Các Yêu Cầu Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái [19]

phép, nên và không nên trong địa bàn du lịch. Từ đó làm thay đổi thái độ, hành vi xử sự của du khách với những nỗ lực tích cực hơn cho hoạt động bảo tồn.

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

Cùng với nguyên tắc thứ nhất thì đây cũng là một nguyên tắc hết sức quan trọng và cơ bản vì bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái là mục tiêu hoạt động, điều kiện sống còn của du lịch sinh thái. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự xuống cấp, giảm chất lượng của du lịch sinh thái.

Với nguyên tắc này, mọi hoạt động du lịch - đặc biệt là các hoạt động du lịch sinh thái ở khu vực hạn chế sẽ phải được quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường , đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng

Đây được xem là một những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái, bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, phương thức sản xuất, sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến du lịch sinh thái (người dân có phản ứng với du khách, không ủng hộ các nỗ lực bảo tồn, bị ảnh hưởng những luồng văn hoá mới…)

Do đó, việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với du lịch sinh thái mà còn mang ý nghĩa quốc gia.

- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái.

Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành du lịch thì ngược lại, du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương. Các phúc lợi xã hội từ du lịch sinh thái có ý nghĩa hỗ trợ cộng đồng, để người dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

được hưởng những lợi ích do du lịch mang lại (mở các lớp dạy nghề, tu sửa và làm mới đường giao thông, xây dựng trạm y tế, nhà văn hoá…)

Trên thực tế có khá nhiều cơ hội để mang lại việc làm cũng như lợi ích cho cộng đồng địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch. Trong đó, du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương như: đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, quản lý và vận hành khu vui chơi giải trí, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm…thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết qủa là, cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái. Sức ép của cộng đồng dân cư địa phương đối với môi trường tự nhiên (chặt cây lấy gỗ, săn bắn thú rừng…) sẽ giảm đi và chính cộng đồng dân cư địa phương sẽ là những người chủ thay thế thực sự, những người bảo vệ trung thành và hữu hiệu các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa của nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 3

Trên thực tế, để đảm bảo được cả 04 nguyên tắc này trong hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia hay các khu bảo tồn thiên nhiên là việc làm không dễ. Vấn đề đặt ra là, giải quyết bài toán vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn vừa hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, nếu các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên làm tốt các yêu cầu trong phát triển du lịch sinh thái thì vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.

1.1.3. Các yêu cầu trong phát triển du lịch sinh thái [19]

- Du lịch sinh thái được thiết lập và phát triển ở những nơi có sự hấp dẫn về mặt tự nhiên với các hệ sinh thái điển hình và có sự đa dạng sinh học cao, cũng như các yếu tố văn hoá - xã hội bản địa. Đặc biệt đối với khách du lịch sinh thái đích thực, khu vực tự nhiên đó càng hoang sơ, càng tự nhiên thì sự hấp dẫn càng cao. Vì vậy, các Vườn quốc gia hoặc các Khu bảo tồn tự nhiên phù hợp cho loại hình du lịch này.

- Một yêu cầu quan trọng trong việc lựa chọn địa bàn cho du lịch sinh thái là khu tự nhiên hoặc Vườn quốc gia đó phải có khả năng tiếp cận bằng các loại giao thông khác nhau. Đồng thời khu vực đó được cho phép tiến hành các hoạt động du lịch tham quan giải trí cụ thể như sau:

- Việc đảm bảo tính giáo dục trong du lịch sinh thái: nhằm đảm bảo đáp ứng mong muốn nâng cao nhận thức của du khách về giá trị môi trường của nơi đón khách, góp phần hỗ trợ cho công tác bảo tồn. Vì vậy, hệ thống thông tin, các phương tiện, dịch vụ mang tính giáo dục trong du lịch sinh thái cần được quan tâm đúng mức và phù hợp cả về thời gian, nội dung và hình thức.

Về thời gian:

+ Đảm bảo cung cấp các thông tin cho du khách một cách kịp thời, trực quan trong quá trình diễn ra các hoạt động tham quan. Những thông tin này có thể được cung cấp tới du khách thông qua các hướng dẫn viên, qua hệ thống biển báo, bảng chỉ dẫn, thuyết minh môi trường, hay các phương tiện dành cho du khách (như các thùng rác) được đặt đúng nơi cần thiết, khu vệ sinh được thiết kế phù hợp và tiện lợi…

+ Việc cung cấp các thông tin cần thiết cho khách du lịch sinh thái cần được coi trọng từ khâu quảng bá, tiếp thị cũng như trước và trong khi diễn ra các hoạt động tham quan.

+ Thông tin được cung cấp cho du khách trước khi du khách lựa chọn điểm tham quan thông qua các tài liệu hướng dẫn du lịch, các phương tiện truyền thông thông tin.

+ Thông tin cung cấp khi du khách đến khu vực tham quan và trước khi lựa chọn cho mình các hoạt động du lịch trong khu vực ấy. Công việc này có thể được tiến hành thông qua trung tâm đón khách, các sơ đồ hướng dẫn tham quan, băng video, qua những hướng dẫn của nhân viên Vườn quốc gia hoặc hướng dẫn viên du lịch.

Về nội dung

Trong du lịch sinh thái, hệ thống thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính giáo dục và thuyết minh môi trường. Hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và hấp dẫn có tác dụng hình thành cho du khách những thái độ và hành vi tích cực hơn đối với môi trường.

Tất cả những nguồn tài liệu, phương tiện thông tin phải hợp lý, tạo nên một hệ thống chương trình hướng dẫn quy củ và ổn định. Tuy nhiên, hệ thống này cũng cần được bổ sung, có tính linh hoạt, phù hợp với những thay đổi và sự cải thiện của Vườn quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu của các đối tượng tham quan khác nhau.

Các thông tin về môi trường cần chính xác, tập trung vào các nội dung chủ

yếu như sau:


+ Đặc điểm về hệ sinh thái tự nhiên, giá trị và thực trạng nguồn tài nguyên của Vườn quốc gia (Khu bảo tồn thiên nhiên).

+ Các đặc điểm hấp dẫn chính, những cơ hội cho du khách và cả những luật lệ, nội quy của Vườn quốc gia được bao hàm trong đó.

+ Những cơ hội để du khách thể hiện những ứng xử đạo đức cá nhân đối với việc bảo tồn những tài nguyên của Vườn quốc gia (những thông tin này thường được trình bày dưới hình thức nhắc nhở bằng lời hoặc hình vẽ những điều nên và không nên làm trong khi tham quan Vườn quốc gia).

Việc khuyến khích và yêu cầu khách du lịch giảm bớt những tác động vào Vườn quốc gia, Khu bảo tồn trong khi tham quan bằng việc hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên như nước, hạn chế xả rác, tránh những khu vực đặc biệt nhạy cảm…là những biện pháp mang tính thực tế để giáo dục mọi người về vấn đề sử dụng tài nguyên bền vững.

Du lịch sinh thái tạo điều kiện cũng như cơ hội cho phép được tiến hành hoạt động giáo dục môi trường ngay trên các điểm, tuyến tham quan thông qua các phương tiện thông tin trực quan như: biển báo, biển chỉ dẫn, biển thuyết minh môi trường… Những phương tiện này có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, khiến du khách hiểu được giá trị những gì cần bảo vệ, tôn trọng các nội quy tham quan và nâng cao ý thức bảo tồn.

Về hình thức


Hệ thống thông tin phục vụ cho du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn được thực hiện thông qua rất nhiều hệ thống truyền thông khác nhau. Việc lựa chọn phương tiện truyền tin phụ thuộc vào những nguồn lực sẵn có và đối tượng mong muốn được nhận thông tin. Tuỳ thuộc vào nền văn hoá, phong tục, lối sống, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố khác nhau của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà có các phương pháp giáo dục, thuyết minh cho nguồn tài nguyên thiên nhiên phù hợp thông qua du lịch sinh thái.

* Những cách truyền thông thông thường:


+ Dùng các biển báo lớn, hoặc những hình ảnh, sơ đồ được thể hiện để nhấn mạnh tầm quan trọng của điểm tham quan và các vấn đề mà du khách cần lưu ý.

+ Thiết kế các biển báo nhỏ với những tên khoa học và tên gọi thông thường,

giá trị của loài cây trên đường du khách tham quan.

+ Sử dụng những dấu hiệu đặc biệt với những con số phù hợp, trùng khớp với các phần được ghi trong sách hướng dẫn và tại trung tâm đón khách để khách tham quan có thể tự nhận biết được các hiện tượng du khách bắt gặp trên thực địa.

+ Hình thức cung cấp thông tin có yêu cầu kinh phí nhưng không lớn như: tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn hoặc chiếu phim, băng hình tại trung tâm đón khách để du khách có điều kiện hiểu rõ hơn về khu vực tham quan.

* Tăng cường hoạt động có hiệu quả của trung tâm giáo dục, trung tâm đón

khách.

Nội dung của các thông tin trong tài liệu được trưng bày tại trung tâm giáo

dục, trung tâm đón khách cần được thiết kế cho phù hợp, hấp dẫn, trực quan và mang tính giáo dục cao. Đó là những tranh ảnh, sơ đồ, mô hình về khu tự nhiên, những thông tin cần thiết để du khách vừa tìm hiểu, vừa lựa chọn các hoạt động theo sở thích hoặc phù hợp với thời gian, điều kiện của họ. Các nhân viên hướng dẫn tại đây cần được đào tạo, bồi dưỡng để có thể vận hành trung tâm một cách có hiệu quả.

* Tăng cường các phương tiện hỗ trợ giáo dục.

Cùng với các thông tin trong phòng, trên các tuyến điểm tham quan cần có những phương tiện được tăng cường và thiết kế theo tiêu chuẩn của du lịch sinh thái. Nghĩa là, phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu du lịch như thông tin, chỉ dẫn, biển báo có thuyết minh môi trường, các phương tiện cho nhu cầu vệ sinh, rác thải, các điều kiện giảm thiểu tác động đến môi trường.

Việc trang bị các thùng rác, khu vệ sinh cùng với lời nhắc nhở dễ thấy, được đặt tại những trung tâm tập kết khách, tại các điểm và trên tuyến tham quan cũng là một yêu cầu không thể thiếu. Điều này vừa đảm bảo sự thuận tiện cho khách, vừa tránh được những tác động xấu đến môi trường do xả rác và vệ sinh bừa bãi, lại có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức và hành vi tốt cho mọi người.

* Đào tạo, giáo dục về du lịch sinh thái cho các đối tượng khác nhau.

Việc đầu tư quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các đối tượng như các nhà quản lý, điều hành và lực lượng lao động trực tiếp về nhận thức, quản lý và điều hành du lịch sinh thái là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Đào tạo đội ngũ quản lý Vườn quốc gia và điều hành du lịch về du lịch sinh thái để có thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này trong phạm vi khu vực Vườn quốc gia.

Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái có khả năng cao về nghiệp vụ du lịch và năng lực hiểu biết về môi trường, có khả năng đảm nhiệm vai trò là những người hướng dẫn, tuyên truyền, thuyết minh môi trường cho khách tham quan.

Một trong những hình thức nên được khuyến khích là việc thu nhận và đào tạo các hướng dẫn viên là người địa phương sẽ mang lại hiêu quả giáo dục cao. Những lợi thế về các kỹ năng và kiến thức hiểu biết qua kinh nghiệm của người địa phương dễ dàng hấp dẫn khách du lịch hơn là của hướng dẫn viên từ nơi khác đến. Nếu được đào tạo tốt, họ còn trở thành những tuyên truyền viên giáo dục môi trường tích cực trong cộng đồng địa phương. Đồng thời, đây cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm lôi kéo người dân địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia, Khu bảo tồn.

Mục tiêu của chương trình giáo dục trong du lịch sinh thái là phải được bắt nguồn từ mục tiêu phát triển và ủng hộ cho công tác bảo tồn. Vì vậy, chương trình giáo dục có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: hệ thống thông tin sách báo, các phương tiện truyền thông; qua các chính sách phát triển kinh tế ở địa phương; thông qua các quy định có tính pháp lý; thông qua hệ thống giáo dục của nhà trường…

Các nhà hoạch định du lịch sinh thái và nhà quản lý Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là những thành phần quan trọng để du lịch sinh thái được phát triển theo đúng hướng và thành công. Vì vậy, họ cần nắm vững kiến thức về môi trường, hiểu rõ những nguyên tắc của du lịch sinh thái để cùng phối hợp hoạt động. Chỉ như vậy, mới đảm bảo du lịch sinh thái hỗ trợ công tác bảo tồn và góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

- Quy hoạch thận trọng trong phát triển du lịch sinh thái:

Du lịch sinh thái thường được phát triển ở những khu vực có môi trường tự nhiên khá nhạy cảm. Trong khi đó, cạm bẫy thông thường của một khu hấp dẫn du lịch là việc thu hút ngày càng đông và nhiều loại khách tham quan, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách. Kết quả là nảy sinh những tác động tiêu cực, dẫn đến làm tổn hại chính môi trường du lịch.

Việc quy hoạch và định ra những nội quy của du lịch sinh thái là những quá trình thiết yếu vì việc đánh giá thận trọng những tác động môi trường của du lịch là vô cùng quan trọng, bởi vì khách du lịch thường có xu hướng bị lôi cuốn đến những môi trường nhạy cảm hơn.

Quá trình quy hoạch du lịch không thể tách rời các kế hoạch và quản lý khu tự nhiên hoặc các Vườn quốc gia và phải được tổ chức hoạt động trong giới hạn cho phép mà môi trường có khả năng đáp ứng. Chính vì lẽ đó mà trong quy hoạch, vấn đề quan trọng đặt ra là phân vùng sử dụng và quản lí lượng khách trên cơ sở “sức chứa du lịch”.

Về phân vùng du lịch

Phân vùng hoạt động du lịch trong Vườn quốc gia là một trong những biện pháp và yêu cầu quan trọng để quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên, cho chỉ ra những khu vực được phép phát triển du lịch với những mức độ khác nhau cũng như những khu vực không được phép tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản.

Việc phân vùng hoạt động du lịch phải phù hợp với quy chế của Vườn quốc gia (Khu bảo tồn), theo đó Vườn quốc gia thường được chia thành các khu vực như sau:

+ Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (còn gọi là vùng lõi, vùng cấm vi phạm, mọi

hoạt động diễn ra phải được sự cho phép).

+ Vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái (khu vực hạn chế một số hoạt động, có thể tổ chức một số hoạt động du lịch hạn chế trong giới hạn cho phép như đi bộ, cắm trại...).

+ Vùng đệm (có thể tổ chức và mở rộng không gian du lịch).

+ Khu vực phát triển (nơi tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch).

Về sức chứa du lịch.

Cùng với việc phân vùng sử dụng cho du lịch tại các Vườn quốc gia thì việc ước tính khả năng có thể chứa được lượng khách tham quan là rất cần thiết. Trong du lịch, người ta gọi khả năng này là “sức chứa du lịch”.

“Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên” (Định nghĩa của WTO).

Từ khái niệm trên cho thấy, việc sử dụng lãnh thổ du lịch là có giới hạn. Nếu vượt quá sẽ gây những tác động ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực. Khái niệm này được cụ thể ở các góc độ sau:

+ Sinh học: Số lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây nên.

+ Tâm lí: Giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự chật chội, đông đúc, làm giảm mức độ thoả mãn (khó quan sát, khó đi lại…). Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều du khách đến điểm tham quan làm du khách phải chịu nhiều tác động do du khách khác gây ra. Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của du khách.

+ Kinh tế: Số lượng khách du lịch có thể đón tiếp trước khi cộng đồng địa phương bắt đầu gánh chịu những vấn đề kinh tế, gây phương hại đến các hoạt động kinh tế khác của địa phương.

+ Xã hội: Số lượng khách du lịch từ đó có thể dẫn đến đổ vỡ xã hội hoặc sự phá huỷ văn hoá; tức là số lượng khách du lịch được cộng đồng địa phương chấp nhận (chịu đựng được).

+ Vật lí: Số lượng khách tối đa mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này có liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí