Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 2

Thuỷ và vùng phụ cận 70

3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển

dựa vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định, trọng tâm tại huyện

Giao Thuỷ 84

3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ

cho phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững 97

3.4. Tóm tắt nội dung chương 3 107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài luận văn cao học Trong 1



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài luận văn cao học:


Trong những năm gần đây kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển và đã trở thành lĩnh vực hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch được xem là một ngành dịch vụ quan trọng mang tính đột phá và đem lại hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, thắt chặt tình hữu nghị kiến tạo hoà bình giữc các nước trên thế giới. Không chỉ làm tăng trưởng kinh tế mà mà nó còn kích thích sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển văn hoá, nâng cao dân trí, khơi dậy truyền thống yêu nước, giúp con người gắn bó và có trách nhiệm cao hơn đối với thiên nhiên.

Đối với Việt Nam, đất nước nhiều tiềm năng du lịch, có môi trường đầu tư thuận lợi, cơ chế chính sách, an ninh chính trị đảm bảo để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Với cảnh quan và hệ sinh thái điển hình của khu vực nhiệt đới ẩm, bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, với nền văn hoá đa dạng của 54 dân tộc anh em. Đặc biệt nước ta được thiên nhiên ưu đãi với chiều dài 3.200 km bờ biển và một vùng lãnh hải giàu tiềm năng, như Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển thì loại hình du lịch sinh thái biển được chú ý hàng đầu và thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan, ban ngành, cùng nhiều đối tượng tham gia.


Vùng ven biển Nam Định bao gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu Nghĩa Hưng tiếp giáp với biển Đông ở phía Đông Nam, diện tích khoảng 700km2. Bờ biển kéo dài 72km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy. Là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các bãi cát ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Ngoài ra, các bãi bồi ngập triều cũng là một sinh cảnh quan trọng, là nơi kiếm ăn của các loài chim ven bờ, trong số đó có một số loài được đưa vào sách đỏ bị đe doạ toàn cầu như: Mòng bể mỏ ngắn, Cò mỏ thìa... Đây còn là nơi trú ngụ của một số loài chim khác với số lượng lớn. Rừng ngập mặn ở vùng ven biển Nam Định có thực vật ưu thế thuộc loài Trang, Bần Chua, Vẹt Dù và Sú. Vùng ven biển Nam

Định cũng là nơi có nhiều địa danh lịch sử và giàu truyền thống văn hoá như là ngọn hải đăng cồn Vành, thăm tượng đài Trường Chinh, thăm làng quê Hành Thiện, nhà thờ Bùi Chu, nhà thờ Phú Nhai, đình, chùa của các xã, làng ven biển...


Tuy nhiên, trong quá trình phát triển hiện nay du lịch Nam Định, đặc biệt là vùng ven biển còn đang tồn tại một số vấn đề sau:

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tài nguyên và môi trường tự nhiên ở vùng ven biển Nam Định đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái do tình trạng khai thác tài nguyên quá mức, tạo ra các sức ép đối với tài nguyên môi trường.

Cộng đồng dân cư ở vùng ven biển Nam Định sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và khai thác các nguồn lợi sẵn có về thuỷ sản và các giá trị sinh thái ven biển. Việc khai thác quá mức tự nhiên này đã dẫn đến huỷ hoại sự đa dạng của các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy. Biến diện tích đất canh tác nông nghiệp thành các ao nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt cũng là một cách tàn phá tài nguyên đất đai, làm mặn hoá các cánh đồng đã được thau chua rửa mặn.

Nội dung chương trình chưa thật phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng dich vụ chưa cao

Nguồn lực phát triển, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.

Các ngành dịch vụ hồ trợ du lịch còn yếu, đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch còn yếu cả về số lượng và chất lượng.

Vì thế phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch sinh thái biển theo hướng bề vững chính là phương thức tiếp cận phù hợp với mục tiêu trên. Đây chính là lý do chọn đề tài.

Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững” sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái vùng ven biển, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo tồn bền vững đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh vùng ven biển.

2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:


2.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu


Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu trọng tâm là huyện Giao Thủy cùng huyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng.

2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu


Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề về tài nguyên du lịch, môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái biển của vùng trên quan điểm tổng hợp và từ đó đưa ra các khuyến nghị về không gian sử dụng hợp lý cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái biển cho vùng ven biển nói chung và vùng đệm VQG Xuân Thủy, từ đó đề xuất mô hình quản lý, tổ chức du lịch sinh thái biển cho vùng ven biển Nam Định.

2.3. Cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu


Các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã công bố (số liệu khí

hậu, thuỷ văn; số liệu về kinh tế, xã hội; hiện trạng sử dụng đất...).

Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu.

Các tài liệu nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài.

Các tài liệu, số liệu về hiện trạng du lịch cộng đồng xã Giao Xuân do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), số liệu về hiện trạng phát triển du lịch vùng ven biển của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Nam Định cung cấp.

Tài liệu nghiên cứu khảo sát thực địa.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:


3.1. Mục tiêu của đề tài


Đề tài nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển ngành du lịch Nam Định với trọng điểm là loại hình du lịch sinh thái biển. Tuy nhiên do đặc trưng của ngành du lịch là liên quan tới nhiều ngành khác nên các giải pháp triển du lịch sinh thái biển nêu ra chỉ là cơ sở nền tảng cho phát triển hợp lý du lịch Nam Định đến năm 2015 và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.

3.2. Nhiệm vụ của đề tài


Tổng hợp một cách khoa học cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái để phục vụ tốt cho thực hiện luận văn.

Phân tích và đánh giá thực trạng của vấn đề du lịch sinh thái biển tại tỉnh Nam Định để phát hiện ra những mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu kém của du lịch sinh thái biển Nam Định để làm cơ sở đề suất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững.

Dựa vào nền tảng cơ sở lý thuyết ở chương 1 và đánh giá phân tích ở chương 2 luận văn xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài đặt ra cho du lịch sinh thái biển của Nam Định.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:


Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là một phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu thập những số liệu, thông tin thực tế về nhận thức, suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách. Số liệu, thông tin thu thập được sẽ giúp hình thành bức tranh thực tế của vấn đề nghiên cứu mang tính thực tế, có khả năng thực thi.

Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu với quá trình phát triển du lịch. Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong luận văn này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. Về mặt nghiên cứu các vấn đề cộng đồng, phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp cho nhiệm vụ đã đặt ra.

Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan đến tổ chức lãnh thổ. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu tố hợp phần của mô hình tổ chức quản lý du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định.

5. Các giải pháp được nghiên cứu trong đề tài:


Giải pháp 1: Phát triển du lịch sinh thái biển tại huyện Giao Thuỷ và vùng phụ cận.

Giải pháp 2: Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định, trọng tâm tại huyện Giao Thuỷ.

Giải pháp 3: Xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển

du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững.


6. Kết cấu của luận văn:


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và phát triển bền vững.


Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái biển trên địa bàn Nam Định.

Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định


theo hướng bền vững.



CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái ngày nay đang là mối quan tâm, thu hút sự chú ý của nhiều người, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch sinh thái được bắt nguồn từ những cuộc dạo chơi ngoài trời với mục đích thư giãn và mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Những người đến các khu tự nhiên hoang dã hay các khu bảo tồn; những người đi leo núi, đi bộ xuyên rừng hay đi thuyền trên suối; những người đi cắm trại, ngủ trong những lều bạt hay trong những nhà dài của người dân địa phương; những người chụp ảnh tự nhiên, quan sát chim thú…có thể được coi là những khách du lịch sinh thái đầu tiên.

Tuy nhiên, du lịch sinh thái không đơn thuần là sự yêu mến, mong được gần gũi và khám phá thiên nhiên, đó mới chỉ là một phần biểu hiện và mang màu sắc của du lịch sinh thái. Vậy, du lịch sinh thái là gì? Cho đến nay, khái niệm về du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Định nghĩa du lịch sinh thái của Nepan: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”[15,9].

Trong “Luật Du lịch 2005” của Việt Nam cho rằng: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.[1,11]

Qua một số định nghĩa như đã nêu có thể thấy: du lịch sinh thái trước hết tạo nên sự thoả mãn khao khát được gần gũi, khám phá thiên nhiên của con người và được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác (tham quan, du lịch xanh, du lịch dựa vào tự nhiên…) ở mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái.

Hơn thế nữa, du lịch sinh thái rất coi trọng yếu tố bảo tồn tự nhiên cũng như các giá

trị văn hoá bản địa, có đóng góp và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Mặc dù còn rất nhiều tranh luận về khái niệm du lịch sinh thái nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng: du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và văn hoá bản địa.

Nói cách khác, du lịch sinh thái là hình thức du lịch có trách nhiệm, không làm ảnh hưởng đến các Khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần nâng cao nhận thức, duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Theo đó, trách nhiệm này không chỉ của những nhà quản lý, những nhà kinh tế mà của cả những người đi du lịch.

Hiệp hội Du lịch Sinh thái đã tổng hợp lại các ý kiến và rút ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.[13,8]

1.1.2. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái [15,19]

Du lịch sinh thái được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới phát triển bền vững. Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 03 hệ thống tương tác là: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá – xã hội. Như vậy, phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự ảnh hưởng, suy thoái và tàn phá đối với hệ khác.

- Du lịch sinh thái có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn của du khách

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái, tạo ra sự khác biệt với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách có điều kiện nâng cao hiểu biết về giá trị của môi trường tự nhiên, những đặc điểm về sinh thái của khu vực cũng như các giá trị văn hoá bản địa. Đồng thời, du khách cũng có thể thông qua hoạt động đó để biết rõ về những hành vi nào được phép và không được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023