phong trào văn hóa văn nghệ tỉnh nhà. Thời điểm này, phong trào văn nghệ cả nước hết sức sôi nổi, nhất là giới thanh niên. Ở Bạc Liêu, đặc biệt trong vùng kháng chiến, phong trào văn nghệ đang trong thời kỳ phát triển, bài ca vọng cổ lại được nhiều người ưa thích và đang được phổ biến rộng rãi trong công tác tuyên truyền. Song trong thời điểm này, để định hướng cho hoạt động văn hóa văn nghệ trong thời chiến, đã có ý kiến cho rằng bài ca vọng cổ là bài ca có nội

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 13/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí