Những Nhân Tố Tạo Nên Tính Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp

tiêu dùng vì vậy quá trình sản xuất chỉ được coi là kết thúc nếu sản phẩm được đưa tới nơi sử dụng. Một chu kỳ của quá trình sản xuất hàng hoá bao gồm các khâu cơ bản là sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Sản xuất và tiêu dùng là hai khâu cách biệt nhau có khoảng cách về không gian và vận tải khắc phục sự gián đoạn về không gian giữa hai khâu đó. Vận tải làm thay đổi vị trí của sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, nhờ đó hàng hoá mới thực hiện đuợc giá trị sử dụng, khi đó có thể nói là quá trình sản xuất đã kết thúc. Nếu kể cả chuyện vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành sản xuất thì vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng là giai đoạn đầu của sản xuất. Do đó, ngành vận tải hàng không được xem là khâu mở đầu và kết thúc của quá trình sản xuất.

Nếu xem xét trong mối tương quan giữa các phương thức vận tải khác nhau, vận tải hàng không có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm của vận tải hàng không đó là:

Vận tải hàng không có tốc độ cao nên tốn ít thời gian vận chuyển hơn so với các loại vận chuyển khác. Vận tải hàng không với vận tốc trung bình từ 500~1000km/h, quãng đường bay trung bình là khoảng 6000km, máy bay có thể đi nhanh gấp khoảng 10 lần ôtô, gấp khoảng 15 lần tàu hoả, như vậy trên cùng một quãng đường bay sẽ thực hiện chỉ trong một thời gian bằng 1/10 các phương tiện khác. Thêm vào đó, việc vận chuyển diễn ra trên không, quãng đường vận chuyển chủ yếu là thẳng nên không có nguy cơ tắc nghẽn giao thông, va chạm với các phương tiện giao thông khác, tiết kiệm được thời gian. Vì vậy, trong một ngày theo thống kê của hãng Vietnam Airlines có thể có 36 chuyến trong một ngày chỉ với tuyến đường Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Như vậy, con người và hàng hóa có thể di chuyển dễ dàng từ Bắc vào Nam hoặc từ trong nước ra nước ngoài với thời gian ngắn hơn nhiều so với đi bằng tàu hỏa hoặc ô tô.

Có thể chuyên chở hàng hóa và hành khách đến những nơi mà các phương thức vận chuyển khác không thể vận chuyển được. Vì bán kính hoạt động rất đa dạng bao gồm: vận tải đường xa (với những quãng đường trên 3000km) vận tải đường ngắn (quãng đường dưới 700km) và vận tải đường trung bình

nên hàng không có thể đáp ứng mọi nhu cầu về vận chuyển hàng hoá và hành khách mọi nơi. Đặc biệt với ưu thế vận tải đường dài, xuyên qua các châu lục và đại dương với thời gian ngắn và đơn giản nhất, vận tải hàng không đã và đang đuợc đánh giá là một phương tiện vận tải ưu việt hơn hẳn các phương thức vận tải khác.

Vận tải hành không an toàn hơn các hình thức vận chuyển khác. Vận tải hàng không được đầu tư về an toàn hàng không rất lớn giúp khách hàng có thể an tâm vận chuyển bằng hình thức này. Vận tải hàng không có hệ số an toàn cao hơn hẳn so với các hình thức vận tải khác. Thời gian gần đây, nhờ vào công nghệ hàng không phát triển, trong một triệu chuyến bay mới có hai tai nạn nghiêm trọng.

Hàng không Việt Nam (HKVN) từ năm 2008 tới nay với tần suất bay trung bình hơn 200 chuyến một ngày nhưng chưa từng có một vụ tai nạn nghiêm trọng nào ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của hành khách và hàng hoá. Trong khi đó, với sự gia tăng số lượng và sự suy giảm về chất lượng của phương tiện cũng như cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thì số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày càng nhiều gây ra những tổn thất to lớn về người và hàng hoá.

Nhưng ngoài những ưu điểm trên thì vận tải hàng không cũng có những nhược điểm như:

Nhược điểm đầu tiên của vận tải hàng không là vận tải hàng không không thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn. Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của vận tải hàng không. Và xét về khối lượng vận chuyển hàng hoá cũng như số lượng vận chuyển hành khách thì vận tải hàng không sẽ không thể so với các phương thức vận tải khác như vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Thứ hai, chi phí vận chuyển hàng không cao hơn hẳn so với các phương thức khác. Chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cao gấp khoảng 10~15 lần chi phí vận chuyển đường thuỷ và gấp khoảng 5 lần chi phí vận chuyển đường bộ. Đây cũng là điều đương nhiên vì chất lượng vận tải của hàng

không khác hẳn về chất so với các phương tiện vận chuyển khác. Tuy nhiên nó cũng đặt ra cho các hành khách và chủ hàng sự cân nhắc khi lựa chọn phương thức vận chuyển. Ví dụ: vé máy bay một lượt đi Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là 2,5-3 triệu đồng, nếu đi bằng tàu thống nhất chỉ mất 700 nghìn đến 1,1 triệu.

Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của VietNam Airlines - 4

Thứ ba, vốn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho vận chuyển hàng không lớn. Không giống với các phương tiện vận tải như đường bộ, hàng không cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị lớn và hiện đại. Cùng với máy bay, vận tải hàng không còn cần một hệ thống các sân bay cùng thiết bị điều khiển hiện đại, các thiết bị máy móc di chuyển hàng hóa, trợ giúp hành khách lên xuống tàu bay. Để có được máy bay và các trang thiết bị bổ trợ thì cần có một nguồn vốn rất lớn. Ví dụ: để mua sắm trang thiết bị cho nhà ga T1 ở sân bay Nội Bài, Cụm cảng Hàng không Miền bắc đã phải vay ngân hàng 30 triệu USD. Thêm vào đó công nghệ hàng không đổi mới với tốc độ cao, yêu cầu liên tục thay đổi công nghệ gây ra áp lực rất lớn về vốn đối với các hãng hàng không vận tải. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá vận tải hàng không lên cao, gây ra tình trạng hàng không không thể cạnh tranh với các phương thức vận tải khác.

3. Những nhân tố tạo nên tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Các nhân tố tạo nên tính cạnh tranh của doanh nghiệp đó là cạnh tranh bằng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá cả, cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và bán hàng, về thời cơ thị trường, về không gian và thời gian.

Thứ nhất, cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ. Với hãng hàng không sản phẩm của ngành hết sức đặc biệt, sản phẩm đó là vận chuyển an toàn người và hàng hóa đến nơi đã định. Kết hợp với các dịch vụ phục vụ hành khách và an toàn hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng để sản phẩm của hãng hàng không có thể được cạnh tranh tốt nhất trên thị trường, đem lại uy tín chất lượng,và nguồn khách trung thành với hãng.

Thứ hai, cạnh tranh về giá cả. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự tính có thể nhận được từ người mua thông

qua việc trao đổi sản phẩm trên thị trường. Giá cả là dấu hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường. Mức giá có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày càng cao. Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng hạ giá thành sản phẩm của đơn vị mình. Có nhiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau: chi phí; khả năng bán hàng, khối lượng bán lớn thông qua hệ thống kênh phân phối, hiệu quả; khả năng về tài chính; loại thị trường, mức độ cạnh tranh. Tuy nhiên, giá thấp chưa chắc đã là một lợi thế, cái quyết định là tương quan hợp lý của giá và chất lượng. Trong trường hợp khi hàng hóa có giá trị sử dụng tương đương nhau thì hàng hóa của doanh nghiệp nào có giá thấp hơn, hàng hóa đó sẽ dễ bán hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Thứ ba, cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và bán hàng. Để khách hàng có thể tiếp cận tới các sản phẩm của mình thì doanh nghiệp cần sử dụng một hệ thống kênh phân phối để giới thiệu sản phẩm tới từng khách hàng. Các kênh phân phối có thể phân thành nhiều cấp nhằm thâm nhập vào thị trường một cách tối đa. Doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn thì hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp đó đã hoạt động rất thành công.

Thứ tư, cạnh tranh chi phí sử dụng. Việc tối đa hóa các chi phí sử dụng nhằm giúp khách hàng giảm được chi phí mà vẫn được hưởng các dịch vụ tốt nhất, đó là yếu tố cạnh tranh đặc biệt giúp phân biệt hãng này với các hãng khác. Việc giảm chi phí sử dụng, không những giúp hãng giảm được chi phí không cần thiết mà còn giúp khách hàng giảm được các khoản chi không đáng có.

Thứ năm, cạnh tranh về phục vụ kỹ thuật sau bán hàng. Khi doanh nghiệp xây dựng được hệ thống phục vụ kỹ thuật bán và sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán, thuận lợi cho việc giao dịch với khách

hàng và nắm được những phản hồi từ khách hàng một cách nhanh nhất từ đó đảm bảo lợi ích của khách hàng một cách công bằng nhất.

4. Đánh giá thị trường hàng không thế giới trong những năm vừa qua

Năm vừa qua là năm sóng gió nhất của thị trường kinh tế thế giới với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Nó không những ảnh hưởng đến các ngành kinh tế trên thế giới mà còn ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của các hãng hàng không. Tháng 12/2009 vận tải hành khách cung ứng đã giảm 0,7% và vận tải hàng hóa đã giảm 0,6% so với tháng 12/2008. Vài tháng gần đây ghế suất được cải thiện hơn nhưng vẫn giảm từ 5-10% so với cùng kỳ năm 2008. Doanh thu được cải thiện do nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa có tăng lên, khả năng hàng không toàn cầu đạt lợi nhuận còn xa và dự báo trong năm 2010 các hãng hàng không thế giới sẽ lỗ khoảng 5,6 tỷ đô la. (Phụ lục 3)

Về vận chuyển hành khách quốc tế

Tháng 12/2009 nhu cầu vận chuyển hành khách quốc tế được cải thiện đáng kể, tăng 4,5% so với tháng 12/2008 và tăng 8,4% so với tháng 2/2009 – thời giản thấp điểm nhất trong năm. Do đó, hệ số chuyên chở hành khách đạt 77,6% trong tháng 12/2009

Trong năm 2009, các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc mỹ đã giảm kỷ lục về vận tải hành khách theo tỷ lệ tương ứng là 5,6%, 5% và 5,6%. Riêng tháng 12/2009, tình hình chuyên chở hành khách của các hãng hàng không khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt được tỷ lệ tăng trưởng 8%, một tỷ lệ cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại. Có được kết quả này là nhờ những tháng cuối năm kinh tế khu vực tăng trưởng tới 35%. Trái lại, các hãng hàng không thuộc khu vực Châu Âu đã giảm 1,2% và Bắc Mỹ giảm 0,4% về vận tải hành khách. Trong sáu tháng đầu năm 2009, vận tải hành khách của các hãng hàng không Châu Âu và Bắc Mỹ lại cao hơn so với sáu tháng cuối năm.

Các hãng hàng không Trung Đông đạt sự tăng trưởng cao nhất về vận chuyển hành khách với tỷ lệ tăng 19,1% trong tháng 12/2009 và 11,2 % trong cả năm 2009. Có được kết quả này chủ yếu nhờ lượng khách trên các tuyến bay đường dài tăng.

Các hãng hàng không Mỹ Latinh đạt kỷ lục tăng trưởng với mức giá tăng là 7,1% về vận tải hành khách trong tháng 12/2009 và tăng 0,3% của cả năm 2009 do ảnh hưởng của dịch cúm A/H1N1 xảy ra trong Quý II và Quý III/2009

Các hãng hàng không Châu Phi đã giảm 6,8% về vận tải hành khách trong tháng 12/2009 và cả năm 2009 giảm tới 3,1% so với năm 2008

Vận tải hàng hóa quốc tế

Tháng 12/2009 vận tải hàng hóa quốc tế tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2008 với hệ số chuyên chở đạt 54,1%. Tuy nhiên vẫn thấp hơn thời điểm đầu năm 2008.

Tháng 12/2009 các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương đã tăng hơn 60% về vận tải hàng hóa so với tháng 12 trước đó. Mặc dù tình hình vận chuyển hàng hóa ở khu vực này được cải thiện đáng kể nhưng con số này vẫn thấp hơn 8% so vói thời gian cao điểm. Cũng trong tháng này vận tải hàng hóa của các hãng hàng không Châu Âu đã giảm 20% so với thời gian cao điểm do tốc độ phục hồi của nền kinh tế Châu Âu chậm hơn so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Riêng các hãng hàng không khu vực Trung Đông và Mỹ Latinh có thị phần vận tải hàng hóa tương đối nhỏ trên thị trường hàng không thế giới nhưng trong này đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao 7% và 21% so với thời gian cao điểm. Hiện tại, Chính phủ và ngành hàng không các quốc gia trên thế giới đang ưu tiên chủ yếu vào vấn đề an ninh hàng không. Mỗi năm các hãng hàng không toàn cầu đã phải chi ra khoảng 5,9 tỷ đô la cho an ninh hàng không.

Năm 2010 ngành hàng không thế giới sẽ còn phải đối diện với nhiều thách thức. Phải mất từ 2,5 năm đến 3,5 năm nữa hàng không thế giới mới có thể phục hồi lại được như trước đây. Chính vì vậy, các hãng hàng không trên toàn câu vẫn phải rất thận trọng trong việc cân đối tải cung ứng và giảm chi phí đến mức thấp nhất.

5. Vấn đề cạnh tranh của các hãng hàng không trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2009

Năm 2009 nền kinh tế thế giới tiếp tục đi sâu vào suy thoái. Trao đổi thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2009 và đầu năm 2010 do nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn chưa phục hồi, tín dụng thương mại giảm và nguy cơ bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng. Châu Mỹ và Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề

nhất và cần phải có khá nhiều thời gian mới có thể từng bước phục hồi được nền kinh tế của mình. Ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng tương tự như Mỹ và Châu Âu, khu vực Thái Bình Dương bị ảnh hưởng không nhiều. Việt Nam và Trung Quốc là những nền kinh tế mới nổi, chủ yếu do thị trường hàng hóa điều chỉnh mà không phải là thị trường tài chính, bởi thế các nền kinh tế này có thể có điều kiện phục hồi sớm hơn trong cuộc khủng hoảng này. Nhu cầu đi lại và xuất nhập khẩu giữa các quốc gia này cũng giảm đi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hãng hãng không trên thế giới cũng như trong khu vực Thái Bình Dương. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2009 và còn tiếp tục đến đầu năm 2010, kinh tế thế giới suy giảm, các hãng hàng không lần lượt thua lỗ hàng tỷ đô là. Theo hiệp hội vận tải quốc tế (IATA), năm 2009 ngành Hàng không Thế giới sẽ thua lỗ ít nhất khoảng 11 tỷ đô la, nâng tổng số lỗ của ngành Hàng không thế giới trong giai đoạn 2000-2009 lên đến 49,1 tỷ đô la. Bình quân mỗi hãng lỗ khoảng 5 tỷ đô la, số lượng hành khách cũng giảm 3,1% so với năm 2008. Điều đó cho thấy, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gặp nhiều khó khăn. Để vượt qua cuộc khủng hoảng, các hãng hàng không thế giới đã cắt giảm nhiều đường bay và sa thải người lao động. Trong năm 2009 đã có đến trên 30 hãng hàng không thế giới phá sản. Vì vậy, vấn đề cạnh tranh giữa các hãng cũng ngày càng khắc nghiệt hơn để có thể tồn tại trong thị trường cho đến khi nền kinh tế thế giới có thể ổn định trở lại là cả một thử thách lớn.‌

III – Vai trò quan trọng của vận tải ngành hàng không và sự cần thiết cần

nâng cao chiến lược cạnh tranh của ngành

1. Vai trò quan trọng của vận tải ngành hàng không đối với nền kinh tế quốc dân

Ngành hàng không được xếp vào một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế quốc dân bởi vì ngành hàng không là ngành có hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần tạo nguồn thu lớn cho nhân sách nhà nước, thêm vào đó ngành hàng không lại có hệ số tác động cao đến sự phát triển của hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó sự phát triển của ngành là

yếu tố không thể thiếu để hình thành các trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ hiện đại. Và định hướng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành hàng không có tác dụng thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của toàn bộ nền kinh tế. Tính quốc tế hoá cao của ngành hàng không tạo cơ sở dài hạn cho sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu của nền kinh tế. Hơn nữa, sự phát triển của ngành hàng không sẽ cho phép khai thác một cách có hiệu quả một nguồn lực kinh tế rất lớn và ngày càng tăng của đất nước, đó là thương quyền hàng không.

Vai trò cụ thể của ngành hàng không đối với nền kinh tế quốc dân:

Vận tải hàng không đáp ứng nhu cầu di chuyển, giao lưu trao đổi hành khách và hàng hoá trong nước và quốc tế. Trong năm 2009, Hàng không Việt Nam đã vận chuyển được khoảng 9 triệu lượt hành khách và hơn 100.000 tấn hàng hoá và bưu kiện phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao lưu trao đổi hành khách và hàng hoá trong nước và quốc tế. Và để phục vụ tốt hơn nhu cầu này cuối năm 2009, Hàng không Việt Nam đã mở lại đường bay thẳng đi Osaka, đầu tư vào hàng không tại Campuchia, liên danh thành lập hãng hàng không Cambodia Angkor Air. Từng bước mở rộng các đường bay tới nhiều nơi trên thế giới.

Vận tải hàng không góp phần phát triển kinh tế bằng việc tăng thu nhập quốc dân. Vận tải hàng không trực tiếp ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế và qua đó góp phần làm tăng GDP. Theo thống kê, mức độ đóng góp vào GDP của nhóm ngành kinh tế khu vực dịch vụ những năm gần dây là trên 40% và trong đó hàng không là một trong những ngành đóng góp doanh thu cao nhất. Năm 2009, doanh thu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 24.620 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách là 12.973 tỷ đồng. Từ tháng 9 năm 1999, Hàng không Việt Nam được phép hoạt động cả trong lĩnh vực du lịch. Các sản phẩm liên kết Du lịch – Hàng không sẽ thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

Vận tải hàng không góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các vùng. Vận tải hàng không có thể vận chuyển nhanh chóng những hàng hoá và vật phẩm cần thiết chi việc cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022