Dự Toán Kinh Phí Và Nguồn Kinh Phí Để Thực Hiện Giải Pháp

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực

theo quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết


- Quy mô đầu tư cho từng dự án du lịch: Cần quan tâm từ đầu về quy mô dự án, khi quy hoạch chi tiết các dự án phát triển du lịch, quy mô các dự án không nên quá nhỏ dưới 5 ha cho mỗi dự án; khuyến khích các dự án có quy mô bằng hoặc lớn hơn 10 ha với quan điểm phát triển thành khu du lịch đa năng, tránh việc phân lô đầu tư nhỏ sẽ tạo ra những khu vực không có chủ thể quản lý trên thực tế.

3.3.1.4. Dự kiến kế hoạch triển khai đề giải pháp


+ Giai đoạn 2012 – 2015: Tiến hành khởi công xây dựng và hoàn thành cơ bản những công trình kết cấu hạ tầng du lịch Giao Phong, du lịch sinh thái đảo Cồn Lu. Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Giao Thuỷ đến năm 2020, xây dựng sa bàn, kêu gọi đầu tư.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: Xây dựng kết cấu hạ tầng Trung tâm du lịch sinh thái biển Quất Lâm, Giao Phong (khu vực bên trong đê TW)- Vườn Quốc gia Xuân Thủy với những công trình tiêu biểu, bắt đầu tăng tốc, phát triển hiệu quả toàn diện.


3.3.1.5. Dự toán kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện giải pháp


Huy động vốn từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương, vốn từ ngân sách địa phương hoặc vốn doanh nghiệp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch. Ngoài ra có thể huy động nguồn vốn trong nhân dân. Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác đối ngoại, tiếp cận với các doanh nghiệp trung ương, các tập đoàn tài chính đầu tư trong lĩnh vực du lịch, vui chơi giải trí, thu hút họ đầu tư phát triển du lịch Giao Thủy thông qua các cơ chế ưu đãi thích hợp. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng cần đi trước nhằm đẩy nhanh việc triển khai thực hiện quy hoạch và tạo ra động lực hấp dẫn thu hút vốn của các nhà đầu tư. Các nguồn vốn chính cần huy động bao gồm: Vốn xây dựng các công trình hạ tầng và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá để phát triển du lịch sinh thái tại huyện nhà.


Bảng 3.6. Dự tính đầu tư du lịch huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2010-2015



TT


Các hạng mục đầu tư

Dự kiến kinh phí

( Tỷ đồng)

I

Nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng


1

Hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông du lịch

230

2

Hoàn chỉnh hệ thống cung cấp nước sạch

54

4

Hoàn chỉnh hệ thống tiêu và xử lý nước thải

86

5

Hoàn thành và nâng cấp các khu vui chơi- giải trí

24

7

Nâng cấp chợ, trung tâm mua sắm

15

8

Đầu tư phương tiện vận chuyển công cộng

26

II

Nâng cấp và đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng


1

Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên

186

2

Khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên

95

4

Nhà hàng ki ốt- dịch vụ tắm nước ngọt

25

III

Đầu tư mới về kết cấu hạ tầng



- Khu du lich Quất Lâm

212


- Khu du lịch Giao Phong

50

IV

Đào tạo nguồn nhân lực



Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiên nay

6


Đào tạo nhân lực phục vụ các dự án và phát triển

15

V

Tổng

1.024

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 12

[ Nguồn: Tác giải tổng hợp và tính toán ]

3.3.1.6. Lợi ích của giải pháp:

*Lợi ích về kinh tế

- Chất lượng sản phẩm du lịch được nâng cao và có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách, tăng khả năng cạnh tranh thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước

- Có nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách du lịch có khả năng chi trả cao, đồng thời sẽ kéo dài được thời gian lưu trú, tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí

- Từ hai lợi ích trên sẽ làm cho thời gian hoạt động du lịch kéo dài với lượng khách lớn dẫn đến tăng doanh thu và giảm được chi phí, tăng thu ngân sách cho Thị xã, tăng lợi nhuận cho các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Nhà nước có kinh phí để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh,

an toàn thực phẩm, cảnh quan thiên nhiên du lịch được tôn tạo và bảo vệ tốt hơn.

- Sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vào xây dựng các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí trên đất liền, biển đảo, có chất lượng cao. Do đó ngày càng có nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn được ra đời tăng khả năng cạnh tranh với các điểm du lịch khác trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy các cơ sở kinh doanh du lịch không ngừng tìm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.

*Lợi ích về xã hội

- Đem lại môi trường lành mạnh, xã hội hóa du lịch, ý thức trách nhiệm của mỗi người làm kinh doanh du lịch được nâng cao, nhiều triển vọng cho sự phát triển bền vững du lịch Nam Định.

- Giải quyết được nhiều việc làm cho nhiều người, tăng được thu nhập, nâng cao được đời sống cho nhân dân, ổn định chính trị xã hội

- Xã hội hoá được ứng xử có văn hoá, nhờ thông qua công tác đào tạo, tuyên truyền, giao tiếp với nhiều khách hàng.

- Bảo vệ được môi trường văn hoá, phong tục tập quá tốt, loại bỏ được những phong tục tập quán xấu. đồng thời nâng cao được trình độ, nhận thức dân trí nhờ được tiếp xúc giao lưu với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

*Lợi ích môi trường sinh thái

- Tài nguyên du lịch (di tích lịch sử, truyền thống văn hoá, môi trường sinh thái…) được giũ gìn, bảo vệ ,tôn tạo để nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Giao Thuỷ.

- Môi trường sinh thái biển, cảnh quan khu vực có khả năng du lịch được bảo vệ và tôn tạo nhờ sự đầu tư thích đáng, được sự quan tâm của mọi người dân và du khách, đặc biệt là ý thức của chủ, nhân viên các cơ sở kinh doanh du lịch có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch có chất lượng cao.

- Từ bắt buộc dẫn đến tạo được ý thức tự giác cho mọi người có ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch. Không khai thác bừa bãi, không phát ngôn thiếu văn hoá, không ỷ lại cho chính quyền. Tự giác thực hiện cải thiện môi trường sinh thái biển đảo, văn hoá ứng xử để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

3.2.1.7. Điều kiện triển khai giải pháp và các khuyến nghị:

Trước mắt cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Rà soát lại quy hoạch tổng thể khu du lịch Quất Lâm, quy hoạch cụm công nghiệp Thịnh Lâm và quy hoạch các điểm du lịch của huyện để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Cụ thể là:

+ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu du lịch Quất Lâm theo hướng mở rộng quy mô, nâng cấp kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại; mở rộng khu du lịch sang địa phận xã Giao Phong và về phía bên trong đê Trung ương.

+ Điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp Thịnh Lâm, phần diện tích nằm trên địa giới hành chính của thị trấn Quất Lâm chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho phát triển du lịch và cũng là giảm thiểu tác động tiêu cực của cụm công nghiệp đến môi trường khu du lịch.

+ Lập dự án xây Bến cập tàu du lịch tại cống Ang Giao Phong, đảo Cồn Lu

phục vụ tuyến du lịch sinh thái bằng đường biển Quất Lâm- VQG Xuân Thủy.

Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch huyện Giao Thủy do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, thành viên Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo các ngành: Văn hóa- Thông tin, Công thương, Tài nguyên&Môi trường, Tài chính & Kế hoạch, LĐTB&XH, Nông nghiệp&PTNT, Y tế, Công an, BCH Quân sự

huyện, Đồn Biên phòng 84, 88, Chủ tịch UBND: thị trấn Quất Lâm, xã Giao Phong, các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Nhiệm vụ của Ban này là: nghiên cứu những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội nói chung và chủ trương, chính sách phát triển du lịch nói riêng của Nhà nước và của tỉnh, tổng hợp tham mưu, đề xuất với Huyện ủy, UBND huyện về những chủ trương, chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch huyện theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể phát triển bền vững và hiệu quả.

- Tham mưu cho UBND huyện đề nghị UBND tỉnh cho phép huyện mời công ty tư vấn giỏi có năng lực lập quy hoạch xây dựng tổng thể và quy hoạch chi tiết Trung tâm du lịch sinh thái biển Quất Lâm- Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Sau khi quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức công bố công khai quy hoạch, xây dựng Cơ chế khuyến khích, Quy chế tổ chức quản lý khai thác, đầu tư du lịch tại địa phương để kêu gọi đầu tư.

3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa

vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định, trọng tâm tại huyện Giao Thuỷ

Du lịch dựa vào cộng đồng hay còn gọi là du lịch cộng đồng được thể hiện rõ nét nhất tại loại hình du lịc sinh thái và du lịch bền vững, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng du lịch cộng đồng chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái, nó nhấn mạnh vào hai yếu tố là: môi trường tự nhiên và con người, nó là cách tốt nhất vừa để làm du lịch vừa để duy trì giữ gìn bản sắc văn hoá.

3.3.2.1 Mục tiêu của giải pháp:

Việc xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng

nhằm đến năm 2015 đạt được những mục tiêu sau:

- Giải quyết được công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân địa

phương tại các xã ven biển và một số người dân lân cận.

- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng toạ thuận lợi cho việc bảo tồn giá trị tải nguyên thiên nhiên và nhân văn góp phần phát triển khu du lịch ven biển tỉnh Nam Định.

- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là để nâng cao trình độ và nhận thức

cho ccộng đồng dân cư tại khu vực này.

- Góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư tai địa phương.

- Khuyến kích cộng đồng xây dựng và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng vên biển Nam Định.

- Phát triển du lịch và xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng vên biển của

tỉnh nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho đời sống cộng đồng dân cư.

3.3.2.2. Cơ sở để thực hiện giải pháp

- Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có quan điểm chỉ đạo: Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010-2020.

- Chủ trương của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lấy ngày 29 tháng 7 hàng

năm gắn với chủ đề “ Du lịch gắn với xáo đói giảm nghèo.

- Hệ sinh thái vùng ven biển của tỉnh có chiều dài 72Km, đặc biệt tháng 12/2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới.

- Tận dụng nguồn lực dồi dào sẵn có về lao động và các yếu tố sẵn có của địa

phương vào hoạt động du lịch.

3.3.2.3. Các nội dung của giải pháp

* Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch sinh thái bin dựa vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định

Các cơ hội tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực ven biển bao gồm: sự ủng hộ của chính quyền địa phương; kế hoạch và dự án phát triển du lịch sinh thái của vùng ven biển dự kiến triển khai trong thời gian tới; người dân mong muốn phát triển du lịch; cầu du lịch nội địa sẽ tăng, đặc biệt là đối tượng khách nghỉ cuối tuần; khả năng liên kết du lịch và giới thiệu qua phương

tiện thông tin đại chúng; luật du lịch tạo hành lang pháp lý; và ngày có nhiều khách quan tâm hơn đến du lịch sinh thái cộng đồng.


Điểm mạnh

- Bãi biển đẹp


- Rừng và sinh cảnh ngập nước


- Khí hậu ôn hoà (trong lành)


- Cảnh quan đẹp; địa hình thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch cộng đồng

- Cảnh lao động sản xuất trên biển (nhà chòi)

- Nghề nuôi ngao vạng


- Có thể chèo thuyền ngắm cảnh và xem chim

- Nhân lực dồi dào (thời gian; có khả năng tốt)

- Chùa; nhà thờ Phú Ninh, Phú Nhai, Bùi Chu, Chùa Cổ Lễ, Cầu Lương, Chùa Ngói..

- Lễ hội: Hội chùa 18/11 âm lịch; hội đại đoàn kết; lễ Giáng sinh; phục sinh Cà Keo ven biển,

- Nhà Bổi (kiến trúc cổ truyền), Hát chèo văn (văn nghệ)

- Kết nối với các điểm du lịch: Bãi biển ở Ninh Bình, Thái Bình; Chùa Keo;

Cơ hội

- Sự ủng hộ của chính quyền địa phương

- Dự án DLST của VQG


- Mong muốn phát triển du lịch vì cuộc sống tốt đẹp và văn minh

- Gần VQG Xuân Thuỷ


- Cầu du lịch nội địa tăng (khách nghỉ

cuối tuần)


- Khả năng liên kết phát triển: giới

thiệu qua thông tin đại chúng


- Luật du lịch tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển DLSTCD (sự tham gia của người dân địa phương)

- Nhiều người quan tâm hơn đến

DLST; Du lịch dựa vào cộng đồng


- Văn hoá ẩm thực


Điểm yếu

- Cảnh quan bị tác động (xấu) do việc

nuôi trồng thuỷ sản


- Cơ chế giao đất cho người lao động để người dân khai thác; đầu tư; chưa đầy đủ; hợp lý và đồng bộ, do đó làm phá vỡ cảnh quan.

- Đường xá giao thông còn yếu


- Dịch vụ thiếu và yếu kém


- Nhận thức chung về du lịch hạn chế


- Cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu


- Tệ nạn xã hội: nghiện hút; trộm cắp;

cờ bạc


- Phòng chống dịch bệnh yếu kém dẫn đến ô nhiễm môi trường

- Kỹ năng vận hành DLSTCD + ngoại ngữ; quản lý

- Sản phẩm du lịch nghèo nàn


- Người dân ở hoàn cảnh thụ động


- An toàn du khách


- Mối quan hệ; chia sẻ lợi ích chưa rõ ràng giữa các nhóm đối tượng tham gia liên quan: Cộng đồng - Ban quản lý - Công ty du lịch

Thách thức

- Tiếp tục suy giảm nguồn lợi và thu nhập

- Ô nhiễm: chất thải rắn, nước thải, tràn dầu…

- Phát triển du lịch bừa bãi và không


đem lại lợi ích cho cộng đồng


- Bão


- Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng

cao


- Tác động xã hội của việc phát triển du lịch như lượng khách đến tham quan sẽ làm thay đổi đời sống của cộng đồng…

- Sạt lở, chuyển dịch cửa sông làm mất cảnh quan vùng của sông và ven biển, mất tài nguyên…

- Chưa có hành lang pháp lý cho du lịch dựa vào cộng đồng phát triển.

- Chưa có khái niệm trong luật du lịch, chưa có định hướng tổng thể, chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng

- Phát triển của cộng đồng hầu như là tự

phát không bền vũng...

Hình vẽ 1. Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du

lịch sinh thái bin dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023