Những Hạn Chế Còn Tồn Tại Ở Huyện Lạc Dương


thiện đời sống và nâng cao cuộc sống của họ, truyền thống gia đình gần như không thay đổi, nhưng sinh hoạt gia đình thay đổi nhiều.Người dân xã Lát cho rằng du lịch giúp cải thiện đời sống và nâng cao thêm một chút hiểu biết về cuộc sống.

Hoạt động du lịch không ảnh hưởng nhiều đến người dân không trực tiếp tham gia làm du lịch. Vì những người này đa phần chỉ gián tiếp sản xuất nông nghiệp ( trồng rau, hoa màu) đề phục vụ cho du lịch nên bản thân họ không trực tiếp chịu sự ảnh hưởng. Như vậy sự tác động của du lịch đến người dân địa phương có sự khác nhau giữa đối tượng tham gia trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch.

Chính quyền địa phương với chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Hiện nay, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao kết hợp du lịch. Mô hình du lịch canh nông đang được lên kế hoạch và dự kiến triển khai thí điểm tại xả Lát. Đây là một bước đi đầu tiên trong chiến lược phát triển du lịch huyện Lạc Dương của chính quyền địa phương.

2.6. Những hạn chế còn tồn tại ở huyện Lạc Dương

Trên con đường phát triển, Lạc Dương vẫn còn nhiều thử thách bởi xuất phát từ đặc điểm của một địa phương có xuất phát điểm thấp, kinh tế phát triển chưa bền vững, trình độ phát triển chưa đồng đều ở tất cả các địa phương, ngành, lĩnh vực. Việc khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch có mặt hạn chế; thu hút đầu tư chưa hiệu quả. Kết cấu hạ tầng vẫn yếu và thiếu đồng bộ. Một số vấn đề về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội… vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn…

Một khi điều kiện hạ tầng còn chưa đáp ứng, dịch vụ du lịch không mới lạ, không đặc sắc, không cạnh tranh được với các điểm du lịch khác trong nước… thì việc giữ chân và thu hút thêm du khách trong nước còn khó khăn, chưa kể đến du khách quốc tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn giữ thái độ mạnh ai nấy làm, giá vé tham quan chưa thống nhất…, dẫn đến sản phẩm du lịch kém hấp dẫn, trùng lặp. Tuy nhiên, việc tìm được tiếng nói chung giữa các nhà làm du lịch vẫn chưa thực hiện


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

được.

Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Dương lần thứ X xác định phương hướng chung trong giai đoạn 2015 - 2020 là khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh để phát triển, nhất là trên các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm đặc thù, du lịch. Đặc biệt, trong phát triển nông nghiệp, huyện sẽ nắm vững thời cơ về chương trình hợp tác phát triển giữa Lâm Đồng và JICA (Nhật Bản) để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 10


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Lạc Dương là địa bàn chiến lược quan trọng ở Nam Tây Nguyên, với vị trí địa lý thuận lợi giáp thành phố Đà Lạt, cùng với điều kiện tự nhiên và địa hình đa dạng đã tạo cho Lạc Dương một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Theo kết quả điều tra, rừng cảnh quan Lạc Dương hiện có nhiều loại động thực vật quý hiếm được đánh giá là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị, thích hợp phát triển du lịch sinh thái, dưới tán rừng với nhiều loại hình hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch canh nông.

Trên địa bàn huyện có trên 73% là người dân tộc thiểu số. Đồng bào các dân tộc trong huyện có nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc, hiền hòa, mến khách, tình hình an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội được đảm bảo, hạ tầng kinh tế, kĩ thuật, nhất là về giao thông, bưu chính- viễn thông được tăng cường...đây là những điều kiện rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Thị trường khách chính của Lạc Dương là thị trường nội địa, tổng lượt khách nội địa chiếm 98,26% tổng lượt khách với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 6,74% qua 4 năm. Số lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng khách quốc tế chứng tỏ du lịch Lạc Dương vẫn chưa thực sự là một điểm đến được nhiều du khách quốc tế biết đến.

Thực trạng khảo sát hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Lạc Dương cho thấy phần lớn du khách đánh giá cao về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và sự thân thiện của người dân. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn yếu và thiếu đồng bộ. Người dân huyện Lạc Dương chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn, thuyết minh cho du khách. Chính quyền địa phương chưa quan tâm sát sao trong việc triển khai mô hình, cách thức hoạt động của loại hình này cho cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương cần có những giải pháp đồng bộ và thiết thực.


Chương 3: ÐỊNH HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ÐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG , TỈNH LÂM ĐỒNG.

3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng

UBND tỉnh Lâm Đồng định hướng phát triển du lịch với mục tiêu khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống, các giá trị văn hóa - lịch sử để phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, theo hướng chất lượng cao và bền vững, nhanh chóng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của cả tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Mục tiêu cụ thể

- Năm 2015: Lâm Đồng đón 4,5 - 5 triệu lượt, khách quốc tế chiếm 10%; số ngày lưu trú bình quân đạt 2,8 ngày, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 25.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm 50% tổng số phòng khách sạn từ 1- 5 sao; thu hút 15.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch, trong đó 80% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.

- Năm 2020: Lâm Đồng đón trên 6,5 triệu lượt, khách quốc tế chiếm 15%; số ngày lưu trú bình quân đạt 3 ngày, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 35.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm 55% tổng số phòng khách sạn từ 1- 5 sao; thu hút 20.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch; trong đó 90% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.

3.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Lạc Dương

3.2.1. Những cơ hội và thuận lợi

Trong những năm qua, cấp ủy chính quyền địa phương đã định hướng, có chủ trương đúng đắn để ưu tiên phát triển du lịch. Các loại hình du lịch trên địa bàn gắn với không gian văn hóa cồng chiêng, khu dự trữ sinh quyền thế giới Lang Biang, di tích quốc gia núi Lang Biang, hồ Đan Kia- Suối Vàng...đã và đang được khai thác phục vụ du lịch rất hiệu quả. Mạng lưới các cơ sở du lịch được mở rộng; cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư nâng cấp, sản phẩm du lịch ngày


càng được cải thiện, công tác quản lý nhà nước được tăng cường; tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu du lịch được đảm bảo. Các loại hình dịch vụ bổ trợ có bước phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dịch vụ, thông tin, trải nghiệm của du khách. Giai đoạn 2011-2016, tổng lượng khách du lịch đến địa phương đạt 6,3 triệu lượt, tổng doanh thu đạt 370,7 tỷ đồng, lượng khách tăng bình quân hàng năm 9,4%, doanh thu tăng bình quân 19,6%.

3.2.2. Những khó khăn và thách thức

Du lịch Lạc Dương phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, thời tiết...ở phạm vi toàn cầu. Đặc biệt cuộc suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tài nguyên, môi trường du lịch bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác và nhiều nguyên nhân khác (như tai biến tự nhiên. cháy rừng) Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Việc đầu tư phát triển du lịch ngày còn thiếu trọng tâm, thiếu vốn, chưa hiệu quả, chính sách về đầu tư chưa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch.

Công tác xây dựng, chỉ đạo quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo, hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế.

3.3. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Lạc Dương.

3.3.1. Các quan điểm phát triển.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Lạc Dương đến năm 2020 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Lâm Đồng và


vùng Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phát triển kinh tế- xã hội huyện Lạc Dương phải đặt trong mối quan hệ phát triển với thành phố Đà Lạt và các địa phương lân cận; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu của tỉnh và phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội của huyện

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tại chỗ, kết hợp với thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ nhanh; nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch; phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng an toàn và bền vững.

Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho lao động tại chỗ kết hợp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của huyện, coi phát triển khoa học và công nghệ là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và giữ vững ổn định chính trị- xã hội, an ninh- quốc phòng.

3.3.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ tới là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy dân chủ, củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiệu quả; chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, tập trung giải quyết tốt một số vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào DTTS…


Huyện Lạc Dương đã xác định rõ tiềm năng thế mạnh về du lịch để trên cơ sở đó định ra chiến lược phát triển du lịch của huyện là: Đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Khai thác tối đa các tiềm năng du lịch; hình thành các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Gắn hoạt động du lịch kinhh doanh du lịch của các đơn vị kinh tế với việc cung cấp các sản phẩm du lịch của cộng đồng dân cư, tạo điều kiện cho người nghèo được tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch để cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo.

Phát huy những lợi thế về tự nhiên và tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế động lực. Hợp tác, liên kết với thành phố Đà Lạt và các địa phương trong khu vực để xây dựng Lạc Dương trở thành một điểm đến văn hóa du lịch hấp dẫn với các loại hình và sản phẩm du lịch đa dạng: như du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo...Thu hút đầu tư khu du lịch Đan Kia- Đà Lạt, các khu, điểm du lịch sinh thái dọc tỉnh lộ 723, vườn quốc gia Bi Đoup- Núi Bà, thác 9 tầng, thác Liêng Su (xã Đưng K’Nớ), thác 7 tầng (xã Đạ Sar), thác Liêng Tur (xã Đạ Chais)..., tôn tạo khu du lịch núi Lang Biang, khu du lịch Thung lũng Vàng, làng Cù Lần, thác Ankroet...; xây dựng tuyến du lịch sinh thái VQG Bi Đoup- Núi Bà, tuyến du lịch văn hóa cồng chiêng tại xã Lát, tuyến du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc bản địa tại các xã Đạ Sar, Đạ Chais, Đạ Nhim, tuyến du lịch tham quan vườn dâu, hoa công nghệ cao tại xã Lát, Đạ Sar...xây dựng các làng nghề, làng văn hóa đồng bào dân tộc (làng B’Nơ C, làng Bon Dưng...) phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc bản địa phục vụ du lịch. Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt đường vào các khu, điểm du lịch; đào tạo nâng cao năng lực cho lao động du lịch, phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch.

3.3.3. Các chỉ tiêu cụ thể

Lạc Dương đang nỗ lực phấn đấu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh; có tính chuyên nghiệp cao, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có tính cạnh tranh với các địa phương và các nước trong khu vực; đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, đóng vai


trò quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh.

- Tăng tỉ trọng ngành du lịch- dịch vụ trong GDP toàn tỉnh, đến năm 2020 đạt khoảng 35% và đạt trên 37% vào năm 2025.

- Giai đoạn 2016-2020: số lượt khách du lịch tăng từ 9-10%/năm, khách quốc tế chiếm từ 11-12% tổng số khách du lịch, đến năm 2025 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch hàng năm từ 9-10%/năm, trong đó khách quốc tế chiếm trên 12% tổng số khách du lịch.

- Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp (khách sạn, khu nghỉ dương, làng du lịch đạt chuẩn 3-5 sao, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch cao cấp), cụ thể:

+ Phấn đấu đến năm 2020: số phòng đạt chuẩn cao cấp chiếm khoảng 20% tổng số phòng của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và chiếm 40% trong tổng số phòng đạt chuẩn 1-5 sao trên địa bàn tỉnh.

+ Đến năm 2025: số phòng đạt chuẩn cao cấp chiếm trên 25% trong tổng số phòng của hệ thống cơ cở lưu trú du lịch và trên 45% trong tổng số phòng đạt chuẩn 1-5 sao trên địa bàn tỉnh.

- Về lao động du lịch:

+ Đến năm 2020: thu hút khoảng 13.000 lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ, trong đó có 80% được đào tào, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Đến năm 2025: thu hút khoảng 15.000 lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp du lịch dịch vụ, trong đó có 85% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ đáp ứng các yêu cầu công việc.

- Ngày lưu trú bình quân: đến năm 2020 đạt trên 2,5 ngày, đến năm 2025 đạt trên 2,6 ngày.

- Đầu tư du lịch: đến năm 2020, đưa vào khai thác các dự án du lịch đã được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016 trở về trước, đặc biệt tại các khu du lịch: hồ Tuyền Lâm, Đankia- Suối Vàng. Đến năm 2025, đưa vào khai thác các dự án du lịch trên địa bàn và toàn bộ các khu du lịch trọng điểm: Đan Kia- Suối Vàng.

3.4. Các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2022