Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững [7,11]

+ Quản lý: Giới hạn lượng khách tối đa mà khu vực có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, kết quả là sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Việc xác định sức chứa là xác định số lượng khách du lịch cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận được, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch, không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa.

Tuy nhiên, do khái niệm “sức chứa” bao gồm cả định tính và định lượng, đồng thời mỗi khu vực lại có chỉ số sức chứa khác nhau nên khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực cụ thể.

- Đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương và lôi kéo sự tham gia của

họ vào các hoạt động du lịch

Một trong những mục tiêu của phát triển du lịch sinh thái trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn là góp phần bảo tồn môi trường, cải thiện chất lượng sống của cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Lợi nhuận thu được từ du lịch sinh thái phải được gắn liền với việc bảo tồn tài nguyên địa phương, và nhân dân địa phương phải nhận thức được mối quan hệ này. Vì vậy, việc phát triển du lịch sinh thái nên kết hợp với việc phát triển cộng đồng địa phương trong phạm vi vùng lân cận Vườn quốc gia, Khu bảo tồn.

Vận dụng một số kinh nghiệm từ mô hình các Vườn quốc gia ở một số nước như Nepan, Ấn Độ, Malaisia…việc khuyến khích sự tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch của dân cư địa phương nên hướng vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

Về phối hợp với địa phương trong quản lý, vận hành du lịch

Là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu trong phát triển du lịch sinh thái. Đề cao sự tham gia của người dân vào việc hoạch định, quản lý cũng như tổ chức các hoạt động du lịch nhằm tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng. Vì vậy, trong cơ cấu ban quản lý du lịch của Vườn quốc gia có thể đưa thêm thành phần người địa phương có khả năng về lĩnh vực này tham gia.

Về sử dụng lao động là người địa phương vào các dịch vụ du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Mở rộng sự tham gia của một số địa bàn dân cư vào hoạt động dịch vụ du

lịch. Các hoạt động đó bao gồm:

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 4

+ Tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn cộng đồng, đón khách,

phục vụ nơi nghỉ cho khách.

+ Tham gia dịch vụ ăn uống, bán hàng gia công, lưu niệm, cung cấp các mặt

hàng nông sản…sử dụng sản phẩm địa phương.

+ Tham gia quản lý vận hành các dịch vụ vui chơi, giải trí của khách, thu phí

tuỳ mức độ đầu tư.

Đối với dịch vụ hướng dẫn khách tham quan, có thể nhận đào tạo một số lao động là người địa phương có khả năng có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Những người này có thể có những hiểu biết về môi trường Vườn quốc gia bằng những kinh nghiệm thực tế do gia đình họ đã định cư lâu đời trong Vườn và đã từng sống dựa vào rừng.

Về tổ chức sản xuất và cung cấp các sản phẩm địa phương phục vụ cho

hoạt động du lịch

Tổ chức các hoạt động sản xuất hàng thủ công truyền thống của địa phương

phục vụ du lịch, sử dụng lao động và nguồn nguyên liệu địa phương.

Tổ chức sản xuất, thu mua các sản phẩm thực phẩm, hoa trái nông nghiệp

phục vụ nhu cầu du lịch.

Với việc mở rộng các hình thức dịch vụ sử dụng lao động và sản phẩm địa phương sẽ có tác dụng tăng nguồn thu kinh tế cho đa số dân địa phương. Như vậy, đồng tiền sử dụng của du khách khi đến Vườn sẽ không bị “rò rỉ” ra ngoài do việc nhận lao động cũng như thu mua sản phẩm từ nơi khác để phục vụ cho du lịch.

Về chia sẻ lợi ích từ lệ phí tham quan để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Chia sẻ lợi ích và cùng quản lý nguồn thu lệ phí du lịch ở các Vườn quốc gia với cộng đồng địa phương thể hiện sự công bằng hợp lý và sự cân bằng giữa mục tiêu bảo tồn với mục tiêu phát triển cộng đồng.

Các dự án phát triển du lịch sinh thái nên ưu tiên phát triển ở quy mô nhỏ với

sự tham gia hữu hiệu từ cộng đồng địa phương hơn là các dự án lớn với nguồn tài

chính từ bên ngoài. Có như vậy, cộng đồng mới tự quyết định (hoặc ít nhất là tham gia vào) cách thức phát triển mà họ mong muốn, và việc triển khai thực hiện sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, qua đó dân cư địa phương nhận thức rõ vai trò làm chủ trong việc quản lý tài nguyên, kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính mình.

Bên cạnh đó, những nhà hoạch định, quy hoạch thường không phải người bản địa do đó không nhạy cảm với các nhu cầu và các vấn đề quan tâm của địa phương.

Ở các khu vực trong và lân cận Vườn quốc gia, cuộc sống của người dân thường khó khăn. Do đó, việc cộng tác với nhân dân địa phương trong các dự án phát triển, tạo công ăn việc làm cho họ chính là giảm bớt sức ép lên Khu bảo tồn. Để hoạt động bảo tồn có hiệu quả thì những lợi ích thu được từ du lịch sinh thái phải được chia sẻ cho đa số dân cư của cộng đồng, nghĩa là hiệu quả của công tác bảo tồn sẽ tỷ lệ thuận với số dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ du lịch sinh thái.

Tỷ lệ chia sẻ nguồn thu cho cộng đồng sẽ tuỳ theo sự cân đối các khoản chi cho mục tiêu bảo tồn, các chi phí cho việc trả lương nhân viên ngoài biên chế, chi phí bảo dưỡng trang thiết bị. Nguồn kinh phí còn lại có thể hỗ trợ cho các chương trình kinh tế địa phương hoặc đầu tư vào cải thiện phúc lợi xã hội như cải tạo đường xá, trường học, cơ sở y tế…

Nguồn hỗ trợ này cũng có thể dùng để đầu tư lại vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và phục vụ du lịch tại địa phương. Các đầu tư khác có thể đào tạo hướng dẫn viên địa phương, cán bộ y tế phục vụ cộng đồng và du lịch, đào tạo nghề thủ công, khuyến nông cho việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch và đời sống.

Vấn đề là làm sao để số đông dân cư địa phương được tham dự và chia sẻ những lợi ích mà du lịch sinh thái đem lại chứ không phải chỉ chịu gánh nặng của những mặt trái từ du lịch. Tuy nhiên, để đạt được cả hai mục tiêu là bảo tồn và cải thiện phúc lợi xã hội của dân địa phương là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của du lịch sinh thái.

Như vậy, các biện pháp chủ yếu để khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch và giúp họ được hưởng những lợi ích từ những hoạt động đó có thể bao gồm như sau:

+ Tham gia hỗ trợ quá trình quy hoạch (điều tra, thu thập thông tin, tư vấn

các biện pháp thực hiện, quản lý…)

+ Mở rộng các dịch vụ du lịch đến địa bàn dân cư vùng lân cận: nơi ăn ở,

dịch vụ hàng hoá, vui chơi giải trí…

+ Đào tạo người địa phương thành những người hướng dẫn tham quan, do họ

thông thạo địa bàn và họ có ý thức với môi trường hơn.

+ Khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm địa phương cho du lịch: thực phẩm,

hàng thủ công, tạo việc làm cho nhiều người.

Quá trình lôi kéo sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch chính là một trong những yêu cầu mà du lịch sinh thái cần đạt được nhằm nâng cao chất lượng du lịch và góp phần hỗ trợ công tác bảo tồn. Khi được hưởng những lợi ích từ du lịch, người dân địa phương sẽ có trách nhiệm hơn với việc bảo tồn những giá trị của Vườn quốc gia. Đó cũng là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường du lịch, nâng cao chất lượng của du lịch sinh thái.

1.1.4. Tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái

1.1.4.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể khai thác và sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 đã nhận định:

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử

- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Từ khái niệm cơ bản này, tài nguyên du lịch sinh thái được hiểu là “một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó” [15,36].

1.1.4.2. Tài nguyên du lịch sinh thái [16,36]

Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch do đó, tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Trong đó, một số tài nguyên du lịch sinh thái

chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

sinh thái bao gồm

1.1.4.2.1. Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù

Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù là tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong du lịch sinh thái, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Bao gồm các hệ sinh thái điển hình của các khu vực và hệ thống rừng đặc dụng. Đặc biệt những nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm luôn có sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách như các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên.

1.1.4.2.2. Các hệ sinh thái nông nghiệp

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân sinh, có tác động của con người và được con người duy trì để phục vụ cho đời sống của mình. Hệ sinh thái nông nghiệp là tài nguyên du lịch sinh thái độc đáo, được khai thác để tạo nên các sản phẩm du lịch làng quê, trang trại hiện đang phổ biến và hấp dẫn trên thế giới.

Các hệ sinh thái nông nghiệp có ý nghĩa trong du lịch sinh thái có thể đưa vào khai thác như: vườn cây ăn trái, trang trại, miệt vườn sông nước…

1.1.4.2.3. Các giá trị văn hoá bản địa

Văn hoá bản địa là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể.

Các giá trị văn hoá bản địa được coi là tài nguyên du lịch sinh thái khi chúng mang những nét đặc trưng, độc đáo, được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên. Các giá trị văn hoá bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm:

+ Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ

cuộc sống của cộng đồng.

+ Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống.

+ Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực.

+ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng địa phương.

+ Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng.

Ngoài ra, các tiềm năng khác của du lịch sinh thái như: các sân chim và các

cảnh quan đặc biệt khác.

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững [7,11]

1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững


Qua nhiều công trình nghiên cứu, có thể hiểu phát triển là một quá trình tăng trưởng, bao gồm nhiều thành phần, nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị.

Phát triển cũng được hiểu là một quá trình bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của giới vật chất nói chung, của xã hội nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao giá trị văn hóa cộng đồng.

Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc hơn vào tự nhiên, tạo lập một xã hội công bằng và bình đẳng giữa các thành viên

Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới-WTO đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai.” Mặc dầu chưa có quan điểm thống nhất về phát triển và phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác ở Việt Nam đều cho rằng:

“ Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển

hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng

cao mức sống của cộng đồng địa phương” [5,68]


1.2.2 Các nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững


Nhận thức vai trò quan trọng của phát triển bền vững nên các nhà khoa học đã đề ra một số nguyên tắc trong khi thực hiện như sau:

- Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý

- Hạn chế sử dụng quá mức nguồn tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải.

- Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng.

- Phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội.


- Chia sẻ lợi ích cộng đồng địa phương

- Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan.

- Chú trọng nghiên cứu, đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên, môi trường.

- Tăng cường quảng cáo tiếp thị một cách trách nhiệm.

Mặt khác phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc đảm bảo được ba

mục tiêu cơ bản sau:


+ Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng.

+ Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác , sử dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn bảo đảm nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ.

+ Đảm bảo bền vững xã hội: theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp

cụ thể phát triển xã hội, đảm bảo công bằng trong phát triển.


1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới


1.3.1. Vườn quốc gia Galapagos (Equador) [31,36]

Vườn quốc gia Galapagos là một Di sản Thế giới, một khu dự trữ sinh quyển và cũng là một khu dự trữ sinh thái biển. Galapagos có lẽ là nơi thuận lợi nhất trên thế giới để tiến hành nghiên cứu về tiến hoá của hệ sinh thái.

Ở Galapagos, chuyến du lịch truyền thống là một chuyến đi chơi biển bằng tàu thuỷ kéo dài một tuần đến các điểm du lịch khác nhau. Trong mười năm đầu kể từ khi đón khách được diễn ra tương đối suôn sẻ với một lượng khách nhỏ và phát triển liên tục trong những năm 1970. Sau đó, sự sa sút của nền kinh tế khu vực đã dẫn đến việc cắt giảm ngân sách, thiếu sự ủng hộ về chính trị cho cán bộ Vườn quốc gia, lãnh đạo không hợp lí…Quy hoạch và giám sát kết hợp với sự tăng lên về khách tham quan đã làm nảy sinh các mối lo ngại về sự bền vững của tài nguyên và trình độ quản lý. Sự nhập cư và phát triển đô thị ở các khu vực xung quanh Vườn quốc gia diễn ra với cường độ nhanh mang lại một loạt các thách thức mới…Mặc dầu vậy, Vườn quốc gia không hề rơi vào bê bối. Các thay đổi và nâng cấp đã được tiến hành và nhận được sự hổ trợ của nhiều tổ chức trên thế giới để củng cố Vườn quốc gia tuyệt diệu này, như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ môi trường toàn cầu,…

Một trong những thành công ở Galapagos là việc quản lý khách tham quan. Khu tham quan thường chỉ có những đường mòn ngắn có ranh giới rõ ràng, khách tham quan được yêu cầu không vượt ra ngoài các đường mòn này. Các tàu thuỷ tham quan không được phép đến những đảo chưa bị xâm nhập bởi những loài nhập nội…

1.3.2. Khu bảo tồn Annapurna (Nêpan) [31, 46]

Khu bảo tồn Annapurna ở Nêpan bao trùm một khu vực rộng với vị trí địa lí đáng chú ý. Hàng năm, có trên 30.000 khách tới đây để đi dã ngoại trên dãy Himalaya và thưởng thức sự đa dạng của nền văn hoá địa phương. Số lượng lớn du khách dẫn đến việc xây dựng nhiều nhà nghỉ và cửa hàng ăn, đem lại nguồn thu cho nhiều người dân ở cộng đồng địa phương. Du lịch đã trở nên quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, nhưng nó cũng dẫn đến một số vấn đề môi trường nghiêm trọng. Rừng bị chặt hạ để làm nhiên liệu nấu ăn và sưởi ấm cho khách. Sự bành trướng nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh kém, và sự thải rác trên các tuyến đường dã ngoại đều đang tăng lên nhanh chóng, thêm vào đó là sự tăng dân số.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023