Bên cạnh đó, cộng đồng cũng đó xác định các khó khăn/thách thức trong việc phát triển du lịch tại địa phương, bao gồm: cảnh quan bị tác động (xấu) do việc nuôi trồng thuỷ sản; Cơ chế giao đất cho người lao động để người dân khai thác và đầu tư chưa đầy đủ, hợp lý dẫn đến người dân tự do khai thác làm phá vỡ cảnh quan; đường xá giao thông còn yếu; Cơ sở vật chất và các dịch vụ còn thiếu và yếu kém; vẫn còn tệ nạm xã hội như nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc; nhận thức chung về du lịch còn hạn chế; thiếu kỹ năng tổ chức, quản lý hoạt động du lịch; không biết ngoại ngữ và sản phẩm du lịch nghèo nàn.
Từ đó, cộng đồng đề xuất các định hướng và các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, các lợi ích, vấn đề môi trường và tác động của du lịch, đề xuất xây dựng các chính sách và định hướng phát triển du lịch tại địa phương, tìm kiếm hỗ trợ tài chính và dự án phát triển cộng đồng; đào tạo kỹ năng, phát triển sản phẩm du lịch, tạo môi trường cảnh quan xanh-sạch-đẹp, lập kế hoạch phát triển kinh doanh cho cộng đồng, xây dựng cơ chế quản lý, vận hành và chia sẻ lợi nhuận từ du lịch, thiết lập ban du lịch dựa vào cộng đồng tại các điểm du lịch có thể thiết lập được cho cộng đồng tham gia, chính quyền xã, thường trực UBND, cộng đồng, giới thiệu quảng bá cho đối tượng liên quan.
Xây dựng về mô hình quản lý
Việc thành lập Ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng (BQLDLDVCĐ) vùng ven biển là cần thiết. Cho dù quy mô xây dựng của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng nhỏ như thế nào đi nữa thì cũng cần một nhóm người đại diện cho cộng đồng tham gia trong quá trình ra các thể chế, chính sách về phát triển du lịch cộng đồng và thiết lập cơ chế quản lý và các tổ chức, đơn vị liên quan. Vì thế, BQLDLDVCĐ sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai hoạt động dự án tại địa phương. Tuy nhiên, với sự hạn chế về tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, BQLDLDVCĐ nên thành lập ở quy mô bé và lấy tên là “Nhóm thực hiện dự án du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển”.
Sở VH, TT
và DL
UBND – Phòng Văn
hoá và Thông tin huyện
Điều phối hỗ
Hỗ trợ
Hỗ trợ
01 Trưởng nhóm
Để nhóm thực hiện dự án du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển hoạt động có hiệu lực, cần có sự tham gia của đại diện của VQG Xuân Thủy, các điểm du lịch, khu du lịch vùng ven biển, cộng đồng và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Cơ cấu nhóm thực hiện dự án DLCĐ vùng ven biển nên gọn nhẹ nhằm đảm bảo các thành viên hoạt động có trách nhiệm và hiệu quả cao.
Thành viên 1
Thành viên 2
Thành viên 3
01 Phó nhóm
Hình vẽ 3.2. Mô hình tổ chức và quản lý du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định.
Chức năng nhiệm vụ của nhóm thực hiện dự án du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển
- Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng cùng với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, Phong Văn háo và Thông tin huyện.
- Phối hợp với các ban nghành liên quan trên địa bàn để phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng.
- Quản lý, theo dõi và giám sát tổ chức các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng
- Hỗ trợ xây dựng và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch dựa vào cộng đồng
- Kiểm soát các hoạt động du lịch trên tuyến, điểm du lịch dựa vào cộng đồng.
- Triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cùng với trường chuyên đào tạo về nhân lực du lịch hay các dự án đào tạo về nguồn nhân lực trong ngành du lịch của Tổng cục Du lịch, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch cộng đồng, tiếng anh, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng phục vụ ăn uống…
* Nhiệm vụ trưởng nhóm
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng (bao gồm cả kế hoạch hoạt động, đầu tư, khai thác, kinh doanh, quảng bá...) và ra các quyết định liên quan.
- Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng.
- Quản lý điều động nhân sự trong nhóm
- Quản lý về mặt tài chính.
Nhiệm vụ của thành viên 1: Chịu trách nhiệm tổ chức thiết lập và quản lý điều hành đội ngũ dẫn đường/hướng dẫn viên địa phương; nhân viên vận chuyển khách du lịch. Chịu trách nhiệm việc tổ chức, điều hành, quản lý và giám sát chất lượng các dịch vụ ăn, nghỉ tại cộng đồng
Nhiệm vụ của thành viên 2: Chịu trách nhiệm việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể thao phục vụ khách du lịch. Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất, trưng bày hàng hóa của các làng nghề lân cận vùng ven biển và trình diễn nghề thủ công truyền thống.
Nhiệm vụ của thành viên 3: Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý đội ngũ bảo quản, bảo dưỡng tuyến du lịch dựa vào cộng đồng. Chịu trách nhiệm các vấn đề an ninh và y tế (vệ sinh làng bản, sức khoẻ,..) trong khu vực. Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các vấn đề liên quan đến tài chính (và quản lý quỹ du lịch dựa vào cộng đồng sau này)
Trong giai đoạn ban đầu, nhóm thực hiện dự án du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển cần nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các bên liên quan nhằm tổ chức tốt việc xây dựng và vận hành các hoạt động du lịch cộng
đồng tại địa phương. Vì vậy, sự tham gia hỗ trợ của chính quyền cấp huyện/ phòng kinh tế huyện và chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tổ chức thành công các hoạt động du lịch tại địa phương, cần tham khảo sự tư vấn và tranh thủ sự hỗ trợ của các công ty du lịch quan tâm, đặc biệt là các công ty du lịch mục tiêu tại Hà Nội.
Trong thời gian ban đầu, nhóm thực hiện dự án du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển sẽ hoạt động với tinh thần tự nguyện. Tổng cục Du lịch, sở Văn hoá thể thao du lịch tỉnh, hoặc các tổ chức ở nước ngoài giúp đỡ (SNV, MCD…) có thể cân nhắc và cung cấp hỗ trợ về mặt tài chính cho nhóm thực hiện dự án du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển hoạt động và nếu có thể, hỗ trợ tiền công tác/tiền thưởng cho các thành viên nhóm. Sau khi xây dựng thành công, một tỉ lệ % nguồn thu từ hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng sẽ được trích lại cho nhóm thực hiện dự án du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển để duy trì hoạt động.
Để có tư cách pháp lý cho nhóm hoạt động, cần đệ trình lên UBND xã/huyện về mô hình nhóm thực hiện dự án du lịch dựa vào cộng đồng, chức năng nhiệm vụ của các thành viên và xin phê duyệt củ UBND xã/huyện và thậm chí có thể đệ trình lên cấp tỉnh..
Xây dựng thị trường
Khu vực nên khuyến khích phát triển thị trường khách du lịch nội địa đến với vùng. Do vậy nhóm thực hiện dự án du lịch dựa vào cộng đồng cần lựa chọn đối tượng khách phù hợp để vừa tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, vừa giảm thiểu được các áp lực về môi trường của hoạt động du lịch trong khu vực tự nhiên đầy nhạy cảm như VQG Xuân Thủy nói riêng và vùng ven biển Nam Định nói chung.
Về thị trường khách du lịch
- Thị trường khách quốc tế mục tiêu: chủ yếu là khách đến từ các nước Pháp, Canada, Úc, Đức…
• Người làm hành chính nhà nước và học sinh, sinh viên
• Trong độ tuổi lao động trẻ hay còn đi học
• Đi du lịch theo tour nhóm nhỏ (dưới 10 người)
• Có đặt trước dịch vụ qua các công ty du lịch
• Kênh thông tin: truyền miệng, sách hướng dẫn du lịch, công ty du lịch....
- Mục đích đi du lịch thuần túy kỳ nghỉ
• Thời gian khoảng 2 ngày, hoạt động ưu thích của khách quốc tế là tắm biển,
homestay, vãn cảnh chùa, nhà thờ, tour xe đạp đồng quê.
Phát triển xúc tiến quảng bá
- Kế hoạch marketing và xúc tiến bán cho thị trường khách quốc tế
• Thành lập và tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ khách du lịch
• Website và marketing qua mạng
• Tham gia hội chợ quốc tế về du lịch
• Đặt tờ rơi, tập gấp, poster, đĩa VCD tại đại lý lữ hành ở Hà Nội.
- Kế hoạch marketing và xúc tiến bán cho thị trường khách nội địa
• Đăng quảng cáo trên các báo, đài
• Tiếp thị trực tiếp tại các trường học
• Website và marketing qua mạng
• Đặt tờ rơi, tập gấp, poster, đĩa VCD, tại các khách sạn và khu vực công
cộng ở Hà Nội.
Ngoài ra, mỗi huyện, mỗi khu du lịch nên xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để rút kinh nghiệm và hoàn thiện các chính sách.
- Nhìn rộng các mô hình ở các địa phương, làm thí điểm cho các khu du lịch khác để quản lý đúng mục đích và loại hình.
- Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng bá cho du lịch cộng đồng.
- Thông tin quảng bá, quảng cáo bằng nhiều hình thức để khách có thể đến được vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng website trong Việt Nam tourism.com. về du lịch dựa vào cộng đồng.
- Xin kinh phí tài trợ việc xúc tiến quảng bá.
- Xây dựng tờ rơi tập gấp giới thiệu về DLCĐ Giao Xuân (kết hợp cùng các vùng khác trong cộng đồng như bãi tắm, làng nghề, làng xóm...)
- Phối hợp với với ban quản lý cộng đồng các khu vực xây dựng trang
website giới thiệu về DLCĐ, DLSTCĐ
- Quảng bá thông tin đến các công ty lữ hành mục tiêu
- Tổ chức Tour tham quan trải nghiệm cho các công ty lữ hành mục tiêu
Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ.
- Xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp dịch vụ du lịch:
- Tiếp tục tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Giao thông, điện, nước sạch, thông tin liên lạc, y tế, đường liên gia, quy hoạch, xây dựng các địa điểm bán hàng để bà con ổn định bán hàng, giảm tình trạng đeo bám khách để bán hàng như hiện nay. Quy hoạch và xây dựng các điểm ngắm, điểm dừng chân,...
- Hỗ trợ các xã xây dựng nhà Du lịch cộng đồng và các hiện vật trưng bày, nội dung thông tin giới thiệu đến du khách, một số trang thiết bị ban đầu để làm dịch vụ lưu trú tại gia. Định hướng phát triển các hợp tác xã vừa và nhỏ tại cộng đồng;
Tuy nhiên một vấn đề đối với việc xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng hiện nay là các sản phẩm khi đã bước đầu thành công thường không được tái đầu tư, đổi mới sản phẩm. Vì vậy sự hấp dẫn lâu dài của sản phẩm không còn. Thậm chí nhiều nơi tính thương mại ngày càng bị đẩy lên cao, nên tính chất phác của sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng biến mất. Tình trạng sao chép, thiếu sáng tạo cũng là những hạn chế đối với xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng hiện nay.
3.3.2.4. Dự kiến kế hoạch triển khai đề giải pháp:
Đào tạo kiến thức cơ bản về du lịch cho các đối tượng tham gia dự án
Xây dựng mạng lưới dịch vụ phục vụ du khách
Tuyên truyền và quảng bá sản phẩm du lịch
Đánh giá kết quả và điều chỉnh
Đầu tư, xây dựng và tôn tạo các hạng mục phục vụ du lịch
Khảo sát khu vực cộng đồng đã dự kiến quy hoạch
Hình vẽ 3.3. Các công việc thực hiện của giải pháp phát triển du lịch
sinh thái biển dựa vào cộng đồng tại Nam Định
Công việc đầu tiên cần thực hiện của giải pháp này là đưa dự án đến những người dân sẵn sàng tham gia của vùng ven biển của Nam Định, quy hoạch khoanh vùng những nơi có đủ tiêu chuẩn thu hút khách.
Thứ hai là đào tạo cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh doanh du lịch cho người dân tại vùng ven biển của Nam Định.
Thứ ba là hỗ trợ giúp đỡ người dân xây dựng nhà nghỉ, nơi nghỉ ngơi cho
khách du lịch
Đa dạng và làm phong phú thêm sản phẩm để thu hút khách. Xây dựng các điểm du lịch có thể ứng dụng phù hợp với điều kiện hiện tại
Thứ tư là cộng tác với các công ty du lịch lữ hành để tổ chức tốt việc đưa đón
khách tới tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch này.
Thứ năm thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đến
nhiều đối tượng khách hàng có hoặc sẽ quan tâm tới loại hình du lịch này.
Để thực hiện được mô hình du lịch dựa vào cộng đồng cần phải có một quá
trình để phát triển thông qua một số năm để triển khai cho hợp lý.
3.3.2.5. Dự toán kinh phí và nguồn kinh phí:
Đầu tư cho cộng đồng như là đầu tư cho các cơ sở ăn uống: thường do người
dân tự đầu tư
- Các nhà sinh hoạt cộng đồng, sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tập thể phục vụ khách du lịch thường do các dự án cộng đồng đầu tư với sự hỗ trợ từ ngân sách, trong một số trường hợp các doanh nghiệp lữ hành cũng đóng góp cho các công trình này.
Đầu tư cho hạ tầng: thường do ngân sách đầu tư, một số hạ tầng do các dự án
cộng đồng đầu tư. Ở một số điểm doanh nghiệp lữ hành cũng đầu tư cho hạ tầng.
Đầu tư xây dựng sản phẩm: mục đầu tư này chủ yếu do các dự án cộng đồng hoặc doanh nghiệp đầu tư, chính quyền địa phương và người dân không tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm tổng thành.
Bảng 3.7. Tóm tắt dự tính đầu tư các hạng mục nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại vùng ven biển NĐ ( Số liệu cho xã Giao Xuân) giai đoạn 2010-2015.
Các hạng mục đầu tư | Dự kiến kinh phí ( Tỷ đồng) | |
I | Nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng | |
1 | Hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông du lịch | 26 |
2 | Hoàn chỉnh hệ thống cung cấp nước sạch | 5 |
3 | Hoàn chỉnh hệ thống tiêu và xử lý nước thải | 3 |
4 | Đường liên gia | 6 |
5 | Xây dựng các điểm bán hàng | 1.5 |
6 | Xây dựng trung tâm y tế | 7 |
II | Hỗ trợ xã xây dựng nhà Du lịch cộng đồng | 9 |
III | Hỗ trợ về vệ sinh môi trường | |
1 | Xây dựng khu vệ sinh, nhà tắm hợp quy cách | 0,5 |
2 | Hệ thống thu gom và sử lý rác thải | 1.5 |
3 | Trồng rừng cảnh quan | 5 |
IV | Đào tạo nguồn nhân lực | |
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiên nay | 0,5 | |
Đào tạo nhân lực phục vụ các dự án và phát triển | 1.5 | |
V | Tổng | 61 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam [10,45]
- Chỉ Tiêu Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch 2012-2015
- Dự Toán Kinh Phí Và Nguồn Kinh Phí Để Thực Hiện Giải Pháp
- Điều Kiện Triển Khai Giải Pháp Và Các Khuyến Nghị:
- Điều Kiện Triển Khai Giải Pháp Và Các Khuyến Nghị:
- A Phiếu Lấy Ý Kiến Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Du Lịch Đối Với
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
[ Nguồn: Tác giải tổng hợp và tính toán ]