minh là một vùng đất với nhiều lợi thế để phát triển du lịch, tạo được sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước…
Một số mô hình phát triển du lịch kết hợp với cộng đồng địa phương là một hướng đi mới góp phần thúc đẩy và đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh Lâm Đồng, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên quốc gia, tạo sinh kế cho đời sống kinh tế của cư dân địa phương, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. Là một nhà hoạt động du lịch trong tương lai, tôi muốn góp một phần kiến thức của mình vào công cuộc phát triển du lịch của nước nhà. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động du lịch cũng như đời sống cư dân địa phương tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá có chọn lọc và làm rõ thêm một số khái niệm về Du lịch cộng đồng, hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài luận văn.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng Du lịch về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng khác, trên cơ sở đó xác định giá trị du lịch của chúng.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện phù hợp cho loại hình du lịch cộng đồng tại ba xã Lát, Đạ Nhim, Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 1
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 2
- Các Điều Kiện Hình Thành Và Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Một Số Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Châu Á
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Huyện Lạc Dương Tỉnh Lâm Đồng
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Do thời gian và kinh phí có hạn nên về mặt không gian đề tài tập trung nghiên cứu và tiến hành điều tra xã hội tại ba xã: xã Lát, xã Đạ Nhim và xã Đạ Chais.
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2017.
+ Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo, kế hoạch các văn bản ban hành của UBND Huyện Lạc Dương giai đoạn 2013-2017.
+ Dữ liệu sơ cấp: Điều tra thu thập từ khảo sát khách du lịch và cộng đồng địa phương từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng văn hóa- thông tin UBND huyện Lạc Dương, Sở VH-TT DL tỉnh Lâm Đồng và các ban ngành liên quan. Với các nguồn dữ liệu này tác giả đã sử dụng nhằm đánh giá phát triển du lịch, thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả.
- Phương pháp thu thập thông tin: Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu, cũng như kế thừa các nghiên cứu trước đó về loại hình du lịch cộng đồng bước đầu điều tra tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, xã hội, tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa và đánh giá thực trạng hoạt động của du lịch cộng đồng tại địa phương thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Lạc Dương.
- Phương pháp phỏng vấn: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn khách du lịch và cộng đồng địa phương. Bảng khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tính trị trung bình để xử lý số liệu và xác định mức độ hài lòng dựa vào giá trị khoảng cách.
Số lượng phiếu phỏng vấn cụ thể như sau:
+ Phiếu khách du lịch: 100 phiếu khách du lịch
+ Phiếu cộng đồng địa phương: 150 phiếu
Thời gian diễn ra phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn ở 2 thời điểm tháng 3 và tháng 7/2017.
Phạm vi phỏng vấn: 3 xã thuộc huyện Lạc Dương là xã Lát, xã Đạ Nhim, xã Đạ
Chais.
5. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Du lịch cộng đồng được các ban ngành, tổ chức các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành du lịch. Đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau về du lịch cộng đồng. Do đó, để tiến hành thực hiện nghiên cứu của mình, các nguồn tài liệu liên quan được tiến hành thu thập và tham khảo để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá. Đề tài đã tham khảo các kết quả nghiên cứu, các phương pháp thực hiện trước đây nhằm tạo nền tảng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Những nghiên cứu liên quan được trình bày tóm tắt như sau:
Tài liệu “Community Based Tourism for Conversation and Development” xuất bản năm 2003 của học viện The Mountain Institute, Hoa Kỳ đã đưa ra các khái niệm về du lịch cộng đồng, vai trò, yếu tố phát triển. Các tác giả cũng đưa ra các ví dụ về mô hình du lịch cộng đồng ở vùng Nam Mỹ và Malaysia. Ngoài ra tài liệu cũng đã đưa ra các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thu hút khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng. Ở Việt Nam, các lý thuyết về cộng đồng, lịch sử hình thành các khái niệm cộng đồng và bản chất cộng đồng của Võ Quế (2016). Tác giả cũng đã nêu lên mục tiêu, ý nghĩa phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, các điều kiện và nguyên tắc để hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Không chỉ tiếp cận về mặt lý thuyết tác giả còn rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá từ việc nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong nước và của một số nước phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới. Phạm Trung Lương (2002): “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”, đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng đồng... Dựa trên các phân tích hiện trạng, đề tài phân tích sức ép tới môi trường trong những năm tới đồng thời đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phần trong cộng đồng với các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể
và các giải pháp để áp dụng mô hình đã đề xuất tại đảo Cát Bà.
Nguyễn Thị Hải (2010): “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho các vườn quốc gia đặc thù ở miền Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp vườn quốc gia Hoàng Liên và Xuân Thủy)”. Nghiên cứu đã phân tích cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng và khả năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở các vườn quốc gia. Tham khảo bài học kinh nghiệm du lịch cộng đồng ở một số khu vực trên thế giới và Việt Nam. Dựa trên điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của 14 vườn quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề tài đã phân tích đánh giá sơ bộ tiềm năng du lịch sinh thái của các vườn quốc gia này. Dựa trên các điều kiện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở hai khu vực nghiên cứu là VQG Hoàng Liên và VQG Xuân Thủy, đề tài đã đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm nghiên cứu.
Nguyễn Đức Hoa Cương, Bùi Thanh Hương (2007), “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, đã hệ thống các khái niệm của du lịch cộng đồng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị Việt Nam tới các loại hình du lịch cộng đồng; đánh giá về tính hiệu quả của phương pháp luận và quy trình xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm lưu ý đặc biệt và hướng dẫn về việc chọn địa điểm, quá trình phát triển cộng đồng và cách làm việc của các bên liên quan trong mỗi chương trình du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ được những biện pháp để giải quyết những thách thức đặt ra trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng.
Nguyễn Thị Hải và Bùi Cẩm Phượng (2015) nghiên cứu “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”. Nghiên cứu phân tích về tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Lát như tiềm năng về tự nhiên, về văn hóa nếp sống của cộng đồng địa phương. Đồng thời nêu lên thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Lát, qua đó cho thấy sự tham gia của cộng đồng như một đối tác của ngành du lịch, một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Xã Lát huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có
nhiều điều kiện để phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, người dân ở đây hoàn toàn thụ động khi tham gia vào hoạt động du lịch và không có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược phát triển du lịch chung trên địa bàn của họ. Từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã.
Nguyễn Thị Thanh Kiều (2012) “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”. Nghiên cứu phân tích các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bao gồm điều kiện hấp dẫn của tài nguyên du lịch, điều kiện tiếp cận điểm đến, điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư, điều kiện về thị trường khách và các điều kiện hỗ trợ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương dựa vào 04 bên liên quan bao gồm cộng đồng địa phương, khách du lịch, chính quyền địa phương và thành phần tư nhân. Thêm vào đó, nghiên cứu đi vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Đơn Dương trong việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua công cụ SWOT (Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức). Từ các chiến lược kết hợp của ma trận SWOT, xét ở góc độ chính quyền địa phương, tác giả đưa ra 06 nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương bao gồm giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp quy hoạch du lịch; giải pháp đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch; giải pháp hỗ trợ thông tin kĩ thuật cho người dân địa phương; đề xuất mô hình điểm du lịch cộng đồng tại thôn Diom A, xã Lạc Xuân và giải pháp quảng bá, liên kết với thành phần tư nhân giúp cho người dân địa phương bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong đó nhấn mạnh văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, cải thiện thu nhập thông qua hoạt động du lịch, tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với du khách, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội bền vững và xây dựng hình ảnh điểm đến Đơn Dương.
Phần lớn các nghiên cứu đã đề cập trên đều đưa ra được hệ thống lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng và mô hình phát triển dựa vào cộng đồng. Đồng thời hệ thống hóa các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng như điều kiện tự nhiên, điều
kiện xã hội, tài nguyên du lịch. Các nghiên cứu trên đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu một số kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng.
Riêng về huyện Lạc Dương đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên có rất ít công trình đi sâu nghiên cứu các mô hình phát triển du lịch tại huyện Lạc Dương, các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xác nhận giá trị về lịch sử- văn hóa, giá trị về đa dạng sinh học của huyện Lạc Dương. Nghiên cứu về tiềm năng và định hướng phát triên du lịch cộng đồng ở huyện Lạc Dương là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được nghiên cứu. Chính vì vậy, trên cơ sở căn cứ vào những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện, đề tài sẽ giải quyết một số vấn đề sau:
1) Hệ thống hóa một số lí luận về du lịch cộng đồng
2) Phân tích và đánh giá hiện trạng, tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng huyện Lạc Dương. Đánh giá hiện trạng và nhu cầu của khách du lịch.
3) Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
4) Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số mô hình du lịch cộng đồng phù hợp.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
6.1 Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về loại hình DLCĐ bởi đây là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Nghiên cứu đã tổng hợp những định nghĩa, khái niệm của nhiều tác giả, các tổ chức du lịch trong nước và trên thế giới. Từ đó, áp dụng vào nghiên cứu DLCĐ tại địa bàn nghiên cứu.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn đề tài nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp phần xác lập căn cứ khoa học cho việc quy hoạch phát triển DLCĐ tại địa bàn nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu này sẽ mang đến nguồn tư liệu đa dạng và khả thi trong việc triển khai loại hình du lịch cộng đồng. Kết quả nghiên cứu và
những định hướng giải pháp có ý nghĩa đối với cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, các công ty du lịch trong việc khai thác loại hình DLCĐ và được ứng dụng cho các khu vực có điều kiện tương đồng.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch cộng đồng
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Tổng quan về cơ sở lý luận
1.1.1. Các quan điểm về du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng (community based tourism) đã và đang được hiểu như những quan điểm, giải pháp hay nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững mà thực chất là đối tượng nghiên cứu hay cách thức triển khai các loại hình du lịch (Võ Văn Phong, 2012).
Du lịch cộng đồng là một phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm, khu du lịch và đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại (Nguyễn Thanh Bình, 2006)
Ngày nay, du lịch cộng đồng được hiểu là cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại các địa phương có phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, hoặc gần nơi phân bổ các nguồn tài nguyên du lịch.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về du lịch cộng đồng
Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, một số nhà nghiên cứu cũng như một số tổ chức thế giới đưa ra các khái niệm về “du lịch cộng đồng”:
Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “DLCĐ là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng”
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về DLCĐ như sau: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và