Điều Kiện Triển Khai Giải Pháp Và Các Khuyến Nghị: 87383

- Liên kết để xây dựng, nối tuyến, nối tour với các điểm du lịch ở các tỉnh để

tạo nên những tour du lịch phong phú đa dạng.


- Quảng bá các sản phẩm du lịch trên một số phương tiện thông tin đại chúng, qua các lễ hội truyền thống để đông đảo khách hàng biết tới các sản phẩm du lịch mà ngành có thể phục vụ này.



Tổ chức


Xây dựng


Có kế


Liên kết để


Quảng bá

không gian du lịch hợp lý, tận

dụng


những tour du lịch trong nội tỉnh

và ngoại


hoạch tôn tạo và trùng

tu các


xây dựng, nối tuyến, nối tour với các điểm

du lịch ở


các sản phẩm du lịch trên một số

phương

được những lợi thế

của địa

bàn


tỉnh nhằm đa dạng hoá sản phẩm


nguồn tài nguyê n du lịch


các tỉnh để tạo nên những tour du lịch phong phú đa dạng


tiện thông tin đại chúng, qua các lễ hội truyền thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 15

Hình vẽ 3.4. Các công việc thực hiện của giải pháp xây dựng các điểm, tour du

lịch và dịch vụ hỗ trợ cho PT du lịch sinh thái biển NĐ theo hướng bền vững


3.3.3.5. Dự toán kinh phí và nguồn kinh phí:

Một số quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch trọng điểm đã được xây dựng làm cơ sở cho việc lập và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch:

- Dự án xây dựng hạ tầng tuyến du lịch Bến Hữu Bị - Đền Bảo Lộc - Đền Trần - Chùa Tháp - công viên văn hóa Tức Mặc với tổng mức vốn đầu tư được duyệt là 79.100 triệu đồng.

- Dự án xây dựng cải tạo nâng cấp đường vào khu di tích tưởng niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh và khu du lịch, lễ hội chùa Keo Hành Thiện với tổng mức vốn đầu tư được duyệt là 16.302 triệu đồng.

- Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu vực quần thể Phủ Giầy, chợ Viềng Vụ

Bản với tổng mức vốn đầu tư được duyệt là 38.128.

- Dự án đường du lịch từ trung tâm huyện lỵ Giao Thủy vào vườn Quốc gia

Xuân Thủy: Với tổng mức vốn đầu tư được duyệt là 12.134 triệu đồng.

- Dự án xây dựng tuyến đường từ dốc đê đường 38 vào khu di tích Bảo Lộc:

với tổng mức vốn đầu tư được duyệt là 28.707,4 triệu đồng.

- Dự án đầu tư phát triển khu du lịch biển Thịnh Long huyện Hải Hậu đang được triển khai thực hiện.

- Dự án đầu tư phát triển khu du lịch biển Quất Lâm huyện Giao Thủy đang được triển khai thực hiện.

3.3.3.6. Lợi ích của giải pháp:

- Lợi ích về mặt kinh tế:


+ Đa dạng hoá sản phẩm du lịch để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng đồng thời khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn hơn khi có một bộ sản phẩm đầy đủ, từ đó cũng dễ dàng thoả màn được nhu cầu của họ.

+ Nâng cao được doanh thu của ngành nhờ tăng được sức chứa tại các vùng du lịch phụ cận, đồng thời với sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân ở những vùng này.

+ Nhằm đưa du lịch của tỉnh nhà lên một tiêu chuẩn - cấp độ cao hơn nhời đó mà sẽ thu hút khách dẽ dàng hơn. Có nhiều công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, do cạnh tranh lẫn nhau nên buộc các công ty phải đưa ra những sản phẩm khác biệt hơn, quan tâm và phục vụ khách hàngchu đáo hơn…dẫn đến du lịch sẽ phát triển tốt hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Lợi ích về mặt xã hội:


+ Tăng thêm sức chứa cho du lịch trong cùng một thời điểm, doanh số cho

ngành sẽ nâng cao hơn


+ Xã hội hoá du lịch sẽ nâng cao đời sống nhân dân nhờ sự đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất nơi đây. Bên cạnh đó còn thoả mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách.

+ Các nguồn tài nguyên sẽ được chú ý, đầu tư nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu du lịch từ đó là tiền đề cho công tác bảo vệ, trùng tu và tôn tạo cảnh quan, di tích.

- Lợi ích về môi trường sinh thái:


+ Tránh tình trạng quá tải tại khu du lịch trung tâm, dẫn đến suy giảm môi trường do những tác động xấu mà du khách gây ra vượt quá mức cho phép

+ Thu hút sự quan tâm của mọi người, cùng quan tâm xây dựng và phát triển quỹ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

+ Tạo sự hểu biết cho du khách khi có cơ hội được tham quan, nghiên cứu các khu du lịch sinh thái đặc trưng khác nhau của vùng ven biển của tỉnh Nam Định

3.3.3.7. Điều kiện triển khai giải pháp và các khuyến nghị:


Khả năng liên kết các sản phẩm du lịch trong vùng là rất khả thi nhất đó là phối hợp với VQG, các bãi tắm, các làng ven biển nhằm xây dựng và nối kết giữa hoạt động du lịch xem chim, tắm biển, du lịch tham quan làng xóm và tham gia một số hoạt động lao động sản xuất có thể.

Ngoài ra, cùng với VQG, khu vực ven biển này còn có khả năng nối kết với các tuyến, điểm du lịch khác như VQG Cúc Phương, nhà thờ Đá (Phát Diệm); Tam Cốc Bích Động, đền Trần, chùa Phổ Minh, bãi biển Quất Lâm; làng dệt cói Triều Hải, chùa Keo. Các điểm di tích lịch sử, công trình tôn giáo và bãi biển địa phương có thể chỉ hấp dẫn du khách nội địa, không có khả năng thu hút sự tham quan của khách quốc tế.

Khu vực nên khuyến khích phát triển thị trường khách du lịch nội địa đến với vùng. Do vậy nhóm thực hiện dự án du lịch sinh thái bin cần lựa chọn đối tượng khách phù hợp để vừa tăng thu nhập địa phương, vừa giảm thiểu được các áp lực về môi trường của hoạt động du lịch trong khu vực tự nhiên đầy nhạy cảm như VQG Xuân Thủy nói riêng và vùng ven biển Nam Định nói chung.

3.4. Tóm tắt nội dung chương 3


Trên cơ sở phân tích các định hướng phát triển du lịch sinh thái biển ơ Việt Nam và tỉnh Nam Định, cùng như đi sâu vào phân tích cụ thể tình hình du lịch

huyện Giao Thuỷ, luận văn đã đề xuất 3 giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theohướng bền vững, cụ thể là:

- Giải pháp 1: Phát triển du lịch sinh thái biển tại huyện Giao Thuỷ và vùng phụ cận.

Giải pháp 2: Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định, trọng tâm tại huyện Giao Thuỷ.

Giải pháp 3: Xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển

du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


- Phần mở đầu của luận văn tác giả đã đặt ra mục tiêu là đề tài nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển ngành du lịch Nam Định với trọng điểm là loại hình du lịch sinh thái biển. Tuy nhiên do đặc trưng của ngành du lịch là liên quan tới nhiều ngành khác nên các giải pháp triển du lịch sinh thái biển nêu ra chỉ là cơ sở nền tảng cho phát triển hợp lý du lịch Nam Định đến năm 2015 và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Trong ba chương của luận văn tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:

+ Nghiên cứu một cách đầy đủ cơ sở lý thuyết liên quan tới lĩnh vực du lịch sinh thái biển theo hướng bền vững, trong phần lý thuyết tác giả cũng đưa ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới, nhằm học hỏi những thành công đã đạt được của mô hình đó để áp dụng vào những điểm tương đồng cho du lịch sinh thái Việt Nam nói chung và cho phát triển du lịch sinh thái vùng ven biển Nam Định nói riêng.

+ Trong luận văn tác giả đã đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của vùng ven biển tỉnh Nam Định trên các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế - xã hôi, đặc điểm thuỷ hải văn của vùng. Nêu bật được những tiềm năng du lịch tự nhiên cũng như các tài nguyên du lịch nhân văn trong vùng. Để phục vụ việc tìm ra giải pháp phù hợp cho phát triển vùng ven biển Nam Định tác giả đã đi sâu vào phân tích hiện trạng phát triển du lịch của huyện Giao Thuỷ nơi nghiên cứu mô hình phát triển, phân tích hiện trạng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Giao Xuân và

kết quả phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển cho thấy, tiềm năng phát triển du

lịch sinh thái biển ở đây rất lớn.


+ Từ thực trạng trên và các định hướng của tỉnh Nam Định về du lịch tác giả đã đề xuất ba giải pháp nhằm hoàn thiện và đưa ra hướng giải quyết cho phát triển du lịch vùng ven biển đó là giải pháp phát triển du lich sinh thái biển tại huyện Giao Thuỷ và vùng phụ cận; giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định, trọng tâm là huyện Giao Thuỷ và ở đề tài này tác giả lấy địa điểm nghiên cứu là xã Giao Xuân; giải pháp xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch sinh thái biển Nam định theo hướng bền vững.

- Toàn bộ nội dung luận văn được chia làm ba chương


+ Trong nội dung chương 1 đã giới thiệu một số vấn đề lý thuyết liên quan đến du lịch sinh thái và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm về phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững của một số nước trên thế giới.

Mặc dù chưa có sự thống nhất về một khái niệm chung, song đa số ý kiến đều cho rằng: du lịch sinh thái là hình thức du lịch có trách nhiệm, không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường, bảo tồn và góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ và phát triển đời sống của cộng đồng địa phương.

Trong chương 1 tác giả cũng đã trình bày cơ sở lý thuyết chính thống về các thách thức trong quá trình phát triển du lịch và nhất là du lịch sinh thái và những ảnh hưởng của nó tới môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.

Tại các vùng ven biển ở nước ta, nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Song, những hạn chế về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý…đã ảnh hưởng đến việc khai thác các nguồn tài nguyên này cho việc phát triển du lịch. Đây cũng là những vấn đề bất cập đang diễn ra tại vùng ven biển tỉnh Nam Định.

+ Trong nội dung chương 2 đã giải quyết được các vấn là đánh giá chung về ngành du lịch Nam Định nhất là ngành du lịch huyện Giao Thuỷ vấn đề được nhận

thấy là các cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch ở vùng ven biển còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là một đòi hỏi cấp bách của du lịch Nam Định nói chung và du lịch vùng ven biển Nam Định nói riêng để ngành du lịch có thể phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.

Tổng quan được về vùng ven biển Nam Định; thống kê chi tiết đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, hiện trạng về môi trường, đặc điểm thuỷ hải văn cảu vùng ven biển Nam.

Đánh giá tiềm năng du lich sinh thái biển, trong đó có đánh giá về tiềm năng du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của vùng ven biển Nam Định.

Đánh giá hiện trạng về du lịch sinh thái biển tại Nam Định. Nêu rõ tình hình chung và hiện trạng đang diễn ra của du lịch sinh thái biển. Đồng thời đi vào phân tích hiện trạng của du lịch huyện Giao Thuỷ, hiện trạng du lịch sinh thái dựa và cộng đồng tại xã Giao Xuân.

+ Chương 3 của luận văn tác giả nêu rõ định hướng của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững của Việt Nam, của tỉnh Nam Định. Trong đó có các quan điểm chỉ đạo và cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái biển, từ đó tác giả đưa ra ba giải pháp nhằm thức đẩy sự phát triển của ngành du lịch Nam Định cần thiết có sự phối hợp thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, để có tính hệ thống giữa các giải pháp đề tài đưa ra ba giải pháp chính, các giải pháp này đều hướng tới mục đích chung là phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững và hài hoà lợi ích giữa các bên tham gia.

- Lợi ích đem lại của giải pháp:


+ Lợi ích về kinh tế: Chất lượng sản phẩm du lịch được nâng cao và có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách, tăng khả năng cạnh tranh thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Có nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách du lịch có khả năng chi trả cao, đồng thời sẽ kéo dài được thời gian lưu trú, tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Nhà nước có kinh phí để đầu tư

nâng cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, cảnh quan thiên nhiên du lịch được tôn tạo và bảo vệ tốt hơn. Sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vào xây dựng các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí trên đất liền, biển đảo, có chất lượng cao. Do đó ngày càng có nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn được ra đời tăng khả năng cạnh tranh với các điểm du lịch khác trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy các cơ sở kinh doanh du lịch không ngừng tìm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.

Lợi ích về xã hội: Đem lại môi trường lành mạnh, xã hội hóa du lịch, ý thức trách nhiệm của mỗi người làm kinh doanh du lịch được nâng cao, nhiều triển vọng cho sự phát triển bền vững du lịch Nam Định. Giải quyết được nhiều việc làm cho nhiều người, tăng được thu nhập, nâng cao được đời sống cho nhân dân, ổn định chính trị xã hội. Bảo vệ được môi trường văn hoá, phong tục tập quá tốt, loại bỏ được những phong tục tập quán xấu. đồng thời nâng cao được trình độ, nhận thức dân trí nhờ được tiếp xúc giao lưu với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

+ Lợi ích môi trường sinh thái: Tài nguyên du lịch (di tích lịch sử, truyền thống văn hoá, môi trường sinh thái…) được giũ gìn, bảo vệ, tôn tạo để nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Giao Thuỷ. Môi trường sinh thái biển, cảnh quan khu vực có khả năng du lịch được bảo vệ và tôn tạo nhờ sự đầu tư thích đáng, được sự quan tâm của mọi người dân và du khách, đặc biệt là ý thức của chủ, nhân viên các cơ sở kinh doanh du lịch có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch có chất lượng cao.

Từ cơ sở và yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trên, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm khuyến khích phát triển và khai thác triệt để tiềm năng du lịch, để đảm bảo cho các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch sinh thái biển của tỉnh Nam Định.

* Đối với tỉnh:


- Đề nghị tỉnh có những biện pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn về vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài việc đề nghị chuyển vốn vay tín dụng thành vốn ngân sách để giảm nhẹ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp thì việc tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư vào Nam Định là một dịp tốt để thu hút thêm

vốn đầu tư vào kinh tế du lịch, bên cạnh đó cho phép các doanh nghiệp có thể giữ lại phần nộp vượt ngân sách và số tiền cho thuê chuyển nhượng một số cơ sở không cần thiết để đầu tư bổ sung thêm vào vốn kinh doanh.

- Tỉnh cần tổ chức tốt một số hoạt động để tuyên truyền, quảng bá cho du lịch địa phương bằng cách kết hợp tổ chức một số hoạt động hội diễn khu vực, các lễ hội tiêu biểu để phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thu hút khách du lịch. Triển khai tốt các chương trình hành động quốc gia về du lịch và tổ chức các sự kiện du lịch Việt Nam là một dịp tốt để tuyên truyền quảng bá về du lịch cho tỉnh nhà. Phải triển khai lập lại trật tự, trị an tại các điểm, các khu du lịch nhằm tạo ra một môi trường du lịch lành mạnh.

* Đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có ý nghĩa to lớn với hoạt động du lịch của Nam Định trên một số lĩnh vực sau:

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Chính phủ cần ban hành chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển du lịch vùng ven bin, thể hiện rõ ở hai lĩnh vực sau là: Cho du lịch địa phương được hưởng chế độ ưu tiên quỹ phát triển du lịch của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng và mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh du lịch và cần quy định mức thuế suất và lãi suất tiền vay hợp lý cho các đơn vị kinh doanh tại địa phương trong điều kiện hiện nay.

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần tăng cường giúp đỡ địa phương xây dựng các luận chứng kinh tế kỹ thuật về điều tra cơ bản tài nguyên du lịch và lập dự án quy hoạch phát triển du lịch.

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần tăng cường hỗ trợ du lịch địa phương đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

* Đối với các doanh nghiệp du lịch: Để tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn phải tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

doanh nghiệp;

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí