Thực Trạng Khai Thác Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Huyện Lạc Dương


được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng của họ. Đây là các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp mang tính sơ khai.

Trong quan niệm của người Mạ, người K’Ho, Mông hay Churu, tự nhiên không phải là vô tri, mà là một thế giới hữu linh cũng có những tình cảm và lối ứng xử như thế giới loài người và hai bên hoàn toàn có thể hiểu được nhau và đối thoại được với nhau. Do vậy, trước khi làm việc gì tác động đến thế giới tự nhiên người ta phải cúng lễ theo một nguyên tắc nghiêm ngặt. Tiêu biểu là các lễ hội cúng cơm mới, lễ hộ cồng chiêng và lễ hội đâm trâu.

2.4.2.3 Nghề thủ công truyền thống

Giá trị đích thực của làng nghề truyền thống là giá trị của lao động sáng tạo, gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo trong việc tạo tác sản phẩm của cả cộng đồng dân cư. Chính tình yêu lao động và óc sáng tạo cái đẹp đã làm nên một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch cao.

Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đạ Đơng, người Lạch ở Lạc Dương. Sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc nơi đây là những tấm đắp (ùi- tơ), váy (ùi- ngoách),khăn choàng cổ (Che - woan - ko) và các loại ví, túi xách bằng thổ cẩm. Nguyên liệu của nghề dệt truyền thống là sợi bông và các loại cây tạo màu được lấy từ trong tự nhiên. Ngày nay, đồng bào dân tộc Chil sử dụng các loại sợi chỉ và sợi len công nghiệp để làm ra những sản phẩm dệt thổ cẩm đa sắc màu, phục vụ việc sử dụng hàng ngày của mình và bán cho khách du lịch. Thông qua tấm vải dệt, người phụ nữ K’Ho đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người bằng những hóa văn sinh động, gần gũi trong đời sống hàng ngày như bông hoa, hình người, muông thú, cây nêu, nhà sàn...

Ngoài ra nghề rèn của người Mạ cũng rất độc đáo. Chủ yếu là rèn các công cụ lao động và vũ khí săn bắn.


Bảng 2.4: Tóm tắt tài nguyên du lịch huyện Lạc Dương.


Nhóm tài

nguyên

Tập hợp tài nguyên

Yếu tố

Văn hóa kinh điển

Tập quán sinh hoạt, truyền thống, dân tộc, tôn

giáo.

Tục ma chay, cưới hỏi, lễ tết, tục bắt chồng, tục uống rượu cần, lễ hội cồng chiêng, lễ cúng lúa mới và các luật tục trong xã hội của đồng bào người dân tộc K’Ho.

Tự nhiên

Phong cảnh, hệ thống thảm

thực vật

Phong cảnh thiên nhiên cùng hệ thống thảm thực vật phong phú bao gồm các loại như Chò sót, Chò Nước, Pơmu, Thông năng, thông chàm, thông 5 lá (đây là loại cây rất hiếm chỉ có ở núi cao như Lang Biang), ngô tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm trên thế giới, thân có thể lớn 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó

còn có dổi, long não, thông tre, thông long gà...


Hồ

Hồ Đan Kia- Suối Vàng


Núi

Có đỉnh núi Lang Biang là đỉnh núi cao nhất Đà Lạt với độ cao 2.167m so với mực nước biển. Đây là một địa điểm thu hút khách du lịch trong những năm qua.

Ngoài ra còn có: Bi Đúp (2.287m), Hòn Giao (2.062m),

Chư Yan Du (2.040m), Chư Yan Kao (2.006m).


Khí hậu

Khí hậu mát mẻ với nhiệt độ trung bình hàng năm

khoảng 18-22 độ C.


Giao thông

Có hệ thống giao thông đến tận các xã vùng sâu vùng xa


Thiết bị thông tin

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh với hệ

thống các bưu cục, tổng đài đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân địa phương. Bên cạnh đó còn có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 8




bưu điện huyện, bình quân 76 người/ máy điện thoại và

đã hoàn thành việc cáp quang hóa.

Tài nguyên

bổ trợ

Danh thắng

Đỉnh Lang Biang, Đỉnh RaĐa, hồ Đan kia- Suối Vàng, Làng Cù Lần, VQG Bi- Đoup và nhiều điểm du lịch dã

ngoại khác.


Điều kiện tài nguyên thu hút đầu tư

Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đang từng bước được quan tâm đầu tư. Khi tỉnh lộ 722, 723 hoàn thiện, đưa vào sử dụng mở ra nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện và đặc biệt là ngành du

lịch


Tính cộng đồng trong

sinh hoạt

Ngoài sử dụng ngôn ngữ địa phương là tiếng K’Ho thì hầu như mọi người dân trên địa bàn huyện đều nói

được tiếng Kinh.

Nguồn: UBND huyện Lạc Dương năm 2016.

2.5. Thực trạng khai thác hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương

2.5.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở huyện Lạc Dương

2.5.1.1 Các loại hình du lịch hiện có tại huyện Lạc Dương

Là cửa ngõ phía Bắc vào thành phố Đà Lạt, có giao thông kết nối Nha Trang và Nam Tây Nguyên và nhiều điểm du lịch sinh thái, Lạc Dương đã và đang chứng minh một vùng đất nhiều đặc điểm lợi thế về địa lý, kinh tế để phát triển du lịch dịch vụ. Trong 6 tháng năm 2016, nơi đây các ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá, trong đó lượt khách du lịch đạt ước tính 557.000 lượt người, tăng 34,3%; doanh thu dịch vụ du lịch ước tính đạt 38,347 tỷ đồng.

Cũng trong lộ trình đánh thức một vùng kinh tế và hòa nhịp đi trong trục quan hệ phát triển mở theo quy hoạch liên vùng Đà Lạt- Lạc Dương, địa bàn Lạc Dương đã và đang tiếp tục thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài. Hiện nay, huyện có 71 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thuộc các lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp sản xuất nông lâm và công nghiệp- xây


dựng. Tổng số vốn đang thực hiện là 4.359,79 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng hơn 5.759 ha, tổng vốn đã thực hiện đầu tư là 1.971,62 tỷ đồng, đạt 45,22% so với vốn đăng kí.

Các địa điểm có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch trên địa bàn huyện:

Khu du lịch văn hóa lễ hội Langbiang.

Hồ Đan Kia- Suối Vàng

Thác Ankroet

Nhà máy thủy điện AnKroet

Buôn văn hóa cổ K’Ho

Làng dệt thổ cẩm B’nerC

Nhà thờ xã Lát

Khu nông nghiệp công nghệ cao

Thác 7 tầng xã Đa Sar

Thác Liêng Tur xã Đạ Chais

Vườn thú ZooDoo

Khu du lịch sinh thái Đasar- thủy điện Đa Nhim Thượng

Thác 9 tầng xã Đưng K’Nớ

KDL Hồ Thủy điện Đạ Dâng- Đạ Chomo

KDL Hồ thủy điện Đạ Khai

KDL Hồ chủy điện Yann Tann Sienn

Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng miền núi được xem là sản phẩm du lịch đặc thù và có sức hấp dẫn đặc biệt, các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với thiên nhiên: Tham quan hệ thống các hồ, thác, sông, suối... tham gia các hoạt động du lịch dã ngoại, thể thao mạo hiểm: Leo núi, cắm trại, đua xe đạp địa hình, vượt thác, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch hội thảo, du lịch sinh thái rừng nguyên sinh...

Du khách được trải nghiệm cuộc sống của những người nông dân trồng rau, hoa, tìm hiểu về hoạt động sản xuất, canh tác và tham gia cùng gia đình người dân


các hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra khách du lịch còn được khám phá đời sống văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa.

2.5.1.2 Thực trạng khai thác các tuyến, điểm tham quan

Không chỉ có các điểm du lịch kết nối rất tốt với du lịch Đà Lạt lâu nay như Khu Du lịch Lang Biang, Khu Du lịch Thung Lũng Vàng, Khu Du lịch Làng Cù Lần, du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Khu dã ngoại Ma Rừng Lữ Quán…, Lạc Dương hiện còn có 14 dự án phát triển du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư vào đây với tổng số vốn đăng ký trên 1.300 tỷ đồng, nhiều dự án đã bắt tay vào khởi động với số vốn triển khai đến nay khoảng trên 216 tỷ đồng.

Đặc biệt, du lịch Lạc Dương lâu nay vẫn duy trì được ưu thế thu hút du khách thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng đặc sắc của mình. Trong hành trình của rất nhiều đoàn khách phương xa khi đến nghỉ dưỡng tại Đà Lạt thường không thể thiếu chuyến tham quan buôn làng người Lạch dưới chân Lang Biang huyền thoại, thưởng thức rượu cần đặc sản cùng các tiết mục văn nghệ độc đáo bên đống lửa bập bùng. Hiện trên địa bàn Lạc Dương có 12 nhóm cồng chiêng hoạt động, trong đó Câu lạc bộ Cồng chiêng Lang Biang tại thị trấn Lạc Dương có 10 nhóm, 2 nhóm còn lại tại 2 Khu Du lịch Làng Cù Lần và Vườn quốc gia Biduop

- Núi Bà, tất cả đều là các nhóm chuyên nghiệp.

Để thu hút du khách, Lạc Dương trong những năm gần đây từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, như việc gắn kết du lịch với phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Toàn huyện đến nay có gần 2.000 ha sản xuất rau, hoa, dây tây các loại (chiếm 34% diện tích canh tác của huyện) cùng 16 ha nuôi cá nước lạnh. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đã kết hợp mở cửa cho du khách vào tham quan mua sản phẩm như các trang trại dâu tây dọc theo tuyến Quốc lộ 27C, đường nối Đà Lạt - Nha Trang. Cùng đó là các chuyến du lịch cộng đồng do các công ty du lịch lữ hành điều hành, đưa du khách đến tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với khám phá thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất này.

Đến với VQG bạn có thể tham gia các tour như:


- Trekking đỉnh Langbiang cao 2167m.

- Trekking đỉnh Bidoup cao 2287m, là đỉnh núi cao nhất ở cao nguyên Lâm Viên trong 2 ngày 1 đêm.

- Cắm trại qua đêm giữa rừng thông.

- Chiêm ngưỡng thác Thiên Thai giữa rừng.

- Chèo thuyền cao su qua các ghềnh giữa rừng để ngắm là Phong.

- Trek hơn 3km cung đường rừng, băng suối để ngắm lá Phong, tôm, cua suối, xem chim, v.v...

2.5.1.3 Cơ sở lưu trú du lịch

Hiện nay các sản phẩm du lịch của huyện còn nghèo nàn, các khu du lịch chủ yếu khai thác các lợi thế về điều kiện thiên nhiên có sẵn mà ít được đầu tư, tôn tạo; thời gian lưu trú của khách thấp. Việc khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Các cơ sở lưu trú chưa phát triển. Trên địa bàn huyện mới chỉ có 05 cơ sở lưu trú du lịch với 82 phòng. Đây quả thực là một con số ít ỏi để có thể phục vụ du khách và gia tăng lượng khách lưu trú tại đây.

Gia đình anh Nguyễn Thư Bính ở thôn Đablah, xã Đạ Nhim là một trong những hộ gia đình nhanh chóng nắm bắt được giá trị kinh tế du lịch đem lại, đã và đang bước đầu triển khai mô hình homestay. Khách du lịch đến với lưu trú tại gia đình anh sẽ được tham quan, trải nghiệm sinh hoạt cùng các thành viên trong nhà. Du khách còn được nghe giới thiệu về cách trồng và thu hoạch hồng, cà phê, tự tay thu hoạch sản phẩm được trồng trong nương rẫy của gia đình. Bên cạnh đó, trong mỗi bữa ăn, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản địa phương do chính tay chủ nhà nấu và phục vụ. Đây chính là một mô hình du lịch cộng đồng cần được quan tâm, hướng dẫn cách thức để người dân mạnh dạn thực hiện và nhân rộng.

2.5.1.4 Khách du lịch và doanh thu

Theo UBND huyện Lạc Dương, trong 5 năm qua, du lịch và hệ thống dịch vụ du lịch của huyện đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về mạng lưới, lượng khách đến cùng doanh thu. Nếu như trong năm 2011, lượng khách du lịch đến Lạc Dương chỉ trên 700 nghìn lượt người với doanh thu 31 tỷ đồng thì đến 2016 vừa


qua đã có trên 1,25 triệu lượt du khách đến đây với doanh thu trên 90 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng chung của du lịch dịch vụ trong 5 năm qua đạt gần 22%; doanh thu từ du lịch đang chiếm một tỷ trọng rất đáng kể, trên 21% trong cơ cấu kinh tế của huyện.


Bảng 2.5: Lượng khách đến Lạc Dương giai đoạn 2013-2016

Đơn vị tính: Lượt khách


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Tổng LK

1.029.428

1.150.000

1.200.000

1.250.000

Nội địa

1.011.347

1.130.000

1.180.000

1.231.000

Quốc tế

18.081

20.000

20.000

19.000

Nguồn: UBND Huyện Lạc Dương Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị trường khách chính của Lạc Dương là thị trường nội địa, tổng lượt khách nội địa chiếm 98,26% tổng lượt khách với tốc độ

tăng trưởng bình quân năm là 6,74% qua 4 năm.


1400000


1200000


1000000

Tổng lượng khách

800000

Khách nội địa

600000

Khách quốc tế

400000

Linear (Tổng lượng khách)

200000


0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Biểu đồ 2.1: Tình hình khách du lịch đến Lạc Dương


Nguồn: UBND Huyện Lạc Dương


Qua 4 năm ta thấy, tổng lượt khách đến Lạc Dương có nhiều biến động , nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao. Số lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng khách, điều này chứng tỏ Lạc Dương vẫn chưa thực sự là một điểm đến được nhiều du khách quốc tế biết đến.

Doanh thu du lịch

Bảng 2.6: Doanh thu du lịch huyện Lạc Dương giai đoạn 2013-2016

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

2013

2014

2015

2016

Tốc độ tăng trưởng bình quân

Doanh thu

58,6

65

72

90

19,6%

Nguồn: UBND Huyện Lạc Dương

Tại Lạc Dương, doanh thu du lịch từ hoạt động du lịch chủ yếu từ việc bán vé tham quan tại các điểm du lịch trọng điểm như Lang Biang, Thung Lũng Vàng,vé xem biểu diễn Cồng Chiêng… Hiện nay với lượng điểm lưu trú du lịch tại Lạc Dương còn rất hạn chế, chính vì vậy doanh thu từ dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí đều nằm ngoài phạm vị huyện. Chủ yếu khách du lịch chỉ ghé qua Lạc Dương tham quan rồi quay về nghỉ đêm tại Đà Lạt. Tuy vậy, Lạc Dương cũng có doanh thu đáng kể và tăng dần trong 4 năm từ 58,6 tỷ đồng năm 2013 lên 90 tỷ đồng năm 2016 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15.6%. Kết quả bảng cho thấy doanh thu du lịch của Lạc Dương tăng liên tục trong giai đoạn 2013-2016. Đặc biệt là từ năm 2015 đến 2016 doanh thu tăng 18 tỷ đồng, nguyên nhân là lượng khách tham quan tăng cao.

2.5.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch

2.5.2.1 Mức độ hài lòng về cảnh quan môi trường‌

Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của du khách về điều kiện về cảnh quan, môi trường thiên nhiên và môi trường.


Chỉ tiêu

1

2

3

4

5


%

%

%

%

%


Cảnh quan núi rừng hoang sơ, kĩ vĩ

2,0

0,0

4,0

42,0

52,0

4,42

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí