tiếp cận thương mại, định hướng thị trường hơn là chỉ định hướng nghiên cứu và trình diễn công nghệ. Các nhà sản xuất trở nên tích cực hơn và đầu tư vào mạng lưới đại lý và nhà phân phối, trung tâm dịch vụ và các chương trình tín dụng. Đồng thời, các cơ quan công cộng và các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia thành lập các trung tâm dịch vụ địa phương và các cửa hàng năng lượng mặt trời để giúp tăng trưởng thị trường. Gần đây, những nỗ lực của cả khu vực công cộng và doanh nhân đã tập trung mạnh mẽ hơn vào dịch vụ sau bán hàng.
Ấn Độ cũng đã có một chương trình khí sinh học lớn, với khoảng 3 triệu gia
đình được lắp đặt. Những nỗ lực ban đầu tập trung vào phát triển công nghệ và
tăng nhận thức của người dùng. Sau đó là những nỗ lực đào tạo các kỹ sư cấp cơ sở về các kỹ năng quản lý và kỹ thuật để xây dựng các nhà máy khí sinh học. Sau 5 năm của chương trình, người dùng đã trở nên quen thuộc hơn với khí sinh học, do đó nhu cầu và sự chấp nhận tiêu thụ đã tăng lên. Các chương trình đã tập trung vào vấn đề chất lượng để đảm bảo duy trì tốt danh tiếng về Khí sinh học.
Tuy nhiên, các hệ thống được lắp đặt không còn hoạt động vẫn chiếm tới
30%. Nguyên nhân bao gồm thiếu tuân thủ
thông số kỹ
thuật nhiên liệu, thay
đổi nhân viên vận hành thường xuyên, người vận hành không có kỹ năng, đào tạo người dùng không đầy đủ và kỳ vọng không thực tế của người dùng về nhiều vấn đề không thuộc về trách nhiệm của các nhà cung cấp. Các doanh nghiệp và nhà sản xuất khí sinh học nông thôn cũng thiếu kỹ năng kinh doanh và tài chính để phát triển sản phẩm và thị trường.
1.4.1.2. Kinh nghiệm tại Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Các Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Thị Năng Lượng Tái Tạo
- Gia Tăng Qui Mô, Mở Rộng Phạm Vi Và Nâng Cao Mức Độ Thoả Mãn Nhu Cầu Sử Dụng Spnltt Trong Nền Kinh Tế
- Áp Lực Từ Phía Cung Ứng Thiết Bị Sản Xuất Sản Phẩm Năng Lượng Tái
- Phát Triển Thị Trường Spnltt Và Vấn Đề Trợ Cấp Thiết Bị
- Các Yếu Tố Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Sản Phẩm Năng Lượng Tại Tạo Vùng Trung Du Miền Núi Phía Bắc Việt Nam
- Tác Động Đến Mức Giá Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Kinh nghiệm phát triển năng lượng sạch của Trung Quốc, một nền kinh tếlơń đưń g thứhai trên thếgiới (sau My)̃ cho thấy, từ chỗ Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt…, đến nay, đã từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện năng thông qua việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng taí tạo. Ngay từ năm 2006, Trung Quốc đã ban hành Luật Năng lượng tái tạo, đặt nền móng cho cuộc cách mạng phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch 5
năm lần thứ XII (20112015) và lần thứ XIII (20162020) của Trung quôć đã chỉ ra
phải ưu tiên phát triển năng lượng xanh và bảo vệ môi trường, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải carbon và thay đổi cấu trúc thị trường than.
Phát triển thị trườg NLTT trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc và khu tự trị của Thanh Hải, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và
Cam Túc của Trung Quốc. Những khu vực biệt lập này, ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời và cơ sở hạ tầng phục vụ lắp đặt, phân phối và bảo trì khá phát triển. Với việc xem trọng việc phát triển NLTT là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nền kinh tế dẫn đầu thế giới, mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, [68].
Theo tổng kết của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc về năng lượng tái tạo, năm 2004, Trung Quốc mới đầu tư vào lĩnh vực này là 3 tỷ USD, nhưng đến năm 2015 tăng lên là 103 tỷ USD vượt qua cả Mỹ là 44.1 tỷ USD, và chiếm khoảng 36% đầu tư của các nước trên toàn thế giới. Trong tổng kết kế hoạch 5 năm từ 2016 2020, tổng đầu tư Trung Quốc vào ngành công nghiệp này đã lên đến hơn 360 tỷ USD, riêng lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện đang có khoảng 3.5 triệu người, đông nhất so với các nước khác trên thế giới.
Từ năm 2018 đến nay, công suất điện Mặt trời tăng 700 lần, công suất điện Gió tăng gấp 22 lần, xuất khẩu của ngành này sang các nước khác càng ngày càng tăng (chủ yếu là Pin năng lượng mặt trời). Đây chính là động lực giúp cho tổng công suất điện mặt trời và công suất gió của toàn cầu tăng gấp 33 lần kể từ năm 2018, [68].
Trung Quốc dẫn đầu thế giới với 7,5 triệu hầm khí sinh học hộ gia đình được lắp đặt và 750 nhà máy khí sinh học công nghiệp quy mô vừa và lớn khác. Tuy nhiên, số lượng các nhà máy khí sinh học hoạt động đã giảm đáng kể do giáo dục và đào tạo hộ gia đình không đầy đủ đã dẫn đến những thất bại về kỹ thuật và giảm sử dụng. Từ giữa những năm 1980, một mạng lưới các trung tâm dịch vụ khí sinh học nông thôn đã được thành lập để cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ phổ biến, tài trợ và bảo trì
Hầu hết các lưới điện nhỏ
đều là kết quả từ
các chương trình của chính
phủ. Gần đây, các doanh nhân nông thôn đã xây dựng và điều hành các trạm thủy điện nhỏ bằng cách vay từ các ngân hàng nông nghiệp. Doanh thu bán điện trong
khoảng ba năm đã đủ để
trả
các khoản vay đó. Tiêu chuẩn hóa của ngành công
nghiệp cũng đã tạo điều kiện kết nối nhiều trạm điện nhỏ huyện.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực ASEAN
thành các lưới cấp
Phát triển hiệu quả nguồn NLTT luôn là vấn đề cấp thiết của các quốc gia Đông Nam Á, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN xanh và sạch.
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ASEAN thời gian qua, nhu cầu sử dụng năng lượng của các quốc gia trong khu vực ngày càng lớn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức tiêu thụ năng lượng của ASEAN tăng 60% trong 15 năm qua.
Tại Thái Lan, hiện nay đang là nước dẫn đầu ASEAN trong sử dụng ĐMT, xếp thứ 15 trong Tốp toàn cầu năm 2016, với công suất hơn 3.000 MW, cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại. Dự kiến, công suất lắp đặt ĐMT tại đất Thaí Lan đến năm 2036 là 6.000 MW. Trong khối ASEAN, Thái Lan là nước đầu tiên áp dụng biểu giá FiT năm 2016 (feedintariff các mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới hoặc sử dụng tại chỗ nhằm giảm tải cho lưới điện) cho năng lượng tái tạo; trong đó các dự án năng lượng mặt trời nhận được FiT cao nhất, với mức 23 cent/kWh cho 10 năm. Sau đó, chương trình này được thay thế bằng chương trình FiT 25 năm với giá 17 đến 20 cent/kWh tùy thuộc vào loại máy phát điện. Để khuyến khích cho các dự án nhỏ, Thái Lan cũng đã đưa ra các mức hỗ trợ FiT cao nhất cho các nhà sản xuất nhỏ như các dự án quy mô nhỏ trên mái nhà với mức giá FiT ưu đãi 21 cent/kWh cho các dự án năng lượng mặt trời trên mái nhà, đồng thời khởi xướng chương trình “Mái nhà quang điện”.
Tại Singapore, một quôć
gia được đánh giá là xanh, sac
h nhất thế giới.
Singapore tích cực khuyến khích việc phát triển năng lượng sạch như ĐMT và điện
gio.́ Năm 2016, Singapore đã công bố tài trợ hơn 700 triệu đô la Mỹ cho các hoạt
động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ở khu vực công trong 5 năm nhằm tìm ra giải pháp cho phát triển bền vững đô thị. Hiện Singapore đang thử nghiệm xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời trong đô thị và các trạm ĐMT nổi trên các hồ chứa. Đồng thời, để thúc đẩy các dự án ĐMT, Singapore cung cấp các mức thuế cạnh
tranh và
ưu tiên phát triển thị
trường buôn bán điện cạnh tranh. Theo đó, tất cả
người tiêu dùng, trong đó có các hộ gia đình sẽ có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình.
Indonesia đầu năm 2017 đã thông qua luật về năng lượng tái tạo, trong đó thay đổi mức thuế suất đối với các dự án NLTT. Theo luật mới, mức hỗ trợ FiT sẽ dựa trên chi phí cung cấp điện trung bình của khu vực, nơi dự án điện năng lượng mới
được xây dựng. Mức hỗ
trợ theo chương trình mới là từ
6,5 đến 11,6 cent/kWh.
Luật mới của Indonesia cũng cho phép ĐMT cạnh tranh trực tiếp với các nhà máy nhiệt điện đốt than đang phổ biến ở Indonesia. Cơ chế thanh toán bù trừ (Metering
Net) dành cho hộ
gia đình, thương mại sử
dụng NLMT trên mái nhà cũng được
thông qua vào năm 2013, bắt buộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Indonesia phải trả khoản năng lượng dư thừa được sản xuất bởi năng lượng mặt trời vào tài khoản của khách hàng.
Tại Malaysia, chính sách về năng lượng mặt trời đãđược quy định trong Đạo luật Năng lượng tái tạo năm 2011 và được sửa đổi năm 2014 nhằm phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như việc giảm giá các tấm pin năng lượng. Ngoài ra, cơ chế thanh toán bù trừ (NEM) đã được đưa ra vào năm 2016 với mục tiêu đạt 500 MW ĐMT vào năm 2020 tại bán đảo Malaysia và Sabah. Theo đó, người tiêu dùng chỉ tốn 1m2 lắp đặt là có thể tạo ra điện năng cho gia đình và bán năng lượng dư thừa cho điện lưới quốc gia. Nhờ các chính sách hỗ trợ về giá, công suất lắp đặt pin mặt trời tại Malaysia cho đến nay đạt 338 MW. Quốc gia này đặt mục tiêu
1.356 MW vào năm 2020.
1.4.1.4. Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm năng lượng tái tạo ( khí Biogas,
thủy điện nhỏ, năng lượng gió quy mô gia đình, sử dụng NLTT phát triển công
nghiệp nông thôn, cung cấp nước nóng và thương mại khí.
Về phát triển năng lượng khí Biogas: Các chương trình khí sinh học sử dụng chất thải gia đình là một thách thức vì cần nhiều lựa chọn kỹ thuật. Thêm vào đó,
những thách thức cũng đặt ra từ các vấn đề cộng đồng và chính trị, cũng như sự
thiếu hụt nhu cầu kinh doanh dịch vụ, bán hàng ở nông thôn và tín dụng tiêu
dùng. Trung Quốc,
Ấn Độ
và Nepal đã tiến hành các
Chương trình khí sinh học
chính và cả ba nước hiện đã có các các nhà máy khí sinh học hình thành một ngành công nghiệp khí sinh học lớn.
Về phát triển lưới điện nhỏ: Hầu hết các lưới điện quy mô nhỏ phục vụ khu
vực của làng xã đã phát triển
ở châu Á trên cơ
sở thủy điện nhỏ, đặc biệt là ở
Trung Quốc đã có hơn 60.000 lưới điện nhỏ, cũng như ở Nepal, Ấn Độ, Việt Nam và Sri Lanka, mỗi quốc gia có từ 100 đến1.000 lưới điện nhỏ.
Về phát triển năng lượng Gió qui mô gia đình: Năng lượng gió quy mô hộ gia đình (cỡ 1000 5000 watt) đã được thí điểm ở một số quốc gia. Trong đó, Nội Mông
Trung Quốc đã thành công trong việc phổ biến hơn 140.000 tuabin gió nhỏ cho hộ gia đình ở khu vực này. Các chương trình này được thúc đẩy bởi các cơ quan xúc tiến công nghệ địa phương, phát triển sản xuất công nghệ địa phương, trợ cấp để mua tuabin gió sản xuất tại địa phương, và một quỹ tín dụng quay vòng của chính phủ cung cấp khoản vay gắn liền với yêu cầu trả nợ vào mùa thu hoạch hoặc bán
bò hoặc len trong tương lai. Tuy nhiên, vào mùa hè khi sức gió giảm, nhiều hộ gia
đình đang nâng cấp hệ
thống kết hợp với pin năng lượng mặt trời để bổ
sung
cho tài nguyên gió và cung cấp năng lượng cho tất cả các mùa, [62].
Về sử dụng NLTT phát triển công nghiệp nhỏ nông thôn, nông nghiệp và lĩnh vực khác: Trong lịch sử, các máy bơm nước sử dụng năng lượng gió để tưới tiêu và
chăn nuôi đã đóng một vai trò nổi bật ở các vùng nông thôn, nhưng những máy
bơm này đã giảm khi máy bơm chạy bằng diesel xuất hiện. Tuy nhiên, hiện nay ở Argentina vẫn có từ 500.000 đến một triệu máy bơm nước chạy bằng sức gió đang được sử dụng nhờ một cơ sở sản xuất địa phương sản xuất các tuabin gió nhỏ. Việc sử dụng máy bơm nước chạy bằng gió cũng đang diễn ra ở Nam Phi (100.000) và Namibia (30.000), Brazil, Trung Quốc, Columbia, Ấn Độ, Peru [65].
Bên cạnh đó, máy bơm nước chạy bằng năng lượng mặt trời PV (công suất
điển hình 1 kW) cũng ngày càng được quan tâm. Các nước sử dụng máy bơm nước PV đáng chú ý là Ấn Độ, Ethiopia, Thái Lan, Mali, Philippines và Morocco. Khí sinh học cũng cho thấy có triển vọng sử dụng để bơm nước (động cơ diesel/khí sinh học nhiên liệu kép). Chính phủ Philippine đã thử một chương trình điện khí sinh học, với hơn 300 thiết bị khí hóa cài đặt, nhưng chương trình đã bị dừng do thiếu nguồn tài trợ [66].
Phát triển công nghiệp nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo: Các hệ thống lưới
điện nhỏ hoặc độc lập có thể cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp
nhỏ và qua đó cung cấp việc làm, tăng thu nhập đáng kể tại địa phương. Trên thực tế, khả năng kinh tế của lưới điện mini phụ thuộc vào sự hiện diện của các ngành công nghiệp ở nông thôn vì doanh thu tiêu thụ năng lượng của hộ gia đình cho chiếu sáng, TV, radio có thể không đủ để trả cho các khoản đầu tư lưới điện mini.
Hiện mới có một số nơi thành công về các ứng dụng này. Ví dụ, ở Philippines, một động cơ lai Gió kết hợp Diesel cung cấp năng lượng 24 giờ để sấy rong biển, chế biến gỗ và may được sử dụng tại một hòn đảo xa xôi;
Tại Tây Bengal Ấn Độ, các doanh nghiệp nhỏ địa phương như cửa hàng sửa chữa, rạp chiếu phim và phòng khám sức khỏe sử dụng năng lượng từ năng lượng mặt trời và sinh khối từ lưới điện quy mô nhỏ của làng.
Tại Indonesia, tuabin gió làm cung cấp năng lượng để làm đá bảo quản cá, ấp
trứng gà, nghiền ngô và cung cấp nước uống được áp dụng xôi;
ở mười làng chài xa
Tại Nam Phi, phụ nữ dệt chiếu vào ban đêm bằng ánh sáng từ hệ thống nhà
năng lượng mặt trời; Tại Peru, thợ mộc và thợ nhỏ,[66].
hàn làm việc với lưới thủy điện
Về thương mại hóa nhiện liệu tái tạo lỏng: Xe chạy bằng nhiên liệu lỏng có nguồn gốc sinh khối đã phổ biến ở Brazil, Kenya, Malawi và Zimbabwe. Các nước này hiện đang cung cấp ethanol cho xe dựa trên hai hệ thống ứng dụng riêng biệt: Một là, cung cấp ethanol cho các phương tiện được thiết kế đặc biệt chạy bằng ethanol nguyên chất và hai là cung cấp ethanol được trộn với xăng hoặc nhiên liệu diesel để để sử dụng trong các phương tiện thông thường.
Các vấn đề thị trường liên quan đến hiệu quả sản xuất ethanol, cạnh tranh chi
phí với xăng dầu, khả năng thương mại và chi phí của phương tiện ethanolonly
được tính đến thông qua thiết kế cơ sở hạ tầng phân phối nhiên liệu chuyên biệt và xác định tỷ lệ pha trộn ethanol với xăng.
Những tiến bộ
công nghệ
đã tiếp tục cải thiện khả
năng cạnh tranh kinh
tế của ethanol so với xăng thông thường, mặc dù giá dầu và cạnh tranh trong công
nghệ
ô tô toàn cầu vẫn là lực lượng
ảnh hưởng
lớn đến triển vọng của
ethanol. Trước đây, dựa trên các phân tích cho thấy chi phí cho ethanol cao hơn so với xăng gây nên bất đồng về khả năng thương mại của nhiên liệu ethanol nếu không có trợ cấp. Tuy nhiên, tiến bộ đáng kể trong công nghệ và quản lý sản xuất ethanol đã diễn ra vào cuối những năm 1990.
Ở nhiều vùng của Brazil, trợ
cấp ethanol hiện đã được loại bỏ
hoàn toàn
và một số giá ethanol bán lẻ gần bằng một nửa so với xăng. Các quốc gia khác đang chuyển sang nhiên liệu xe ethanol, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan.
Hiện nay, khả năng tồn tại của thị trường ethanol tiếp tục phụ thuộc vào trợ
cấp, cải thiện hiệu quả
hơn nữa và tính tới giá trị
kinh tế
từ ảnh hưởng ngoại
ứng của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong tương lai, thị trường nhiên liệu pha trộn ethanol với xăng có thể sẽ được quan tâm hơn là ethanol nguyên chất.
1.4.2. Bài học cho vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam về triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo
phát
1.4.2.1. Phát triển thị trường năng lượng tái tạo và phát triển nông thôn mới
Sau nhiều thập kỷ các chương trình và đầu tư NLTT ở khu vực nông thôn
của các nước đang phát triển đã mang lại những lợi ích xã hội và thậm chí một số lợi ích kinh tế do giảm sử dụng dầu hỏa và nến. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế từ năng
lượng tái tạo nông thôn chỉ có nhiều khả năng thành công ở những khu vực đã phát triển kinh tế. Nghĩa là, lợi ích kinh tế không chỉ phụ thuộc vào nguồn năng lượng mà còn phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi khác cho doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, như tiếp cận thị trường, tài chính, truyền thông, giáo dục... Hơn nữa, người có thể hưởng lợi từ nguồn năng lượng sẵn có là người có thể mua thiết bị điện và cơ sở hạ tầng khác cần thiết để chuyển đổi năng lượng thành các dịch vụ hữu ích và
hoạt động sản xuất. Trên thực tế, GTZ kết luận rằng các hộ gia đình nông thôn
mua hệ thống nhà năng lượng mặt trời không để giảm chi phí năng lượng, mà là để cải thiện việc xem TiVi lâu hơn và chất lượng ánh sáng tốt hơn. Thậm chí, một số hộ gia đình tiếp tục sử dụng dầu hỏa thắp sáng để ưu tiên điện từ hệ thống nhà năng lượng mặt trời cho xem truyền hình.
Bài học kinh nghiệm rút ra là:
Thứ nhất, động lực thúc đẩy thị trường cho năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn chủ yếu là từ lợi ích xã hội và chất lượng cuộc sống, thay vì thu nhập và lợi ích kinh tế;
Thứ
hai, kinh nghiệm sử
dụng năng lượng tái tạo hiệu quả vẫn còn ở
giai
đoạn sơ khai và cần tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn hơn nhiều từ các nhà tài trợ, cơ quan phát triển và Chính phủ;
Thứ ba, lợi ích kinh tế từ năng lượng tái tạo có nhiều khả năng hiện thực hóa ở khu vực nông thôn đang trong quá trình phát triển và có thể kết hợp bổ sung năng lượng tái tạo qui mô nhỏ vào phát triển các hoạt động cung cấp nước, y tế, giáo dục, nông nghiệp và khởi nghiệp;
Thứ tư, các nghiên cứu về thu nhập tăng thêm và lợi ích kinh tế từ năng lượng tái tạo vẫn còn hạn chế và cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
1.4.2.2. Phát triển thị trường sản phẩm NLTT và vấn đề giá cả, tín dụng tiêu dùng và cho thuê sử dụng các hệ thống năng lượng tái tạo.
Một số chương trình tài trợ cho các hệ thống nhà năng lượng mặt trời đã cung cấp các loại công suất lớn 100 watt. Tuy nhiên, các nhà tài trợ sớm nhận thấy loại công suất này quá đắt đối với các hộ gia đình nông thôn và đã giảm xuống 50 watt, thậm chí là 20 watt. Tại Kenya, Morocco và Trung Quốc, các hộ gia đình thường mua các hệ thống rất nhỏ (ví dụ, 1015 watt) chiếm tới 80% thị trường. Mặc dù vậy, hầu hết người mua là một trong những hộ gia đình giàu có nhất ở khu vực nông thôn.
Tín dụng tiêu dùng là một cách tiếp cận khác về khả năng chi trả. Tín dụng có thể được cung cấp bởi chính các nhà cung cấp, bởi các ngân hàng phát triển nông thôn hoặc các tổ chức tín dụng nhỏ. Các mô hình tín dụng nhỏ có liên quan đến việc mua hàng (như hệ thống nhà năng lượng mặt trời) của người tiêu dùng. Tuy nhiên, GTZ cho rằng, hầu hết các tổ chức và chương trình tài chính nhỏ cung cấp dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp không phù hợp với yêu cầu. Lý do bao gồm quy mô tín dụng, sự phụ thuộc vào tiết kiệm (cho vay để tạo thu nhập), tần suất thanh
toán, cho vay theo nhóm, tập trung vào phụ nữ và các điều khoản cho vay
ngắn. Ngoài ra, bản thân các tổ chức tín dụng nhỏ cần tín dụng từ ngân hàng hoặc nhà tài trợ.
Một cách tiếp cận khác đang nhận được nhiều sự quan tâm là mô hình cho
thuê. Thông thường, một công ty dịch vụ
năng lượng cung cấp cho các hộ
gia
đình hệ thống nhà năng lượng mặt trời với một khoản phí hàng tháng bằng
nhau. Các công ty cung cấp dịch vụ giữ lại quyền sở hữu và bảo trì. Phí hàng tháng cho hệ thống 50 watt có thể tương đương 15 20 đô la. Tại Cộng hòa Dominican, công ty Soluz Dominicana đã lắp đặt 2.000 hệ thống cho thuê và đang cố gắng phát triển một mô hình kinh doanh khả thi. Tại Nam Phi, Shell đã lắp đặt 6.000 hệ thống cho thuê. Các trường hợp ở Argentina và Nam Phi là một biến thể của mô hình cho thuê có tên là nhượng quyền trực tiếp. Theo đó, chính phủ chọn một công ty, với nghĩa vụ phục vụ tất cả những ai yêu cầu trong một khu vực địa lý cụ thể. Trong đó, chính phủ cung cấp trợ cấp và quy định hoạt động, các khoản phí. Về mô hình này, một số ý kiến cho rằng các mô hình cho thuê cung cấp khả năng chi trả cao hơn cho các hộ gia đình nông thôn vì không cần vốn lớn. Ngược lại, những người khác cho rằng, các doanh nghiệp cho thuê gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chi phí cho việc thu phí hàng tháng và phí sở hữu tài sản vốn lớn. Một số phân tích ước tính rằng có tới 10% hộ gia đình nông thôn sẽ trả tiền mặt và có thể lên tới 50% ở một số thị trường sử dụng tiền. Điều đó sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu phí, nhất là ở khu vực nông thôn nghèo.
Bài học kinh nghiệm được rút ra là:
Thứ nhất, trong lịch sử, khả năng chi trả năng lượng ở nông thôn đã được giải quyết thông qua trợ cấp của chính phủ, các chương trình tài trợ và thông qua hỗ trợ cho các hệ thống tín dụng nhỏ của khu vực tư nhân;
Thứ
hai,
các phương pháp tiếp cận mới về
khả
năng chi trả
đang xuất