Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 6


Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh

Quảng Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.

Khí hậu-thuỷ văn:

Về khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.600 giờ. Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.

Về thuỷ văn: Bạc Liêu tiếp giáp với bờ biển đông, có chế độ bán nhật triều không đều, độ đục cao: từ đoạn Gò Cát (Long Điền Tây) đến Gành Hào bờ biển có hiện tượng lỡ, từ Gò Cát đến Thị Xã Bạc Liêu bồi lắng tương đối nhanh.

Tài nguyên đất:

Bạc Liêu là vùng đất trẻ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện đang có hiện tượng bồi lỡ ở 2 phía bờ biển, lỡ mạnh nhất là đoạn từ Gành Hào đến Hố Gùi. Vùng bồi nhiều từ Gò Cát (Đông Hải đến Nhà Mát). Tuy còn hạn chế do yếu tố phèn, mặn nhưng về cơ bản đất đai của tỉnh cho phép khai thác với nhiều loại hình sử dụng đất có hiệu quả. Trong đó có hơn 37,6% diện tích thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nông ngư kết hợp, còn lại 8% hoàn toàn thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất muối có 120.714 ha, đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha, đất chuyên dùng

11.323 ha, đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất, đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 6

Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Nhìn chung hệ thống kênh rạch phía Bắc kinh Quảng Lộ

-Phụng Hiệp chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây qua hệ thống sông Cái lớn, khu vực còn lại phía Nam kinh Quảng Lộ- Phụng Hiệp chịu tác động của bán nhật triều biển Đông. Tuy nhiên, do tác động của hệ thống thuỷ lợi tỉnh Bạc Liêu được chia thành 2 vùng: vùng ngọt hoá hầu như có nước ngọt quanh năm từ sông Hậu về nhờ hệ thống thuỷ lợi Quảng Lộ -Phụng Hiệp, nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Vùng mặn lợ hầu như nước kênh gạch mặn quanh năm, với độ mặn từ mùa khô từ 28-30 0/00 và mùa mưa từ 16-20 0/00 rất thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, sản xuất muối, trồng rừng ngập mặn.

Ngoài nguồn nước được đưa từ sông Hậu về thì nước mưa là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất. Lượng mưa của tỉnh trung bình hàng năm là: 1600- 1800mm, lượng mưa thấp nhất là khu vực ven biển Bạc Liêu.

Bạc Liêu có 4 tầng nước ngầm với trữ lượng lớn (cấp C2). Hiện nước ngầm được khai thác cách mặt đất từ 80-130m, có trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt , đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và một phần cho sản xuất.

Nước mặn cũng là một phần tài nguyên của tỉnh để phát triển nuôi trồng

thuỷ sản, kinh doanh tổng hợp từ rừng ngập mặn, làm muối…

Sinh vật:

Động vật:

Bạc Liêu có 56 km đường bờ biển, chiếm 1,72% tổng chiều dài của cả nước, với diện tích vùng biển khoảng 40.000 km2. Đây là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại, với 661 loài cá trong đó có nhiều loại cá có


trữ lượng và giá trị kinh tế lớn như cá Hồng, cá Gộc, cá Thu…Trữ lượng cá đáy và cá nổi ở vùng biển Bạc Liêu ước trên 800.000 tấn . Hàng năm có thể khai thác từ 240.000- 300.000 tấn.

Ngoài ra còn có trữ lượng tôm biển với 33 loài tôm khác nhau, hàng năm có thể khai thác trên 10.000 tấn và có nhiều loại hải sản khác như cua, mực, sò huyết…

Có thể xem sự phong phú về tài nguyên biển sẽ là điều kiện thuận lợi nhất để tỉnh Bạc Liêu phát triển công nghiệp khai thác – chế biến thuỷ sản, vận tải đường biển và nhất là dịch vụ du lịch.

Ăn thông ra biển là hệ thống sông và kênh gạch, những con sông, con kênh là hình ảnh đẹp về vùng quê Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng.

Thưc vật:

Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là rừng ngập nước (ngập mặn) có năng suất sinh học và giá trị về phòng hộ, bảo vệ môi trường và kinh tế trên cơ sở phát triển tổng hợp nghề rừng. Rừng Bạc Liêu là yếu tố đảm bảo cho việc phát triển bền vững các nguồn tài nguyên khác. Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2005 là 5.879 ha , trong đó có rừng là 5.509 ha. Với mục đích môi trường sinh thái hiện nay rừng Bạc Liêu đang từng bước khôi phục và phát triển, đặc biệt là rừng phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên như sân chim Bạc Liêu, sân chim Phước Long, sân chim Giá Rai .

2.1.2.2. Tài nguyên nhân văn:

Mặc dù là vùng đất trẻ của vùng đồng bằng Nam Bộ nhưng Bạc Liêu cũng là một trong những cái nôi của nền văn hoá vùng châu thổ sông Cửu Long và có nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú và đặc sắc để phát triển du lịch.

Về con người Bạc Liêu:

Bạc Liêu là nơi có nhiều dân tộc cộng cư, vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Kh’mer. Những dân tộc này đã “chung vai sát cánh” từ thuở cùng nhau mở đất cho đến thời kỳ chống giặc ngoại xâm, cũng như giai đoạn đổi mới hôm nay. Đó cũng là quá trình hình thành nên một dòng


văn hóa đậm đà bản sắc Bạc Liêu, trong đó đặc biệt là một “tính cách Bạc Liêu” rất độc đáo.

Đây là một yếu tố rất quan trọng, vừa là nguồn nhân lực để phát triển du

lịch, vừa là nguồn khách du lịch nội địa.

Dân số Bạc Liêu đến cuối năm 2005 là 807.796 người , đây là điều kiện thị trường quan trọng để phát triển du lịch nội tỉnh, du lịch nội địa nhất là trong điều kiện mức sống của người dân ngày càng cao, có điều kiện để đi du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Ở Bạc Liêu ngòai người Kinh còn có nhiều dân tộc anh em khác cùng chung sống, đoàn kết gắn bó. Theo số liệu điều tra năm 2005 thì người Kinh 726.886 chiếm gần 89,98%, người Khơmer có 65.172 ngươì chiếm 8,06%, người Hoa có 20.672 người chiếm 2,55%. Ngoài ra còn có người Chăm, Nùng, Ralai, Thái…cùng chung sống. Tấc cả các dân tộc sống hoà thuận, đoàn kết tạo nên một nền văn hoá đa dạng nhiều màu sắc.

Ngày nay do những hoàn cảnh khác nhau còn có hàng ngàn người quê ở Bạc Liêu đang định cư, lao động, học tập ở nước ngoài. Đây cũng là nguồn lực cần khai thác để phát triển du lịch tỉnh.

Về di tích lịch sử:

Di tích lịch sử ở Bạc Liêu đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận và xếp hạng phản ánh quá trình đấu tranh giải phóng, chống áp bức bất công, truyền thống chống giặt ngoại xâm của dân tộc, đó là di tích lịch sử đồng Nọc Nạng huyện Gía Rai, di tích đền thờ Bác Hồ ở huyện Vĩnh Lợi, di tích chủ Choọc ở huyện Phước Long.

Di tích lịch sử đồng Nọc Nạng

Di tích ở ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Tại đây, ngày 17-02-1928, diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một gia đình nông dân với địa chủ, để tranh chấp đất đai. Hiện di tích cánh đồng Nọc Nạng đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Nơi đây ghi dấu sự đấu tranh kiên cường của người nông dân Bạc Liêu trước các thế lực cường bạo.


Nọc Nạng là tên một con rạch chạy từ lũng Non Vật đổ ra kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau cắt quốc lộ 1A, tại km 2215. Cánh đồng ven rạch đó về phía Đông gọi là đồng Nọc Nạng. Sự kiện đồng Nọc Nạng xảy ra vào năm 1928, anh em nông dân Mười Chức không chịu sự áp bức của Pháp và địa chủ đã nổi dậy đấu tranh bảo vệ đồng đất tại đây.

Chuyện bắt đầu vào năm 1927, Mã Ngân (một địa chủ có tiếng ở Cà Mau) thấy đất đai của gia đình ông Nguyễn Văn Tại trù phú nên nảy sinh lòng tham. Sau khi giở nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt mà không được, Mã Ngân bèn lừa bán phần đất của gia đình ông Tại cho bà Hồ Thị Trân - vợ quan huyện. Hồ Thị Trân đến lấy đất thì bị gia đình ông Tại phản đối kịch liệt, nên bà đã mượn thế lực quân Pháp để trấn áp.

Ngày 17-02-2008, một nhóm quan chức chính quyền gồm: Tuorier, Bouzou, phó quản vệ Danh Long, cảnh sát làng Diệp Chấn Phan, lính làng Lê Hữu Lịch, Phan Văn The cùng thông ngôn xuống Giá Rai để tiếp tay với hương chức làng thi hành ấn lệnh của quan tòa, lấy số lúa trên phần đất của anh em ông Tại. Dẫn đường vô đồng Nọc Nạng có hương quản Cho, hào Biêu, tằng khạo Viết, lính quận Khoa và một số người đi theo để đong lúa. Hay tin, anh em ông Tại, người cầm dao mác, người lấy xà beng, người cầm gậy gộc sẵn sàng trong tư thế chiến đấu...

Trong cuộc chống trả này, gia đình ông Tại mất 4 người là: Mười Chức (em ông Tại), vợ ông Mười Chức (cùng đứa con trong bụng), Năm Mẫn (em ông Tại), Sáu Nhịn (em ông Tại). Về phía bên kia thì tên Tounier bị thương nặng (qua ngày sau thì chết) và vài tên khác bị thương. Mấy người còn lại trong gia đình ông Tại đều bị bắt và kết tội là "dậy loạn, chống công quyền, giết người". Nhưng không vì thế mà chùn bước, gia đình ông Tại lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại… Báo chí cũng lên án mạnh mẽ. Trước dư luận của công chúng cuối cùng bên Chính quyền Pháp phải ra Nghị định trả đất cho gia đình ông Tại. Sự kiện này từng được tái hiện trong vở cải lương Máu thắm đồng Nọc Nạng và bộ phim Đất Phương Nam của đạo diễn Vinh Sơn - sản xuất năm 1997.


Di tích đền thờ Bác Hồ

Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Đây là địa chỉ đỏ, nơi hành hương về nguồn của nhân dân địa phương và du khách gần xa.

Đền thờ Bác được xây dựng bên bờ sông Bà Chăng, trong khuôn viên rộng hơn 6.000m2, cách trung tâm tỉnh Bạc Liêu về phía Tây Bắc 15km theo đường chim bay, 18km đường bộ đi theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc. Phía sau đền có nhà trưng bày với khoảng trên 300 tài liệu, hiện vật và hình ảnh tập trung hai chủ đề chính: cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều nội dung phong

phú và quân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ Đền thờ Bác. Ở phía trước đền thờ, nhìn từ nhà trưng bày, có hai bức phù điêu bề ngang 3m, dài 11m. Giữa trung tâm nhà trưng bày có tháp sen cao 4m. Tổng quy hoạch khu Đền thờ Bác và nhà trưng bày là 2ha. Ngoài khu vực chính của di tích còn có hoa viên và hội trường để chiếu phim tài liệu giới thiệu với du khách khái quát về lịch sử của quân và dân Châu Thới chiến đấu, xây dựng và bảo vệ đền.

Cách đây 36 năm, khi nghe tin Bác Hồ đi xa, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Châu Thới nói riêng, không ai cầm được nước mắt. Với tình cảm sâu lắng ấy, sau lễ tang Bác được ít ngày, Huyện ủy Vĩnh Lợi có chủ trương và phát động trong toàn huyện dựng đền thờ để tưởng nhớ công ơn trời biển của Người với nhân dân ta. Đền thờ được khánh thành ngày 19/5/1972. Từ đây, tồn tại trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Châu Thới đã anh dũng chống lại giặc để bảo vệ đền thờ: Có 4 chiến sĩ bộ đội đã dũng cảm dùng súng M16 bắn 4 chiếc máy bay địch, kéo chúng ra ngoài đồng để đánh lạc hướng chúng không bắn phá nơi thiêng liêng nhất của đồng bào Châu Thới. Thiếu tá Mã Thành Nghĩa, chỉ huy trưởng Tiểu khu 411 ngụy, dẫn lính phát quang và bắt hàng trăm nhân dân địa phương vào phá đền. Nhưng toàn thể người dân đều nhất loạt hô to: “Các ông có bắn chết hết, chúng tôi cũng không dám dẫn các ông vào khu vực đền thờ, vì xung quanh có bãi mìn dày đặc, đến đó chỉ có đường chết mà thôi”. Trước câu trả lời đanh thép ấy, Thiếu tá Mã Thành Nghĩa và bọn lính run sợ


rút lui. Nhiều lần địch xua quân hoặc máy bay trực thăng đổ quân xuống càn quét căn cứ và Đền thờ Bác Hồ nhưng chúng luôn nếm mùi thất bại trước tinh thần bám trụ, đấu tranh chính trị của nhân dân; tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân xã Châu Thới và đội bảo vệ đền thờ đã loại khỏi vòng chiến hàng ngàn tên địch, diệt và bắn bị thương hàng trăm tên; phá ấp chiến lược Tân Tạo (Châu Hưng); tập kích không cho địch đóng quân ở ấp Giồng Bướm A và B; thu nhiều vũ khí, đạn dược và chiến lợi phẩm khác...

Ngày nay, hằng năm, Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới luôn tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhân ngày sinh của Bác (19/5), ngày Bác đi xa (02/9), nhiều đoàn viên thanh niên từ huyện đến tỉnh thường xuyên tổ chức về thăm đền thờ, tổ chức sinh hoạt Đoàn, Đội và các loại hình sinh hoạt văn hóa khác, phát động phong trào thi đua lập thành tích dâng quà lên Bác kính yêu, tổ chức lễ báo công nhớ ơn Người...

Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới, cũng như nhiều nơi khác trên đất nước ta, vừa là di sản văn hóa của địa phương, vừa là di tích lịch sử văn hóa mãi mãi trường tồn cùng non nước Việt Nam.

Các di tích văn hoá, lễ hội và phong tục tập quán:

Cũng như các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nền văn hoá Bạc Liêu mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, văn hoá đồng bằng Nam Bộ. Những nét văn hoá đó được kết tinh ở những di tích hiện có như: tháp cổ Vĩnh Hưng (đã được bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng) nhà lưu niệm cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống các đình , chùa, miếu… Ở Bạc Liêu hiện có rất nhiều chùa lớn nhỏ các loại. Trong đó có khoảng 30 chùa Khơmer, đây là một trong những nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân, nhất là người Khơmer. Nổi tiếng về bố cục, kiến trúc, tôn nghiêm và cảnh trí là chùa Xiêm Cán… Riêng các chùa Khơmer còn là nơi tu học cho người Khơmer lúc còn trẻ để trở thành người có tri thức và đức hạnh.

Ngoài những phong tục tập quán và lễ hội chung của cả nước như tết Nguyên Đán , tết Trung Thu, tết Đoan Ngọ, tết Thanh Minh,… ở Bạc liêu còn có


những lễ hội đặc sắc, độc đáo như: lễ hội đua ghe ngo, lễ cúng tế cá Ông, các lễ hội tôn giáo…

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Vị trí: Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh

Bạc Liêu.

Đặc điểm: Tháp là di tích kiến trúc cổ duy nhất mang dáng dấp nghệ thuật kiến trúc thời Ăng Ko của người Khmer còn được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối

đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng.

Tháp Vĩnh Hưng phát hiện năm 1911, được nhà cầm quyền thời đó xếp hạng thứ 14 trong danh mục các di tích lịch sử ở Nam kỳ. Sau đó tháp còn có nhiều tên gọi khác như; tháp Lục Hiền, tháp Bhah Dhat...

Trong thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia khắc chữ Phạn ghi rõ tháng 814 tương ứng với năm 892 (sau CN) ở chùa cạnh tháp.

Tháp Vĩnh Hưng được dựng trên một doi đất, chân tháp hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6m; cạnh kia dài 6,9m, cao 8,9m xây bằng gạch ghép khít lại (không nhìn thấy vữa kết dính). Tháp có cấu trúc khá đơn giản, có một gian hình chữ nhật, tường dày, nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính. Trong tháp có: một bàn tay tượng thần bằng đồng; một phần thân dưới của tượng nữ thần; tượng nữ thần bằng đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng; đầu tượng Phật bằng đồng... và một số vật thờ khác.

Mỗi ngày nhà sư trong chùa tháp tụng kinh hai lần bằng tiếng Việt vào lúc 4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức giỗ lớn tại tháp vào ngày 15 tháng giêng âm lịch. Đây là dịp có đông Phật tử trong và ngoài tỉnh đến cúng bái.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023