Một Số Nguyên Nhân Cơ Bản Hạn Chế Sự Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở

Tại những khu vực tập trung khách tham quan, các chương trình chăn nuôi, lâm nghiệp, nông nghiệp đã được triển khai nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời cung cấp lương thực, thực phẩm cho các dịch vụ du lịch. Ngoài ra, các chương trình giáo dục, diễn giải môi trường du khách cũng như người dân bản địa và công tác thông tin được ưu tiên triển khai thực hiện.

Kết quả chủ yếu ở khu bảo tồn Annapurna là nâng cao năng lực và vai trò của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch, bởi chính họ là người quyết định cuộc sống của mình. Cộng đồng dân cư địa phương được tổ chức đào tạo và giao trách nhiệm bảo vệ chất lượng các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn của riêng mình. Đây là nhân tố chính thu hút du khách và cũng là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Dự án Annapurna đã nhận thấy được sự cần thiết phải giữ các lợi ích kinh tế lại trong vùng, thu hút dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, liên kết các lợi ích bảo tồn và lợi ích phát triển càng nhiều càng tốt.

1.3.3. Vườn quốc gia Langtang (Nêpan)[31,54]

Vườn quốc gia Langtang trải rộng trên diện tích 1.710 km2 với địa hình đồi núi có độ cao từ 2.500m đến 7.200m. Vườn cách thủ đô Kathmandu của Nêpan 35 km về phía Đông Bắc.

Kể từ năm 1976, Vườn đã được nằm dưới sự bảo trợ của Chính phủ Hoàng gia Nêpan nhờ vẻ đẹp thiên tạo, sự đa dạng sinh học độc đáo và các di sản văn hoá phong phú.

Ban quản lý Dự án bảo tồn và kinh doanh trong khu vực Vườn quốc gia Langtang đang phối hợp chặt chẽ với Vườn quốc gia này trong nỗ lực tăng cường năng lực của người dân sinh sống trong khu vực Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm Helambu nằm sát đó trong việc bảo tồn các di sản văn hoá của họ cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà từ trước đến nay vẫn là nguồn sinh kế chính của người dân địa phương và của các loài động vật sống trong khu vực.

Đã từ nhiều năm nay, du khách khắp nơi đã tìm đến khu vực Langtang. Trước đây, họ tới trong vai trò những người hành hương hay lái buôn, còn giờ đây, du khách tới đây phần lớn là khách du lịch và hướng dẫn viên của họ. Hàng năm, có khoảng 9.000 khách du lịch nước ngoài tới vùng Langtang và Helambu để thực hiện

các chuyến đi bộ dã ngoại đường dài - điều này khiến vùng Langtang và Helambu trở thành điểm du lịch dã ngoại phổ biến thứ ba của Nêpan.

Dự án bảo tồn và kinh doanh khu vực Vườn quốc gia Langtang nằm trong ưu tiên của Chính phủ Nêpan trong quá trình vận động cộng đồng cư dân địa phương tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên và trong việc hỗ trợ người dân trong khu vực này có cơ hội có được việc làm nhằm cải thiện đời sống, bao gồm cả việc kinh doanh các hoạt động trong du lịch sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Việc trao quyền và tăng cường kỹ năng chuyên môn cho cộng đồng địa phương là những yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng một phương pháp tiếp cận toàn diện và bền vững cho công tác quản lý du lịch sinh thái.

Các khoá học quản lý nhà trọ và lập kế hoạch tham gia các hoạt động du lịch đã và đang được tiến hành bởi các nhân viên của Vườn quốc gia Langtang, các tổ chức phi Chính phủ với vai trò đối tác và đào tạo viên của ngành du lịch Nêpan đã góp phần xây dựng các kỹ năng đào tạo du lịch sinh thái cho người dân của đất nước Nêpan.

Thông qua việc tham gia vào Dự án, các nhân viên bảo vệ rừng của Vườn quốc gia đã dần vượt qua khỏi vai trò quản lý truyền thống của mình và đã góp phần thực hiện một công việc mới mẻ hơn là hỗ trợ các sáng kiến của cộng đồng.

Các hội thảo quy hoạch du lịch sinh thái làng bản sử dụng phương pháp tiếp cận, lập kế hoạch và đánh giá để phát triển các kế hoạch làng bản. Các kế hoạch này hình thành trên cơ sở những đánh giá của khách du lịch về cộng đồng cư dân địa phương, và xác định rõ các hoạt động (có kế hoạch hành động và giám sát cụ thể) mà bản thân dân làng có thể thực hiện để đạt được viễn cảnh chung cho cộng đồng và môi trường của họ.

Các kết quả trước mắt là khá rõ ràng và đã cho thấy ý thức làm chủ của người dân địa phương đang được nâng lên đáng kể, đặc biệt là đối với nữ giới. Một loạt các sáng kiến đã được đưa vào thực hiện nhằm kết hợp du lịch sinh thái với công tác bảo tồn. Các ban quản lý du lịch, các tổ nhóm phụ nữ và các chủ nhà trọ đang ra sức giữ sạch từng con đường mòn, làm xanh từng làng xóm, xây dựng các công trình vệ sinh khép kín, hạn chế sử dụng củi làm chất đốt, hợp tác để giữ giá cả hàng hoá ở mức hợp lý và gây quỹ phục vụ công tác

trùng tu các địa điểm du lịch văn hoá. Đồng thời tạo thêm được rất nhiều việc

làm phù hợp cho nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.

1.4. Các hình thái du lịch sinh thái ở Việt Nam [10,21]

Cùng với xu thế phát triển du lịch sinh thái trên thế giới, trong những năm qua, du lịch sinh thái ở Việt Nam đã và đang phát triển với một số loại hình phù hợp điều kiện đặc thù của Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện và nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm của du lịch sinh thái đích thực ở Việt Nam chưa có mà chỉ là những hình thức du lịch thiên nhiên mang màu sắc của du lịch sinh thái, bao gồm:

+ Dã ngoại: Là hình thức đưa con người về với thiên nhiên. Sản phẩm du

lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, hiện đang phổ biến ở Việt Nam.

+ Leo núi: Là loại hình du lịch chinh phục các đỉnh cao như Bạch Mã, Fansipan…Ngoài ra, còn phải kể đến các tour du lịch hành hương lễ hội đến các điểm di tích lịch sử, văn hoá ở các khu bảo tồn thiên nhiên như Chùa Hương, Yên Tử…

+ Đi bộ trong rừng: Là hình thức du lịch sinh thái được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đi bộ trong rừng là hình thức du lịch kết hợp tham quan các cảnh quan tự nhiên ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển.

+ Tham quan miệt vườn: Là hình thức du lịch sinh thái với sản phẩm chủ yếu là tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt ở các miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long. Hình thức này mặc dù mới phát triển trong thời gian gần đây song đã thu hút được khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

+ Tham quan, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên: Là hình thức du lịch thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách đến từ những thị trường khác nhau, các khách du lịch hay các nhà nhiên cứu từ Châu Âu, Châu Mỹ rất quan tâm đến lĩnh vực này...Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam hình thức du lịch này chưa thực sự phát triển.

+ Quan sát chim: Hình thức du lịch này mới phát triển, chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam. Có thể tiến hành hoạt động du lịch này ở các sân chim, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Thăm bản làng dân tộc: Việc tham quan các bản làng dân tộc trong các Vườn quốc gia thường được kết hợp tổ chức trong các tour du lịch mang sắc thái du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Khách du lịch tham gia trong các chuyến đi này

có cơ hội được tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hoá bản địa được hình thành và phát triển gắn liền với đặc điểm sinh thái tự nhiên của khu vực đó.

+ Du thuyền: Du thuyền trên sông, hồ là một trong những sản phẩm du lịch sinh thái được nhiều người ưu chuộng và dễ dàng tổ chức cho nhiều đối tượng có mối quan tâm đến loại hình du lịch này.

+ Mạo hiểm: Ở Việt Nam, một số hình thức du lịch mạo hiểm đã bắt đầu hình thành như: du lịch lặn biển, du lịch xuyên Việt trên các địa hình hiểm trở, thám hiểm hang động…

+ Các loại hình khác: Tổ chức các tour cấp khu vực hay xuyên quốc gia để

tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam.

1.5. Một số nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển du lịch sinh thái

Việt Nam[10,42]

+ Du lịch sinh thái là loại hình mới cả về khái niệm, về tổ chức, quy hoạch đầu tư và khai thác ở nước ta.

+ Chưa tạo được hành lang pháp lý với những cơ chế, chính sách hấp dẫn và đảm bảo cho những tổ chức đang quản lý nguồn tài nguyên sinh thái và các thành phần kinh tế trong, ngoài nước tham gia vào quá trình đầu tư, khai thác du lịch trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Lực lượng quản lý tại các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu về số lượng và đào tạo còn chưa đầy đủ, vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý cũng như khả năng tiếp nhận khách đến tham quan du lịch.

Mặt khác, hiện nay hệ thống quản lý không được thống nhất: khoảng một nửa các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên của nước ta được đặt dưới sự quản lý của Bộ NN - PTNT, số còn lại thì lại do địa phương cấp tỉnh quản lý. Do vậy, rất khó có được sự thống nhất trong quản lý dựa trên một chính sách quản lý chung và thống nhất trong toàn quốc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành một cơ chế thống nhất khai thác tiềm năng các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.

+ Chưa có được những đánh giá cần thiết về tiềm năng du lịch sinh thái và quy hoạch du lịch trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, làm cơ sở

pháp lý và khoa học cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái đảm bảo sự phát triển

bền vững của các hệ sinh thái rừng.

+ Chưa có được những thông tư liên ngành giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục du lịch nhằm đảm bảo cho việc phối hợp khai thác có hiệu quả các tiềm năng sinh thái rừng vào mục đích phát triển du lịch.

+ Chưa giải quyết tốt việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tạo hành lang lưu thông liên kết giữa hệ thống giao thông quốc gia với các Vườn quốc gia. Nhìn chung, chất lượng đường giao thông vận tải còn rất thấp, thậm chí nhiều Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên còn chưa có điện.

+ Tính chất xen kẽ quyền sử dụng, sở hữu đất đai, tài nguyên ở nhiều khu bảo tồn thiên nhiên còn phức tạp, nhưng chưa có những chính sách, giải pháp đảm bảo công bằng xã hội và lợi ích kinh tế giữa các chủ sở hữu, sử dụng tài nguyên sinh thái rừng với cộng đồng dân cư địa phương với những tổ chức khai thác du lịch. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nói chung và du lịch nói riêng.

+ Chưa có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, có kinh nghiệm, kiến thức về tự nhiên, môi trường sinh thái để tổ chức được các tour du lịch sinh thái hấp dẫn.

+ Công tác tuyên truyền nâng cao dân trí trong việc bảo vệ phát triển, môi trường sinh thái trong các Vườn, Khu bảo tồn thiên nhiên đối với cộng đồng và khách du lịch còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra còn thiếu những nội quy quy định cụ thể trong việc bảo vệ tài nguyên sinh thái rừng đối với hoạt động du lịch trong các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Cuối cùng là các hoạt động trong du lịch sinh thái còn hết sức đơn giản chưa tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch để từ đó có được những nguồn tái đầu tư bảo vệ và phát triển sinh thái rừng.

1.6. Những thách thức trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam [10,42]

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ở Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn, đời sống của người dân nói chung vẫn đang ở mức thấp.

Ở phần lớn các khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái, sự nghèo đói còn là vấn đề cần giải quyết, nguồn sống chủ yếu của người dân địa phương vẫn dựa vào việc khai thác tài nguyên rừng gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển các hệ sinh thái có giá trị và làm suy thoái môi trường.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đặc biệt trong việc cải thiện đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa nói chung và cuộc sống của người dân sống trong phạm vi các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên nói riêng. Tuy nhiên, thực tế những nỗ lực trên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu và vì vậy rừng vẫn bị xâm phạm, đe dọa trực tiếp đến tính đa dạng sinh học. Đây cũng là nguyên nhân làm cho khả năng tiếp cận của du khách với các loài động vật đặc hữu nói riêng và các loài thú nói chung bị hạn chế, ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của hoạt động du lịch sinh thái.

Một khó khăn lớn đối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung có nguyện vọng phát triển du lịch sinh thái là: một mặt các nhà hoạch định chính sách và quản lý du lịch phải cố gắng đề ra các giải pháp nhằm phấn đấu cho một sự phát triển du lịch sinh thái bền vững. Điều đó có nghĩa là phải áp dụng các biện pháp để hạn chế lượng khách du lịch trong một khu vực phù hợp với “sức chứa” của nó.

Tuy nhiên mặt khác các nhà kinh doanh và chính nhà nước lại mong muốn có được càng nhiều càng tốt doanh thu từ hoạt động này. Mâu thuẫn này là một bài toàn khó đối với sự phát triển của du lịch sinh thái trong hoàn cảnh hiện nay.

Có thể nói, du lịch sinh thái ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước cả những cơ hội và thách thức lớn. Du lịch sinh thái ở Việt Nam được xem là một hướng phát triển quan trọng, tạo ra động lực về bảo vệ xã hội và môi trường, đưa tới lợi ích cho cả du khách, khu du lịch và cộng đồng cư dân địa phương.

Với xu thế du lịch sinh thái phát triển trên phạm vi toàn cầu, với nguồn tiềm năng dồi dào, chính sách khuyến khích, mở rộng đầu tư… là cơ hội cho chúng ta phát triển loại hình du lịch này.

Song cũng có rất nhiều thách thức (sự cạnh tranh trong khu vực, sự xuống cấp của tài nguyên…) mà chúng ta phải nỗ lực vượt qua để đạt được mục tiêu của du lịch sinh thái là phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường.

Để du lịch sinh thái Việt Nam thực sự trở thành một loại hình du lịch có thế mạnh, có sức cạnh tranh và sức hút cao trong khu vực cũng như trên thế giới, cần tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái phù hợp làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng; chú trọng giáo dục môi trường cho tất cả các đối tượng liên quan; nâng cao vai trò và lợi ích cho cộng đồng địa phương; nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm du lịch; ủng hộ công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa; xây dựng hệ thống thông tin du lịch sinh thái; mời các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm giúp đỡ phát triển loại hình du lịch sinh thái; xây dựng và triển khai các sản phẩm du lịch sinh thái…

Phát triển du lịch sinh thái là điều tất yếu, mang lại nhiều lợi ích kinh tế – xã hội nhưng nếu phát triển không tuân thủ những nguyên tắc và yêu cầu của du lịch sinh thái thì hậu quả rất lớn mà con người sẽ phải trực tiếp gánh chịu. Vì vậy, phát triển du lịch sinh thái ở nước ta yêu cầu phải theo hướng bền vững cả về môi trường tự nhiên và xã hội. Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng và thực hiện có hiệu quả các giải pháp về cơ chế chính sách, thị trường, quy hoạch, tổ chức quản lý…một cách đồng bộ để phát triển du lịch sinh thái theo hướng vừa bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa phát huy những giá trị văn hoá độc đáo và đảm bảo tính bền vững của hoạt động du lịch sinh thái.

1.7. Tóm lược chương 1 và nhiệm vụ chương 2

Trong nội dung chương 1 đã giới thiệu một số vấn đề lý thuyết liên quan đến du lịch sinh thái và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm về phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững của một số nước trên thế giới.

Mặc dù chưa có sự thống nhất về một khái niệm chung, song đa số ý kiến đều cho rằng: du lịch sinh thái là hình thức du lịch có trách nhiệm, không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường, bảo tồn và góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ và phát triển đời sống của cộng đồng địa phương.

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu trong chương 2 ở chương 1 tác giả cũng đã đưa ra cơ sở lý thuyết về các khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc và các mô hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.

Trong chương 1 tác giả cũng đã trình bày cơ sở lý thuyết chính thống về các thách thức trong quá trình phát triển du lịch và nhất là du lịch sinh thái và những ảnh hưởng của nó tới môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.

Tại các vùng ven biển ở nước ta, nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Song, những hạn chế về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý…đã ảnh hưởng đến việc khai thác các nguồn tài nguyên này cho việc phát triển du lịch. Đây cũng là những vấn đề bất cập đang diễn ra tại vùng ven biển tỉnh Nam Định.

Nhiệm vụ của chương 2 là đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái biển tại tỉnh Nam Định. Bao gồm: Đánh giá tổng quan, tiềm năng và hiện trạng vùng ven biển Nam Định theo tư liệu và số liệu thu thập được:

1. Tổng quan về vùng ven biển Nam Định

2. Tiềm năng du lịch sinh thái biển Nam Định

3. Hiện trạng về du lịch sinh thái biển tại tỉnh Nam Định


Thái biển Nam Định 3 Hiện trạng về du lịch sinh thái biển tại tỉnh Nam Định 1

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí