tượng trực tiếp.
Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến khảo sát, tham quan ở các mô hình du lịch cộng đồng của các địa phương trong cả nước.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Lâm Đồng
Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về DLCĐ tại địa phương; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển DLCĐ phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch...Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo , bồi dưỡng nguồn nhân lực về du lịch cộng đồng
3.5.2. Kiến nghị với sở Du lịch Lâm Đồng
Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển DLCĐ, xác định tuyến du lịch, điểm du lịch … Tổ chức hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá DLCĐ ở trong và ngoài nước. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý du lịch cộng đồng. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ.
Để làm được điều này, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các viện nghiên cứu về du lịch và các tổ chức phát triển là hết sức cần thiết trong việc thu thập, phân tích thông tin, định hướng nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm… để cùng với cộng đồng từng bước xác định các cơ hội thích hợp với địa phương. Bên cạnh đó, cần thấy rõ vai trò của cộng động cần được khẳng định trong việc lựa chọn và ra quyết định.
Cần có một cơ sở thống nhất trong việc phát triển du lịch cộng đồng một cách có hệ thống và đồng đều trong toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Những Hạn Chế Còn Tồn Tại Ở Huyện Lạc Dương
- Tăng Cường Và Nâng Cao Hiệu Lực Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 13
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Cần liên kết chặt chẽ với thành phố Đà Lạt và các tỉnh lân cận để trở thành một điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình đến với vùng đất Tây Nguyên của
du khách.
3.5.3. Kiến nghị với UBND huyện Lạc Dương
Trong quá trình xây dựng định hướng phát triển du lịch huyện Lạc Dương cần chú ý đến việc xây dựng các định hướng phát triển DLCĐ nhằm đưa du lịch Lạc Dương phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có
Trong quá trình khai thác DLCĐ cần có biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn. Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức của người dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho quá trình khai thác hoạt động du lịch trong tương lại hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực với nhiều hình thức khác nhau cho hoạt động du lịch cộng đồng.
Chính quyền các cấp cần phối hợp nghiên cứu, hướng dẫn người dân bản địa xây dựng sản phẩm hấp dẫn, không trùng lặp, bảo đảm vấn đề giữ gìn cảnh quan, môi trường, tránh tình trạng chộp giật, phá hủy dần những nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Nhất thiết phải có quy hoạch cụ thể, rõ ràng và tăng cường chức năng quản lý nhà nước để hạn chế tình trạng phát triển tự phát về du lịch cộng đồng. Tuy nhiên cần lưu ý, quản lý nhà nước không phải là quản hay siết chặt mà phải hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân làm đúng và hiệu quả hình thức du lịch này...
Địa phương cần có chính sách hỗ trợ giúp người dân vay vốn với lãi suất thấp hoặc khuyến khích người dân làm du lịch cộng đồng. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương rõ ràng, thỏa đáng để người dân yên tâm hoạt động du lịch.
3.5.4. Kiến nghị với cộng đồng địa phương
Tham gia đầy đủ các buổi giới thiệu về loại hình du lịch cộng đồng, các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ về phục vụ du lịch do huyện, tỉnh tổ chức để nắm vững cách thức hoạt động du lịch.
Kinh doanh hoạt động du lịch có trách nhiệm với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Chung tay giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường xung
quanh và tại các điểm du lịch.
Người dân cần có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, buôn làng. Bên cạnh đó cần tích cực giới thiệu quảng bá những bản sắc riêng của dân tộc mình đến với du khách.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.
Huyện Lạc Dương đã xác định rõ tiềm năng thế mạnh về du lịch để trên cơ sở đó định ra chiến lược phát triển du lịch của huyện là đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng tỉ trọng ngành du lịch- dịch vụ trong GDP toàn tỉnh, đến năm 2020 đạt khoảng 35% và đạt trên 37% vào năm 2025. Giai đoạn 2016- 2020: số lượt khách du lịch tăng từ 9-10%/năm, khách quốc tế chiếm từ 11-12% tổng số khách du lịch, đến năm 2025 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch hàng năm từ 9-10%/năm, trong đó khách quốc tế chiếm trên 12% tổng số khách du lịch.
Dựa trên những thực trạng hoạt động du lịch và mục tiêu cụ thể về phát triển du lịch để đề xuất các giải pháp quan trọng phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện.
Các giải pháp cần tập trung là tăng cường vai trò của quản lý nhà nước vào hoạt động du lịch, giải pháp về cơ sở hạ tâng, nguồn nhân lực và giải pháp xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với công cuộc phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Giải pháp chú trọng vào công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị cảnh quan môi trường tự nhiên và giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng rút ra một số kết luận sau:
1. Du lịch dựa vào cộng đồng là một công cụ hữu ích làm hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội của địa phương với công tác bảo tồn, đồng thời đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững. Ngoài các điều kiện về tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở hạ tầng...Để du lịch cộng đồng phát triển cần có các điều kiện thiết yếu sau: Thái độ thân thiện của cộng đồng đối với khách du lịch; sự quan tâm của chính quyền trong việc phát triển để không làm gia tăng những tác động xấu mà hoạt động du lịch đem lại.
2. Lạc Dương có điều kiện tự nhiên và nhân văn hết sức đặc thù là cơ hội tốt cho sự phát triển du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Điều này được thể hiện qua tất cả các chi tiết đánh giá hiện trạng ngành trong những năm qua, như số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, GDP Du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật ngành...
3. Nghiên cứu hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Lạc Dương cho thấy, du lịch hình thức DLCĐ đang bước đầu hình thành. Ngoài những hiệu quả kinh tế, sư phát triển du lịch Lạc Dương thời gian qua cũng đã đem lại những hiệu quả xã hội tích cực. Du lịch đã thu hút lực lượng lao động đáng kể, trình độ dân trí của người dân địa phương trong việc giao lưu với khách quốc tế được nâng cao, thông qua khách du lịch quốc tế hiểu rõ hơn về Lạc Dương, về con người và đất nước Việt Nam cũng như người dân địa phương có được tầm nhìn rộng hơn, xa hơn về cộng đồng thế giới đặc biệt là du lịch góp phần đem lại hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
4. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi tạo nên nhiều cơ hội thuận lợi cũng như những khó khăn thách thức đòi hỏi có những quan điểm và mục tiêu phát triển mới đối với du lịch của huyện Lạc Dương và của tỉnh Lâm Đồng. Trước tình hình đó, du lịch Lạc Dương cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện và đột phá để phát triển phù hợp với tình hình chung, với định
hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và cả nước. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân làm du lịch. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân về giá trị mà du lịch đem lại cho đời sống người dân. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bảo dân tộc cũng như việc bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên. Sự đồng lòng của chính quyền và người dân địa phương là sức mạnh lớn nhất trong công cuộc phát triển du lịch bền vững, đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của toàn huyện Lạc Dương trong thời đại mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt.
1. Bùi Thanh Hương - Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), “Nghiên cứu các mô hình DLCĐ ở Việt Nam”, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, Trường Đại Học Hà Nội.
2. Bùi Thị Hải Yến (2004), “Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên Thế giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 4, tr.16.
3. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục.
4. Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Các phương pháp trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng, NXB Nông Nghiệp.
5. Đỗ Thanh Hoa (2007), “Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 4, tr.22.
6. Huyện ủy- Hội đồng nhân dân- UBND- Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Lạc Dương (2014) “Kỷ yếu Lạc Dương 35 năm xây dựng và phát triển”, UBND Lạc Dương.
7. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thanh Bình (2006), “Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 3, tr.5.
9. Nguyễn Thị Mai (2013), Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Thượng Hùng (1998), “Phát triển du lịch sinh thái quan điểm phát triển bển vững”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Lưu (2006), “Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội.
12. Phạm Thanh Nghị (2005), Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, NXB khoa học xã hội.
13. Phạm Trung Lương (2008), “Phát triển du lịch Việt Nam với sự tham gia của cộng đồng: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra”. Tuyển tập hội thảo quốc gia “Sự tham gia của người dân trong lĩnh vực du lịch”, Đà Lạt, Lâm Đồng.
14. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng, Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch.
15. Quỹ Châu Á và viện nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”, Hà Nội.
16. Tổng cục du lịch (2011), Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin.
17. Viện nghiên cứu phát triển du lịch đề án (2010), “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội.
18. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
19. Võ Trí Chung (1998), Sinh thái nhân văn trong du lịch sinh thái Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
20. Võ Văn Phong (2012), “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh.