Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 2

Tài liệu tiếng Việt 161

Tài liệu tiếng Anh 164


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


APEC Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á­Thái Bình Dương (Asia Pacific

Economic Cooperation)

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

AsianNations)

BOT Xây dựng ­ kinh doanh ­ chuyển giao BTO Xây dựng ­ chuyển giao ­ kinh doanh BT Xây dựng ­ chuyển giao

CN Công nghiệp

TN Tây Nguyên

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức

QLNN Quản lý nhà nước

UBND Uỷ ban nhân dân

UBNDTP Uỷ ban nhân dân thành phố

UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC BẢNG BIỂU



Bảng 2.1

Một số thông số của khu vực Tây Nguyên

Trang 52

Bảng 2.2

Số lượng đơn vị hành chính 5 tỉnh ở vùng TN

Trang 53

Bảng 2.3

Số lượng khách quốc tế đến Tây Nguyên (2000 ­

2012)

Trang 61

Bảng 2.4

Số lượng khách của một số thị trường quốc tế đến

TN

Trang 62

Bảng 2.5

Các thị trường khách quốc tế đến các tỉnh TN (năm

2012)

Trang 63

Bảng 2.6

Số lượng khách nội địa đến các tỉnh TN (2000 ­ 2012)

Trang 64

Bảng 2.7

Thị trường khách nội địa đến các tỉnh TN (năm 2012)

Trang 65

Bảng 2.8

Tổng thu nhập du lịch TN, giai đoạn 2005 ­ 2012

Trang 66

Bảng 2.9

Cơ cấu tổng thu nhập từ du lịch vùng TN (2005 ­

2012)

Trang 67

Bảng 2.10

Cơ sở lưu trú du lịch các tỉnh Tây Nguyên (2000 ­

2012)

Trang 68

Bảng 2.11

Hạng cơ sở lưu trú du lịch vùng Tây Nguyên

Trang 68

Bảng 2.12

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

Trang 75

Bảng 2.13

Di tích lịch sử cấp Quốc Gia trên địa bàn Tây Nguyên

Trang 84

Bảng 2.14

Lao động du lịch các tỉnh vùng TN (2005 ­ 2011)

Trang 85

Bảng 2.15

Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến các tỉnh qua phỏng

vấn

Trang 96

Bảng 2.16

Đánh giá thực trạng chất lượng và tính bền vững của

du lịch các tỉnh TN qua phỏng vấn

Trang 101

Bảng 2.17

Ma trận SWOT du lịch bền vững Tây Nguyên

Trang 107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 01.

Sự tham gia của các bên trong hợp tác phát triển du

lịch bền vững

Trang 35

Hình 02.

Bản đồ khu vực Tây Nguyên

Trang 51

Hình 03.

Tăng trưởng khách quốc tế đến với Tây Nguyên

(1000 lượt)

Trang 62

Hình 04.

Tăng trưởng khách nội địa đối với khu vực Tây

Nguyên

Trang 64

Hình 05.

Tăng trưởng thu nhập du lịch, giai đoạn 2000 ­ 2012

Trang 66

Hình 06.

Cơ cấu thu nhập du lịch, giai đoạn 2005 ­ 2012

Trang 67

Hình 07.

Xuất xứ của du khách quốc tế

Trang 96

Hình 08

Mục đích đến của khách quốc tế (%)

Trang 97

Hình 09.

Xuất xứ của khách nội địa

Trang 98

Hình 10.

Mục đích đến của khách nội địa (%)

Trang 98

Hình 11.

Tỷ lệ khách quốc tế ưa thích sản phẩm du lịch (%)

Trang 99

Hình 12.

So sánh và đánh giá thực trạng chất lượng và tính

bền vững của dịch vụ du lịch các tỉnh Tây Nguyên

Trang 102


LỜI MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:‌

Phát triển du lịch bền vững được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) định

nghĩa tại

Hội nghị về môi trường và phát triển

của Liên Hợp quốc tại

Riode

Janeiro năm 1992. Phát triển du lịch bền vững không thể thoát ra khỏi các yêu cầu của phát triển bền vững mà các Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững, tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 xác định. Đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.

Phát triển bền vững, trong đó có phát triển du lịch bền vững đã trở thành một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Ngay từ năm 1991, Chính phủ đã ban hành “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991­2000”. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 256/2003/QĐ­TTg ngày 2/12/2003 về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 153/2004/QĐ­TTg ngày 17/08/2004 về Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. Đây là một chương trình hành động khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các

bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp

hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21.

Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động và hiện đang thu hút xấp xỉ 300 triệu lao động, chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao động trên thế giới. Dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á ­ Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện.

Du lịch bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc

bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa dân tộc; giữ

gìn cảnh quan, bảo vệ

môi

trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” (Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư cũng như khách du lịch đến Việt Nam được thuận lợi..

Tây Nguyên là một vùng đất có nhiều tiềm năng: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng Tây Nguyên để tương xứng với tiềm năng. Nhờ sự phấn đấu của Đảng, Chính quyền, nhân dân trong vùng, Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng kể. Tây Nguyên cũng là nơi có tài nguyên du lịch mà rất ít nơi nào có được như tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên. Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã quan tâm nhiều đến phát triển du lịch và là ngành kinh tế quan trọng của vùng. Tuy nhiên, du lịch Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, chưa gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" một cách hiệu quả; phát triển du lịch không đều giữa các tỉnh trong vùng. Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách; liên kết phát triển du lịch chưa được triển khai.

Các yếu tố trong phát triển du lịch bền vững hầu như chưa được quan tâm hoặc quan tâm nhưng chưa đạt kết quả: thu nhập từ du lịch Tây Nguyên thấp, chỉ chiếm 4,3% tổng thu nhập du lịch của cả nước; thu nhập của dân cư từ hoạt động du lịch manh mún, nhỏ lẻ. Công tác bảo tồn, tôn tạo gắn với sử dụng và phát huy tài nguyên du lịch, các yếu tố văn hóa... chưa được quan tâm đúng mức; nguồn nhân lực phục vụ du lịch thiếu và kém chất lượng. Công tác bảo vệ môi trường, đối xử với thiên nhiên chưa được chú trọng, điển hình là rừng bị tàn phá, các khu du lịch thác,

hồ khô nước, ô nhiễm nặng do thiếu đầu tư, tôn tạo và bị xung đột lợi ích với các

ngành kinh tế khác.

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Tây Nguyên hiện nay là phải phát triển nhanh và bền vững. Tức là vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh

tế dài hạn, đồng thời vừa duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi

trường, tôn tạo các tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nghiên cứu sinh chọn “Gii pháp phát trin du lch bn vng Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề trên.

2. Tình hình nghiên cứu:‌

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Phần lớn, các nghiên cứu này xuất phát từ góc nhìn của khái niệm phát triển bền vững, sau đó phát triển thành những nghiên cứu về phát triển bền vững trong ngành du lịch, gọi tắt là phát triển du lịch bền vững. Chỉ tính đến năm 1999, theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (The World Tourism Organization) đã có trên 100 cuốn sách và 250 bài báo (công bố quốc tế) nói về du lịch bền vững (Lucian Cernar và Julien Gourdon, 2007). Từ đó đến nay, con số nói trên chắc chắn đã tăng hơn rất nhiều và khó có thể tóm lược trong một phần nhỏ của nghiên cứu này.


Kinh tế

Có rất nhiều khái niệm, cách hiểu đã đưa ra về du lịch bền vững. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) năm 2005 thì “Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình du lịch, bao gồm cả du lịch quy mô lớn và những loại hình du lịch nhỏ. Nguyên tắc của sự bền vững trong du lịch là đề cập đến các yếu tố, khía cạnh về môi trường, kinh tế và văn hóa – xã hội của phát triển du lịch và sự cân bằng giữa 3 yếu tố này cần được thiết lập nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững dài hạn”. Từ định nghĩa đó, du lịch bền vững có thể được xây dựng dựa trên những nguyên tắc như sau:

Đảm bảo duy trì mục tiêu kinh tế dài hạn, quyền lợi và chia sẻ lợi ích công bằng của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả cơ hội việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo và các dịch vụ xã

hội cho các cộng đồng sở tại



Văn hóa – Xã hội

Tôn trọng các giá trị văn hóa ­ xã hội của các nhóm cư dân tại các vùng du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng sở tại, đồng thời góp phần vào việc tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương. Các nhóm dân cư bản địa phải được tham gia trực tiếp khai thác tài nguyên văn hóa – xã hội của họ cho du lịch với tư

cách chủ thể và phải được hưởng lợi từ việc tham gia.


Môi trường

Sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường nhằm hỗ trợ phát triển du lịch đồng thời bảo tồn các giá trị sinh thái, bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ UNEP, 2004 và UNWTO, 2005

Trên cơ sở đó UNWTO (2005) đã nêu ra 2 nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững bao gồm:

√. Giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của ngành du lịch và hoạt động du lịch tới môi trường, văn hóa­xã hội và kinh tế.

√. Tăng cường tối đa đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế và tăng lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phương, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống.

Trên cơ sở định nghĩa và nguyên tắc nêu trên của UNEP và UNWTO, tôi lựa chọn để tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án, bao gồm những tài liệu dưới đây:

(1). Công trình: Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững (Tourism and

sustainable community development) của Greg Richards và Derek R. Hall (2000): Dựa trên nguồn tư liệu phong phú của các nghiên cứu trường hợp được tiến hành từ khu phố cổ Edinburg tới vùng nông thôn phía Bắc Bồ Đào Nha và các bãi biển của Inđônêsia, công trình này tìm cách trả lời câu hỏi: các cộng đồng địa phương có

thể đóng góp những gì cho du lịch bền vững và ngược lại, du lịch bền vững sẽ

mang lại điều gì cho các cộng đồng địa phương? Ở đây, dưới các sắc thái biểu hiện khác nhau, vai trò của các cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững đã được khắc họa một cách chân thực và sinh động. Cách đặt vấn đề của công trình này giúp chúng ta liên hệ đến mối quan hệ biện chứng giữa các cộng đồng dân tộc tại chỗ và ngành du lịch ở Tây Nguyên, từ đó, tìm kiếm các giải pháp khả thi nhằm

tạo điều kiện để các cộng đồng được tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ các hoạt động du lịch.

(2). Công trình Phát triển du lịch và môi trường: phía bên kia tính bền vững (Tourism development and environment: beyond sustainability?) của Sharpley (2009): Sau khi điểm lại diễn tiến nội dung của khái niệm du lịch bền vững trong các công trình hàn lâm và các qui trình chính sách trong các thập niên gần đây và chỉ ra giới hạn của các mô hình du lịch đương thời, tác giả đề xuất một phương pháp tiếp cận khác cho phép duy trì được tính bền vững về môi trường – cái được xem là điều kiện tiên quyết của du lịch bền vững. Công trình này cung cấp các quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch bền vững và mối quan hệ giữa bền vững du lịch và bền vững môi trường.

(3). Công trình Phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ công cụ chuẩn về

phát triển bền vững (Is the concept of sustainble development – developing

sustainable development benchmarking tool) của Lucian Cernar và Julien Gourdon (2007): Mục đích của các tác giả là đưa ra một phương pháp thống nhất để đánh giá du lịch bền vững căn cứ trên các chỉ số định lượng. Phương pháp này được gọi là công cụ chuẩn về du lịch bền vững (The sustainable tourism benchmarking tool – viết tắt là STBT). STBT đánh giá tính bền vững của du lịch dưới 4 lĩnh vực (dimension): bền vững về kinh tế (được phản ánh qua 3 phương diện: tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch, liên kết du lịch), bền vững về xã hội và sinh thái, bền vững về hạ tầng và sức hút. Để đánh giá được độ bền vững trong mỗi lĩnh vực nêu trên, các tác giả lần lượt nêu ra các chỉ số tương ứng để lượng hóa thông tin. Ví dụ, đối

với vấn đề tài nguyên du lịch, vận dụng phương pháp STBT, người ta tính toán

được chính xác số lượng các điểm du lịch tự nhiên và các điểm du lịch văn hóa của một khu vực cụ thể, qua đó đánh giá được quy mô và tiềm năng du lịch của địa bàn đó. Phương pháp STBT là một tham khảo hữu ích để tác giả bản luận án này phân tích, đánh giá tính bền vững của du lịch Tây Nguyên thông qua các chỉ số tương ứng.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

a. Các luận án Tiến sĩ kinh tế đã bảo vệ thành công

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí