Trình Độ Tổ Chức Và Quản Lý Bên Trong Doanh Nghiệp

1.4. Môi trường dân số

Dân số nước ta vào khoảng gần 86 triệu người (12/2009). Với tốc độ phát triển kinh tế của nước ta như hiện nay thì nhu cầu đi lại của người dân là rất cao, đồng thời với lượng dân đông và đang trong đà phát triển kinh tế như hiện nay thì thị trường ngành hàng không là một ngành có đầy tiềm năng để khai thác và phát triển mạnh mẽ. Hàng năm có 18 triệu lượt người chọn hàng không là phương thức vận chuyển. Có thể do yếu tố nhanh và an toàn mà hầu như các thương gia, doanh nhân di chuyển giữa những nơi trong nước và quốc tế (dù gần) thì hàng không vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Không những thế, với dân số thế giới lên đến 6 tỷ người, nhu cầu du lịch và công việc nên việc vận chuyển giữa các quốc gia là điều cần thiết. Đó là một tín hiệu tốt cho phát triển thị trường ngành hàng không tại Việt Nam.

1.5. Môi trường công nghệ

Tình trạng trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đó là yếu tố vật chất quan trọng nhất thể hiện năng lực sản xuất, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng suất sản xuất. Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm. Doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bất lợi trong cạnh tranh khi chỉ có công nghệ lạc hậu.

Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển, trình độ phát triển về công nghệ không ngừng được củng cố và phát triển mạnh. Các quá trình chuyển giao công nghệ không ngừng được mở rộng tiếp nhận. Đối với ngành hàng không một ngành đòi hỏi phải công nghệ cao và đổi mới liên tục thì vấn đề công nghệ trở thành một vấn đề hóc búa của các doanh nghiệp khai thác hàng không.

2. Môi trường ngành vận tải hàng không

Đi sâu vào phân tích các yếu tố trong ngành và thấu hiểu thị trường, thấu hiểu đối thủ là cách mà các doanh nghiệp vẫn thường làm nhằm định vị được doanh nghiệp của mình trong thị trường. Đối với hãng hàng không Vietnam Airlines vấn đề định vị doanh nghiệp trong ngành để đi đến các chiến lược cạnh tranh với các đối

thủ khác là hết sức cần thiết. Vì vậy, đi vào phân tích các yếu tố của thị trường ta đi vào phân tích mô hình của M.Porter với năm yếu tố của môi trường ngành. Đó là các yếu tố về: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại, sản phẩm thay thế và khách hàng, nhà phân phối.

-Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Từ sau khi nước ta gia nhập WTO, ngành hàng không nước ta liên tục phát triển và là một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp khai thác hàng không, từ các doanh nghiệp trong nước đến các doanh nghiệp nước ngoài đều dòm ngó vào ngành nghề béo bở này. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của VNA là các hãng hàng không tham gia liên kết đường bay với VNA, các hãng này có thể mở các đường bay riêng hoặc thành lập những hãng bay giá rẻ thâm nhập vào thị trường béo bở của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

-Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Hiện nay, trên thị trường có bốn hàng hãng hàng không đang hoạt động là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco, Indochina Airlines và sắp tới sẽ có thêm hai hãng hàng không nữa đi vào hoạt động là Mekong Aviation và Vietjet Air. Với sự tham gia náo nhiệt của các hãng hãng không thì việc làm thế nào để cạnh tranh nhau giành lấy thị phần về mình sẽ là một vấn đề đau đầu của các nhà quản trị chiến lược trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là với hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines. Cùng với việc phải cạnh tranh với các hãng hàng không trong nước, VNA cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các hãng hàng không khác trên thế giới đặc biệt là các hãng hàng không trong khu vực như Singapore Airlines, Thai Air Asia, Lion Air…

Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của VietNam Airlines - 7

-Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp của các hãng hàng không là các sản phẩm công nghệ, nhiên liệu cho các chuyến bay. Về phần công nghệ, do công nghệ có sự thay đổi nhanh chóng nhưng với sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp phát triển lâu đời như Vietnam Airlines sẽ là một đối tác quan trọng đối với các hãng cung cấp máy bay. Đặc biệt khi mua máy bay của các quốc gia bạn hàng thì sẽ ngày càng gia tăng thêm quan hệ giữa hai nước do một sản phẩm có giá trị rất lớn.

-Khách hàng và nhà phân phối:

Nhu cầu của khách hàng là rất lớn và luôn luôn thay đổi, kết hợp với các hãng hàng không trong nước không ngừng dùng các chiến lược khác nhau để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, Vietnam Airlines là một hãng hàng không lâu đời nhất ở Việt Nam nên VNA cũng có những khách hàng trung thành và thường xuyên sử dụng dịch vụ bay của VNA. Cũng là vì VNA không ngừng phát triển thương hiệu của mình đến với khách hàng. Tuy nhiên, không vì vậy mà VNA không có áp lực từ phía khách hàng, nhu cầu của khách hàng là không ngừng thay đổi và nâng cao đòi hỏi VNA phải tinh tế và nhận biết được, đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó để tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng.

-Sản phẩm thay thế:

Với những đặc điểm hết sức ưu việt của việc bay như là: di chuyển giữa hai địa điểm mà các phương tiện khác không thể đi được một cách dễ dàng và an toàn, nhanh chóng thì các hãng hàng không không cần phải lo lắng về các dịch vụ vận chuyển khác thay thế. Tuy nhiên, bay không chỉ cần cho những lúc như vậy, trong các điều kiện hết sức bình thường thì khách hàng có thể di chuyển người hoặc hàng hóa bằng các phương tiện vận chuyển khác cũng có những ưu việt không kém việc bay như: giá cả rẻ hơn, có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa, nhiều người hơn. Vì vậy, sản phẩm thay thế đối với hãng hàng không VNA vẫn là một yếu tố đáng lưu tâm để có thể cạnh tranh với các phương tiện vận chuyển này.

3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Phân tích nội bộ doanh nghiệp ta đi vào phân tích các yếu tố mang lại những ưu thế và những khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Vietnam Airlines. Ta có thể đi vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích tình hình nhân sự của doanh nghiệp, cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng của doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp…đó là những yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp xác định được sức mạnh cạnh tranh của mình đang ở vị trí nào và có những khả năng nào cho VNA có thể cạnh tranh với các hãng hàng không trong nước và nước ngoài.

3.1 Trình độ tổ chức và quản lý bên trong doanh nghiệp

Trình độ quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, bao gồm các yếu tố sau: Phương pháp quản lý, trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức và văn hóa kinh doanh. Vietnam Airlines là một hãng hàng lâu đời nhất tại Việt Nam, với trình độ tổ chức và quản lý được trải qua nhiều giai đoạn với những kinh nghiệm quý báu về quản lý của mình, Vietnam Airlines hiện là một doanh nghiệp có trình độ quản lý khá tốt.

Phương pháp quản lý: tại VNA phươn pháp quản lý rất được chú trọng, với số lượng đội ngũ nhân viên lớn, nhiều phòng ban, VNA luôn quan tâm tìm kiếm những công cụ giúp hãng quản lý tốt không những về mặt nhân sự, tài chính mà còn về mặt kỹ thuật. VNA đã áp dụng phương pháp quản lý CRM, một phương pháp quản lý nhân sự hiện đại đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.

Trình độ quản lý: Với một quy mô doanh nghiệp lớn như VNA thì trình độ quản lý tại hãng cực kỳ quan trọng. VNA luôn chú trọng và không ngừng nâng cao đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên của mình. Hơn nữa, trong quá trình tuyển dụng nhân viên, VNA luôn đưa ra những yêu cầu rất cao với những ứng viên đó, kèm theo một chế độ đãi ngộ hợp lý và xứng đáng.

Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức hiện tại của VNA là cơ cấu tổ chức có sự quan tâm lãnh đạo của Chính phủ với cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều phòng ban phân chia nhiệm vụ và chức năng rõ ràng. Tuy nhiên, Chính phủ đã có quyết định tư hữu hóa VNA và VNA đang trong quá trình chuyển hóa sang một loại hình tổ chức mới, công ty cổ phần.

Văn hóa kinh doanh: VNA đã tạo ra cho mình một nét văn hóa riêng mà khi hành hành nhìn vào có thể nhận ra ngay đó là hãng như thế nào. Đó là sự dịu dàng, ứng xử nhẹ nhàng, hoạt bát của nhân viên, sự tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của nhân viên. VNA luôn chú quan tâm đến từng nhân viên, với nhiều hoạt động bổ ích bên trong hãng, tăng cường sự gắn kết của mọi người đối với hãng.

3.2. Nhân tố con người

Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất định đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp, thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ

quản lý và người lao động. Đội ngũ lao động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như trình độ nghiệp vụ chuyên môn cảu người lao động sáng tạo, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo… Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt nhân tố này rất quan trọng với ngành vận tải hàng không. Nhân tố con người nói lên khả năng phục vụ của khách hàng của doanh nghiệp, cũng nói lên uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài việc có được một đội ngũ nhân viên đầy đủ, nhiệt tình, hăng hái trong công việc thì việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên là một điều mà VNA luôn chú trọng.

