Đánh Giá Kết Quả Mà Vna Đã Đạt Được Với Chiến Lược Phát Triển Của Mình

Ở một khía cạnh khác cần được nhắc tới là mức độ phù hợp và tương xứng của giá vé với chất lượng dịch vụ và các tiện ích mà khách hàng mua vé được hưởng. Là một hãng hàng không truyền thống, chất lượng dịch vụ mặc dù được hãng quan tâm và đầu tư khá nhiều nhưng so với các hãng hàng không khác trên thế giới, VNA còn có biểu hiện của nhiều yếu kém trong khâu đáp ứng nhu cầu, dịch vụ.

Là một hãng hàng không truyền thống, để đạt được thị phần lớn và không ngừng lớn mạnh trong môi trường đầy cạnh tranh, VNA không những phải cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống trên thế giới mà VNA còn phải cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ trên thế giới và trong nước. Giá là một công cụ rất quan trọng để có thể thu hút hơn nữa và là phương tiện để công ty có thể từng bước gia tăng thị phần của hãng trong ngành.

4. Mạng phân phối của VNA

Các kênh phân phối giá là một bộ phận không thể tách rời ra khỏi chính sách giá của bất cứ hãng hàng không nào. Hiện nay, VNA đã sử dụng hệ thống kênh phân phối rộng khắp, dịch vụ hàng không được bán công khai ở khắp nơi nhờ hệ thống các cửa hàng bán vé trực tiếp, các đại lý vé VNA và hiện nay là hình thức mua vé trực tuyến.

VNA sử dụng mạng lưới bán với nhiều kênh phân phối khác nhau, mỗi loại có một đặc điểm riêng, nhằm vào các phân khúc thị trường khác nhau, vì vậy mỗi loại lại có một chính sách khác nhau.

- Kênh phân phối truyền thống:

Là các đại lý bán sỉ có chuyên môn bán vé và có các nguồn khách chủ yếu là các đại lý bán lẻ và đại lý du lịch. Hiện nay VNA đang có khoảng 200 đại lý lớn trong khu vực và trên toàn quốc. Các đại lý lớn này thường phụ trách một mạng lưới các đại lý bán lẻ và đại lý du lịch của riêng mình

+ Đại lý bán lẻ bán trực tiếp cho các đối tượng hành khách, cho nhiều hãng hàng không

+ Đại lý du lịch tổ chức các chương trình du lịch rồi ghép nối với sản phẩm vận chuyển hàng không để tổ chức các chương trình du lịch trọn gói Chuyên môn hóa theo điểm đến và theo hành trình

- Corporate account:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Là một bộ phận phụ trách vấn đề đi lại của các công ty, các tổ chức lớn. Đối tượng phục vụ là khách công vụ. Thường có quan hệ chặt chẽ với hãng bay chủ nhà để sử dụng tối đa mạng bay của hãng và hưởng các chính sách ưu đãi khác.

- Kênh phân phối trực tiếp từ văn phòng chi nhánh:

Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của VietNam Airlines - 9

Là bộ phận bán nhằm vào các phân thị mục tiêu như khách vãng lai, khách được hưởng các mức giá đặc biệt cần kiểm soát. Hình thức này sử dụng tại thị trường Việt Nam và các thị trường có đường bay trực tiếp doanh số cao nhằm kiểm soát thị trường

- Kênh phân phối hàng qua mạng:

Đây là hình thức bán vé mới được VNA áp dụng trong mấy năm gần đây. Hình thức bán vé này hiện đang đem lại khá nhiều tiện ích cho khách hàng đồng thời giúp VNA cắt giảm chi phí vận hành.

Nhìn chung đánh giá về mức độ tiện lợi khi tiếp cận mua vé, đặt chỗ, thanh toán được đa số hành khách đánh giá cao. Trước khi việc thanh toán qua mạng Internet được tiến hành, có khoảng 65,8% số hành khách sử dụng dịch vụ của VNA đánh giá về dịch vụ này cho rằng việc đặt vé, thanh toán là dễ dàng và tiện lợi. Kể từ khi áp dụng việc đặt vé trên mạng, tỷ lệ hành khách hài lòng với dịch vụ của VNA tăng lên trên 70% và con số này hiện đang tăng lên theo từng quý. Các hãng hàng không như Korean Airlines hay Japan Airlines có khoảng 80% hành khách sử dụng dịch vụ hài lòng về thủ tục đặt chỗ và thanh toán, và hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng đánh giá về độ hài lòng của khách so với các hãng hàng không khác hiện đang khai thác đường bay tới Việt Nam.

Các hãng hàng không giá rẻ với chiến lược bán vé máy bay hoàn toàn qua Internet, lấy phương pháp bán vé này làm lợi thế cạnh tranh cho mình, nhằm giảm thiểu chi phí vé giấy. Hiện nay, hãng hàng không truyền thống VNA đang thực hiện phương thức bán vé này, khả năng cạnh tranh của hãng cũng gia tăng lên, do không phải chỉ phụ thuộc vào cách thức bán vé truyền thống là qua đại lý. VNA đã linh hoạt hơn các hãng khác trong bán vé, có nhiều cách thức bán vé. Tuy nhiên thì với

nhiều cách thức phân phối như vậy VNA cần có cơ chế quản lý hợp lý nhằm giảm chi phí và kiểm soát tốt các hoạt động.

5. Đánh giá kết quả mà VNA đã đạt được với chiến lược phát triển của mình

Mặc dù môi trường kinh doanh còn nhiều nhân tố không thuận lợi song với định hướng chiến lược cạnh tranh tốt, cùng với tinh thần chủ động sáng tạo, bám sát diễn biến của thị trường, TCT HKVN đã thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đề ra “Đứng vững và phát triển”. Nhờ đó, trong năm 2009, VNA đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo kinh doanh có lãi, ổn định đời sống cho người lao động, tiếp tục phát triển đội máy bay và còn mở rộng thêm một số mạng đường bay mới trong nội địa như Hà Nội – Cần Thơ, Hà Nội – Quy Nhơn, TP HCM – Đồng Hới, Hà Nội – Tuy Hòa, Hà Nội – Pleiku; đường bay quốc tế Hà Nội – Fukuoka.

Kết thúc năm 2009, Hãng HK Quốc gia Việt Nam (VNA) đã vận chuyển được 9.348.955 lượt hành khách, tăng 6,64% so với năm 2008. Trong đó, khách nội địa đạt 6.193.306 lượt người, tăng 17,6% và khách quốc tế đạt 3.155.649 lượt người. Năm 2009, Vietnam Airlines thực hiện được 73.499 chuyến bay an toàn với hệ số sử dụng ghế bình quân đạt 73,6%. Trong đó, hệ số sử dụng ghế nội địa đạt 81% và quốc tế đạt 70,4%. Tổng khối lượng hàng hóa, bưu kiện vận chuyển được ước đạt là

131.221 tấn, tăng 2,3% so với năm 2008; trong đó, hàng hóa nội địa đạt 87.061 tấn, tăng 12,8% so với năm 2008.

Doanh thu toàn Tổng Công ty ước đạt 24.620 tỷ đồng, vượt 4,1% so với kế hoạch năm 2009. Trong đó, doanh thu của VNA đạt 24.496 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng (tương đương 4%) so với kế hoạch đầu năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 150 tỷ dồng. Đây là một kết quả rất khả quan của VNA trong môi trường biến động như vậy. Cũng có thể thấy thêm một điều rằng VNA đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Với chiến lược cạnh tranh không ngường được nâng cao, đảm bảo rằng những kết quả mà VNA đã đạt được và những kế hoạch mà VNA đề ra sẽ thực hiện được một cách thành công nhất.

Chương III – MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI VIETNAM AIRLINES‌‌

I – Mục tiêu chiến lược của Vietnam Airlines

1. Định hướng phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam của Chính phủ

Với vai trò là người anh cả trong ngành hàng không và với vai trò của ngành hàng không trong nền kinh tế quốc dân, việc chính phủ đưa ra các chính sách phát triển và định hướng phát triển cho ngành là hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua, Hàng không Việt Nam đã có những bước biến chuyển mạnh mẽ, tuy nhiên Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam vẫn còn đang ở khoảng cách khá xa so với các hãng hàng không quốc gia khác trong khu vực. Trong giai đoạn từ giờ đến 2015, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các biện pháp nhằm phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam với các quan điểm sau:

Tiếp tục phát triển nhanh, hiện đại, vững chắc, an toàn và hiệu quả khai thác các đường bay trong nước và quốc tế đồng bộ trên cơ sở đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành hàng không. Phấn đấu đến năm 2015, ngành hàng không Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật phát triển của đất nước, đạt trình độ tiên tiến hiện đại của hàng không dân dụng thế giới.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức và cơ chế quản lý, cải cách hành chính; phát triển khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế; nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hút vốn cho các công trình trọng điểm, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng thiết yếu cho hãng; phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đủ sức cạnh tranh với các hãng hàng không lớn trên thế giới.

Hoàn thành việc thực hiện lộ trình hòa đồng giá, phí dịch vụ tại các Cảng hàng không ngang với mặt bằng giá của các nước trong khu vực Asean. Hoàn thành việc thống nhất các loại giá, phí, lệ phí áp dụng đối với các chuyến bay quốc tế của các Hãng hàng không trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu và chiến lược phát triển của Vietnam Airlines từ nay đến năm 2015

Tổng công ty Hàng không Việt Nam luôn đề ra những mục tiêu và định hướng phát triển cho mình qua từng giai đoạn nhất định. Thông qua đó đánh giá những gì đã làm được và chưa đạt được nhằm có những bước đi đúng đắn hơn trong tương lai

đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty nói riêng và toàn ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nói chung, trong đó nòng cốt chính là VNA. Chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đề ra từ nay đến năm 2015 là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, lực lượng chủ lực giữ vai trò chủ đạo trong ngành vận tải hàng không quốc gia, lấy kinh doanh vậnt tải hàng không làm cơ bản, bảo đảm tính kinh doanh có hiệu quả, phát huy vai trò của một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Xây dựng VNA thành hãng hàng không có bản sắc riêng, hoạt động có uy tín, đảm bảo an toàn, an ninh, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả, hoạt động bay trong nước và bay quốc tế trong khu vực và chủ yếu là kết hợp bay xuyên lục địa.

Từ nay đến năm 2015, VNA phấn đấu trở thành một trong 20 hãng hàng không hàng đầu trong khu vực Châu Á về chất lượng dịch vụ khách hàng và là một trong hai hãng hàng đầu tại Đông Nam Á được khách hàng lựa chọn. Mục tiêu của Vietnam Airlines là thâm nhập thị trường khách thu nhập cao, giữ thị trường khách truyền thống, tăng cường bán vé qua mạng, đồng thời đáp ứng nhu cầu công cộng hóa dịch vụ hàng không trong nước.

3. Dự báo thị trường hàng không trong những năm tới

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết, tháng 12/2009 và cả năm 2009, nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa trên toàn cầu đã giảm mạnh nhất kể từ sau chiến tranh thế giới. Năm 2009, nhu cầu vận chuyển hành khách đã giảm 3,5% và hệ số chuyên chở hành khách trung bình đạt 75,6%. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm tới 10,1% và hệ số chuyên chở hàng hóa trung bình đạt 49,1%. Theo dự báo của IATA cũng cho biết, sẽ phải mất 2,5 năm để phục hồi về vận chuyển hành khách và 3,5 năm để phục hồi vận chuyển hàng hóa.

Mặc dù lưu lượng hành khách tăng trở lại trong năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng dự kiến sẽ giảm một lần nữa vào cuối thời kỳ dự báo là thị trường phát triển ở nhiều nước. Toàn cầu khối lượng hành khách sẽ vượt quá 5 tỷ năm 2009 và đạt 11tỷ và đạt 30.000.000 lượt khách mỗi ngày vào năm 2027. Trong 20 năm tới, khối lượng hành khách thế giới sẽ tăng 4,2% hàng năm, chủ yếu là do sự tăng trưởng giao

thông quốc tế (4,5%). Dự báo cho Ấn Độ và Trung Quốc, thị trường trong các nước sẽ chỉ tăng 4,1% cho mỗi năm. Với một khối lượng 6,2 tỷ hành khách trong năm 2027 thị trường trong nước sẽ vẫn lớn hơn so với quốc tế mà sẽ chiếm 4.700.000.000 du khách. Với thị trường ngoại lệ của Châu Á / Thái Bình Dương và Mỹ Latinh / Caribê, tăng trưởng sẽ vượt qua mức tỷ lệ tăng trưởng ở các nước này vào giữa năm 2008 và 2027. Tiềm năng phát triển giao thông trong nước là rất cao ở châu Á / Thái Bình Dương với một số các nền kinh tế trong khu vực đang nổi lên như powerhouses và dự kiến phát triển trong nước của các nước này sẽ phát triển thị trường trước khi tình hình quốc tế phục hồi. Mặc dù Bắc Mỹ hiện là thị trường vận tải hàng không lớn nhất thế giới, nhưng nó sẽ sớm mất đi vị trí này do sự tăng trưởng nhanh nhu cầu đi lại dự đoán trong các khu vực khác (đặc biệt Châu Á / Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi). Châu Á / Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực lớn nhất về khối lượng vận chuyển hành khách. Đây là một thách thức đối với một số nước châu Á mới nổi, các nước này sẽ cần phải nhanh chóng gia tăng thêm năng lực để có thể cạnh tranh với các hãng hàng không của các nước khác. Tất cả các cầu thủ công nghiệp, sân bay, tàu sân bay hoặc ATC, sẽ đối mặt với những thách thức tương tự.‌

II – Một số kiến nghị, giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh củaVietnam Airlines

1. Đối với chính phủ

1.1 Các chính sách chung

Ngành hàng không dân dụng là một ngành quan trọng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc gia. Nhà nước cần tiếp tục xác định Ngành hàng không là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của kinh tế đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định hướng VNA trở thành trung tâm trung chuyển HKQT trong khu vực. Trên cơ sở đó Nhà nước và Chính phủ cũng đã có rất nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho ngành hàng không trong nước được có cơ hội phát triển và có thể cạnh tranh với các nước hãng khác trên thế giới. Việc Nhà nước đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các hãng

hàng không. Bên cạnh các chính sách thông thoáng như đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa – xã hội. Từ đó thúc đẩy sự qua lại, vận chuyển, giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Để mở rộng, phát triển hơn nữa thị trường hàng không giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, Nhà nước nên tăng cường hơn nữa các hoạt động quốc tế theo hướng đa phương, đa chiều, đa mục đích. Cùng với sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội và gia tăng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung và vận tải hàng không nói riêng.

Khi thị trường ngày càng được mở rộng, để có thể đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không một cách tốt nhất, Nhà nước và Chính phủ nên có những chính sách mở rộng, xậy dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phù hợp và kịp thời. Đồng thời Chính phủ cũng nên dần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường vận tải hàng không. Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các trung tâm giao lưu quốc tế và hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng v.v là cửa ngõ giao thông với thị trường thế giới tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

Nhà nước nên có những chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển ngành hàng không về các mặt:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay, các cụm công nghiệp hàng không và nhanh chóng xây dựng mô hình “Trục nan hoa” hữu hiệu để biến VN thành trung tâm trung chuyển hàng không khu vực Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng

- Ưu tiên tạo nguồn vốn, vay vốn, chính sách tín dụng, các chính sách liên kết nhằm tạo cơ hội cho hãng hàng không mua sắm tàu bay mới

- Giảm thuế nhập khẩu và phụ thu nhiên liệu xuống mức 10%, áp dụng chế độ tạm nhập tái xuất nhiên liệu đối với nhưng chuyến bay quốc tế của VNA.

- Bỏ khoản thuế đi thuê máy bay

- Xây dựng các chính sách nhằm đơn giản hóa các thủ tục về đầu tư nước ngoài tại VN đối với lĩnh vực thuê, mua, sửa chữa bảo dưỡng máy bay thế hệ mới; áp dụng hệ thống pháp lý về khai thác và bảo dưỡng tiên tiến của JAA (Châu Âu), FFA (Mỹ) tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chủ đầu tư và người cho thuê phương tiện vận tải.

- Củng cố và hiện đại hóa trang thiết bị, các biện pháp kiểm tra an ninh và hải quan không trực diện tại sân bay quốc tế và VN tạo môi trường thoải mái cho khách hàng.

- Xây dựng thủ tục đơn giản hóa xuất nhập cảnh và biện pháp tổng thể nhằm biến Việt Nam thành một đất nước du lịch có khả năng cạnh tranh cao về chương trình du lịch, giá vé và chất lượng dịch vụ trong khu vực.

1.2 Các biện pháp cụ thể đối với VNA

Là Hãng hàng không Quốc gia, là một bộ mặt của Quốc gia, Nhà nước cần coi trọng hơn nữa và tạo điều kiện cho VNA phát huy khả năng của mình, tạo niềm tin nơi khách hàng trong nước và quốc tế. Để tạo điều kiện cho hãng phát triển một cách tốt nhất Nhà nước cần hỗ trợ VNA trong vấn đề về đảm bảo nguồn vốn kinh doanh.

- Đảm bảo nguồn vốn cho VNA bằng cách đứng ra bảo lãnh (thông qua Bộ tài chính hay Ngân hàng Nhà nước) để hãng có thể vay vốn mua máy bay qua các tổ chức tín dụng xuất, nhập khẩu và miễn phí bảo lãnh cho khoản vay này; tạo cơ sở và hành lang pháp lý thuận lợi để hãng có thể tiến hành cổ phần hóa thuận lợi và nhanh chóng, trước mắt, tuy kế hoạch cổ phần hóa có bị chậm lại nhưng Nhà nước nên tạo mọi điều kiện và thời gian phù hợp cho VNA tiến hành cổ phần hóa thành công. Nhà nước liên kết với các thị trường vốn nước ngoài, phát triển vốn quốc tế nhằm thu hút vốn nước ngoài vào trong nước.

2. Đối với Hãng hàng không Vietnam Airlines

Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nếu như các LCA rất thành công trong việc cạnh tranh giá nhờ vào việc giảm chi phí xuông mức

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí