Ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu, cà phê; ngoài ra còn làm rượu cần, dệt thổ cẩm, dịch vụ văn hóa cồng chiêng.
Người dân có đức tính cần cù yêu lao động, yêu quê hương, buôn làng; lực lượng lao động có đào tạo là một trong những nguồn lực có tiềm năng để phát triển du lịch.
Bảng 2.1: Các dân tộc ở Lạc Dương
Tổng số hộ | Kinh | K’Ho | M’nông | ||||
Số hộ | Tỷ lệ % | Số hộ | Tỷ lệ % | Số hộ | Tỷ lệ % | ||
Đạ Chais | 274 | 48 | 17,5 | 226 | 82,5 | 0 | 0 |
Đa Nhim | 610 | 67 | 11,0 | 543 | 89,0 | 0 | 0 |
Đạ Sar | 717 | 54 | 7,5 | 663 | 92,5 | 0 | 0 |
TT. Lạc Dương | 1090 | 642 | 58,9 | 448 | 41,1 | 0 | 0 |
Xã Lát | 869 | 170 | 19,6 | 699 | 80,4 | 0 | 0 |
Đưng K’Nớ | 309 | 16 | 5,2 | 293 | 94,8 | 0 | 0 |
Đạ Tông | 1198 | 77 | 6,4 | 549 | 45,8 | 572 | 47,7 |
Tổng cộng | 5067 | 1074 | 3421 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Điều Kiện Hình Thành Và Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Một Số Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Châu Á
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Huyện Lạc Dương Tỉnh Lâm Đồng
- Thực Trạng Khai Thác Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Huyện Lạc Dương
- Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Những Hạn Chế Còn Tồn Tại Ở Huyện Lạc Dương
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND huyện Lạc Dương năm 2016.
2.3.1.2 Lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng người lao động trong hoạt động du lịch sản xuất và dịch vụ ngày càng đông. Việc nắm vững số dân, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, Lạc Dương vẫn là một huyện nghèo và đời sống người dân đang còn nhiều khó khăn.
Bảng 2.2: Điều kiện kinh tế xã hội- Phân loại giàu nghèo của các xã
Hộ nghèo | Hộ trung bình | Hộ khá | |
Tổng dân số các xã là 26.028 khẩu với 5.067 hộ | Tổng số hộ: 1.469 Tỷ lệ % số hộ nghèo: 29,0% | Tổng số hộ: 2.671 Tỷ lệ % số hộ trung bình: 52,7% | Tổng số hộ: 927 Tỷ lệ % số hộ khá: 18,3% |
Số nhân khẩu trung bình các hộ 5,14 | 5,4 | 5,0 | 5,16 |
Biết đọc, viết: Mù chữ Trình độ học vấn | 70% biết đọc, biết viết 30% mù chữ Trình độ học vấn từ lớp 3-5 có thể đọc, viết tiếng Việt | 90% biết đọc, biết viết 5% mù chữ Trình độ học vấn từ lớp 7-9 có thể đọc, viết tiếng Việt | 100% đều biết đọc biết viết Hầu hết học đến cấp 3, có một số người học Cao đẳng, Đại học |
Nghề chính của chồng | Làm thuê, làm vườn rẫy, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng | Làm vườn rẫy, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, làm dịch vụ, dạy học | Làm vườn rẫy, dạy học, tham gia công tác chính quyền, làm dịch vụ, buôn bán |
Nghề chính của vợ | Làm nội trợ, làm vườn rẫy, thu hái củi và lâm sản phụ | Làm vườn rẫy, thu hái củi và lâm sản phụ, buôn bán nhỏ, nội trợ | Làm vườn rẫy, chăn nuôi, buôn bán |
Diện tích canh tác trung bình | < 0,5ha 70% có sổ đỏ | 0,6-10 ha >80% có sổ đỏ | >1,5 ha >85% có sổ đỏ |
Nguồn: UBND huyện Lạc Dương năm 2016
.
2.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế
Thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, trong thập kỉ qua, nền kinh tế của Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tỉnh đã huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế- xã hội địa phương đạt kết quả tốt:
Chính những kết quả được trong huy động nguồn lực đầu tư như trên đã góp phần quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Tốc độ GDP bình quân mỗi năm đạt 20,5%, thu nhập bình quân của mỗi người dân đạt 29,5 triệu đồng.
Nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định và phát triển, thu nhập của người dân trong tỉnh không ngừng tăng, nhu cầu du lịch ngày càng nhiều cũng là một trong những động lực thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch của địa phương.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội hiện có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động ngành nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.
Theo báo cáo kết quả triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn huyện có 715 hộ chiếm tỷ lệ 11,9% và hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 699 hộ chiếm tỷ lệ 97,8% tổng số hộ cận nghèo.
Bảng 2.3: Số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Lạc Dương.
Tổng số hộ | Tổng số hộ DTTS | Trong đó | Trong đó | |||||||
Hộ nghèo | Tỷ lệ % | Hộ nghèo DTT S | Tỷ lệ % | Hộ cận nghèo | Tỷ lệ % | Hộ cận nghèo DTTS | Tỷ lệ % | |||
TT Lạc Dương | 2.457 | 1.283 | 114 | 4,6 | 98 | 7,6 | 242 | 9,8 | 230 | 17,9 |
Xã Lát | 593 | 428 | 58 | 9,8 | 58 | 13,6 | 124 | 20,9 | 122 | 28,5 |
Xã Đạ Sar | 1.205 | 1.082 | 114 | 9,5 | 114 | 10,5 | 65 | 5,4 | 65 | 6,0 |
869 | 738 | 65 | 6,8 | 59 | 8,0 | 106 | 12,2 | 105 | 14,2 | |
Xã Đạ Chais | 439 | 366 | 156 | 35,5 | 156 | 42,6 | 83 | 18,9 | 83 | 22,7 |
Xã Đưng K’Nớ | 467 | 430 | 168 | 36,0 | 164 | 38,1 | 95 | 20,3 | 95 | 22,1 |
Tổng cộng | 6.030 | 4.327 | 669 | 11,1 | 649 | 15,0 | 715 | 11,9 | 700 | 16,2 |
Nguồn: UBND huyện Lạc Dương năm 2016.
2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
- Hệ thống giao thông
Theo UBND huyện Lạc Dương, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 đến nay, huyện Lạc Dương đã đầu tư trên 216 tỷ đồng xây dựng gần 60km đường giao thông tuyến huyện, liên xã, liên thôn, đồng thời xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp một số cây cầu bê tông, cầu treo trên địa bàn.
Trong đó ngân sách Trung ương đầu tư trên 139 tỷ đồng, vốn địa phương gần 50 tỷ đồng, nguồn vốn khác 27 tỷ đồng, nhân dân góp gần 1 tỷ đồng, đồng thời tham gia hàng ngàn ngày công lao động, hiến đất để làm công trình. Việc hoàn thành các tuyến đường giao thông trên địa bàn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, phục vụ vận chuyển hàng hóa, mà còn góp phần hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Lạc Dương.
Hệ thống cơ sở hạ tầng nơi đây đã được tỉnh Lâm Đồng và Tổng Cục du lịch triển khai xây dựng như: Đường Tùng Lâm- Xã Lát, đường sân bay Cam Ly, Đường thị trấn đỉnh Langbiang, đường vòng hồ Dankia, đường thị trấn- đỉnh Langbiang, đường vòng hồ Đankia, đường trục chính khu văn hóa du lịch Langbiang, đường đi trung tâm Kị Mã, đường xã Đạ Sar…
Trong thời gian tới, huyện Lạc Dương tiếp tục chú trọng đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn đã xuống cấp, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ
tầng về giao thông.
- Hệ thống cấp điện nước và bưu chính viễn thông
Về cơ bản, hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện đã được xây dựng tương đối, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. 100% số thôn và hơn 98,2% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. 90% số hộ được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi công ty Điện lực Lạc Dương. Nước sạch được cung cấp chính bởi nước giếng khoan và giếng đào tại các xã. Nhà máy nước Suối Vàng- Đan Kia cấp chủ yếu cho trung tâm thị trấn, xã Lát. Mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong và ngoài nước, Mạng lưới cáp quang đã đến tận các xã, đến nay có khoảng 27% hộ gia đình và 100% cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ Internet.
- Cơ sở y tế
Hiện nay, về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực từ huyện đến cơ sở đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trạm y tế các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, được trang bị khá đồng bộ các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị phù hợp với từng tuyến theo quy định của Bộ Y tế. Ngành Y tế Lạc Dương đã tăng cường đào tạo theo địa chỉ, đào tạo định hướng chuyên khoa phù hợp với công tác khám chữa bệnh tại địa phương. Cử đi đào tạo nhiều bác sĩ, dược sĩ đại học, trên đại học, cử nhân điều dưỡng để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Y tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện.
2.3.2.2 Giáo dục
Trên địa bàn huyện có hệ thống trường phổ thông các cấp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại thị trấn, xã. Lạc Dương hiện có 23 trường học, trong đó có 3 trường trực thuộc Sở GD&ĐT Lâm Đồng quản lý gồm: Trung học phổ thông (THPT) Langbiang, THCS -THPT Đạ Sar và Phổ thông Dân tộc nội trú huyện; 20 trường còn lại do Phòng GD&ĐT huyện quản lý gồm 7 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 6 trường THCS (với 4 trường THCS, 2 trường có cả cấp tiểu học và
THCS). Tổng số học sinh trên địa bàn huyện thuộc Phòng GD&ĐT quản lý khoảng trên 5.200 học sinh. Mạng lưới trường học trên địa bàn huyện đến nay đã phủ đều đến các xã - thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học.
Là huyện có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu và chưa đồng bộ, vì vậy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục huyện Lạc Dương luôn xác định thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển sự nghiệp giáo dục nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.
Đến nay, toàn huyện có 5/20 trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 25%, trong đó, có 1 trường đạt chuẩn mức độ 2. Các trường còn lại đang xây dựng từng bước đạt các chuẩn theo quy định.
2.3.2.3 Văn hóa nghệ thuật
Lạc Dương là huyện có sự đặc sắc về văn hóa nghệ thuật: Ngoài bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc thì còn có các nhạc cụ truyền thống khác như kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrta), trống (Sơ gơr) được biểu diễn với lời ca hoặc độc tấu. Ngoài ra dân tộc K’ho còn có kho tàng sử thi, trường ca khá độc đáo.
2.4. Tài nguyên du lịch
2.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Lạc Dương là một trong những huyện có địa hình phân tầng và có nhiều núi cao nhất vùng Nam Tây Nguyên: Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m), Hòn Giao (2.062m), Chư Yan Du (2.040m), Chư Yan Kao (2.006m).
- Thảm thực vật:
Diện tích rừng tự nhiên của huyện Lạc Dương là 107.376,96 ha, Diện tích rừng lá kim là 51.694,51 ha đạt tỷ lệ 54,1% so với toàn tỉnh.
Theo quy hoạch có ba loại rừng: rừng sản xuất là 346.524ha, chiếm 53,38%, rừng phòng hộ là 211,075 ha, chiếm 32,49%, rừng đặc dụng là 91,770 ha, chiếm 14,13% (theo số liệu của Sở NN&PTNN tỉnh Lâm Đồng).
Rừng Lạc Dương có trữ lượng gỗ rất lớn, nhiều chủng loại. Các nhà lâm học ở Viện nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đã khẳng định rằng Bidoup là một mẫu rừng
cổ nguyên sinh chuẩn nhất ở Tây Nguyên còn sót lại nhờ vào địa thế hiểm trở. Hệ động thực vật ở đây rất đa dạng, phong phú.
VQG Bidoup- Núi Bà có tới 1.468 loại thực vật thuộc 161 họ, 673 chi trong đó có 91 loại đặc hữu, 62 loại quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đây còn là nơi quần tụ của 2/3 loài thông hiện diện ở Việt Nam, trong đó, có thông 2 lá dẹt, thông 5 lá, thông tre và đặc biệt là loài thông đỏ chữa được bệnh ung thư, hàng chục loài lan đặc hữu. Ở đây, cũng phát hiện nhiều loại cây dược liệu có giá trị hàng hóa như: Cẩu tích, đản sâm, củ cung, sa nhân, tô hạp, hương nhu xạ, bạch linh, sâm Ngọc Linh... Về lâm nghiệp, toàn huyện có khoảng 2.436,69 ha chiếm 87,43% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng đặc dụng 61.395,38 ha (chiếm 46,4%) rừng phòng hộ đầu nguồn 71.051,31 ha chiếm 53,6%.
- Động vật:
Về động vật, rừng có 382 loài, 95 họ thuộc 27 bộ, trong đó có 36 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam như Sói lửa, Gấu chó, Gấu ngựa, Báo lửa, Báo hoa mai, Bò tót... Tê giác Java chỉ còn lại 7-8 cá thể là loại đặc biệt quý hiếm đang đứng trước nguy cơ diệt chủng cao. Đây là nơi cư trú của nhiều loại quý hiếm như Tê Giác một sừng, Nai cà tong, Hổ, Bò tót... Các bộ thú quan trọng như bộ Linh trưởng, bộ móng guốc ngón chẵn, bộ Cánh da, bộ ăn sâu bọ cũng đều xuất hiện phổ biến tại Lâm Đồng. Tại vườn quốc gia Bi Đoup- núi Bà huyện Lạc Dương các nhà nghiên cứu động vật đã thống kê được 27 loài động vật quý hiếm, 9 loại chim đang có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu.
Đất đai, khí hậu, nguồn nước, thích hợp, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo hướng nông nghiệp cao như: trồng rau, hoa xuất khẩu, nuôi cá nước lạnh, chăn nuôi đại gia súc...Độ che phủ rừng đạt 88%, hệ động thực vật phong phú, cùng với hệ thống sông, suối, hồ, thác nước, cho phép Lạc Dương khai thác thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, du lịch Homestay, du lịch nghỉ dưỡng...
2.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Huyện Lạc Dương là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi cộng
đồng dân tộc thiểu số có những nét riêng về lối sống, kiến trúc nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động sản xuất làng nghề truyền thống của mình. Điều này cũng cuốn hút du khách đến tìm hiểu, tham quan và trải nghiệm thực tế về cuộc sống, phong tục tập quán hàng ngày của dân cư địa phương.
2.4.2.1 Di sản văn hóa
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ nền văn minh trống đồng nổi tiếng khoảng 3.000 năm trước. Đây là loại hình diễn tấu cồng chiêng đặc sắc dựa theo cách sắp xếp giai điệu phù hợp bối cảnh các lễ hội gắn với sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng cư dân làng bản ở Tây Nguyên sáng tạo và lưu giữ.
Năm 2005, sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là sự kiện văn hóa lớn của người Tây Nguyên nói chung và người dân Lạc Dương nói riêng. Trải qua bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ, đồng bào Cil, Lạch sống dưới chân núi Lang Biang vẫn giữ nguyên một nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của văn hóa cồng chiêng. Với bà con đồng bào dân tộc nơi đây, tiếng cồng tiếng chiêng là thứ không thể thiếu trong tất cả các lễ hội từ mừng lúa mới, đặt tên con, lễ hội đâm trâu đến lễ bỏ mả. Tiếng cồng chiêng chính là thứ để kết nối con người với con người, con người với cộng đồng.
Hiện nay, tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với công chiêng Tây Nguyên được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu.
2.4.2.2 Lễ hội văn hóa dân gian
Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử kiến trúc, Lâm Đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc gắn với tập quán sinh hoạt và lao động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người và có giá trị đối với phát triển du lịch.
Cũng như đa số các cư dân nông nghiệp khác, do sống trong điều kiện hầu như hòa nhập vào tự nhiên nên nhân dân các dân tộc ít người ở Lạc Dương còn lưu giữ