Kiểm Soát Và Đánh Giá: Kiểm Soát Có Tính Chiến Lược Môi Trường Cạnh Tranh Là Phần Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Chiến Lược Và Chính Sách, Kể Cả



mạnh diễn ra giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng đã hạ thấp chất lượng dịch vụ du lịch.

- Dịch vụ xuất nhập cảnh, hải quan trong những năm gần đây đã có nhiều cải tiến, thủ tục đỡ phức tạp hơn. Tuy nhiên, việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, hành lý và phương tiện của khách du lịch tại một số cửa khẩu vẫn còn một số tồn tại, gây khó khăn cho khách du lịch. Trang thiết bị làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan ở nhiều cửa khẩu còn lạc hậu. Một số cửa khẩu đường bộ như Hữu Nghị (Lạng Sơn), Cầu Treo (Hà Tĩnh),…không có đủ chỗ cho khách chờ đợi, nên khi có đoàn đông, khách phải đứng ngoài trời khá lâu, gây ức chế cho khách du lịch.

- Thái độ của nhân viên hải quan/xuất nhập cảnh của nước ta nói chung còn thiếu cởi mở, thân thiện, kỹ năng đón tiếp còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan nói năng thiếu lịch sự hoặc có biểu hiện tiêu cực, gây khó chịu cho khách du lịch.

2.3.3.3. Khả năng tiếp cận điểm đến:

- Các đường bay trực tiếp/gián tiếp tới Việt Nam: Đến 2005, các hãng Hàng không Việt Nam đang khai thác mạng đường bay gồm 27 đường bay trực tiếp quốc tế đến 20 thành phố của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ ; 21 đường bay đến 16 thành phố, thị xã trên toàn quốc. Đội tàu bay của Hàng không Việt Nam hiện có 39 chiếc. Có 26 hãng hàng không nước ngoài thuộc 16 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động khai thác tuyến bay tới Việt Nam. Khoảng cách từ các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan tới Việt Nam là không xa, thời gian bay được rút ngắn nhiều vì đã mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh tới các thị trường này. Tuy nhiên, đối với các thị trường khác như Mỹ, Canada, Anh, Tây Ban Nha,..khoảng cách khá xa nhưng chưa có đường bay trực tiếp tới Việt Nam. Đây là bất lợi lớn trong cạnh tranh bởi vì khách du lịch ngày nay ưa sự thuận tiện, thích được đi các chuyến bay trực tiếp tới điểm đến, ngại phải chờ đợi tại các sân bay.

- Sự dễ dàng/chi phí để có được thị thực nhập cảnh: Trong mấy năm gần đây, chính sách về thị thực của Việt Nam đã có đổi mới. Việc cấp thị thực được thực hiện dễ dàng hơn. Lệ phí cấp thị thực cho khách đường không và đường bộ là 25 USD và khách đường biển là 5USD. Lệ phí đối với khách Trung Quốc sử dụng thẻ du lịch là 10 USD. Việt Nam đã ký hiệp định song phương miễn thị thực cho



công dân 6 nước ASEAN (Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonexia và Lào), đồng thời miễn thị thực đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu (Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan và Đan Mạch), miễn thị thực cho khách quốc tế đến đảo Phú Quốc trong vòng 15 ngày. Nhờ chính sách này, lượng khách từ các thị trường này tới Việt Nam tăng nhanh. Tuy nhiên, thủ tục cấp thị thực chưa thông thoáng, khách du lịch vẫn bị gây khó khăn, mất nhiều thời gian để xin thị thực vào Việt Nam. Việc triển khai cấp thị thực tại cửa khẩu chưa hiệu quả vì địa điểm làm thủ tục chật hẹp, điều kiện làm việc thiếu nên lượng khách du lịch xin cấp thị thực tại cửa khẩu còn ít.

- Sự dễ dàng kết hợp đi du lịch tới Việt Nam với đi du lịch tới các điểm đến khác: Hiện nay, xu hướng khách đi du lịch tới nhiều nước trong một chuyến đi là khá phổ biến. Khách du lịch sau khi tới Việt Nam thường đi sang một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc,…bằng đường không và khá dễ dàng. Tuy nhiên, đi lại bằng đường sắt giữa Việt Nam với các nước chưa được thiết lập, ngoại trừ tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc. Khách du lịch đường biển đến Việt Nam có xu hướng giảm do thủ tục còn phức tạp và chi phí tại cảng biển của nước ta còn cao. Đối với khách đường bộ đi từ các nước trong khu vực vào Việt Nam còn khó khăn. Hơn một năm nay, Chính phủ cho phép thí điểm để khách Thái Lan mang phương tiện tay lái bên phải vào Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục cho các đoàn khách này cũng không dễ dàng. Vì vậy, sau hơn một năm thí điểm, lượng khách này vào Việt Nam có tăng nhưng còn thấp. Trong khi đó, khách Thái Lan mang phương tiện này dễ dàng sang Lào, Myanmar hoặc Campuchia. Do đó, việc liên kết hình thành các chương trình du lịch liên quốc gia của nước ta còn rất hạn chế.

- Tần suất/công suất của phương tiện đường không tới Việt Nam: Mặc dù lượng khách đến tăng nhanh, tần suất, công suất vận chuyển bằng đường không tới Việt Nam cũng tăng lên nhưng so với Thái Lan, Malaysia thì còn rất thấp. Việt Nam chưa trở thành trung tâm trung chuyển khách đến và đi trong khu vực. Chẳng hạn, sân bay Đôn Mường của Thái Lan mỗi ngày có trên 700 chuyến bay hạ cất cánh, trong khi đó sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất mỗi ngày chỉ có vài chục chuyến bay đến và đi.


2.3.3.4. Tiếp đón khách quốc tế:

- Sự thân thiện của người dân với khách quốc tế: người dân Việt Nam có thái độ rất cởi mở và thân thiện. Khách quốc tế sau khi đến Việt Nam nói chung đều đánh giá cao sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam. Đây có thể nói là một điểm mạnh của Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, ở nhiều điểm du lịch vẫn còn hiện tượng ăn xin, bán hàng rong, đeo bám khách du lịch, tạo ấn tượng không tốt cho khách du lịch.

- Sự ủng hộ của người dân đối với ngành Du lịch: nhìn chung, người dân ủng hộ sự phát triển du lịch ở những địa phương du lịch thực sự mang lại lợi ích cho họ như tạo việc làm, nâng cao mức sống. Hội An là một ví dụ. Người dân Hội An ý thức được lợi ích to lớn mà du lịch mang lại. Thái độ tiếp đón khách du lịch của người dân Hội An rất cởi mở và thân thiện, tạo được nhiều ấn tượng và thiện cảm với du khách. Mô hình đêm rằm phố cổ được người dân tích cực hưởng ứng thực hiện trong mấy năm qua đã thực sự tạo ra sắc thái riêng, độc đáo cho đô thị cổ Hội An. Chính vì vậy, Hội An ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trở thành điểm du lịch điển hình về sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân trong phát triển du lịch.

- Khả năng giao tiếp giữa khách du lịch và người dân địa phương: Như phân tích trên, người Việt Nam rất thân thiện và cởi mở. Những nơi du lịch phát triển, lượng khách đến đông, tiếp xúc giữa người dân và khách du lịch khá dễ dàng. Sapa là điểm du lịch ở miền núi nhưng đồng bào dân tộc ở đây khá thân thiện và giao tiếp rất tự nhiên với khách. Nhiều người dân giao tiếp với khách quốc tế bằng tiếng Anh khá tốt. Tuy nhiên, ở nhiều điểm du lịch khác, yếu tố ngôn ngữ khác biệt làm cho việc tiếp xúc này bị hạn chế, đặc biệt là ở những điểm du lịch có ít người biết ngoại ngữ.‌


2.4. QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

2.4.1. Tổ chức quản lý điểm đến:

3 lĩnh vực tổ chức quản lý điểm đến đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đó là: phối hợp, cung cấp thông tin, kiểm soát và đánh giá.

2.4.1.1. Công tác phối hợp: Theo Tổ chức Du lịch thế giới, chức năng hàng đầu của Cơ quan quản lý điểm đến là phối hợp với các cơ quan nhà nước và tư nhân liên quan đến du lịch (UNWTO-1979). Vì vậy, với tư cách là Cơ quan quản lý điểm đến, Tổng cục Du lịch có thể nâng cao công tác quản lý và thúc đẩy phát triển du lịch



thông qua hoạt động phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác nhau ở tất cả các cấp, các ngành.

Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tạo điều kiện cho du lịch phát triển, năm 1999, Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập do 1 Phó Thủ tướng là Trưởng Ban, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch là Phó Trưởng Ban thường trực và thành viên là các bộ liên quan (Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Thương mại, Giao thông vận tải, Tài chính, Văn hoá Thông tin). Những chỉ đạo, điều phối của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch thời gian qua đã tạo chuyển biến mới trong công tác phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch. Tổng cục Du lịch đã cố gắng phát huy vai trò đầu mối, đề xuất biện pháp tháo gỡ vướng mắc cho khách du lịch. Một số thủ tục như xuất nhập cảnh, hải quan đã được cải tiến. Tuy nhiên, công tác phối hợp liên ngành trong du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Việc triển khai chủ trương, chính sách về du lịch ở nhiều ngành còn chậm và thiếu đồng bộ. Việc triển khai các chương trình du lịch mới, mạo hiểm còn gặp nhiều trở ngại vì quá nhiều thủ tục, giấy phép. Chẳng hạn, để làm thủ tục cho một đoàn khách mang phương tiện mô tô, ô tô vào Việt Nam, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian để xin giấy phép, đổi bằng lái tạm thời cho khách, gắn biển số tạm thời cho phương tiện. Đối với tổ chức các loại hình khác như lặn biển, bay trực thăng,…doanh nghiệp cũng gặp khó khăn tương tự.

2.4.4.2. Cung cấp thông tin: Cơ quan quản lý điểm đến là cơ quan cung cấp thông tin đầu vào cho chính sách, lập kế hoạch và phát triển du lịch. Các điểm đến thu thập và sử dụng thông tin hiệu quả sẽ tăng cường vị thế cạnh tranh. Trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã cố gắng thu thập và cung cấp thông tin du lịch như thông tin về tiềm năng, tình hình và cơ chế, chính sách phát triển du lịch, các hoạt động phát triển sản phẩm mới thông qua các phương tiện truyền thông, hội nghị, hội thảo và qua trang web của Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin, số liệu chưa được cập nhật thường xuyên và thiếu cụ thể nên việc sử dụng các thông tin này như đầu vào cho hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển du lịch còn hạn chế.

2.4.4.3. Kiểm soát và đánh giá: Kiểm soát có tính chiến lược môi trường cạnh tranh là phần quan trọng của việc xây dựng chiến lược và chính sách, kể cả nhu cầu đánh



giá một cách hệ thống về hiệu quả của các chiến lược và chính sách lớn đã được thực thi trước đó trong những nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh điểm đến.

Trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã cố gắng từng bước kiểm soát, đánh giá việc thực hiện chiến lược và chính sách phát triển du lịch, làm cơ sở hoạch định chính sách phát triển du lịch tương lai. Tuy nhiên, công tác này nhìn chung chưa được thực hiện tốt. Nhiều cán bộ, công chức ngành Du lịch còn ít tiếp cận thực tế hoạt động du lịch ở địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch chưa được đẩy mạnh nên tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phá giá thị trường, hạ thấp chất lượng dịch vụ,..vẫn diễn ra, ảnh hưởng không tốt tới môi trường kinh doanh du lịch của nước ta.

2.4.2. Quản lý marketing điểm đến:

Tổng cục Du lịch là cơ quan thực hiện công tác marketing du lịch quốc gia. Mấy năm gần đây, công tác này được quan tâm hơn, kể từ khi triển khai Chương trình hành động quốc gia về du lịch. Tổng cục Du lịch đã tham gia nhiều hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Vì thế, hình ảnh Du lịch Việt Nam đã bắt đầu được biết đến trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hoạt động này còn thiếu tính chiến lược, tự phát và chưa chuyên nghiệp. Năm 2003, Tổng cục Du lịch thành lập Cục Xúc tiến Du lịch, trong đó có chức năng nghiên cứu thị trường, nhưng trên thực tế, Cục này chưa có các bộ phận rõ ràng và chưa có các chuyên gia nghiên cứu, phân tích thị trường hiệu quả.

Đến nay, Tổng cục Du lịch chưa có chiến lược marketing du lịch quốc gia do thiếu các yếu tố cần thiết như: thiếu chương trình toàn diện về nghiên cứu marketing du lịch; Thiếu tập hợp thị trường mục tiêu ưu tiên; Thiếu kế hoạch khuếch trương hình ảnh Việt Nam như một điểm đến du lịch; Thiếu văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài; Thiếu quy định quản lý và đánh giá hiệu quả chương trình marketing du lịch quốc gia; Thiếu nhân viên có chuyên môn, kỹ năng về marketing; Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch chưa phù hợp nếu xét trên phương diện hoạt động marketing điểm đến hiệu quả; Nguồn tài chính hạn chế dành cho marketing du lịch quốc gia (Trước năm 2000, ngân sách cho hoạt động marketing, xúc tiến du lịch quốc gia rất ít. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm nhà nước đầu tư khoảng từ 500.000 USD-1 triệu USD cho hoạt động này. Tuy nhiên, lượng tài chính



này quá ít so với ngân sách marketing của các nước Thái Lan, Malaysia và Singapore mỗi năm đầu tư trên 50 triệu USD cho công tác này).

Việc nhận dạng thị trường trọng điểm của Tổng cục Du lịch chưa dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, chưa có căn cứ khoa học vững chắc. Tính hiệu quả của định vị điểm đến còn thấp. Hình ảnh của Du lịch Việt Nam chưa được xác định rõ. Hoạt động marketing du lịch quốc gia chưa dựa trên hiểu biết về sản phẩm cạnh tranh. Tổng cục Du lịch cũng chưa có biện pháp kiểm soát hoạt động này một cách hiệu quả. Vì thế, hoạt động này thời gian qua còn mang tính tự phát.

2.4.3. Chính sách, kế hoạch và phát triển du lịch:

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước quan tâm hơn tới phát triển du lịch. Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, Chính phủ xác định, phát triển du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Như đã đề cập trong mục 2.2, chương này, từ 1993 đến nay, nhiều chủ trương, chính sách về du lịch được ban hành như Nghị quyết 45/CP, Quyết định 317/TTg, Chỉ thị 46/CT- TW, Nghị định 53/NĐ-CP, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010, Pháp lệnh Du lịch và các văn bản hướng dẫn, chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cho du lịch, Chương trình hành động quốc gia về Du lịch, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Luật Du lịch. Đó là những chủ trương, chính sách và hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho Du lịch Việt Nam phát triển.

Một trong những chính sách quan trọng của Chính phủ là chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch. Từ năm 2001, Chính phủ quyết định cấp vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho du lịch. Theo Báo cáo tổng kết thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầngđu lịch thời kỳ 2001-2005 của Tổng cục Du lịch, tổng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch trong thời kỳ này là 2.146 tỷ đồng. Năm 2001, có 13 tỉnh, thành được hỗ trợ nguồn vốn này với tổng số vốn là 266 tỷ đồng. Đến năm 2005, 58/64 tỉnh thành đã được cấp với tổng số vốn là 550 tỷ đồng. Xem bảng 2.3:


BẢNG 2.3.VỐN NGÂN SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG DU LỊCH


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số

Lượng vốn (tỷ đồng)

266

380

450

500

550

2146

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 8


Số dự án

23

73

167

122

(1)

385(2)

(Nguồn : TCDL, 2005)

Chú thích : (1) năm 2005, vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch được ghi cho 58 tỉnh, thành phố, không ghi cho dự án. (2). Không tính năm 2005.

Trong tổng nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2005, 90% tổng số vốn được đầu tư xây dựng đường vào và đường trong khu, điểm du lịch, số còn lại đầu tư vào cấp điện, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường. Nhiều dự án được triển khai đã cải thiện rõ rệt không gian du lịch tại một số địa phương như dự án đường khu du lịch Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), đường Liên Chiểu-Thuận Phước-Sơn Trà-Điện Ngọc (Đà Nẵng), đường vào khu di tích Mỹ Sơn, đường du lịch Langbian (Đà Lạt),... Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này thời gian qua còn nhiều hạn chế. Nhiều công trình đầu tư kéo dài, không hoàn thành theo đúng tiến độ, nguồn vốn đầu tư dàn trải, tổ chức quản lý nguồn vốn này còn nhiều bất cập. Quyết định cấp vốn của các cơ quan chức năng cho nhiều dự án chưa dựa trên ý kiến chuyên gia, chưa có khảo sát đánh giá, thẩm định dự án. Vì vậy, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này còn thấp.

Cơ chế chính sách và luật pháp về du lịch chưa hoàn thiện và đồng bộ. Ban hành chính sách du lịch nhiều khi chưa dựa trên và chưa phù hợp với chiến lược phát triển du lịch. Kế hoạch phát triển du lịch cũng chưa phù hợp với định hướng chiến lược phát triển du lịch. Văn bản pháp luật về du lịch được ban hành thường chậm được triển khai. Luật Du lịch có hiệu lực từ 1/1/2006 nhưng đến nay chưa có Nghị định hướng dẫn. Luật Du lịch có nhiều điều khoản còn chung chung, khó thực hiện, chậm đi vào cuộc sống, phản ánh bất cập trong công tác lập pháp và lập quy về du lịch.

Nhiều quy định pháp luật về du lịch còn chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở lẫn nhau. Điều đó thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, bố trí vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư, xây dựng cơ chế quản lý và cơ chế tài chính cho ngành Du lịch. Chưa có chính sách ưu tiên huy động nguồn lực mà trước hết là nội lực để phát triển du lịch. Công tác triển khai và quản lý quy hoạch chưa tốt. Thủ tục hành chính còn phức tạp. Công tác quản lý khu, điểm du lịch còn chồng chéo. Phát triển du lịch ở một số địa phương chưa gắn với sự phát triển các ngành kinh tế nói chung. Kết quả nghiên cứu khoa học ít được ứng dụng vào lập kế hoạch và phát triển du lịch.


2.4.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch:

Trong 15 năm qua, lực lượng lao động trong ngành Du lịch đã tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo về công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch, năm 1990, cả nước có trên 20 nghìn lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch, đến năm 2005 đã tăng lên 234.000, lao động gián tiếp ước 510.000, chiếm 2,5% lao động toàn quốc, phần lớn ở độ tuổi dưới 30 (60%). Lao động quản lý chiếm 25%, lao động trực tiếp phục vụ ở các nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ bàn, bar là 15%, nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,4% và 36,5% còn lại là lao động làm các ngành nghề khác phục vụ du lịch. Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh, 3,2% biết tiếng Pháp, 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau. Đã có 42,5% lao động được đào tạo về các nghề du lịch, khách sạn {33, tr 13}.

Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tăng. Đến nay, cả nước có 30 cơ sở đào tạo du lịch hệ dạy nghề và trung cấp, 38 cơ sở hệ đại học và cao đẳng. Đối với đào tạo nghề, được sự giúp đỡ của Lúc Xăm Bua, 4 cơ sở đào tạo nghề du lịch đã được hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tương đối hiện đại. Cũng trong khuôn khổ dự án này, Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB) được thành lập với mục đích chuẩn hoá yêu cầu đối với đào tạo nghề trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Các cơ sở đào tạo du lịch tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hồ Chí Minh. Khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chưa có trường đào tạo nghề du lịch. Do đó, tình trạng phổ biến hiện nay là thiếu lao động có kỹ năng và tay nghề cao. Điều kiện dạy và học còn thiếu, nặng về lý thuyết. Quy mô và chất lượng đào tạo còn thấp. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo nghề chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thực tế. Trong tổng số 234.000 lao động trực tiếp trong ngành Du lịch, chỉ có khoảng 7% đạt trình độ đại học. Vì vậy, nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch là rất lớn và cấp bách.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí