Phát Triển Thị Trường Spnltt Và Vấn Đề Trợ Cấp Thiết Bị

hiện, bao gồm tín dụng do nhà cung cấp, tín dụng nhỏ và mô hình cho thuê cung cấp nhưng vẫn chưa được kiểm chứng;

Thứ ba, rủi ro tín dụng là mối quan tâm nhất của cả nhà tài chính và đại lý là việc bán tín dụng trở nên khó khăn;

Thứ tư, các hộ gia đình nông thôn có thu nhập thấp hơn sẽ cần các lựa chọn tín dụng hoặc cho thuê dài hạn;

Thứ năm, ngay cả với tín dụng hoặc cho thuê, các nhóm thu nhập thấp hơn sẽ chỉ được hưởng lợi với các chính sách trợ cấp gắn với các mục tiêu phát triển.

1.4.2.3. Phát triển thị trường SPNLTT và vấn đề trợ cấp thiết bị

Trợ

cấp cho các thiết bị

năng lượng tái tạo đã được thúc đẩy bởi ba yếu

tố đan xen: (i) Các nhà tài trợ

sử dụng việc lắp đặt thiết bị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

như

một cách tiếp

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 10

cận thị trường hữu hình và có thể cả chính trị trong chương trình viện trợ phát triển (đặc biệt là viện trợ gắn liền với yêu cầu thiết bị đến từ quốc gia tài trợ); (ii) Mục tiêu trợ cấp là để xây dựng thị trường với qui mô lớn hơn, qua đó chi phí sẽ giảm do tính kinh tế theo quy mô và hiều quả của đường cong học tập; (iii) Các mục tiêu của chính phủ để giải quyết vấn đề nghèo đói và phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.

Nhiều người kỳ vọng, khoản trợ cấp cho năng lượng tái tạo sẽ cạnh tranh với nhiên liệu thông thường và qua đó sẽ giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo cũng phải cạnh tranh với nhiều khoản trợ cấp ẩn cho nhiên liệu thông thường. Thực tế, trợ cấp cho năng lượng thông thường, từ dầu hỏa và than đến các khoản đầu tư của chính phủ vào việc mở rộng lưới điện không được thu hồi bằng giá điện. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, nếu NLTT nhận được các khoản trợ cấp tương tự như nhiên liệu hóa thạch và mở rộng lưới điện, nó sẽ được áp dụng rộng rãi hơn.

Những kinh nghiệm về việc hỗ trợ sử dụng thiết bị không được bảo đảm ở

các nước đang phát triển cho thấy, các nhà tài trợ đang làm suy yếu thị trường với

các khoản trợ cấp vốn và cho không thiết bị được. Một giám đốc điều hành của

Shell, nhận xét về Indonesia, cho rằng các khoản trợ cấp đã khiến thị trường đó bị xáo trộn: Chỉ sau 05 năm, hầu hết các cơ sở Quang điện do Nhà nước tài trợ đều bị hư hỏng. Mọi người không quan tâm đến những thứ họ nhận được miễn phí. Các dự án tài trợ sau này đã thay đổi, nó vẫn cung cấp thiết bị miễn phí, nhưng cũng thiết lập các chương trình bền vững để thu phí người dùng nhỏ để trả cho việc bảo

trì thường xuyên và phụ tùng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn có hạn chế.

Nếu không có thêm sự trợ giúp của nhà tài trợ sẽ không có thêm hệ thống nào có thể được lắp đặt. Một số nhà tài trợ đã tuyên bố rằng các khoản phí được tính trong một số dự án được dành riêng cho các quỹ quay vòng dài hạn để trả cho các giao dịch mua trong tương lai, nhưng hầu hết các khoản phí dường như chỉ đủ để trả cho bảo trì và thay thế phụ tung.

Các nhà tài trợ cần phải hiểu rằng khu vực tư nhân mới là lực lượng tham gia

các hoạt động trên thị

trường. Ví dụ,

ở Namibia, các nhà tài trợ

đã làm suy yếu

‘‘Chương trình quốc gia về phát triển ngành công nghiệp hệ thống năng lượng mặt trời’’ tại địa phương, trong đó có một quỹ cho vay tiêu dùng lãi suất thấp do ngân hàng thương mại quản lý. Các hộ gia đình không hài lòng về việc vay các khoản vay này vì hai làng lân cận đã nhận được thiết bị miễn phí thông qua chương trình tài trợ.

Tại Trung Quốc, các nhà tài trợ song phương đã cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các dự án điện Gió. Đồng thời, Đan Mạch đã cung cấp các khoản vay không

lãi suất cho các nhà sản xuất tuabin để

tiếp cận thị

trường Trung Quốc. Những

khoản vay này đã giúp ngành điện gió Trung Quốc được thiết lập trong thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, thương mại bị kìm hãm vì việc lắp đặt vẫn bị giới hạn ở những nơi có được tài chính ưu đãi. Thiết bị được tài trợ đã tạo ra nhận thức rằng điện gió không phải là thương mại và cần nhà tài trợ tiếp tục viện trợ. Việc thiếu cạnh tranh thương mại đã góp phần khiến giá mua điện gió cao hơn, điều này càng củng cố thêm nhận thức rằng điện gió quá đắt.

Về lý thuyết, các khoản đầu tư và phát triển kinh doanh được trợ cấp sẽ làm giảm chi phí giao dịch và công nghệ, nâng cao hiệu quả thông qua học tập và kinh tế theo quy mô đến mức trợ cấp trở nên không còn cần thiết. Đó là cách tiếp cận trợ cấp thông minh. Trợ cấp thông minh cũng bao hàm các khoản thanh toán dựa trên hiệu suất hoạt động, thay vì đầu tư vốn.

Bài học kinh nghiệp được rút ra là:

Thứ nhất, trợ cấp không có khả năng dẫn đến thị trường bền vững trừ khi đưa ra các điều kiện rõ ràng để sau đó trợ cấp trở nên không còn cần thiết (nghĩa là trợ cấp thông minh);

Thứ hai, trợ cấp có thể làm suy yếu các khoản đầu tư và kinh doanh tư nhân ở

thị trường mới, do đó cần chú ý đến các điều kiện của khu vực tư nhân trong thị

trường cụ thể; Thứ ba, trợ cấp có thể được sử dụng một cách hiệu quả để hình thành một thị trường mới, hình thành năng lực chuyên môn của địa phương, nhận

thức của người dùng, khả năng thích ứng công nghệ phù hợp, tiêu chuẩn chất

lượng và các hoạt động kinh doanh, trợ cấp có hiệu quả hơn khi gắn với hiệu suất hoạt động hơn; Thứ tư, trợ cấp dài hạn có thể luôn luôn cần thiết cho các phân khúc dân số nghèo hơn.

1.4.2.4. Phát triển thị trường năng lượng tái tạo và vấn đề phát triển doanh nghiệp nông thôn, tài chính và khả năng kinh doanh.

Doanh nhân nông thôn bị lãng quên trong phần lớn các tài liệu nghiên cứu về

thị

trường năng lượng tái tạo nông thôn ở

các nước đang phát triển. Hầu hết các

đánh giá về các dự án hệ thống nhà năng lượng mặt trời tập trung vào hiệu suất kỹ thuật và kinh tế, thay vì đánh giá khả năng tồn tại lâu dài và bền vững của các mô hình kinh doanh và quy mô tổ chức.

Một số ước tính rằng, nhu cầu của hàng trăm triệu hộ gia đình về các sản phẩm và dịch vụ dựa trên năng lượng tái tạo sẽ được đáp ứng bởi doanh nghiệp nông thôn. Các doanh nhân thường phải đối mặt với thách thức lớn về chi phí kinh doanh cao ở khu vực nông thôn vì khoảng cách di chuyển dài, cơ sở hạ tầng giao thông kém, tỷ lệ biết chữ thấp, giao tiếp kém và thiếu nhân sự được đào tạo. Tuy

nhiên, các phương pháp mới hứa hẹn sẽ hỗ

trợ

các doanh nhân nông thôn đào

tạo, tiếp thị, nghiên cứu khả thi, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý, tài chính, và kết nối với ngân hàng và các tổ chức cộng đồng.

Những kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nông thôn bốn khía cạnh quan trọng:

được rút ra

trên

Thứ nhất, về kinh nghiệm về tiếp thị: Ở nông thôn, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn phân tán, nơi tỷ lệ biết chữ thấp, chi phí cao cho tiếp thị và giáo dục

người tiêu dùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ vọng lợi nhuận của doanh

nghiệp. Nhiều nước đang cố

gắng sử

dụng cách tiếp cận sáng tạo. Hội Phụ nữ

Việt Nam giới thiệu các hệ thống nhà năng lượng mặt trời tại các trạm y tế. Các nhà cung cấp Sri Lanka giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ làng và các cuộc họp mặt cộng đồng. Các nhà cung cấp Trung Quốc thúc đẩy tiếp thị sản phẩm chiếu sáng PV thông qua những lời chứng thực được đọc trên radio. Một nhà cung cấp Ấn Độ sử dụng các kỹ thuật viên địa phương để tiếp thị vì họ có thể nói ngôn ngữ địa phương của khách hàng và hiểu rõ nhất mối quan tâm của người dùng.

Thứ hai, về kinh doanh tài chính:

Việc thiếu tài chính kinh doanh ở nông thôn thường được xem là một trong những yếu tố chính cản trở sự phát triển của thị trường.

Các doanh nhân trước tiên phải đối mặt với chi phí phát triển kinh doanh


như khảo sát thị trường, đào tạo nhân sự, thiết lập mạng lưới bán hàng và dịch


vụ, lập kế hoạch kinh doanh. Sau đó, nếu các ngân hàng

chưa hiểu rõ các

ứng


dụng và công nghệ năng lượng tái tạo, doanh nhân sẽ

rất khó khăn

để thuyết


phục về kế hoạch kinh doanh. Các trung gian tài chính có thể đóng gói các khoản


vay tài chính nhỏ hơn ở các ngân hàng lớn hơn và tìm cách giảm thiểu rủi ro.


Thứ

ba, về

kinh nghiệm

cải thiện giá cả và khả

năng cạnh tranh của

sản

phẩm năng lượng tái tạo: Chi phí có thể thấp hơn nếu các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ bổ sung năng lượng tái tạo vào hoạt động hiện tại của họ và sử dụng mạng lưới các cửa hàng, đại lý và nhân viên dịch vụ hiện có. Các đại lý máy móc nông nghiệp, phân bón, máy bơm, máy phát điện, pin, dầu hỏa, khí propan lỏng (LPG), nước, điện tử, viễn thông và các dịch vụ nông thôn khác có thể cung cấp năng lượng tái tạo với các dịch vụ này. Tất nhiên, các đại lý vẫn phải phát triển

chuyên môn kỹ

thuật mới và đào tạo nhân viên của họ. Tại

Kenya, các doanh

nghiệp bán lẻ các thiết bị điện tử đã thêm dịch vụ lắp đặt hệ thống nhà năng lượng mặt trời vào dịch vụ của họ.

Thứ tư, về kinh nghiệm chính sách điện khí hóa nông thôn: Kinh nghiệm cũng

cho thấy các chính sách và quy hoạch điện khí hóa nông thôn có ảnh hưởng lớn

đến tăng trưởng thị trường và tính bền vững ở các địa điểm cụ thể. Những lời hứa hoặc kế hoạch chính trị không thực tế cho việc mở rộng lưới điện nông thôn có thể là rào cản nghiêm trọng đối với việc mở rộng thị trường hệ thống năng lượng mặt trời vì các hộ gia đình sẽ hy vọng sớm được kết nối. Trợ cấp cho dầu hỏa cũng làm suy yếu thị trường. Một nhà cung cấp ở Sri Lanka khi được hỏi về cạnh tranh đã cho rằng, “Đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi là lời hứa sai lầm về lưới điện và dầu hỏa, chứ không phải các công ty khác”.

Bài học kinh nghiệm được rút ra là:

(1) Các chương trình của các nhà tài trợ (Afewdonor) đã hỗ trợ hiệu quả cho

các doanh nghiệp dựa trên năng lượng tái tạo ở nông thôn để xây dựng một doanh nghiệp bền vững và khả thi;

(2) Các doanh nghiệp năng lượng nông thôn phải đối mặt với một hoạt động kinh doanh có rủi ro cao, lợi nhuận thấp với chi phí giao dịch cao;

(3) Các ngân hàng thương mại và trung gian tài chính là những người ra quyết định chính, những người phải hiểu các công nghệ và quản lý rủi ro;

(4) Giới thiệu các mô hình kinh doanh khả thi mà kết quả cho thấy lợi nhuận

bền vững cho các doanh nghiệp là chìa khóa để trường.

đạt được sự

bền vững của thị

1.4.2.5. Phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo và vấn đề chính sách và tài chính cho các nhà sản xuất điện tư nhân

Các nhà phát triển năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển đã phải đối mặt với các vấn đề, đặc biệt là về tài chính và với các khung pháp lý xác định biểu giá mua điện và tiếp cận hệ thống truyền tải.

Một số chính sách nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo kết nối lưới điện đã

được ban hành ở các nước phát triển. Các chính sách này định hướng sử dụng điện năng lượng tái tạo bằng cách định hướng số lượng tiêu thụ (số lượng lớn ở mức giá không xác định) hoặc định hướng giá (bắt buộc một mức giá nhất định với số lượng không xác định).

Các khung pháp lý của

Ấn Độ

cho các nhà sản xuất điện độc lập đã bao

gồm thuế quan dài hạn, truyền tải và ngân hàng điện. Ngành tiện ích điện Tamil Nadu đã thiết lập mức giá mua điện cho các tuabin gió mới thấp hơn đáng kể so với các tuabin hiện có, không cung cấp mức tăng tự động hàng năm để điều chỉnh lạm

phát, và không cho phép truyền

tải,

lưu giữ điện cho sản xuất điện gió

mới. Những thay đổi của ngành tiện ích này có thể đã ngăn chặn hiệu quả sự phát triển năng lượng gió mới ở Tamil Nadu, theo một hiệp hội công nghiệp ở đó.

Bên cạnh Ấn Độ, một số quốc gia khác đã áp dụng các chính sách năng lượng điện dẫn đến gia tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn hơn. Thái Lan đã phê duyệt một

chính sách cho phép các nhà sản xuất điện nhỏ độc lập cung cấp năng lượng dư

thừa cho lưới điện. Ban đầu các nhà phát triển năng lượng sinh khối tư nhân hưởng

ứng chính sách đó, sau đó ngành tiện ích điện quốc gia đã công bố một mẫu hợp

đồng năng lượng sinh khối với trợ cấp đặc biệt, đã thúc đẩy sự trong ngành mía đường.

phát triển điện

Thị

trường điện Sri Lanka lần đầu tiên mở

cửa cho các nhà phát triển thủy

điện nhỏ của bên thứ ba vào năm 1997. Khung pháp lý mới cho các nhà sản xuất điện độc lập bao gồm các biểu giá và hợp đồng mua bán điện không tiêu chuẩn. Các quy định pháp lý này, cùng với các ưu đãi khác, đã thúc đẩy các nhà phát triển thủy điện nhỏ 20 MW do tư nhân lắp đặt vào năm 1997 và 1998. Tuy nhiên, việc giảm giá mua điện trong những năm tiếp theo, liên quan đến giá dầu, thị trường đã bị đình trệ đã làm tổn thương nghiêm trọng lợi ích lâu dài của các nhà phát triển thủy điện nhỏ tư nhân.

Bài học kinh nghiệm được rút ra là:

Thứ

nhất,

các chính sách khuyến khích dựa trên thúc đẩy sản xuất thay vì

khuyến khích dựa trên đầu tư có nhiều khả năng thúc đẩy hiệu quả công nghiệp và tính bền vững tốt nhất;

Thứ hai, các chính sách điều tiết của ngành điện đối với năng lượng tái tạo nên hỗ trợ cung cấp các ưu đãi và thuế quan ổn định lâu dài cho các nhà sản xuất điện tư nhân;

Thứ ba, các cơ quan quản lý cần có kỹ năng để hiểu được các yếu tố phức tạp của chính sách, quy định, kỹ thuật, tài chính và tổ chức có ảnh hưởng đến việc các nhà sản xuất năng lượng tái tạo có khả thi hay không;

Thứ tư, tài trợ cho các dự án NLTT là rất quan trọng nhưng khó nắm bắt.

1.4.2.6. Phát triển thị trường gắn với hình thành tổ chức thực hiện hoạt động tạo thuận lợi thị trường

Các tổ chức tạo thuận lợi thị trường (MFO) là các thực thể công­tư hỗ trợ sự phát triển của các thị trường cụ thể thông qua nhiều phương tiện. MFO có thể cung cấp kết nối mạng, đối tác phù hợp, phổ biến thông tin, nghiên cứu thị trường, giáo dục người dùng, xác định và tạo thuận lợi cho thỏa thuận kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, tài chính, và vận động chính sách hoặc tư vấn. Các hình thức MFO có truyền thống và phổ biến là các hiệp hội ngành công nghiệp và các cơ quan chính phủ. Một hình thức mới của MFO đã hỗ trợ thị trường năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển, trong đó bao gồm cả các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn tài trợ trong nước. Những MFO mới này hoạt động với mối quan tâm kinh doanh trong ngành nhưng cũng có mối quan tâm chung đến việc phổ biến công nghệ rộng rãi vì nhiều lợi ích công cộng. Do đó, các MFO, ngay cả khi ban đầu được hỗ trợ

hoàn toàn từ

các quỹ

công cộng, thường sẽ

nhận được một phần tiền của từ

các nguồn tư nhân để đổi lấy các dịch vụ. Tuy nhiên, MFO thường không thể hoạt động hoàn toàn trên doanh thu tư nhân, vì phần lớn các khía cạnh lợi ích công cộng của công việc của họ không thể được lập hóa đơn cho khách hàng tư nhân.

Các MFO có thể là tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ nhưng mục đích của họ khác với các tổ chức phi chính phủ truyền thống ­ tập trung vào việc vận động chính sách công. Kinh nghiệm cho thấy một số NGO truyền thống đã hoạt động thành công như MFO bằng cách định hướng vào khu vực tư nhân nhiều hơn .

Tổ chức phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực ở khu vực nông thôn, bao gồm

cả MFO

ở Trung Quốc góp phần

lớn

vào thành công trong việc phổ

biến

các công nghệ năng lượng tái tạo quy mô hộ gia đình. Bộ Nông nghiệp đã thành lập các văn phòng năng lượng nông thôn ở cấp quận, huyện và thị trấn cung cấp nhiều dịch vụ, bao gồm thông tin, trợ cấp và hỗ trợ kỹ thuật. MFO cũng đã đóng

vai trò phát triển thị

trường các trạm khí sinh học và các trạm dịch vụ

điện

gió nhỏ tại Trung Quốc. Các trạm này chịu trách nhiệm về lãi và lỗ như bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào nhưng là các cơ quan công cộng.

Bài học kinh nghiệm được rút ra là:

Thứ

nhiều;

nhất,

MFO có thể

là chất kích thích thị

trường mạnh mẽ nhưng chưa

Thứ hai, các MFO công ­ tư rất có thể cần tài trợ công cộng để bắt đầu nhưng cuối cùng có thể tự đảm nhận một phần kinh phí thông qua các hợp đồng tư nhân;

Thứ ba, hiện nay chưa có nhiều sự quan tâm đến sức mạnh của MFO trong việc kích thích phát triển thị trường năng lượng tái tạo.

Tiểu kết Chương 1

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo rút ra một số kết luận sau:

1) Thị trường giao dịch các sản phẩm năng lượng tái tạo sẽ hoạt động nếu các yếu tố Cung ­ Cầu được quan tâm phát triển.

Về phía thị trường cung ứng: Thứ nhất, coi trọng việc khai thác, sản xuất năng lượng từ tài nguyên tái tạo; Thứ hai, các chủ thể tham gia sản xuất năng lượng tái tạo cần có năng lực; Thứ ba, sự sẵn có trên thị trường các loại công nghệ thích hợp để thực hiện chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Về phía thị trường tiêu thụ: Thứ nhất, cần phải xây dựng lực lượng người tiêu

dùng sản phẩm năng lượng tái tạo để tạo lập thị trường, thực hiện giao tiếp và giao dịch; Thứ hai, tất cả mọi người, ngay cả những người không có trình độ học vấn cao cũng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ chuyển hóa tài nguyên năng

lượng tái tạo;

Thứ ba,

thông tin cho tất cả khách hàng một cách đầy đủ

về sản

phẩm năng lượng tái tạo, nhất là những người đang cân nhắc quyết định mua một thiết bị thông minh và tham gia vào thị trường năng lượng thông minh. Người tiêu dùng điện năng lượng tái tạo cần có tất cả các thông tin liên quan đến giá điện, điện tiêu thụ, và chi phí ban đầu.

2) Sản phẩm năng lượng tái tạo được giao dịch, trao đổi dựa trên thị trường khi đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, bao gồm: Thứ nhất, cơ sở hạ tầng CNTT: Là thành phần chính trong thị trường này, bao gồm công nghệ và dịch vụ dựa trên internet, dịch vụ dựa trên giao thức internet băng thông rộng, mạng riêng ảo, công nghệ không dây và tích hợp các ứng dụng đa dạng (phần mềm, máy phát điện siêu nhỏ và thiết bị gia dụng); Thứ hai, cơ sở hạ tầng Khoa học ­ Công nghệ: Cần có công nghệ cần thiết để kiểm soát, điều phối và tổng hợp tài nguyên. Hơn nữa, hạ tầng công nghệ đảm bảo điều kiện kỹ thuật để ghi lại dữ liệu đúng cách, để chuyển giao kiến thức, giáo dục,…; Thứ ba, hệ thống kho, thiết bị lưu trữ: Cơ sở lưu trữ là cần thiết sản phẩm năng lượng tái tạo, nhất là điện năng do đặc tính không liên tục của máy phát điện gió và mặt trời, nên. Hơn nữa, các nguồn năng lượng tái tạo được phân phối cũng cần được dự trữ trong lưu thông.

3) Thị trường năng lượng tái tạo là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền, do đó, tiềm năng phát triển, nhất là tính hiệu quả của thị trường không chỉ do cơ chế điều tiết của thị trường mà còn phụ thuộc vào các qui định của nhà nước.

Cụ thể: Chính phủ là có vai trò quan trọng trong phát triển và thực hiện chính sách, chương trình sản xuất và cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu dùng sản phẩm

năng lượng tái tạo. Đồng thời, thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo có nhiều

loại rào cản khác nhau liên quan minh bạch thông tin, tài chính, các vấn đề kỹ thuật,

sự chấp nhận của công chúng, cũng như khả năng tương thích giữa các hệ điều

hành hiện tại và công nghệ mới được triển khai trong thị trường năng lượng tái tạo... Những rào cản này cần được gỡ bỏ để tạo điều kiện tối ưu môi trường để tạo ra thị trường SPNLTT.

Cơ chế thị trường, lý thuyết thị trường cho thấy, không có quy định thị trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022