3.3. Khả năng về tài chính

Bất cứ một hoạt động đầu tư, sản xuất, phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế trên thương trường. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cao có thể theo đuổi chiến lược dài hạn, tham gia vào những lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn và cường độ cạnh tranh cao. Với hãng hàng không VNA, vấn đề tài chính là một vấn đề lúc nào cũng được quan tâm, vấn đề tiết kiệm chi phí đi đôi với việc chi tiêu hợp lý các nguồn thu, kết hợp với huy động vốn cho phát triển hệ thống mạng bay và tàu bay được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng. Doanh thu của VNA năm 2009 là 23.000 tỷ đồng, ước tính lợi nhuận đạt 150 tỷ đồng. Với khả năng về tài chính và quản lý tài chính tốt, VNA có thể sẵn sàng cạnh tranh với các hãng hàng không khác.

3.4. Trình độ công nghệ

Với các hãng hàng không, công nghệ được sử dụng là các công nghệ hiện đại, nhằm đảm bảo an toàn trong hàng không. Biết được yếu tố quan trọng này, VNA rất chú trọng đến phát triển trình độ công nghệ của hãng. Các loại máy bay không ngừng được đổi mới, bảo dưỡng thường xuyên ; nguồn nhân lực kỹ thuật cũng không ngừng được đào tạo trong và ngoài nước. Với tầm quan trọng của kỹ thuật và công nghệ, Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay VAECO đã được thành lập nhằm

nâng trình độ về công nghệ của VNA. VAECO được thành lập với mục tiêu sửa chữa máy bay A75, A76, phòng kỹ thuật thuộc Văn phòng khu vực miền Trung và các ban tham mưu về kỹ thuật bảo dưỡng máy bay…từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật của hãng.

4. Tình hình hoạt động của Vietnam Airlines trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây, ngành vận tải hàng không dân dụng thế giới liên tiếp chịu những tác động to lớn, đó là giá dầu tiếp tục leo thang vượt ra ngoài dự báo thông thường. Từ đầu tháng 1 năm 2008 giá dầu thô thế giới đã tăng đến đỉnh điểm, cao nhất trong lịch sử thế giới, giá dầu thô đạt gần 150$/thùng. Sau đó, giá dầu thô giảm dần nhưng vẫn ở mức khá cao trong 8 tháng đầu năm 2008 và giảm còn xấp xỉ 30$/ thùng vào ba tháng đầu năm 2009. Giá dầu thế giới liên tục tăng giảm không dự đoán được ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế thế giới và các hãng hàng không trên thế giới.

Năm 2009 là năm môi trường kinh doanh của các hãng hàng không thế giới lại gặp nhiều rất nhiều khó khăn. Đối với các hãng hàng không Việt Nam thì khó khăn lại càng gấp bội bởi suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động sâu rộng đối với hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam trong đó có vận tải hàng không. Suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu tăng vọt và dịch cúm A/H1N1 đã khiến nhu cầu đi lại bằng hàng không sụt giảm, chi phí đầu vào tăng cao…Bên cạnh những tác động chung thì TCT HKVN còn chịu nhiều khó khăn khác. Hiện nay, VNA phải sử dụng 30% phi công nước ngoài và vẫn phải thuê nhiều máy bay từ nước ngoài, giá thuê máy bay chiếm từ 37% - 41% giá thành. Những yếu tố trên làm cho TCT HKVN gặp không ít khó khăn.

Do ảnh hưởng của các biến động về kinh tế, trong năm 2009, VNA phải trải qua giai đoạn hết sức khó khăn: nhu cầu đi lại bằng đường hàng không giảm sút trầm trọng. Trong bối cảnh khó khăn đó, bên cạnh các biện pháp cắt giảm chi phí, giãn tiến bộ đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách, điều chỉnh chính sách bán/ đặt, giữ chỗ, tăng/giảm chi phí, VNA đã thực hiện thành công cuộc sống điều chỉnh linh hoạt sản phẩm, sử dụng hiệu quả đội máy bay, tăng giảm linh hoạt nên trên các đường bay trong các giai đoạn cao/thấp điểm của từng thị trường. Với những nỗ lực

như vậy, VNA đã đạt được những kết quả khá tốt trong năm 2009. Cụ thể, đã cân đối được thu chi với mức lãi khoảng 150 tỷ đồng, chuyên chở khoảng 9,34 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2008, trong đó khách nội địa khoảng 6,19 triệu tăng 18% so với năm 2008, khách quốc tế 3,15 triệu giảm 10%, thị phần đạt 54% (trong đó quốc tế đạt 35%, nội địa 73%)

Sang năm 2010, Tổng Công ty dự báo sẽ còn nhiều khó khăn nhưng Công ty sẽ cố gắng tận dụng mọi cơ hội của thị trường khi thị trường phục hồi. Điều này đòi hỏi nỗ lực đặc biệt của toàn hệ thống trong việc chủ động tận dụng lợi thế riêng, tìm kiếm cơ hội phát triển. Dự kiến VNA sẽ tiếp tục phát huy chính sách điều chỉnh linh hoạt sản phẩm trong mùa cao điểm hoặc thấp điểm, chính sách bán/đặt, giữ chỗ nhằm tiết kiệm chi phí. Đẩy mạnh đa dạng hóa cơ cấu khách, tăng cường bán khách doanh thu cao và tìm kiếm cơ hội tăng doanh thu qua hoạt động thuê chuyến, phối hợp với công ty dịch vụ, khách sạn các chương trình điểm đến xây dựng các sản phẩm tour du lịch đem lại kết quả khả quan.

Đội bay, VNA dự kiến tăng lên từ 58 chiếc (năm 2009) lên trên 70 chiếc (năm 2010)

Sản phẩm đẩy mạnh phát triển sản phẩm bổ trợ đến Đông Dương và nội địa VN nhằm phục vụ tối đa nhu cầu khách nối chuyến từ các thị trường nguồn như Châu Âu, Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, VN sẽ tăng tần suất mạnh mẽ để đón đầu sự phục hồi của thị trường, cụ thể như tại các điểm tại Châu Âu như Paris, Frankurt, Moscow nhằm tận dụng cơ hội thị trường và lợi thế bay thẳng đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. VNA sẽ đạt được chỉ tiêu: khách vận chuyển đạt 10,8 triệu lượt khách tăng 21% so với năm 2008 (nội địa tăng 21%, quốc tế20%), thị phần hành khách đạt 55%, trong đó quốc tế đạt 37%, nội địa đạt 73%.

Từ những phân tích trên có thể thấy rõ được những thuận lợi do thị trường mang lại và những ưu điểm mà Vietnam Airlines có được cần đầu tư phát triển, đồng thời cũng thấy được những khó khăn và thách thức mà Vietnam Airlines sắp và đang gặp phải. Từ đó, Vietnam Airlines sẽ có những chính sách phù hợp chiến lược phát triển cụ thể.

III – Phân tích chiến lược cạnh tranh tại Vietnam Airlines

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam là hãng hãng không đi theo chiến lược phát triển của một hãng hàng không truyền thống với các yếu tố đều đi theo, phát triển theo hướng của các hãng hàng không truyền thống trên thế giới. Tổng công ty lựa chọn chiến lược phát triển tổng hợp trên cơ sở sự kết hợp giữa chiến lược chi phí thấp tạo ưu thế cạnh tranh cục bộ và ngắn hạn với chiến lược đa dạng hóa-cá biệt hóa nhằm phát triển sức cạnh tranh lâu dài và vững chắc. Sử dụng chiến lược đa dạng hóa-cá biệt hóa chính sách tiếp thị và định hình sản phẩm với trọng tâm phát triển mạng đường bay nội địa và khu vực dày đặc theo quan điểm tổ chức mạng-tụ điểm, cấu trúc trục-nan, có tần suất cao, tạo nên sức cạnh tranh lâu dài, vững chắc nhằm hướng phục vụ nhu cầu đi lại đa dạng ở trong nước và trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Chiến lược phát triển trên cơ sở chi phí thấp thông qua tiêu chuẩn hóa hệ thống cung ứng dịch vụ, hợp lý hóa hệ thống điều hành quản lý, tối ưu hóa sử dụng phương tiện tài sản, nâng cao năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về giá cả hướng tới các luồng khách du lịch đi đến Việt Nam, và các tuyến đường thuộc VNA quản lý. Ta đi vào phân tích về: hoạt động bay, nhân sự, sản phẩm – dịch vụ, giá bán và mạng phân phối.

1. Về hoạt động bay của VNA

1.1. Mạng bay

-Mạng bay nội địa

Với chiến lược phát triển mạng đường bay rộng khắp nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách trên toàn thế giới, VNA đã được tổ chức theo mô hình trục theo suốt chiều dài đất nước với hơn 29 đường bay đến hơn 20 điểm đến trong nội địa. Theo đặc điểm của thị trường, mạng đường bay nội địa được phân chia thành 3 khu vực là: các đường bay trục (trục Bắc – Nam): Hà Nội-Đà Nẵng-TP Hồ Chí Minh; các đường bay du lịch (đường bay nối từ đường bay trục đến các địa điểm du lịch trong cả nước): TP Hồ Chí Minh-Huế; Hà Nội-Huế; Hà Nội-Nha Trang v.v; các đường bay địa phương: Hà Nội-Điện Biên; Hà Nội-Nà Sản; TP Hồ Chí Minh-Phú Quốc…Mạng đường bay của VNA đang phủ kín các đầu đến quan trọng trong cả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022