Tăng Cường Và Nâng Cao Hiệu Lực Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn


3.4.1. Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và định hướng cho các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng đề án về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về du lịch giữa ngành và lãnh thổ, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý.

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh, xây dựng các tour, tuyến điểm du lịch.

Huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tạo bước phát triển vượt bậc của ngành du lịch- dịch vụ. Tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp một cách hợp lý, thực hiện tốt công tác tổ cổ phần hóa và chủ trương cổ phần 100% các doanh nghiệp du lịch nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch và các ngành chức năng trên lĩnh vực quản lý du lịch- dịch vụ nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa ngăn chặn xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và xây dựng văn hóa giao tiếp, thể hiện sự thân thiện với du khách của lực lượng nhân viên trong các lĩnh vực hải quan, công an, sân bay, các phương tiện vận chuyển khách du lịch...thực hiện chủ trương tuyên truyền, nhắc nhở,hướng dẫn là chính.

Phát huy vài trò, hiệu lực của Ban chỉ đạo phát triển du lịch, kiện toàn tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Hiệp hội du lịch tỉnh để thực sự là một hiệp hội nghề nghiệp, hoạt động có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


3.4.2. Huy động cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa và các giá trị liên quan đến du lịch.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới chính là một định hướng quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch. Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Du lịch quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, quá trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Như vậy, nếu làm tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên chính là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch của nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Việc nhận thức được rằng các giá trị văn hóa, thiên nhiên của di sản thế giới không phải chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, học tập đơn thuần, mà còn có khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, nên ngoài sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các di sản thế giới còn nhận được sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản và cảnh quan thiên nhiên.

Hiện nay, tại Lạc Dương người dân địa phương hướng sự quan tâm vào việc khai thác các giá trị tài nguyên là chính, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chủ yếu vẫn là những biện pháp hành chính của các cơ quan quản lý. Có thể nói, người dân ở đây mới chỉ quan tâm đến việc được hưởng lợi gì từ di sản hơn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 11

Chính vì vậy, để các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch, cần tập trung vào một số điểm sau: Tăng cường hợp tác giữa các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương, trước hết là giữa ngành du lịch và bảo tồn di sản để tạo ra sự phát triển du lịch thực sự bền vững. Cần lồng ghép tốt giữa Chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp và tôn tạo, bảo tồn di sản văn hóa và Chương trình quốc gia về du lịch, các chương trình về môi trường, phát triển rừng, giáo dục, các quy họach phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực có di sản thế giới.

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, song song với


quá trình đào tạo các cán bộ chuyên môn, cần có kế hoạch tập huấn về chuyên môn và thái độ ứng xử đối với di sản, với khách tham quan cho cán bộ và nhân dân địa phương, các đối tượng tham gia khai thác du lịch tại không chỉ cán bộ du lịch mà cả đối với những người bán hàng, dân địa phương, những người đạp xích lô, lái “xe ôm”, hướng dẫn du lịch tự do.v.v. để thực sự tạo ra những hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn huyện.

Tập trung đầu tư có trọng điểm cho việc phục hồi những giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc. Đầu tư chiều sâu cho việc duy trì một số ngành nghề thủ công và lễ hội, nghệ thuật trình diễn tiêu biểu độc đáo.

Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như giao thông vận tải, hàng không, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội, công an, thuỷ sản... và các cơ quan địa phương đảm bảo cho môi trường di sản thế giới (cả môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội) được trong sạch. Tạo sự ổn định, bền vững cho sự phát triển du lịch.

3.4.3. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Đầu tư mạnh vào hạ tầng, vào hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch lại với nhau. Tuyến đường trọng yếu 723 nối Đà Lạt- Khánh Hòa đi qua hai xã Đạ Nhim, Đạ Chais, Đạ Sar nay đã được nâng lên thành quốc lộ 27C, đường Langbiang đã hoàn thành giai đoạn 1 và sắp hoàn tất giai đoạn 2, Đường Biđoup từ trung tâm thị trấn Lạc Dương nối với đường tỉnh 719 đang được hoàn thiện, Tuyến đường tỉnh 722 cũng đã hoàn tất đoạn Đà Lạt- Đưng K’nớ gần đây.

Xây dựng, rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ để phát triển du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Đề xuất trung ương tiếp tục ưu tiên quan tâm hỗ trợ đầy tư nâng cấp cảng hàng không Liên Khương từ tiêu chuẩn 4D lên 4E đáp ứng đủ tiêu chuẩn sân bay quốc tế, nâng cao chất lượng, tăng tần suất các chuyến bay hiện có, triển trai đầu tư hoàn thành tuyến đường cao tốc Dầu Giây- Liên Khương giúp du khách giảm thời gian đi đến Đà Lạt- và vùng phụ cận.

Xúc tiến khảo sát, kết nối các chuyến bay quốc tế đi, đến các thị trường trọng


điểm trong nước và ngoài nước, cụ thể:

+ Quốc tế: Singapore, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

+ Trong nước: Cần Thơ, Quy Nhơn, Phú Quốc, Gia Lai, Thanh Hóa...

Nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng giao thông đô thị, trạm dừng chân trên tuyến quốc lộ; đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch tại các khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm, làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch.

Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như: Hệ thống giao thông nội tỉnh, liên tỉnh, hệ thống bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe theo hướng chất lượng cao.

Thu hút các nhà đầu tư chiến lược hình thành các khu du lịch phức hợp, các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, các công trình văn hóa tại các địa bàn du lịch trọng điểm.

Để phát triển các làng du lịch cần có kế hoạch cải thiện các cơ sở hạ tầng nhỏ tại địa phương:

- Cải thiện và nâng cấp các tuyến đường vào thôn, làng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách.

- Xây dựng giữ gìn nhà vệ sinh ở nơi công cộng cũng như các điểm mà du khách dừng chân

- Đặt thùng rác tại các khu du lịch trong làng

- Xây dựng các tiểu cảnh, bao trí khung cảnh xung quanh khu vực làng sao cho phù hợp với không gian truyền thống

3.4.4. Giải pháp tạo sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo với lực hấp dẫn cao đối với du khách.

Khách du lịch luôn kỳ vọng một sản phẩm du lịch độc đáo của bất kì một điểm du lịch cộng đồng nào đó. Một điểm du lịch có thể có một hoặc một vài sản phẩm như các phong cảnh tự nhiên, các di tích văn hoá, các làng nghề, đặc sản địa phương...Cộng đồng địa phương cần thống nhất sản phẩm cần được tập trung thể


hiện nét đặc sắc riêng cho địa phương mình.

Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hóa cồng chiêng để phục vụ và thu hút du khách. Đây chính là điểm nhấn quan trọng trong các tour du lịch đến với Lạc Dương. Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu mua sắm và kích thích chỉ tiêu của du khách.

Khai thác các tuyến du lịch có nhiều tiềm năng như “ Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn với du lịch tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng Nam bộ và khu vực duyên hải miền Trung.

Các tuyến du lịch liên vùng:

Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung- Tây Nguyên; liên kết với các địa phương lân cận để hình thành các tam giác phát triển du lịch Lâm Đồng- Tp. Hồ Chí Minh- Nha Trang; Lâm Đồng- Phan Thiết- Hồ Chí Minh; Lâm Đồng- Vũng Tàu- Hồ Chí MInh...nhằm tạo ra liên kết vùng du lịch ở phía Nam và nối tour du lịch khai thác thị trường ở các tỉnh phía Bắc; xây dựng và thực hiện chương trình liên kết với các hãng du lịch quốc tế, từng bước hình thành các tour du lịch quốc tế Thái Lan- Lào- Campuchia qua cửa khẩu Bờ Y đến Lâm Đồng.

Du lịch cộng đồng gắn với rừng Bidoup - Núi Bà nhằm khám phá và bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và các loài động thực vật rừng đặc hữu quý hiếm. Góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt nói riêng và Nam Tây Nguyên nói chung. Tạo nhận thức cho mỗi công dân tích cực bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến thức đô thị của thành phố Đà Lạt; bảo tồn các đặc trưng văn hóa bản địa; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới. Phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên.


Tuyến du lịch sinh thái thác nước Thiên Thai có nhiều tầng gắn với phong cảnh rừng tự nhiên, thác nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Dòng nước mát lạnh từ đầu nguồn đem lại sự sống cho muôn loài nơi đây và là nguồn nước tưới tiêu quan trọng cho việc phát triển lâm nghiệp của Vườn quốc gia. Chinh phục đỉnh Lang Biang và đỉnh Bidoup nhằm mục đích bảo tồn, lưu giữ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và phát huy di sản văn hóa vật thể (các lâm sản).

Bên cạnh đó, cần xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp phát triển du lịch và phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao của địa phương. Các mô hình này sẽ thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch.

- Mô hình nhà vườn:

Mô hình được áp dụng tại các thôn, xóm, hộ gia đình đang có sẵn vườn hoa, vườn rau, vườn trái cây. Vườn cây là nơi cung cấp các sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng cao đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn du khách. Mô hình này sẽ cung cấp thực phẩm cho bữa ăn của du khách, ngoài ra cũng tạo cảnh quan đẹp thu hút du khách tới đây tham quan và mua sản phẩm về làm quà.

- Mô hình homestay:

Mô hình này có thể triển khai ở hai xã Đạ Nhim, Đạ Chais là hai xã nằm gần khu vực vườn quốc gia Biđoup, nơi có địa hình cao và diện tích che phủ rừng lớn. Gần gũi với thiên nhiên sẽ là lợi thế khi triển khai mô hình homestay. Khách du lịch được nghỉ ngơi tại người dân, cùng tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên, được tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của người dân và tham gia vào một số hoạt động lao động của gia đình. Kết hợp mô hình homestay với các hộ gia đình có nhà vườn hoặc làm nghề thủ công truyền thống thêu ren để tăng hiệu quả của mô hình.

3.4.5. Tăng cường công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá về du lịch và mở rộng tìm kiếm thị trường

Để phát triển du lịch cộng đồng cần có chiến lược quảng bá tiếp thị du lịch hợp lý và có trách nhiệm. Trước hết cần nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch huyện trên toàn


quốc, vươn ra khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.

Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển thương hiệu ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ du lịch địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động quảng bá du lịch nông nghiệp thuộc chương trình xây dựng thương hiệu.

Các hoạt động xúc tiến cho du lịch Lạc Dương không nên chỉ giới hạn trong địa bàn tỉnh mà có thể tập trung vào các đối tượng chủ yếu sau:

- Các hãng lữ hành: tập trung vào các hãng lữ hành như Saigontourist, Viettravel, Hanoitourist và một số hãng lữ hành quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

- Các tổ chức công đoàn, tổ chức doanh nghiệp trong nước, các phóng viên báo chí, tổ chức các tour khảo sát và mời họ đến tham dự.

Ngoài ra, cần chú trọng đến các công ty vận tải, khách sạn, nhà hàng...

- Cần đưa ra một câu khẩu hiệu (slogan) riêng nhằm quảng bá hình ảnh của huyện Lạc Dương cũng như việc bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Chú trọng công tác quảng bá thông qua các hãng hàng không và các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế. Nghiên cứu xây dựng bản đồ du lịch điện tử đáp ứng nhu cầu của du khách. Xây dựng chuyên trang quảng bá du lịch bằng tiếng Anh và một số ngoại ngữ thông dụng trên cổng thông tin điện tử tỉnh. Xây dựng duy trì chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền quảng bá du lịch trên các cơ quan thông tấn báo chí địa phương.

Tổ chức các cuộc thi viết, thi ảnh nghệ thuật quảng bá về du lịch địa phương. Bình xét khen thưởng các trang thông tin điện tử, các cơ quan báo chí, bài báo có đóng góp xuất sắc trong việc quảng bá du lịch của tỉnh.

Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch.

Khuyến khích doanh nghiệp du lịch đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài và triển khai các nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch theo định hướng chung của tỉnh.


Cách thức và phương tiện quảng bá:

Cần nhanh chóng thiết kế website cho du lịch huyện Lạc Dương, giới thiệu về các điểm tham quan, tuyến điểm du lịch, hành trình, hệ thống lưu trú, nhà hàng, các làng nghề truyền thống, giá cả dịch vụ...

Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi những phim ảnh, tư liệu về lịch sử văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng du lịch và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương.

Tổ chức các tour farmtrip cho phóng viên báo chí, các hãng lữ hành, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong nước để giới thiệu về hoạt động du lịch huyện Lạc Dương. Đồng thời trưng cầu ý kiến để có cái nhìn khách quan, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng tại đây.

3.4.6. Đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là trang bị những kiến thức cơ bản cho cộng đồng dân cư, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch.

Hiện tại, trình độ dân trí ở huyện Lạc Dương còn thấp, đặc biệt người dân ở vùng sâu vùng xa. Do đó việc đào tạo các kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ du lịch cho dân cư địa phương là điều hết sức cần thiết. Nên hướng đến việc hướng dẫn trực tiếp với những kiến thức thực tế do các chuyên viên đào tạo có chuyên môn hướng dẫn thay cho các hội thảo mang tính hàn lâm, khoa học.

Trước mắt cần tập trung đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên địa phương, để xây dựng đội ngũ người dân làm du lịch am hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc đặc trưng của địa phương. Hướng dẫn, giới thiệu cho du khách các quy trình sản xuất, trồng trọt các loại cây trồng, các loại hoa trong gia đình và địa phương đặc biệt là cây trồng theo hướng công nghệ cao. Hướng dẫn các kĩ năng cơ bản trong hoạt động phục vụ du khách như lễ tân, đồ ăn thức uống, nắm bắt tâm lý du khách....

Chuẩn hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng phục vụ du lịch, cả trực tiếp và gián tiếp, sau đó nâng lên thành yêu cầu bắt buộc đối với một số đối

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí