Định Hướng Phát Triển Các Điểm, Tuyến Du Lịch Sinh Thái Ở Nghệ An Đến Năm 2020


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI Ở NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020‌


3.1. Căn cứ xây dựng định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An đến năm 2020‌

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020‌

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 - 2020 đã đề ra quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020 như sau:

3.1.1.1.Quan điểm phát triển

- Đa dạng hóa và có trọng tâm về thị trường khách du lịch, loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch để tạo ra bước phát triển đột phá trong du lịch.

- Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; đồng thời bảo vệ, tôn tạo tài nguyên nhân văn.

- Chú trọng đầu tư xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch chất lượng cao với sản phẩm du lịch độc đáo để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Nghệ An; đồng thời nâng cấp sản phẩm du lịch truyền thống gắn liền với tài nguyên biển, tài nguyên nhân văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá để tạo ra thị trường khách du lịch bền vững.

- Chiến lược phát triển thị trường khách du lịch là tăng nhanh lượng khách du lịch quốc tế là cơ bản; ổn định thị trường khách du lịch nội địa là then chốt.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 15

- Phát triển du lịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Phát triển du lịch đi đôi với giải quyết công ăn việc làm, chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống người lao động, đặc biệt cộng đồng các dân tộc ở miền Tây nơi có tiềm năng về tài nguyên du lịch.

- Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo vệ an ninh, chính trị; củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.


3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đưa du lịch Nghệ An là một ngành kinh tế quan trọng với bước phát triển mạnh và bền vững. Phấn đấu sau năm 2010, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng là vùng trọng điểm du lịch cả nước, có sản phẩm du lịch độc đáo - là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo ra sự liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển du lịch đồng thời với công tác bảo vệ môi trường, phong tục tập quán và truyền thống văn hoá Nghệ An; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

b. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu kinh tế

* Về khách du lịch

- Dự báo về số lượng khách: Đến năm 2015 đón được 4.815 ngàn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 341 ngàn lượt khách, khách du lịch nội địa là

4.474 ngàn lượt khách và năm 2020 đón được 8.764 ngàn lượt khách trong đó khách du lịch quốc tế là 701 ngàn lượt khách, khách du lịch nội địa là 8.063 ngàn lượt khách.

- Dự báo về mức độ tăng trưởng bình quân chung về khách du lịch thời kỳ 2011-2015 là 13,34%, thời kỳ 2016 - 2020 là 12,72%. Trong đó mức độ tăng bình quân về khách du lịch quốc tế thời kỳ 2010-2015 đạt 18,5%/năm, thời kỳ 2015 - 2020 đạt 15,5%/năm. Về khách du lịch nội địa thời kỳ 2010 - 2015 đạt 13%/năm, thời kỳ 2015 - 2020 đạt 12,5%.

* Về doanh thu từ du lịch.

- Dự báo thu nhập du lịch năm 2015 đạt 460,6 triệu USD trong đó thu từ khách quốc tế là 95,6 triệu USD, khách nội địa là 365 triệu USD và đến năm 2020


đạt 1.172,4 triệu USD trong đó thu từ khách du lịch quốc tế là 269,4 triệu USD, khách nội địa là 903 triệu USD.

- Tổng giá trị GDP du năm 2015 đạt 308,7 triệu USD và năm 2020 là 762,1 triệu USD. Nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 2010 - 2015 là 29,1%/năm và 2015 - 2020 là 19,81%/năm.

* Về nhu cầu đầu tư.

Dự báo về nhu cầu đầu tư cho du lịch đến năm 2015 là 712,322 triệu USD và năm 2020 là 1.360,4 triệu USD.

* Về cơ sở lưu trú.

- Căn cứ vào dự báo về khách du lịch, số lượng cơ sở lưu trú đến năm 2010 cần có 9.600 phòng trong đó phòng đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách quốc tế là 660 phòng, phòng đạt tiêu chuẩn là 8.940 phòng; năm 2015 cần khoảng 27.000 phòng, trong đó phòng đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách quốc tế là 2.000 phòng, phòng đạt tiêu chuẩn là 25.000 phòng và năm 2020 cần khoảng 64.000 phòng trong đó phòng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế là 5.000 phòng, phòng đạt tiêu chuẩn là 58.000 phòng.

