Một Số Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Châu Á


cho tổng số lượng lao động trên thế giới. Khách du lịch Việt Nam tăng từ 2 triệu lượt năm 2000 đến 4,1 triệu khách quốc tế năm 2007. Đến năm 2016 đạt hơn 10 triệu khách quốc tế, doanh thu đạt 400.000 tỷ đồng.

Tại Việt Nam, du lịch bền vững ngày càng được quan tâm hơn bởi khách du lịch. Bằng cách phát huy các giá trị truyền thống của địa phương, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ và ứng phó với những tác động của môi trường. Du lịch cộng đồng có thể thu hút ngày càng nhiều du khách. (Phạm Thanh Nghị, 2005)

Nhu cầu du lịch mạo hiểm kết hợp với các hoạt động Du lịch cộng đồng ngày càng tăng. Bên cạnh các hoạt động mạo hiểm, khách du lịch ngày càng muốn tương tác nhiều hơn với cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động giáo dục văn hóa, thiện nguyện. Vì vậy, các nhà tổ chức tour mạo hiểm ngày càng tăng và kết hợp được các chuyến thăm các cộng đồng địa phương như một yếu tố không thể thiếu trong hành trình của họ.

Ngày nay, du khách hiện đại thích những trải nghiệm mới, đích thực thay vì những ngày nghỉ đơn thuần, phổ biến. Những du khách này đang tìm kiếm một trải nghiệm ngày càng lạ cuộc sống của họ hàng ngày càng tốt. Họ muốn ghé thăm các điểm du lịch mà chưa bị ảnh hưởng bởi thế giới phương Tây. Việt Nam rất phù hợp để đáp ứng những mong muốn này của du khách

Thế giới trực tuyến ngày càng phát triển, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động du lịch cộng đồng đến gần hơn với du khách trên khắp thế giới. Điều này cũng khiến cho khả năng tiếp thị của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng tăng lên. Các phương tiện truyền thông trực tuyến này chính là phương tiện đi đầu làm tăng sự thích thú và cuốn hút của du lịch cộng đồng.

Tác động của du lịch đến cộng đồng

1.3.1. Tích cực

Theo Đỗ Thanh Hoa (2007) du lịch cộng đồng có nhiều tác động tích cực, trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng nguyên tắc phát triển bền vững, cụ thể là mang lại các lợi ích về kinh tế, văn hóa xã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


hội và môi trường. Một số lợi ích của phát triển du lịch cộng đồng là:

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 5

- DLCĐ là một hình thái du lịch, trong đó chủ yếu những người dân địa phương đứng ra phát triển quản lý du lịch. Kinh tế địa phương sẽ thu được phần lớn từ hoạt động du lịch Du lịch cộng đồng làm tăng thu nhập cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn. Làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương.

- Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là giao thông tốt hơn, điện, điều kiện tiếp cận tốt hơn với các nguồn nước sạch, viễn thông...

- Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, mạng lưới giao thông công cộng, điện, nước, thông tin… Hạ tầng cơ sở phát triển sẽ cải thiện cuộc sống người nghèo, tăng khả năng tiếp cận với nước sạch, điện, đường giao thông, giáo dục, truyền thông, y tế...

- Phát triển du lịch còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp, nông nghiệp…. phát triển theo. Các ngành này phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân sách địa phương thông qua các khoản nộp thuế của các doanh nghiệp. Thu ngân sách của địa phương tăng, chính quyền địa phương sẽ có thêm các khoản cân đối ngân sách phục vụ cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

- Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm cho địa phương. Khi phát triển du lịch sẽ góp phần tạo việc làm tại địa bàn có tài nguyên du lịch. Không phải chỉ có những người trong độ tuổi lao động, mà cả những người ngoài tuổi lao động như trẻ em, người già và những người khuyết tật đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Nhiều phụ nữ và thanh niên dễ tìm được việc làm trong du lịch hơn so với các ngành khác, ngay từ khi xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đến khi các điểm, khu du lịch đi vào hoạt động

- Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa du lịch


cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề truyền thống kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Phát triển du lịch sẽ đánh thức các nghề thủ công truyền thống tại địa bàn, có thêm điều kiện phục hồi và phát triển hơn (như nghề làm gốm, khảm, khắc, sơn mài, đẽo, tạc tượng, làm tranh lụa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải …)

1.3.2. Tiêu cực

Một số tác động tiêu cực mà DLCĐ gây ra:

- Tác động đến môi trường: từ số lượng lớn du khách có thể phá vỡ môi trường tự nhiên. Ô nhiễm nước và không khí do nước thải, do chất thải, khí thải của phương tiện vận tải như tàu thuyền, ôtô, xe máy.... Từ đó đã ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học. Phá huỷ nơi cư trú (trên mặt đất hoặc biển) do giải phóng mặt bằng hoặc quy hoạch xây dựng hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch. Xáo trộn cuộc sống hoang dã huỷ hoại thực vật do đi lại và phương tiện.

- Tính không bền vững về kinh tế: Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát. Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác.

- Sự phát triển quá mức: dẫn đến tình trạng phát triển du lịch bất chấp các nguyên tắc; coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, nên trong quá trình khai thác, phát triển du lịch, đã bỏ qua cả lợi ích của cộng đồng. Không khó để nhận thấy hậu quả tất yếu từ việc phát triển du lịch quá nhanh, thiếu bền vững ở một số địa phương đã thể hiện qua tình trạng cơ sở hạ tầng không được đầu tư, nâng cấp; làm du lịch tự phát, thiếu sự kiểm soát của cơ quan có chuyên môn; bản sắc văn hóa bản địa bị phai nhạt thậm chí pha tạp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng tốc độ phát triển, hoạt động du lịch đơn điệu, nhàm chán, thiếu sáng tạo (Phạm Thanh Nghị, 2005)

- Thay đổi văn hóa: Di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn hoá đang tồn tại là những hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực đoan


hoặc quản lý tồi và sự phát triển tuỳ thuộc vào du lịch có thể đe doạ tính toàn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản. Sự viếng thăm thường hằng của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hoá và lối sống cộng đồng địa phương bị xuống cấp.

Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Châu Á và Việt Nam

1.4.1. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Châu Á

1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Malaysia

Malaysia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và có điều kiện phát triển du lịch tương đồng với Việt Nam. Những chiến lược, giải pháp phát triển du lịch công đồng của Malaysia sẽ là những kinh nghiệm cho Việt Nam:

Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch và Ủy ban kế hoạch kinh tế quốc gia Malaysia đã cho thành lập hiệp hội du lịch Homestay. Tổ chức này có nhiệm vụ cấp giấy phép cho những hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú đủ điều kiện, triển khai chương trình xúc tiến phát triển du lịch, xây dựng mô hình điểm...Các hộ dân được khuyến khích tham gia trực tiếp chương trình quảng bá du lịch tại nước ngoài.

Cơ quan quản lý du lịch của quốc gia này đã ban hành nhiều chiến lược phát triển DLCĐ. Việc quản lý DLCĐ được thể hiện trên những nguyên tắc thống nhất trong cả nước thành lập các cơ quan chuyên trách các mảng công việc khác nhau: Ủy ban hành động phát triển du lịch Homestay quốc gia, Ủy ban du lịch Homestay của bang, Ủy ban du lịch Homestay của địa phương. Cộng đồng địa phương được đóng vai trò trọng tâm trong hoạt động Homestay.

Chính phủ Malaysia đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư vào phát triển DLCĐ như vay vốn với lãi suất thấp, vốn bảo lãnh của Chính phủ, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ chuyên gia tư vấn, nghiên cứu thị trường, xác định các khu vực ưu tiên phát triển:

- Đầu tư xúc tiến phát triển du lịch: Trong kế hoạch phát triển, Malaysia đã phát động chương trình xúc tiến du lịch Homestay” gồm các bước: kêu gọi chính quyền, nhân dân các địa phương tích cực tham gia vào kế hoạch xúc tiến, quảng bá, xây dựng các chương trình du lịch Homestay để kéo dài thời gian lưu trú của du


khách; Tổ chức các chương trình xúc tiến phát triển du lịch homestay ở các thị trường trọng điểm; Nghiên cứu các ý kiến phản hồi của du khách để giải quyết kịp thời.

- Các giảng viên và các cán bộ quản lý được đào tạo kiến thức chuyên môn, quản lý.

- Chủ hộ gia đình, CĐĐP được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng chăm sóc khách hàng, ngoại ngữ, kiến thức về chất lượng sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu của du khách, kĩ năng Maketing cơ bản, khả năng công nghệ...

- Cán bộ du lịch được đào tạo những kiến thức về du lịch, DLCĐ, kiến thức về SPDL chất lượng SPDL homestay.

1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại Bali (Indonesia)

Bali là hòn đảo thơ mộng với nhiều bãi biển tuyệt mỹ và được biết đến là một trong 10 điểm du lịch biển đảo đẹp nhất thế giới. Tuy nhiên, ít du khách biết rằng trước những năm 70 của thế kỉ trước, chính phủ Inđônesia đã nhờ Tổ chức du lịch Thế giới (viết tắt là UNTWO) lập quy hoạch phát triển du lịch nơi đây.

Các nhà quy hoạch đã lấy ý kiến và thảo luận với CĐĐP tại đây về quy hoạch phát triển du lịch để tìm ra sự đồng thuận trong phát triển du lịch giữa các bên tham gia, nhu cầu tham gia hoạt động DLCĐ.

Từ đó nhà nước đã có những cơ chế, chính sách đặc biệt cho hòn đảo này như: xây dựng hải cảng và sân bay quốc tế, xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc...), Miễn thị thực cho 40 nước trên thế giới có nhiều người đi du lịch, tạo các cơ chế thuận lợi về nắm quyền sử dụng đất, miễn giảm thuế thu nhập những năm đầu để thu hút các nhà đầu tư là các tập đoàn khách sạn lớn (Accor, Hilton, Sheraton, Holiday Inn...), ban hành quy chế trong quy hoạch xây dựng nhà cao không quá 4 tầng, phải có hệ thống xử lí nước thải, dành 1/3 không gian cho bảo tồn.

Các nhà quy hoạch đã cam kết đào tạo nghiệp vụ chuyên môn du lịch và tạo việc làm cho người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch: làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, làm hướng dẫn viên, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, lái tàu, sản


xuất hàng thủ công mỹ nghệ bán cho du khách, giáo dục CĐĐP bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch và cho cuộc sống của họ.

Nhờ quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn, gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường đã giúp cho Bali trở thành điểm đến du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển nổi tiếng thế giới.

1.4.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

1.4.2.1. Du lịch cộng đồng ở Hà Giang

Hà Giang là vùng đất cực bắc của tổ quốc và được thiên nhiên ban tặng cho những địa danh, thắng cảnh nối tiếng như: đỉnh núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, Thác Thí, Thác Bay, Cổng Trời Quản Bạ, đỉnh Mã Pì Lèng, chợ tình Khâu Vai...và cả một kho tàng văn hóa phong phú của 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó mỗi dân tộc lưu giữ những giá trị , sắc thái văn hóa riêng, tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo mà không phải vùng đất nào cũng có được. Cùng với văn hóa là những đặc sản nổi tiếng như: Cam Sành (Bắc Quang), mận hậu (Xín Mần), đào, lê (Đồng Văn), chè San Tuyết (Hoàng Su Phì)...Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông thôn mới đây được coi là bước đột phá trong phát triển du lịch địa phương.

Trước năm 2006, một số làng dân tộc ở Hà Giang đã được các công ty lữ hành đưa khách du lịch đến tham quan, tổ chức ăn nghỉ tại nhà dân. Hình thức du lịch Homestay xuất hiện từ đó, nhưng hoàn toàn mang tính tự phát, chưa có sự quản lý, hướng dẫn của các cấp, các ngành liên quan, người dân chưa có kĩ năng khai thác, bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc để phát triển du lịch.

Chính quyền tỉnh Hà Giang đã nhận thấy những thế mạnh và lợi ích từ việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng ngành du lịch Hà Giang đã phối hợp với các cấp chính quyền, tích cực triển khai mô hình làng văn hóa gắn với du lịch cộng đồng tại địa bàn các huyện. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 25 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 15 làng đã đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú như: làng văn hóa du lịch thôn Tha, Tiến Thắng, Hạ Thành, Tùy (thành phố Hà Giang); Thôn Kiềm (Bắc Quang);


Thôn Bản Lạ (Bắc Mê); thôn Thanh Sơn (Vị Xuyên); Thôn Nà Ràng (huyện Xín Mần), thôn Chì (huyện Quang Bình)- gắn với văn hóa dân tộc Tày, thôn Bục Bản (huyện Yên Minh) - dân tộc Giáy, thôn Nậm Hồng, Phìn Hồ (Huyện Hoàng Su Phì); thôn Nậm Đăm (huyện Quản Bạ) - dân tộc Dao, thôn Sảng Pả A (huyện Mèo Vạc) - dân tộc Lô Lô, thông Lũng Cẩm Trên (huyện Đồng Văn) - dân tộc Mông. Thu nhập ban đầu từ các dịch vụ du lịch tuy chưa cao nhưng cũng là nguồn động viên, khích lệ để người dân tích cực tham gia phát triển du lịch cộng đồng.

Ngành du lịch Hà Giang cũng đã tổ chức nhiều khóa tập huấn du lịch cộng đồng cho hàng nghìn học viên tại các thôn, bản nhằm cung cấp kiến thức về bảo tồn khai thác các giá trị văn hóa thành các sản phẩm du lịch; kỹ năng trong kinh doanh, phục vụ khách du lịch, trình tự đón khách, quy trình phục vụ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, hướng dẫn khách tham quan.

Được sự định hướng của các cấp chính quyền, một số huyện ở tỉnh Hà Giang đã khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, cung cấp cho du khách những sản phẩm lưu niệm độc đáo: như các sản phẩm dệt lanh (huyện Quản Bạ), mây tre đan (huyện Vị Xuyên, Bắc Quang), rượu ngô Thanh Vân (huyện Quản Bạ), rượu Nàng Đôn (huyện Hoàng Su Phì)... Trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Lô Lô, Pà Thẻn, Dao...cũng được đông đảo du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích.

Ngoài ra, các huyện cũng đã chủ động cân đối nguồn ngân sách, hỗ trợ nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản như: đường bê tông nông thôn, nhà văn hóa du lịch cộng đồng, công trình vệ sinh khép kín, bể chứa nước sạch...

Tuy nhiên, do hoạt động du lịch cộng đồng vẫn còn khá mới mẻ đối với người dân Hà Giang nên trong quá trình phát triển vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa việc giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, với nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Những nơi còn lưu giữ khá nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống lại nằm ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, hạ tầng giao thông liên lạc yếu kém...Bên cạnh đó, nghề thủ công truyền thống bị thất truyền do có sự xâm nhập của hàng hóa được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp nên việc khôi phục làng nghề truyền thống


phục vụ du khách rất là khó khăn. Ngoài ra tại các huyện, đường sá, cơ sở vật chất lưu trú, công trình vệ sinh chưa đảm bảo, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa thực sự hiệu quả, công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ tại các hộ gia đình chưa được quan tâm đúng mức.. cũng là những thách thức trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng.

1.4.2.2. Mô hình du lịch cộng đồng tại làng quê Yên Đức- Quảng Ninh

Ở Quảng Ninh, mô hình du lịch cộng đồng xuất hiện muộn nhưng đã đem lại những thành công nhất định. Dự án này nhằm mục đích giới thiệu những trải nghiệm văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương đến với du khách quốc tế. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa địa phương. Hỗ trợ cộng đồng địa phương để phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững và chia sẻ lợi ích từ dự án du lịch cộng đồng.

Các hoạt động mà du khách đến đây được khám phá rất bình dị, mộc mạc trong cuộc sống thường nhật nhưng lại rất sinh động. Du khách được trải nghiệm cuộc sống thường ngày của bà con nông dân như xay lúa, giã gạo, úp cá...tham quan ngôi chùa cổ của làng, xem múa rối nước...Điều đặc biệt hơn nữa, khách đến thăm nhà dân được tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống của người dân địa phương. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, khu du lịch làng quên Yên Đức đón khoảng 2.000 khách tham quan du lich, chủ yếu là khách châu Âu.

Bước đầu dự án đã mang lại những thành công nhất định, tạo công ăn việc làm cho bà con ngư dân. Từ khi có dịch vụ du lịch này, một bộ phận người dân nơi đây đã được chuyển đổi ngành nghề, giảm bớt công việc đánh bắt, khai thác cạn kiệt tài nguyên, nguồn lợi thủy sản trên vịnh, người dân biết thêm một nghề mới là nghề làm dịch vụ du lịch. Người dân đã biết thêm nghề chèo thuyền nan đưa đón khách du lịch đi tham quan vịnh, trải nghiệm cuộc sống của người dân bản xứ góp phần tăng thu nhập cho đời sống hàng ngày. Mặc dù doanh thu từ du lịch chưa cao, nhưng đã mở ra một hướng phát triển trong việc xây dựng nông thôn mới. Phát triển du lịch cộng đồng, người dân sẽ trực tiếp tham gia và thu lợi nhuận, từ đó nâng cao

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí