Thống Kê Số Lượng Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Hai Khu Du Lịch Biển

Lượng khách lưu trú tại các khu du lịch biển chỉ chiếm dưới 50% tổng số lượt khách với thời gian lưu trú trung bình khoảng từ 1,5-2 ngày/lượt người. Còn lại trên 50% là số khách đi về trong ngày, không lưu trú lại.

Lượng khách du lịch đến tham quan du lịch tại các khu, điểm du lịch ven biển Nam Định trong những năm 2009, 2010 có xu hướng giảm nhẹ. Khách du lịch đến các vùng biển của Nam Định chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa (khách trong tỉnh và khách từ các tỉnh ngoài).

- Thu nhập du lịch: Thu nhập từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là thu nhập từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển khách du lịch, từ các dịch vụ khác…Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động du lịch cùng thu.

Năm 2003, thu nhập từ du lịch đạt 24,5 tỷ thì đến năm 2010 thu nhập du lịch đạt 36,7 tỷ đồng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ và các sản phẩm dịch vụ thu hút khách còn thiếu nên mức thu nhập của các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch biển của tỉnh chưa cao.

Tình hình trên cho thấy du lịch vùng ven biển Nam Định cần nâng cao chất lượng phòng nghỉ để làm cơ sở đưa mặt bằng giá lên cao; các dịch vụ đi kèm như vui chơi giải trí, đồ lưu niệm làm từ biển, các khu thể thao du lịch biển, dịch vụ thương mại… cần được bổ sung và chú trọng đầu tư nâng cấp để kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của mỗi du khách. Làm tốt điều này không những tạo cho thu nhập tăng mà còn giúp kinh tế vùng ven biển Nam Định giữ được tốc độ tăng trưởng một cách bền vững.

- Cơ sở lưu trú du lịch: Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống ở địa bàn du lịch thuộc vùng ven biển Nam Định phát triển với tốc độ nhanh. Hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Sự phát triển tự phát, không có quy hoạch đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân ra đời. Tuy nhiên, bước đầu có giải quyết được tạm thời nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch về tham quan du lịch, nhưng về lâu dài đây sẽ là một tồn tại khó khắc phục. Tốc độ xây dựng nhanh chóng của các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn mini đã nâng tổng số phòng khách sạn ở khu vực lên cao trong những năm gần đây, tạo ra sự khủng hoảng thừa trong những mùa vắng khách và hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm trên

địa bàn, do vậy mà tính mùa vụ du lịch trong vùng ven biển cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù các cơ sở lưu trú thì nhiều, song quy mô còn nhỏ trung bình mỗi khách sạn có 13 phòng/khách sạn, chất lượng chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn.

Bảng 2.3. Thống kê số lượng cơ sở kinh doanh du lịch hai khu du lịch biển

(Quất Lâm, Hải Thịnh)



Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Cơ sở lưu trú du lịch

131

133

133

136

Tổng số buồng

1688

1724

1833

1860

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững - 8

Nguồn : Phòng Quản lý Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định

Năm 2007 tại các khu du lịch ven biển đã có 131 cơ sở lưu trú với 1688 buồng phòng; năm 2010, số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú được nâng lên 136 cơ sở với tổng số 1860 buồng phòng trong đó có 60 khách sạn, nhà nghỉ được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, nhiều khách sạn có chất lượng buồng phòng đạt tiêu chuẩn 1 sao, 2 sao, chưa có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 3 sao, các dịch vụ vui chơi giải trí hầu như không có, do vậy mà khách đến đây ngoài mục đích tắm biển tham quan nghiên cứu ra thì họ không có trò tiêu khiển nào trong thời gian rỗi...

Tuy nhiên, phần lớn các khách sạn du lịch biển có quy mô nhỏ và tập trung ở một số trung tâm lớn, tại các khu vực khác còn rất thiếu thốn. Các loại hình du lịch ven biển còn khá đơn điệu, nghèo nàn (chủ yếu chỉ có tắm biển), chất lượng phục vụ thấp... nên hiệu suất sử dụng phòng và hiệu quả kinh doanh thấp. Sự đóng góp của ngành du lịch trong kinh tế cả nước cũng như của các tỉnh, thành phố ven biển còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng du lịch của vùng. Chưa được hình thành một cách rõ nét những sản phẩm du lịch biển đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonexia...

Việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch ở vùng ven biển Nam Định chưa chú trọng đến định hướng sản phẩm đặc trưng, vì vậy tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch trong cùng một khu vực cũng như giữa các khu

vực có điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch khác nhau là khá phổ biến, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và mức độ hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Cho đến nay tại vùng ven biển vẫn chưa hình thành các trung tâm du lịch tổng hợp, hiện đại cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực.

- Các cơ sở ăn uống: Hệ thống các cơ sở ăn uống ở vùng ven biển đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách đều có cơ sở ăn uống, các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn trong những năm qua phát triển nhanh, phong phú và đa dạng, luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân địa phương suốt ngày đêm. Phục vụ các đối tượng khách đến từ các quốc gia khác nhau với thị hiếu và khẩu vị ăn khác nhau.

- Các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao: Các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao của khu vực còn rất nghèo nàn. Đó là một nguyên nhân chính không giữ được khách du lịch lưu lại khu vực dài ngày. Khách du lịch đến vùng ven biển ngoài tham quan, tắm biển... còn rất nhiều thời gian rỗi, trong khi đó các cơ sở vui chơi giải trí còn thiếu. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng hầu như không có. Các cơ sở dịch vụ khác như xông hơi - xoa bóp... có phát triển nhưng chất lượng còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu. Các hình thức vui chơi giải trí trên bờ cũng như ở trên mặt nước hầu như không có, điều đó đã làm giảm tính hấp dẫn của vùng ven biển, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.

Tóm lại, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao ở vùng ven biển còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp là một đòi hỏi cấp bách của du lịch Nam Định nói chung và du lịch vùng ven biển Nam Định nói riêng để ngành du lịch có thể phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.

- Đầu tư phát triển du lịch biển tỉnh Nam Định: Sau khi các quy hoạch chi tiết các khu du lịch biển được UBND tỉnh phê duyệt, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường, kêu gọi các thành phần

kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở kinh doanh

dịch vụ du lịch.

Bảng 2.4. Số liệu thống kê vốn đầu tư du lịch tại khu du lịch Quất Lâm

và Thịnh Long thời kỳ 2008-2010


Lĩnh vực đầu tư DL

Tổng giá trị đầu tư qua cá

c năm

2008

2009

2010

Tổng số

29.000

35.300

15.000

1. Khu DL Thịnh Long

14.000

28.800

5.000

2. Khu DL Quất Lâm

15.000

6.500

11.000

Đơn vị tính: Triệu đồng




Nguồn : Phòng Quản lý Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định Tổng số vốn đầu tư tại 2 khu du lịch biển từ 2008-2010: 79.300 triệu đồng Ngoài ra vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ,

nhà hàng tại 2 khu du lịch biển Thịnh Long và Quất Lâm là:124.851 triệu đồng.

Bảng 2.5. Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch từ nguồn vốn địa phương

Đơn vị tính : Triệu đồng


Tổng giá trị đầu tư

2007-2008

2009-2010

Dự án đầu tư hạ tầng du lịch từ nguồn vốn địa phương


33.417


59.092

Xây dựng kết cấu hạ tầng khu du lịch Quất Lâm- thị trấn Quất Lâm- huyện Giao Thuỷ- tỉnh Nam Định


16.000


24.800

Xây dựng kết cấu hạ tầng khu du lịch Thịnh Long- thị trấn Thịnh Long- huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định


17.417


34.292

Nguồn : Phòng Quản lý Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định

- Vốn đầu tư hạ tầng các khu du lịch từ 2007-2010: 92.509 triệu đồng

+ Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn địa phương: 53.417 triệu đồng

+ Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng được hỗ trợ từ nguồn vốn TW: 39.092 triệu đồng, (trong đó vốn TW cấp: 17.000 triệu đồng)

* Đánh giá chung: Nhìn chung, việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch vùng ven biển, tổ chức hoạt động du lịch tại đây đã có những ảnh hưởng tác động tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động đang diễn ra trong vùng. Những ảnh hưởng tác động đó được thể hiện trên một số mặt:

- Tốc độ đô thị hoá tại các vùng nông thôn ven biển diễn ra nhanh hơn cùng với sự phát triển các công trình hạ tầng trong vùng như: đường giao thông đến các khu du lịch, giao thông nội hạt, xây dựng hệ thống cầu cống, phát triển hệ thống điện lực, bưu chính viễn thông, cung cấp nước sạch, xây dựng đê kè biển.

- Hoạt động du lịch góp phần tạo ra thị trường tiêu thụ nông hải sản, hàng hoá được sản xuất trong vùng, tạo việc làm và thu nhập cho cư dân, kích thích các ngành nghề thủ công phát triển phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ và các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch còn thiếu nên mức chi tiêu bình quân của khách thấp và doanh thu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch biển của tỉnh Nam Định chưa cao: Lượng khách lưu trú lại các khu du lịch chỉ chiếm dưới 50% tổng số lượt khách với thời gian lưu trú trung bình khoảng từ 1,7-2 ngày/lượt người, còn lại trên 50% là số khách đi về trong ngày, không lưu trú lại, đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ (nhất là lao động trong các cơ sở, hộ kinh doanh cá thể).

2.3.3. Hiện trạng phát triển du lịch huyện Giao Thuỷ [43,9]

* Thực trạng phát triển du lịch huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2005 đến năm 2010

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch ở Giao Thủy:

a. Thuận lợi:

+ Giao Thuỷ có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên đất và tài nguyên biển phong phú là điều kiện tốt để phát triển một nền kinh tế đa dạng nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá (lúa đặc sản, rau sạch, hoa

quả, các sản phẩm thuỷ sản…) gắn với chế biến, cung cấp nguồn thực phẩm dồi

dào, có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu khách du lịch.

+ Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, kết hợp với khí hậu đồng bằng ven biển là lợi thế để phát triển du lịch. Các bãi tắm của Giao Thủy còn hoang sơ, môi trường trong sạch lại nằm cạnh một vùng dự trữ sinh quyển thế giới, tham gia Công ước Ramsar (VQG Xuân Thủy) là điều kiện thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái biển quy mô lớn.

b. Khó khăn:

+ Du lịch Giao Thủy gặp nhiều khó khăn do chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu toàn cầu, thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, bão lũ đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Du lịch biển mang tính mùa vụ, sức cạnh tranh thấp do các bãi tắm nằm giữa 2 cửa sông, chịu ảnh hưởng của phù sa nên chất lượng nước bị hạn chế.

+ Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, chưa tích luỹ được nhiều, công nghiệp chưa phát triển. Khả năng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện tại và tương lai.

Tình hình, kết quả du lịch huyện Giao Thủy 2006- 2010:

a. Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch:

Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản:

- Những năm qua, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện đã được đầu tư nâng cấp. Nhiều dự án hạ tầng du lịch đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng như: tuyến đường tỉnh lộ 51B từ ngã ba Hải Hậu đến khu du lịch Quất Lâm, các tuyến đường bộ phục vụ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy như đường 489, đường Bình Xuân, đường Tiến Hải đang được gấp rút thi công.

- Riêng Khu du lịch Quất Lâm đã được đầu tư xây dựng 3 km kè, 3 trục đường nhựa với tổng chiều dài 3,1 km và 1 km đường bê tông; 2 trạm cấp nước sạch phục vụ khu kiốt với công suất 220 m3 /ngày, đêm; 2 trạm biến áp điện công suất 250KVA. Tổng nguồn vốn đã đầu tư trên 120 tỷ đồng.

Hệ thống khách sạn nhà nghỉ:

- Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 167 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 44 nhà nghỉ, khách sạn; 12 hộ dân phục vụ khách du lịch lưu trú với và 111 kiốt phục vụ khách tắm biển với tổng số: 1.093 phòng nghỉ

Bảng 2.6. Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Giao Thủy từ năm 2006 đến 2010


Nội dung

2006

2007

2008

2009

2010

Số cơ sở lưu trú

113

127

151

159

167

Số phòng

485

715

901

989

1093

Nguồn UBND huyện Giao Thuỷ

- Cơ sở ăn uống: Tuy có bước phát triển song nhìn chung các cơ sở ăn uống hiện nay còn nhỏ lẻ, chưa đủ khả năng phục vụ cho lượng lớn du khách; chất lượng phục vụ và khả năng chế biến món ăn phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ, chưa được quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Dịch vụ vui chơi giải trí: Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí tại khu vực còn rất nghèo nàn. Hiện tại khu du lịch Quất Lâm mới chỉ có 01 sân tennis, 01 sân cầu lông, 02 bàn bóng bàn, 01 bể bơi, 15 phòng masage và một số phòng hát karaoke trong các nhà nghỉ và ki-ốt.

b. Nguồn nhân lực của du lịch Giao Thủy:

- Tổng số lao động trong ngành Du lịch Giao Thuỷ năm 2010 là 1.382 người, trong đó lao động trực tiếp 432 người, lao động gián tiếp 950 người, lao động qua đào tạo 102 người, đạt tỷ lệ 23,6%, chủ yếu là qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn

c. Các sản phẩm du lịch chủ yếu:

Loại hình du lịch sinh thái:

- Vườn Quốc gia Xuân Thủy có 12 phòng nghỉ chủ yếu phục vụ khách tới liên hệ công tác, nghiên cứu khoa học. Trung bình mỗi năm VQG Xuân Thủy đón từ 30- 40 đoàn khách đến tham quan với khoảng 5.000 lượt khách/năm, trong đó bình quân có trên 100 lượt khách quốc tế/năm.

- Mô hình thí điểm du lịch sinh thái cộng đồng Vườn Quốc gia Xuân Thủy tại xã Giao Xuân: cơ sở lưu trú gồm 12 hộ nông dân với 12 phòng nghỉ, mỗi năm đón khoảng trên 100 lượt khách chủ yếu là khách quốc tế.

Loại hình du lịch biển:

- Là loại hình du lịch chủ yếu ở huyện Giao Thủy hiện nay, tập trung tại khu du lich nghỉ mát- tắm biển Quất Lâm. Khu du lịch này được hình thành từ năm 1997, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang. Trung bình mỗi năm khu du lịch Quất Lâm đón khoảng 130.000 lượt khách tham quan, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 30 tỷ đồng/năm.

d. Kết quả kinh doanh du lịch 2006-2010:

- Lượng khách hàng năm đến với Giao Thủy tăng khá mạnh, bình quân tăng 15- 20%/năm. Tuy nhiên số lượt khách lưu trú ít, chỉ chiếm khoảng 35- 40% tổng số lượt khách đến tham quan. Trong khoảng thời gian từ 2006 trở lại đây lượng khách đến Giao Thủy chủ yếu là khách du lịch nội địa, một lượng nhỏ khách nước ngoài. Năm 2010, du lịch Giao Thuỷ đón 172.000 lượt khách tham quan, trong đó khách lưu trú: 69.925 người, đạt tỷ lệ: 40,6%

- Tổng doanh thu du lịch trên địa bàn huyện năm 2010 đạt 45 tỷ đồng tăng

gấp 4 lần so với năm 2006.

Những tồn tại, hạn chế của du lịch Giao Thủy:

- Ngành du lịch phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt tiềm năng du

lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy chưa được khai thác để phát triển.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp tốc độ và xu hướng phát triển chung. Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch về du lịch còn nhiều hạn chế. Chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao.

- Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp. Văn hoá ứng xử và trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu. Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên hướng dẫn khách tham quan Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

- Các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế du lịch trong tình hình mới. Một số địa phương đang trong tình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023