- Hướng phát triển về số lượng cơ sở lưu trú tập trung vào địa bàn các khu du lịch biển Nghi Lộc, Diễn Thành, Quỳnh Phương... hướng phát triển về chất lượng cơ sở lưu trú cao cấp tập trung vào các đô thị du lịch TP.Vinh, TX.Cửa Lò và khu du lịch quốc gia; phát triển các loại hình cơ sở lưu trú khu vực miền Tây có kiến trúc gắn liền với đặc điểm cộng đồng dân tộc thiểu số, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo chất lượng, an toàn cho khách.

Mục tiêu xã hội

* Vấn đề giải quyết việc làm.

Phấn đấu đến năm 2015 thu hút được 132.074 người trong đó lao động trực tiếp là 41.273 người, lao động gián tiếp là 90.801 người và đến năm 2020 thu hút được 310.876 người trong đó lao động trực tiếp là 97.149 người, lao động gián tiếp là 213.727 người.


* Vấn đề chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch.

Đẩy nhanh mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm: Cùng cộng đồng tham gia vạch kế hoạch, tham gia và chia sẻ lợi ích từ kết quả hoạt động du lịch tại các vùng có tiềm năng tài nguyên. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn dịch vụ du lịch, kiến thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hoá tại các khu tuyến điểm du lịch. Ưu tiên nguồn vốn để đầu tư về cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch để vừa đảm bảo phát triển du lịch vừa giải quyết các vấn đề xã hội.

Mục tiêu phát triển bền vững

Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn giá trị tài nguyên có trên địa bàn tỉnh và làm tăng giá trị tài nguyên đó đặc biệt là tài nguyên gắn liền với di tích lịch sử. Phấn đấu 100% cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn môi trường, 90-95% rác thải, nước thải và chất thải rắn tại các khu du lịch được thu gom xử lý năm 2015 và nâng tỷ lệ này lên 100% đến 2020

Mục tiêu an ninh - quốc phòng.

Du lịch phải góp phần giảm tối đa các tệ nạn xã hội; đảm bảo an ninh, trật tự; đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh biên giới hải đảo.

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển DLST ở Nghệ An đến năm 2020‌

3.1.2.1. Quan điểm phát triển

- Coi trọng du lịch văn hóa lịch sử và DLST là khâu đột phá để thực hiện mục tiêu tăng nhanh lượng khách du lịch quốc tế.

- Phát triển DLST gắn liền với các hoạt động bảo tồn và phát huy tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách, thu hút được sự quan tâm của cư dân địa phương, khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội vào hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa và bảo vệ môi trường sống.


- Gắn chặt DLST với du lịch cộng đồng để phát huy tiềm năng du lịch nhân văn, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống người lao động, đặc biệt cộng đồng các dân tộc ở miền Tây Nghệ An.

- Ưu tiên đầu tư phát triển có trọng điểm một số khu, điểm, tuyến DLST với những sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao, tránh chạy theo số lượng.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển

- Huy động được mọi nguồn lực tham gia vào các hoạt động DLST nhằm thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững.

- Phấn đấu xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch tổng thể, quy hoạch du lịch ở các khu rừng đặc dụng như VQG Pù Mát, KBTTN Pù Huống, KBTTN Pù Hoạt để vừa bảo đảm mục tiêu bảo tồn, vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Phấn đấu để các điểm DLST của tỉnh trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch và là mắt xích quan trọng trên các tuyến DLST quốc tế, quốc gia cũng như các tuyến du lịch nội tỉnh.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương mà nhất là bà con các dân tộc thiểu số ở vùng trung du miền núi phía Tây thông qua các dịch vụ phục vụ hoạt động DLST.

3.1.3. Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở Nghệ An.‌

Nhằm khai thác tiềm năng về DLST, một trong những thế mạnh của du lịch Nghệ An, tỉnh Nghệ An đã đưa ra những chính sách nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư các dự án phục vụ phát triển DLST của tỉnh.Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển các khu, điểm và tuyến du lịch, tỉnh cũng kêu gọi đầu tư vào một số dự án xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ mua sắm, thể dục thể thao; công viên vui chơi giải trí, các trò chơi dưới nước (Hồ cá Cửa Nam)... nhằm tạo nên một trung tâm du lịch hoàn chỉnh, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Các dự án đầu tư phát triển DLST gồm:

3.1.3.1. Giai đoạn 2011- 2015

- Khu DLST rừng nguyên sinh Pù Huống (Quỳ Châu, Quỳ Hợp).

- Khu DLST rừng nguyên sinh Pù Hoạt (Quế Phong)



Đàn)

- Khu DLST văn hóa Quỳ Châu (Quỳ Châu)

- Khu DLST Thác Khe Kèm – VQG Pù Mát

- Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp hồ Tràng Đen; khu du lịch Núi Đụn (Nam


- Khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển cao cấp Đông Hồi; Khu du lịch tắm biển

Quỳnh Bảng; Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật điểm du lịch Đền Cờn (huyện Quỳnh Lưu).

Giai đoạn này đẩy mạnh và ưu tiên đầu tư các dự án sau:

- Cụm du lịch miền Tây Bắc Nghệ An bao gồm rừng nguyên sinh Pù Huống

- Pù Hoạt

- Khu DLST văn hóa Quỳ Châu.

3.1.3.2. Giai đoạn 2016 – 2020

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đạt tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo hỗ trợ phát triển toàn diện hệ thống điểm, tuyến du lịch.

Tập trung đầu tư các dự án phát triển du lịch vùng cửa khẩu biên giới nhằm hỗ trợ cho các điểm du lịch DLST gồm:

- Khu du lịch thương mại cửa khẩu Nậm Cắn - Kỳ Sơn.

- Khu du lịch thương mại cửa khẩu Thanh Thủy - Thanh Chương.

- Khu du lịch cửa khẩu Thông Thu - Quế Phong.

3.2. Định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST tỉnh Nghệ An đến năm 2020‌

3.2.1. Định hướng bảo tồn tài nguyên DLST‌

DLST là loại hình du lịch được tiến hành trên nền tảng là hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn có tính đa dạng cao, độc đáo nhưng lại rất nhạy cảm và dễ bị thay đổi do tác động của con người. Vì vậy, một trong 4 nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST chính là phát triển DLST phải đi kèm với bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên cũng như nền văn hóa bản địa gắn liền với các hệ sinh thái đó.

Đối với tài nguyên DLST tự nhiên: Cần phải có sự quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt sự đa dạng sinh học, đặc biệt trong VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt, rừng bần – tràm chim Hưng Hòa. Các điểm DLST ở phía Tây cần


chú ý tới khai thác các dịch vụ, sản phẩm du lịch và hoạt động của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp không được tác động đến hệ sinh thái đặc biệt là khai thác chặt phá rừng và săn bắt các loại động thực vật phục vụ cho các dịch vụ du lịch. Chú ý tác động của khách du lịch đối với môi trường sinh thái như thải rác, săn bắt, chặt phá, khai thác cây con... Các sự cố cháy, nổ, lở đất tác động đến môi trường cũng như hoạt động du lịch. Đối với các điểm du lịch biển phía Đông: Các cơ sở dịch vụ du lịch, CSHT cần chú trọng đến hệ thống xử lý nước thải, chất thải, rác thải tác động đến hệ sinh thái biển và ven bờ. Xây dựng kế hoạch quản lý bờ biển, đề phòng các sự cố liên quan hoạt động trên biển như tràn dầu, rò rỉ hoá chất độc hại...

Đối với tài nguyên DLST nhân văn: Bảo tồn, tôn tạo hệ thống các di tích văn hoá lịch sử, công trình kiến trúc, ngoài ý nghĩa về giáo dục các giá trị truyền thống cho thế hệ kế tiếp còn góp phần chuyển tải thông điệp và tôn vinh các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc tới khách du lịch. Khôi phục lại các Lễ hội truyền thống, giữ gìn các phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống là một trong những vấn đề cần ưu tiên trong việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch để tạo nên những sản phẩm du lịch mang đặc thù của từng địa phương.

3.2.2. Định hướng phát triển các điểm DLST‌

3.2.2.1. Định hướng phát triển các điểm DLST ưu tiên nhất

Đây là những điểm DLST vừa được xếp hạng cao vừa có tiềm năng lớn cả về sức hút và khả năng khai thác. Trong nhóm này bao gồm các điểm du lịch như :

Khu du lịch biển Cửa Lò, Rừng bần – tràm chim Hưng Hòa, VQG Pù Mát

a. Khu du lịch biển Cửa Lò

- Định hướng về sản phẩm DLST :

Nâng cao chất lượng các sản phẩm DLST hiện có như du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tham quan các làng nghề thủ công truyền thống,….

Hình 3.1. SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG CÁC ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN



TỈ LỆ 1:1.500.000

Biên tập bản đồ: Vũ Thị

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí