3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa kinh doanh
Mục tiêu của đề xuất
Hầu hết các NHTM hiện nay đều xây dựng khá đầy đủ các nhóm sản phẩm dịch vụ riêng dành cho doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên nhìn thoáng qua ai cũng có thể nhận thấy chúng đều giống nhau hoặc na ná giống nhau. Để có thể tạo ra sự khác biệt và duy trì khả năng cạnh tranh Chi nhánh cần xây dựng một nền tảng cạnh tranh để tạo sự khác biệt đó là nguồn nhân lực và văn hóa kinh doanh
Các giải pháp cụ thể
- Nâng cao công tác tuyển dụng cán bộ theo hướng:
Những cán bộ quản lý, hoạch định chính sách đòi hỏi phải có kiến thức về đánh giá năng lực tài chính khách hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về văn hóa, xã hội, pháp luật và nắm bắt được các thông tin và phát triển công nghệ.
Cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng ngoài trình độ nghiệp vụ phải có kỹ năng tiếp thị và giao tiêp tốt, có hiểu biết xã hội – nhân văn, đòi hỏi độ nhạy bén cao trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
- Bố trí các nhân viên ở vị trí phù hợp với trình độ và khả năng của họ, thực hiện đánh giá nghiêm túc về kết làm việc để có chế độ trả lương, chế độ đãi ngộ cho phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo cán bộ để quy hoạch và thống nhất về chất lượng nguồn nhân lực cho mỗi mảng nghiệp vụ, liên tục cập nhập sự phát triển mới để đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp. Đối tượng đào tạo gồm có đào tạo nhân viên mới tuyển dụng và tái tạo đội ngũ cán bộ có thâm niên để họ nắm bắt được kiến thức mới. Chi nhánh cần tập trung đào tạo nâng cao trình độ toàn diện cho nhân viên, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức tiếng Anh, tin học, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ khách hàng,… đặc biệt là những cán bộ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Họ phải thật sự chuyên nghiệp, tận tụy. Sự khác biệt ở các ngân hàng đơn giản bởi một
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Phát Triển Sản Phẩm Dịch Vụ Ngân Hàng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Thái Nguyên
- Đề Xuất Các Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Dịch Vụ Tại
- Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
tinh thần làm việc, lao động tập thể mang tính kỷ luật cao của chính những nhân
viên.
- Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần có chế độ khen thưởng thích đáng cùng với việc xử lý nghiêm trong việc khoán công tác cho từng cán bộ, với những cán bộ vượt kế hoạch trong công tác Marketing, cần có khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm khuyến khích động viên lòng nhiệt tình công tác, đồng thời đẩy mạnh trách nhiệm cá nhân của mỗi người cán bộ. Điều này sẽ có tác động rất lớn trong tiến trình mở rộng hoạt động Marketing nói riêng và hoạt động ngân hàng tại Chi nhánh nói chung.
Chi nhánh cần xây dựng cho mình những “vũ khí cạnh tranh bí mật” đó chính là việc “xây dựng văn hóa kinh doanh” và lấy đó làm nền tảng để xây dựng, đầu tư chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự các cấp. Nếu Chi nhánh coi mình là một cỗ máy, thì cỗ máy chỉ hoạt động hiệu quả và tăng trưởng bền vững nếu có hệ thống nhân lực phù hợp nên Chi nhánh cần chú trọng tuyển chọn, đào tạo đúng người, đúng việc và thực hiện chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên như một “nghiệp vụ bắt buộc” trong quy trình vận hành hệ thống”. Chính các nhân viên sẽ tạo nên sự khác biệt hóa, tính cách của sản phẩm ngân hàng, tăng giá trị thực tế của sản phẩm dịch vụ cung ứng, khả năng thu hút khách hàng và vị thế cạnh tranh của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa, các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trong nước cũng được thành lập thêm nhiều, các tổ chức tín dụng đang có mở rộng quy mô hoạt động. Vì thế, hoạt động của các ngân hàng nói chung và phát triển các dịch vụ ngân hàng nói riêng trong tương lai sẽ hết sức khó khăn. Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành thị phần ngày càng khốc liệt, để có hệ thống sản phẩm dịch vụ ngày càng thu hút được nhiều khách hàng thì đòi hỏi các ngân hàng cần chủ động, tích cực đổi mới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính nâng cao khả năng quản trị, xác lập duy trì hệ thống chỉ tiêu an toàn kinh doanh, đổi mới công nghệ, mở ra các nghiệp vụ và dịch vụ mới theo chuẩn mực quốc tế,...
Trên cơ sở lý luận về NHTM và các sản phẩm dịch vụ của NHTM nói chung, luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên. Trong thời gian qua, các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh không ngừng được cải thiện và phát triển, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng thu nhập cho Chi nhánh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, giống như các ngân hàng khác, Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên cũng gặp phải không ít khó khăn từ bản thân nội tại chi nhánh và do tác động từ môi trường khách quan bên ngoài.
Từ thực trạng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh, tác giả đã đề xuất một số giải pháp khả thi vừa mang tính hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng hiện có của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên, đồng thời vừa phát triển một số dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, duy trì thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên trong thời gian tới.
Luận văn “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái Nguyên” là một công trình khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về các sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên. Các giải pháp đề ra có một ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chi nhánh
nói riêng cũng như cả hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung trong tiến trình hội nhập hiện nay.
Tuy nhiên đây là một đề tài tương đối rộng và khá phức tạp, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, để những ý kiến đề xuất, kiến nghị trong luận văn thực sự có ý nghĩa, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý ngân hàng, bạn bè đồng nghiệp và các nhà kinh tế quan tâm đến lĩnh vực này để làm cho những vấn đề nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục sơ đồ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Cơ sở về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại 4
1.1.2.1. Khái niệm về sản phẩm dịch vụ 4
1.1.2.2. Cấu trúc của sản phẩm dịch vụ ngân hàng 4
1.1.3. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại 5
1.1.3.1. Nhận tiền gửi 5
1.1.3.2. Cho vay 6
1.1.3.3. Dịch vụ thanh toán 8
1.1.3.4. Dịch vụ bảo lãnh 9
1.1.3.5. Dịch vụ ủy thác 9
1.1.3.6. Dịch vụ tư vấn 10
1.1.3.7. Dịch vụ bảo hiểm 11
1.1.3.8. Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán 11
1.1.3.9. Dịch vụ đại lý 11
1.1.3.10. Quản lý ngân quỹ 12
1.1.3.11. Bảo quản vật có giá 12
1.1.3.12. Trao đổi ngoại tệ 12
1.2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13
1.2.1. Khái niệm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại 13
1.2.2. Sự cần thiết của việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại 14
1.2.2.1. Từ yêu cầu của nền kinh tế 14
1.2.2.2. Từ yêu cầu đối với ngân hàng 15
1.2.3. Các tiêu thức đánh giá sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại 17
1.2.3.1. Tính đa dạng trong danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng 17
1.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng 18
1.2.3.3. Đối tượng khách hàng phục vụ 20
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại 20
1.2.4.1. Các nhân tố khách quan 20
1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan 24
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 29
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI
NGUYÊN 29
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 29
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Thái Nguyên 31
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái
Nguyên 32
2.1.4. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên 33
2.1.5. Tình hình sử dụng lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thái
Nguyên 36
2.1.6. Một số kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên
những năm gần đây 37
2.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 38
2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh 2010 38
2.2.2. Nhóm sản phẩm huy động vốn 40
2.2.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn 40
2.2.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn huy động 42
2.3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 65
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế 65
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế 66
2.3.2.1. Tình hình kinh tế xã hội 66
2.3.2.2. Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng 67
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 68
3.1. XU HƯỚNG HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 68
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT THÁI
NGUYÊN 70
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT THÁI NGUYÊN 72
3.3.1. Chú trọng tới việc hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
tiện ích, tính năng của sản phẩm hiện có 72
3.3.1.1. Nhóm sản phẩm huy động vốn 72
3.3.1.2. Nhóm sản phẩm tín dụng 74
3.3.1.3. Nhóm sản phẩm bảo lãnh 79
3.3.1.4. Nhóm sản phẩm khác 80
3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển chiến lược khách hàng 84
3.2.3. Củng cố, đầu tư đúng mức đa dạng hóa kênh phân phối và thực hiện phân phối
có hiệu quả 86
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa kinh doanh 88
KẾT LUẬN 90