Chiến Lược Phát Triển Của Các Địa Phương Lân Cận:


Cơ cấu kinh tế:


Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2001:


Nông- ngư- lâm nghiệp

Công nghiệp- xây dựng

Dịch vụ

20.6

19.6

54.8



20.2


57.7

22.1

Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2005:


Nông- ngư- lâm nghiệp

Công nghiệp- xây dựng

Dịch vụ


Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu


Như vậy từ năm 2001 đến năm 2005 tổng sản phẩm dịch vụ có tăng lên nhưng tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh lại không tăng. Điều đó chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ của tỉnh vẫn còn chậm, riêng ngành du lịch chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ bé.


2.3.1. Vận dụng ma trận SWOT

2.3.1.1. Mặt mạnh:

Bạc Liêu là một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997, nằm trong tiểu vùng du lịch tây Nam Bộ, thuộc vùng du lịch ĐBSCL. Bạc Liêu có vai trò trong phát du lịch của vùng nói riêng và của cả nước nói chung.

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên trục quốc lộ 1A, giao thông thuận tiện cả đường bộ và đường thuỷ. Nét đặc thù của tỉnh là có nhiều hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, các cửa sông ven biển với những khu bảo tồn tự nhiên nổi tiếng cả nước. Đồng thời tỉnh cũng có tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhất định trong phát triển du lịch.

Từ khi tỉnh được tái lập đến nay, kinh tế của tỉnh luôn luôn tăng trưởng ở mức cao và tương đối tòan diện. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, kinh tế du lịch cũng được quan tâm đầu tư phát triển.

Về mặt xã hội, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá ngày càng được nâng cao rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về mặt vật chất và tinh thần. Thiên nhiên ưu đãi, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai mau mỡ. Mặc dù ở miền biển nhưng Bạc Liêu có hệ thống nước ngầm nên có thể cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.

Một số điểm du lịch đã nhận ra được tầm quan trọng của du lịch, cải thiện cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên, một số điểm có đồng phục riêng cho nhân viên không còn giống như trước kia, góp phần tạo cảm tình với du khách trong và ngoài nước.

2.3.1.2. Mặt yếu

Bạc Liêu là tỉnh gần tận cùng về phía Nam, xa cách thành phố, xa các trung tâm du lịch lớn. Vì vậy việc đưa đón, nhận làm công đoạn du lịch lữ hành sẽ khó khăn. Đồng thời Bạc Liêu không có lợi thế thu hút khách ở giữa các tuyến trục giao thông như một số tỉnh, thành phố khác.


Tài nguyên và các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh đang bị suy giảm, môi trường ở một số vùng bị ô nhiễn cần phải được khôi phục.

Các di tích lịch sử, văn hoá đang bị xuống cấp, thiếu vốn đầu tư để trùng tu tôn tạo.

Giao thông đường bộ đến một số điểm du lịch còn khó khăn, đặc biệt thiếu các tuyến đường tốt dẫn đến các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh. Ví dụ như đường đến các sân chim Phước Long và Đông Hải, đường đến tháp cổ Vĩnh Hưng…

Lao động trong lĩnh vực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về mặt chất

lượng.

2.3.1.3. Cơ hội:

Hệ thống giao thông đang dần cải thiện giúp cho việc giao thông đi đến các điểm du lịch ngày càng thuận tiện.

Cầu Cần Thơ đã được khánh thành vào tháng tư vừa qua tạo, là cầu nối để việc giao thông đến Bạc Liêu nhanh chóng, dễ dàng. Du khách không còn bị tình trạng kẹt phà, chèo kéo mua hàng…

Giao thông thuận tiện vì thế Bạc Liêu sẽ có cơ hội là điểm dừng chân cho

các tour, đoàn du lịch…, không còn sợ hạn chế về thời gian.

Du khách từ lâu đã biết đến Bạc Liêu qua giai thoại “ công tử Bạc Liêu”, bài hát “dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu.

2.3.1.4. Nguy cơ:

Khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du

lịch ở Bạc Liêu.

Bạc Liêu nằm giữa Sóc Trăng và Cà Mau theo trục quốc lộ 1A, là 2 TP có tiềm năng rất lớn về du lịch. Những loại hình du lịch của Bạc Liêu hầu như Cà Mau và Sóc Trăng đều có trừ tháp cổ Vĩnh Hưng.

Một số sản phẩm, điểm du lịch còn đơn điệu chưa liên kết được các điểm

lại với nhau. Chưa có sản phẩm đặc trưng riêng mang thương hiệu của tỉnh.


2.3.2. Chiến lược phát triển của các địa phương lân cận:

2.3.2.1. Chiến lược phát triển của tỉnh Sóc Trăng:

Sáng ngày 30/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH ,TT&DL) tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ II năm 2010. Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở VH ,TT&DL, Uỷ ban nhân dân thành phố Sóc Trăng, các Ban ngành hữu quan và doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến dự.

Năm qua, tổng lượt khách du lịch đến Sóc Trăng ước đạt gần 600 ngàn lượt người, tăng 1,63% so với năm trước. Trong đó, khách quốc tế hơn 6.000 lượt, doanh thu ước đạt gần 60 tỷ đồng, đạt 112,77% kế hoạch năm. Các khách sạn được phổ biến theo tiêu chí về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định mới. Trong năm, có 05 cơ sở lưu trú du lịch thẩm định và thẩm định lại, trong đó thẩm định mới 02 cơ sở, nâng tổng số khách sạn hiện có trong tỉnh là gần 30 khách sạn.

Tại Hội nghị, Ban Tổ chức thông qua Thông tư 88 và 89/2008/TT- BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL quy định một số nội dung về tiêu chí phân loại, xếp hạng; hồ sơ đăng ký hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch và các vấn đề về kinh doanh lữ hành, chi nhánh văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, những điều kiện đối với hướng dẫn viên du lịch.

Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, tổ chức sự kiện văn hóa lễ hội, các dự án kêu gọi đầu tư, song song với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức khu dịch vụ ăn uống về đêm. Đồng thời, giới thiệu quảng bá sản phẩm Sóc Trăng, các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh… Các ngành chức năng cũng đã giải đáp những vấn đề mà đại biểu đã đặt ra, cùng chung tay góp sức, xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.


2.3.2.2. Chiến lược phát triển của tỉnh Cà Mau:

Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, sẽ được chú trọng đầu tư nhằm giữ vai trò quan trọng hơn trong việc thực hiện các mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người dân.

Theo tính toán của những nhà hoạch định kinh tế, du lịch Cà Mau đến năm 2010 sẽ thu hút được 775 ngàn lượt khách, đạt doanh thu 270 tỷ đồng, đóng góp 1,7% GDP của tỉnh. Đến năm 2020 sẽ thu hút 3 triệu lượt du khách (trong đó có 66 ngàn lượt khách quốc tế), doanh thu đạt 1500 tỷ đồng, đóng góp 4,06% GDP… Những con số tuy khiêm tốn nhưng có tính khả thi cao bởi Cà Mau đang có bên mình những tiềm năng mà không phải nơi nào cũng có được.

Hiện nay, nhiều điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư đưa vào khai thác như: Khu du lịch Khai Long, Hòn Đá Bạc, Mũi Cà Mau, khu đa dạng sinh học LNT 184, LNT Sông Trẹm… đang có sức hút du khách mạnh mẽ. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp, xây mới. Hệ thống khách sạn đang ngày càng được nhiều thành phần kinh tế tham gia tạo nên một diện mạo mới cho cơ sở hạ tầng phục vụ du khách.

Tài nguyên du lịch của Cà Mau rất phong phú. Bên cạnh tài nguyên du lịch thiên nhiên như hệ sinh thái rừng ngập mặn (có diện tích lớn thứ 2 thế giới) chỉ sau rừng Amazon của Brazil), hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ, các điểm độc đáo khác như Mũi Cà Mau, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Bãi biển Khai Long, các khu đa dạng sinh học ở các LNT…

Cà Mau còn có tài nguyên du lịch nhân văn như Làng Rừng, Khu chứng tích tội ác chiến tranh Hải Yến - Bình Hưng và quan trọng hơn, Cà Mau là điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển đầy huyền thoại… có thể phát triển thành nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc, có khả năng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Thêm vào đó, các công trình hạ tầng giao thông quan trọng của vùng ĐBSCL đã và đang được tiến hành, chắc chắn góp phần thúc đẩy du lịch


Cà Mau phát triển nhanh hơn như: cầu Cần Thơ, tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ, nâng cấp tuyến Quốc lộ 1A: Cần Thơ - Năm Căn, đường Hồ Chí Minh nối dài đến Đất Mũi… tất cả sẽ hoàn thành và rút ngắn về khoảng cách và thời gian từ TP.HCM, Cần Thơ đến Cà Mau, Đất Mũi.

Trước những điều kiện thuận lợi này, ngành du lịch Cà Mau cần đầu tư để xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ cả về cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển, các cơ sở dịch vụ du lịch khác để có đủ điều kiện phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, phát huy lợi thế các sản phẩm du lịch đặc thù của Cà Mau để cạnh tranh trên thị trường nhằm hấp dẫn du khách, phải có những chương trình đặc thù để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách bằng những sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước này. Đặc biệt quan tâm đến lợi ích cộng đồng của khu dân cư, nơi có tài nguyên du lịch; giữ gìn phát huy bảo tồn bản sắc văn hóa ở địa phương… Du lịch Cà Mau sẽ có một hướng đi đúng để trở thành điểm đến thân thiện, Cà Mau sẽ là vẻ đẹp tiềm ẩn cần được khai phá, nhất là trong năm du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008 đã và đang được khai diễn…

2.3.3. Cơ sở dự báo:

2.3.3.1. Nguồn lực dân số trong tỉnh và trong vùng:

Theo dự báo của sở Lao Động- thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu, dân số Bạc Liêu đến năm 2010 là 858.540 người và đến năm 2020 khoảng 914.495 người.

Dân số toàn vùng ĐBSCL theo quy hoạch tổng thể ĐBSCL dự báo dân số vùng ĐBSCL năm 2010 là 21.517.500 người và khả năng đến năm 2020 tăng lên

22.5 triệu người.

Như vậy kể cả dân số của TPHCM thì nguồn nhân lực trong vùng giai đoạn 2002-2010 ở mức khoảng từ 22 lên 26.6 triệu người (chiếm khoảng ¼) dân số cả nước). Đây là điều kiện tăng lượng du khách du lịch nội địa đến Bạc Liêu.


2.3.3.2. Căn cứ vào lượng du khách quốc tế đến Việt Nam và dự báo của

tổng cục du lịch:

Năm 2000 là 3.5- 4 triệu lượt khách, tăng bình quân giai đoạn 1996-2000 là

22.1%/năm.

Năm 2005 là 3- 3.5 triệu lượt khách, tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là

10.3%/năm.

Năm 2010 là 5.5- 6 triệu lượt khách tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là

11%/năm.


2.3.3.3. Căn cứ lượng khách du lịch trong nước và dự báo của Tổng cục

du lịch:

Giai đoạn 0995-2000 tăng bình quân hàng năm 20.5%. Giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân hàng năm 10%. Giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 7%.


2.3.3.4. Điều kiện về kết cấu hạ tầng:

Giao thông trong vùng được cải thiện đặc biệt là quốc lộ 1A từ TPHCM đi Cà Mau đang được nâng cấp, mở rộng và cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu xây xong sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Bạc Liêu nhiều hơn trong thời gian tới.

Với các yếu tố vị trí địa lý và khả năng thu hút du khách của tỉnh so với trung tâm du lịch, các vùng trọng điểm du lịch của cả nước thì số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bạc Liêu trong những năm tới vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với cả nước. Dự báo khách du lịch đến Bạc Liêu chiếm khoảng 0.1%- 0.15% lượng khách quốc tế và 1.8% lượng khách du lịch trong nước so với cả nước tương ứng với các giai đoạn.


2.3.4. Dự báo số lượng du khách:

Bảng 8: Dự báo số lượng khách du lịch đến Bạc Liêu tính theo năm:



Đơn vị

2010

2015

2020

Tổng khách dl

Lượt người

384.000

556.000

728.000

Khách quốc tế

Lượt người

13.000

20.000

26.000

Khách nội địa

Lượt người

371.000

536.000

702.000

Tổng ngày

khách

ngày khách

502.500

740.000

977.500

quốc tế

ngày khách

33.468

50.812

68.156

Nội địa

ngày khách

468.514

689.188

909.344

Ngày lưu trú

TB

Ngày

1,20

1,35

1,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 - 10

Nguồn: sinh viên thực hiện

2.3.5. Dự báo doanh thu dịch vụ du lịch:

Trong những năm tới, do cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư phát triển, chất lượng khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch cũng tăng lên. Trên cơ sở đó dự báo lượng du khách, thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách.

Dự báo doanh thu dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010

và khả năng đến năm 2020 như sau:

Tổng doanh thu giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân hàng năm là 20,8%.

Tộng doanh thu giai đoạn 2010-2020 tăng bình quân hàng năm là 18,6%.

Bảng 9: Dự báo doanh thu du lịch Bạc Liêu:

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

2010

2015

2020

Tổng doanh thu

350

504

657

Quốc tế

47

71

96

Nội địa

303

433

561

Nguồn: sinh viên thực hiện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023