Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam [10,45]



CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN NAM ĐỊNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam [10,45]

Việc phát triển du lịch sinh thái và thị trường du lịch sinh thái ở Việt Nam

là một tất yếu khách quan bởi các lý do sau đây:

Thị trường du lịch sinh thái đang phát triển mạnh trên phạm vi cả nước,

trong khu vực và trên thế giới.

Tiềm năng sinh thái và đa dạng sinh học của Việt Nam là rất lớn song việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

khai thác các tiềm năng đó cho mục đích phát triển du lịch còn rất hạn chế.

Vấn đề bảo tồn phát triển sinh thái và sự đa dạng sinh thái nói riêng và sinh học nói chung như là quốc sách của mọi quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Du lịch sinh thái với bản chất hoạt động của nó sẽ là một động lực tích cực đóng góp cho những quốc sách về bảo tồn phát triển các vùng thiên nhiên sinh thái vì lợi ích chung của loài người.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 10

Trong vấn đề toàn cầu hoá có sự toàn cầu hoá về du lịch. Việc phát triển thị trường du lịch sinh thái khu vực và quốc tế như một xu thế thì chính sách hoà nhập của Việt Nam như một sự mở đường cho xu thế phát triển du lịch nói chung và thị trường du lịch sinh thái nói riêng. Việc xác lập và hình thành thị trường du lịch sinh thái ở Việt Nam tất yếu như một thực tế khách quan phục vụ cho tiến trình hoà nhập và lợi ích phát triển kinh tế xã hội.

Với ưu thế về tài nguyên du lịch sinh thái khá đa dạng và phong phú, hoạt động du lịch này ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến mới. Các hình thức du lịch thường thấy ở nước ta như: đi bộ trong rừng, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học, quan sát chim, dã ngoại, tham quan các bản làng dân tộc…Ở một số khu vực, hoạt động du lịch sinh thái diễn ra phổ biến như: các Vườn quốc gia (Cúc Phương, Cát Bà…), miệt vườn – sông nước đồng bằng sông Cửu Long, các làng bản dân tộc (bản Lác, Bắc Hà…), làng vườn – trang trại sinh thái (Bách Thuận – Thái Bình, Vân Canh – Hà Nội), các resort – khu du lịch sinh thái – khá phổ biến ở miền Trung và miền Nam nước ta.

Thực tế, ở Việt Nam trong những năm gần đây, số du khách đến thăm các điểm du lịch với tiềm năng vượt trội là môi trường tự nhiên ngày càng tăng, đặc biệt là tại các Vườn quốc gia và các Khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, tốc độ tăng khách nội địa thể hiện rõ rệt hơn so với nguồn khách nước ngoài.

Số lượng khách nước ngoài tuy tăng chậm nhưng khá ổn định. Họ thường đi theo nhóm nhỏ, ý thức cao về mục đích chuyến đi, thể hiện rõ những đặc trưng của du lịch sinh thái (khả năng chi trả cao, thích tự khám phá, không yêu cầu cao về dịch vụ, thời gian cho mỗi chuyến đi thường kéo dài, trung bình khoảng 10 ngày…)

Lượng khách nội địa thường đông, đối tượng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn với mục đích du lịch chính là tham quan, học tập kết hợp với giải trí. Khách nội địa về cơ bản có thời gian lưu trú ngắn, thường đi về trong ngày (trung bình 1,5 ngày), mức chi trả dịch vụ không cao…

Du khách nội địa thường đi tham quan tập thể, đi theo đoàn với số lượng lớn, do đó, có thể thấy rằng: các chuyến đi du lịch của du khách đến các khu tự nhiên của Việt Nam hiện nay thường mang tính đại chúng, chưa đích thực là du lịch sinh thái. Du lịch số đông thường gây nên những tác động không tốt đến môi trường, đặc biệt là những khu vực tự nhiên nhạy cảm, trong khi đó, công tác quy hoạch – phân vùng sử dụng của chúng ta còn nhiều bất cập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm suy thoái môi trường ở các Vừơn quốc gia và các khu vực có môi trường tự nhiên hấp dẫn ở nước ta.

Trong đa số các khu tự nhiên này, một phần do thiếu kinh nghiệm quản lý, một phần do ý thức du khách, người dân chưa cao nên các hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra như: săn bắt động vật, bẻ cành, chặt cây lấy gỗ, khắc đẽo thân cây, thải rác bừa bãi, lấy tiêu bản…Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy còn hạn chế nhưng ở một số nơi đã có những biểu hiện đầu tư xây dựng bừa bãi, phá vỡ cảnh quan. Vai trò và lợi ích của cộng đồng địa phương nhận được từ du lịch còn rất hạn chế. Một lí do hết sức phổ biến ở các khu du lịch nước ta là thiếu yếu tố giáo dục và thuyết minh môi trường cho cả du khách lẫn dân địa phương. Do đó, chính bản thân họ chưa ý thức cao trong việc bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch…

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở nước ta là rất lớn song thực tế hiện nay, hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng. Các hoạt động du lịch diễn ra trong các Vườn quốc gia ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập và chưa phải là các hoạt động du lịch sinh thái theo đúng nghĩa mà phần cơ bản là du lịch dựa vào tự nhiên, mang màu sắc của du lịch sinh thái. Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường để du khách có trách nhiệm hơn đối với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và phát huy các giá trị văn hoá bản địa.

3.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng

bền vững

3.2.1. Quan điểm phát triển triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững[38, 9]

Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững, phát triển gắn

với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái.

Phát triển du lịch văn hóa: phát triển du lịch sinh thái dựa trên nguyên tắc bảo vệ, phát huy truyền thống - bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để bổ sung và làm phong phú thêm cho văn hóa địa phương, mở rộng và đa dạng hóa các chương trình phục vụ du khách.

An ninh quốc phòng: phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với việc bao vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. An ninh quốc phòng và hòa bình là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch.

Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế -

văn hóa - xã hội - môi trường để đảm bảo tính bền vững và hợp lý.

Phát triển du lịch sinh thái phải gắn với yếu tố văn hóa cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng địa phương, phát triển kinh tế địa phương và đa dạng hóa các loại hình du lịch dựa trên lợi thế về sự phong phú của các nguồn tài nguyên du lịch - tự nhiên và nhân văn.

Phát triển du lịch sinh thái phải chú trọng đến yếu tố môi trường, xanh - sạch - đẹp luôn là tiêu chí quan trọng để thu hút khách du lịch.

Nghiên cứu du lịch, quy hoạch các điểm, khu du lịch và đào tạo nguồn

nhân lực địa phương cho du lịch.

Ưu tiên các dự án du lịch dài hạn để củng cố nền tảng về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực được đào tạo, kỹ năng quản lý, nguồn khách,… để phát triển du lịch trong tương lai, đồng thời giảm thiểu các tác hại về môi trường.

3.2.2. Cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững

Việc định hướng phát triển triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững được hình thành dựa trên các cơ sở:

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bắng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định những phương hướng cơ bản của vùng và tạo cơ hội đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng và cả với Nam Định.

Chiến lược phát triển của Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam định đến năm 2020.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVIII (nhiệm

kỳ 2010-2015)

Tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của Tỉnh.

Hiện trạng tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Nam

Định, vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 trong bối cảnh Du lịch Việt Nam hội nhập cùng với khu vực và thế giới.

Nhu cầu của dòng khách du lịch nội địa trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao.

Xu hướng tăng trưởng của nguồn khách trên các tuyến du lịch quốc gia.

Các dự án đầu tư về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Nam Định và các tỉnh phụ cận đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.

3.2.3. Phát triển Nam Định trở thành trung tâm du lịch của vùng Nam đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững[35,12]

Mục tiêu đón và phục vụ được 2.770.515 lượt khách vào năm 2015 (tăng bình quân 13%/năm). Doanh thu du lịch năm 2015 đạt 924,82 tỷ đồng tăng bình quân 25%/năm. Tăng tỉ trọng GDP của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh chiếm 4,84% tổng GDP vào năm 2015.

Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thủy bộ hoàn chỉnh thuận tiện. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hiện đại, đồng bộ, có những cơ sở du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, tăng số lượng phòng phục vụ khách du lịch lên đạt 4500 phòng vào năm 2015 (với 3100 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng).

Tuyên truyền quảng bá cho du lịch lễ hội của tỉnh trên cả nước để nâng 2 lễ

hội đền Trần và lễ hội Phủ Giầy lên tầm quốc gia.

Xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm văn hóa, du lịch của vùng với những công trình văn hóa mang tính thời đại, những khu vui chơi giải trí phức hợp hiện đại, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Nam Định.

Tiến tới năm 2015 xây dựng chương trình “Năm du lịch Nam Định” để

quảng bá du lịch Nam Định đến với cả nước và khu vực.

Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan.

Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với đảm bảo an ninh trật

tự, an toàn xã hội và văn minh đô thị.

Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa.

Chú trọng phát triển vào các khu du lịch ở các vùng nông thôn góp phần phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

3.2.4. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Nam Định[39, 45]

Từ nay đến năm 2020, du lịch Nam Định xác định tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển du lịch sinh vùng nông thôn và du lịch văn hoá để góp phần làm phong phú thêm loại hình và sản

phẩm du lịch. Để thực hiện được mục tiêu trên, hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Nam Định được định hướng theo địa bàn lãnh thổ và theo nhu cầu của thị trường khách du lịch.

3.2.4.1. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ

Du lịch tỉnh Nam Định tiếp tục tổ chức và xây dựng các loại hình du lịch trên cơ sở sự phân bố tài nguyên du lịch theo lãnh thổ như Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020 đã đề xuất để khai thác có hiệu quả hơn lợi thế tiềm năng du lịch. Ngoài ra, cần khai thác mối quan hệ du lịch khu vực để phát triển các loại hình du lịch mang tính điển hình, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Nam Định từ nay đến năm 2020 vẫn chủ yếu là du lịch biển, bao gồm:

- Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan... phát triển ở dải không

gian ven biển.

Ngoài ra phát triển các loại hình du lịch bổ trợ, với vai trò làm phong phú thêm sản phẩm du lịch là :

- Du lịch văn hoá: Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá...trên toàn tỉnh (lễ hội đền Trần và lễ hội Phủ Giầy);

- Du lịch sinh thái cộng đồng: điều kiện cho sự tham gia trong tương lai của cộng đồng địa phương vào các lĩnh vực kinh tế khác (Du lịch sinh thái cộng đồng VQG Xuân Thủy tại xã Giao Xuân);

- Du lịch công vụ, thăm thân: Phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố Nam Định.

3.2.4.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường

a. Khách du lịch quốc tế: Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du

lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa.

b. Khách du lịch nội địa: Khách du lịch Việt Nam nói chung có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại...

Tóm lại, để phù hợp với thị hiếu của các thị trường khách và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch..., du lịch Nam Định đến năm 2020 định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tỉnh chủ yếu gắn với tài nguyên biển. Bên cạnh đó để góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách cần phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ như văn hoá.v.v...

Tóm lại những mục tiêu chính đạt được trong công tác đầu tư đối với du

lịch Nam Định từ nay đến năm 2020 được xác định như sau:

Phát triển Nam Định trở thành trung tâm du lịch của vùng Nam đồng bằng

sông Hồng có tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững.

Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Ninh Cơ là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa chức năng, trở thành địa bàn phát triển KT-XH có tính đột phá của tỉnh; là sự phát triển quan trọng, trở thành trung tâm lớn trong giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

3.3. Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển của tỉnh Nam Định theo hướng bền vững

Nhằm thức đẩy sự phát triển của ngành du lịch Nam Định cần thiết có sự phối hợp thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, để có tính hệ thống giữa các giải pháp đề tài đưa ra ba giải pháp chính, các giải pháp này đều hướng tới mục đích chung là phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững và hài hoà lợi ích giữa các bên tham gia.

3.3.1 Giải pháp 1: Phát triển du lịch sinh thái biển tại huyện Giao Thuỷ

và vùng phụ cận

3.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Việc thực giải pháp này nhằm đến năm 2015 đạt được những mục tiêu sau:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản 2 cụm du lịch là Cum du lịch Quất Lâm - Giao Phong và cụm du lịch vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.

- Phấn đấu đón được hơn 300.000 lượt khách du lịch gồm cả khách du lịch

nội địa và khách du lịch quốc tế.

- Doanh thu đạt khoảng 140 tỷ đồng từ hoạt động du lịch.

- Sẽ có khoảng 3.000 loa động tham gia vào hoạt động du lịch.

- Môi trường thiên nhiên được giữ vững và cải tạo tốt nhất là trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu và sự ấm lên của trái đất.

3.3.1.2. Cơ sở thực hiện giải pháp

- Phát triển du lịch sinh thái tại huyện Giao Thuỷ theo hướng bền vững nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh như trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã chỉ rõ; “ Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, hình thành và ổn định các tuor du lịch trong tỉnh và liên tỉnh có lợi thế về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, văn hoá,… Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu du lịch trọng điểm. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.”.[ 37,11]

- Dựa vào những tiềm năng du lịch cùng những thế mạnh sẵn có của tỉnh nhà đã được nêu ra ở chương II, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch đã luôn gắn với mảnh đất Giao Thuỷ.

- Căn cứ trên quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2020 xây

dựng vùng ven biển của vùng thành khu vực tổng thể đẻ phát triển du lịch sinh thái.

- Kêu gọi, khuyến kích các thành phần kinh tế đầu tư vào những điểm du

lịch đã được quy hoạch.

- Tăng cường liên doanhvới trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.

- Dựa trên nguồn đầu tư của nhà nước, vốn vay ODA, vốn vay từ các tổ

chức tín dụng khác.

3.3.1.3. Nội dung các giải

Phương hưng, mục tiêu, nhiệm vụ, và những phương pháp phát triển du lịch sinh thái Giao Thuỷ giai đoạn 2011-2015:

a. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Giao Thủy giai đoạn

2012- 2015:

Phương hướng phát triển du lịch Giao Thuỷ giai đoạn 2012-2015:

- Phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế- xã hội cao gắn với đảm bảo vững chắc an ninh- quốc phòng; đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Giao

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí